Tên "Ngoại Lai" Mode Thời Thượng |
Tác Giả: Nguyễn Thị Tuyết | ||||
Thứ Sáu, 04 Tháng 3 Năm 2011 09:01 | ||||
Ngày nay mode đặt tên cho người mẫu diển viên hay người đẹp ‘Ta Tây’ lẩn lộn, vì diễn viên hải ngoại thì về nước đóng phim hay trình diễn ca nhạc, còn diễn viên hay nghệ sỹ trong nước thì ra hải ngoại cũng những công việc tương tự. Tên tuổi thì được thổi phồng tùy theo người bảo trợ hay tự cá nhân những nhân vật này ‘mạnh tay’ đến đâu, để tiếng tăm vang càng xa càng tốt. Đọc một bài báo trong nước thấy diễn viên Elly Phạm, người đẹp Yhumi... khá nổi tiếng ở giới trẻ Việt Nam, tôi nghĩ là Việt Kiều về nước và thành công, nhưng thực tế họ là Việt Nam chính cống, tại sao mang những cái tên ‘ngoại lai’ này ?. Thực tế cho thấy đó chỉ là cái ‘mode’ thời thượng mà thôi. Ngược lại, Phạm Quỳnh Anh, Ngô Thanh Vân, Lý Nhã Kỳ...là những Việt Kiều sinh hay lớn lên tại hải ngoại, thì mang cái tên hoàn toàn Việt Nam. Đối với phương Tây họ phát âm tên tiếng Việt thật là một cực hình, nên hầu hết bậc cha mẹ đều phải đặt con có chữ lót theo âm Tây phương để họ dể phát âm hơn, nên bắt buộc người Việt Nam phải đặt tên con theo cách Việt Tây lẫn lộn. Muốn đặt tên cho con mình mang âm Viêt Nam hoàn toàn không hẳn là chuyện dễ dàng, ở công sở, trường học có khi con mình cũng phát âm chưa chính xác nữa là họ, khi họ phát âm ra thì mình nghĩ không phải tên mình , thế rồi sẽ mất quyền lợi cho chính con em mình hay bản thân mình. Cháu tôi lai Tây nhưng tên hoàn toàn Việt Nam, khi nộp đơn xin việc họ nghĩ là Việt Nam hay Châu Á , nhưng khi đối diện thì đâu thấy có chút gì trên gương mặt là Việt Nam. Tây họ hỏi ‘Cô là Việt Nam hả?’ một cách ngạc nhiên. Tôi có một cô bạn làm luật sư ở Seattle. Cô ấy kể một trường hợp thật vui khi cô tham dự một cuộc hình sử ông Peter Taylor vì chạy xe quá tốc độ (speeding). Cô bạn tôi làm bồi thẩm viên (prosecutor) tức biện hộ cho cảnh sát để kết án nạn nhân. Khi Tòa gọi tên Mr. Peter Taylor ra thì thấy một người Á châu trạc 50 bước lê bục. Ông ấy trã lời tiếng Việt với cô bạn luật sư tôi rằng ông ta cần thông dịch viên vì ông ấy được bảo lãnh qua Mỹ vài năm nên chưa đủ trình độ anh ngữ để hầu tòa. Cô bạn tôi hỏi ngược lại ông tại sao ông là da vàng mủi tẹt lại lấy cái tên thật Mỹ vậy. Ông cho biết là người bảo lãnh của gia đình ông tên Taylor. Vì nể tình nghĩa ông Taylor đã bảo lãnh và nuôi nấng gia đình ông trong những lúc đầu ở Mỹ cho nên ông xin đổi lại tên thật của ông là Trần văn Phát thành Peter Taylor!!!! Để thích nghi cho đời sống ở hải ngoại, nhiều khi chúng ta có khuynh hướng dùng những cái tên để người ngọai quốc dể gọi như Charles, David, Smith, Britney, Michael, Elton, Jack, Michelle, Michel, etc... để tránh nhiều sự hiểu lầm trong lúc phát âm hay phát ngôn sai lệch cái tên cúng cơm thật đẹp của con cái chúng ta. Chúng ta thường tránh dùng những tên mà người ngọai quốc bị khó khăn khi phổ âm như – Hương, Hiếu, Huy, Huệ, Nguyên, Huân, Hoa, Phúc. Những tên Việt ít bị phổ âm sai mà chúng ta nên dùng khi đặt tên cho con cái như – Mai, Lan, Vân, Trí, Phú, Phát, Đại, Việt, Tân, Thy, v.v.v... Ngược lại trong nước có xu hướng đặt tên con cho kịp với thời thượng, bạn tôi ở Việt Nam cũng có đứa con trai tên Henry Hưng, tôi nghe tưởng nó lấy chồng ngoại quốc, nhưng hỏi lại thì chồng cô bạn, trăm phần trăm Việt Nam, nhưng vì anh cô bạn tôi ở Úc Châu thích cái tên này, nên đặt tên con cho nó nghe có cái vẻ Tây phương vậy mà. Một số cha mẹ Việt Nam có xu hướng đặt tên con cho giống tên các diễn viên Hàn Quốc, như trước đây cha mẹ thích đặt tên con theo các truyện của Kim Dung nghe cho có vẽ văn hoa. Nhìn ở khía cạnh tích cực, thì đặt tên con mang cả tiếng Anh và Việt, thì dể dàng hòa nhập vào cộng đồng phương Tây, hay người trong nước đặt tên con Ta Tây lẫn lộn thì con cái sẽ dễ dàng làm việc với các Công Ty đa quốc gia hay ra hải ngoại làm việc hơn. Nhưng nếu người Việt có tên thật là Việt Nam và tên giao tiếp là tiếng anh thì dễ dàng hơn cho ‘Ta và Tây’, nếu không thì chúng ta suy nghĩ vả chăng người Việt giỏi ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ, nên phát âm không chính xác tên tiếng Việt? Brussels, Belgium March 2, 2011
|