Home Đời Sống Danh Nhân Hai Phụ Nữ Bất Khuất

Hai Phụ Nữ Bất Khuất PDF Print E-mail
Tác Giả: Vi Anh   
Thứ Bảy, 19 Tháng 12 Năm 2009 20:48

Hai gương mặt phụ nữ nổi bật ở Á Châu trong khúc quanh thế kỷ 20 và 21 là hai Bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện và Rebiya Kadeer ở Tân Cương. Hai Bà nổi bật ở tinh thần bất khuất chống độc tài, độc tài quân phiệt và độc tài cộng sản.


Một là Bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện. Nhìn lại hình ảnh Bà Aung San Suu Kyi, khôi nguyên Nobel Hoà Bình, một phụ nữ cao chỉ 1m 62, nặng 50 kg. Nhưng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Bà cứng như  kim cương trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Miến Điện. Bà xuất hiện khi ra toà án của quân phiệt, người ta thấy đúng  là một người phụ nữ hoa sen của Miến Điện.

Nhà cầm quyền quân phiệt với tướng tá sao lớn sao nhỏ và nửa triệu quân binh trang bị tận răng  và cả một chế độ Trung Cộng hậu thuẫn nhưng, như Tướng Than Shwe cầm đầu  chế độ độc tài quân phiệt Miến điện, quá cô đơn giữa lòng dân tộc, ngày đêm lo sợ Bà và nhân dân đang chống đối họ - như sợ chính cái bóng của mình. Sợ đến đổi phải dời thủ đô Rangoon, xây dựng một kinh  đô  mới cho chế độ trong vùng rừng núi cheo leo, hẻo lánh để tránh xa dân chúng, để dễ phòng ngự.

Vì Bàø Aung San Suu Kyi là một biểu tượng của lực lượng đối lập sáng chói nhứt như Mandela được cả Nhân Loại ngưỡng mộ khi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nhà cầm quyền quân phiệt sợ Bà vì Bà là một người tù lương tâm của chế độ. Chế độ giam cầm, quản thúc Bà cả chục năm. Bà là người ít được thấy nhứt nhưng lại là một trong một số ít phụ nữ nổi danh nhứt thế giới.

Hai là Bà Rebiya Kadeer ở  Tân Cương. May mắn hơn Bà Aung San Suu Kyi  bị quân phiệt giam cầm ở Miến Điện,  Bà Rebiya Kadeer  được tỵ nạn chánh trị ở Mỹ. Ơû hải ngoại, từ mấy tháng nay Bà bôn ba qua Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Ý, Đức, Thụy Sĩ, và đến Pháp để vận động công luận ủng hộ chính nghĩa của thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Bộ Ngoại Giao Pháp tiếp đón Bà. Nhưng Trung Cộng mở cả một chiến dịch đánh phá Bà, chẳng những triệt Bà ở ngoại quốc mà còn triệt con cái Bà trong quốc nội nữa. Đến nổi báo Pháp Libération đã trích dẫn một câu nói của bà để chạy thành tựa : " Bắc Kinh muốn đập tan ý chí của tôi bằng cách bỏ tù mấy đứa con tôi ".

Rebiya Kadeer có 11 người con. Năm người hiện đang sống ở Hoa Kỳ, một người tại Uùc. Và 5 người còn kẹt ở TC thì  một người bị kêu án chín năm tù, ba người khác cùng chín người cháu bị quản thúc tại gia. CS Bắc Kinh dùng con Bà còn kẹt ở TC để áp lực Bà. Mạnh nhứt là sau khi Bà được bầu làm chủ tịch Đại hội Thế giới Duy Ngô Nhĩ, vào năm 2006. Bà thú thật cũng có người con không đồng ý Bà làm chánh trị.

Vì yêu dân thương nước mà Bà nay gần như tán gia bại sản. Chớ sống một đời sống bình thương thì phú quí vinh hoa Bà có thừa cho Bà và cho con cháu.  Bà là nữ doanh nhân giàu nhất ở Tân Cương với tài sản đứng hành thứ bảy tại Trung Quốc. Bà được Đảng cử để đại hội bầu vào  Đại hội Tham vấn nhân dân Trung Quốc. Nhưng trước vụ  " thảm sát ở Kuldja" năm 1997, Bà không chịu nổi nữa. 

 Nhà cầm quyền Bắc Kinh không thích và e ngại những cuộc tụ tập đông người đã ra lệnh bắt giam từ 200 đến 300  thanh niên Duy Ngô Nhỉ ở Kuldja đã tổ chức sinh hoạt thể thao trong khuôn khổ một chiến dịch chống ma tuý. Người Duy Ngô nhỉ biểu tình ôn  hòa để đòi trả tự do cho những người bị bắt. Quân đội TC đã bao vây thành phố và bắn vào đám đông. Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt giam và hàng trăm người bị hành quyết.

Thế là ý thức và tinh thần quốc gia dân tộc, lương tâm công chính của Con Người trong Bà  bùng dậy. Làm sao chấp nhận được quốc gia dân tộc, đồng bào của Bà mất đi. Nước Đông Turkestan trong lịch sử, dân tộc Duy ngô nhĩ theo văn minh Thổ Nhĩ Kỳ, đạo Hồi đều bị Hán hóa. Tân Cương thành một cái tỉnh, "đất mới" của TC, và TC cho là một  "phần đất không thể chuyển nhượng được" của lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1949, khi Mao gồm thâu cả nước, người Hán chỉ có 6% ở Tân Cương, bây giờ người Hán đã lên 45% của tổng dân số là  21 triệu. Tân Cương trởû thành thuộc địa khai thác tài nguyên, nguyên liệu cho TC từ  dầu lửa, khí đốt và đến kim loại màu. Chưa đủ, gần đây nhơn danh chống khủng bố CS Bắc Kinh  cào bằng văn hóa Duy Ngô nhĩ, ra lệnh cấm dạy ngôn ngữ của thiểu số này tại Tân Cương, đóng cửa nhiều đền thờ Đạo Hồi.

Ba và sau cùng, theo báo Libération, trên thế giới  hiện nay có khoảng 1,2 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Ít hơn người Việt ở hải ngoại, người Việt ở hải ngoại sống ngoài chế độ độc tài CS Hà nội có trên ba triệu người. Cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN tuy vậy mà khó hơn của người Duy Ngô nhĩ. Ở Tân Cương CS Bắc Kinh lấy nước của người Duy ngô nhỉ, cho dân Tàu tràn ngập, cho quan Tàu cai trị - dễ chống đối hơn.

Chống đối thực dân cũ khác văn hóa, khác  dân tộc, khác tiếng nói dễ hơn chông đối chế độ "tự thực dân" như ở VN. CS Hà nội là những người da VN nhưng tâm TC. CS Hà nội dễ  dùng tình tự quê hương, nghĩa đồng bào để lung lạc tinh thần đấu tranh của người Việt trong lẫn ngoài nước. CS Hà nội dễ lập lờ đánh lận con đen bằng tuyên truyền với kỹ thuật đồng hóa Tổ Quốc VN là Tổ Quốc Xã hội Chủ Nghĩa, đồng hóa chế độ chánh trị, cai trị, nhà cầm quyền  CS Hà nội, Đảng Nhà Nước CS Hà nội  với quốc gia dân tộc để lôi kéo những người hời hợt. CS dễ dùng kỹ thuật hình sự hóa biến những hành động đấu tranh chánh trị thành tội phạm hình sự, hoàn toàn chối bỏ không có tù chánh trịï ở VN, khiến quốc tế khó can thiệp.

Nhưng quốc gia dân tộc VN với 1000 năm kinh nghiệm chống Tàu khiến Tàu không đồng hóa nước VN thành tỉnh quận của nước Tàu như Tân Cương. Ba lần Bắc Thuộc, bao quân Tàu hung hãn như Nguyên Mông, người Việt đều có cách, đều đứng lên đánh đuổi được quân Tàu. Không có lý do gì người Việt bó tay chịu chết trước âm mưu thực dân mới của TC. Có thể trong nhiều giai đoạn, nhiều chánh nghĩa đấu tranh chống CS Hà nội, chánh nghĩa đấu tranh chống Tàu Cộng chiếm đất, chiếm biển, xâm lấn bờ cõi, giang sơn gấm vóc VN, là cuộc đấu tranh nhiều người Việt đoàn kết, đứng lên nhứt.

Ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại; từ ngoài Đảng Nhà Nước đến trong Đảng Nhà Nước CS; ở mọi nơi. Nhiều những Aung San Suu Kyi, Rebiya Kadeer đang xuất hiện, đúng như lời Nguyễn Trãi nói, VN đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có.