Có lẽ không ví dụ nào rõ ràng cụ thể đễ hiểu về sức mạnh của sự ôn hòa, từ tốn bằng gương sáng của Mahatma Gandhi trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho dân tộc Ấn-Độ. Mahatma Gandhi Và Cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Động | Mahatma Gandhi |
Mahatma Gandi thành công trong việc lãnh đạo khối bảy trăm triệu dân Ấn chống lại đế quốc Anh, Ngài trở nên người nổi tiếng, được kính trọng trên toàn thế giới cũng vì đức tính hiền lành ôn hoà, không bạo động của Ngài. Ngày nay, người ta có thể gán cho Ngài là người hiểu biết sâu xa tinh thần của Phúc Âm Chúa Jésus được biểu lộ nơi “Mối-Phúc Thứ Ba" nầy. Nói theo ngôn từ triết lý, Thánh Gandhi là người nắm được bí quyết của triết lý Vô-Vi của Lão-Trang, được thể hiện qua cuộc đấu tranh bất bạo động!Trước hết, hãy bàn đến tinh thần của “Mối-Phúc Thứ Ba", được biểu thị trong cuộc đời tranh đấu và sự nghiệp chính trị của Thánh Gandhi. Chúng ta ngạc nhiên biết mấy, khi thấy rằng Gandhi, tuy không phải là một tín hữu Kitô giáo, nhưng Ngài đã hiểu và sống Phúc Âm, đặc biệt Ngài đã xác tín chân lý sâu xa của sự hiền lành nhân hậu. Mahatma Gandhi, vị lãnh tụ tài ba của quốc gia Ấn-Độ, đồng thời là vị tiên phong của chủ thuyết bất bạo động của thế kỷ 20. Mahatma Gandhi chào đời ngày 2 tháng 10, năm 1869 tại Porbandar miền tây Ấn-Độ. Gandhi là hiện thân của một kết hợp thần tình của một trí tuệ sáng suốt khéo léo của thân phụ Karamchand Gandhi, và tinh thần đạo đức sâu xa, một khuôn mẫu luân lý hiền thục của thân mẫu Putlibai. Với khung cảnh gia đình ấm cúng đầy tình thương yêu và đạo hạnh đó, Mahatma Gandhi được nuôi dưỡng từ tấm bé tư tưởng vị tha sống phụng sự nhân loại và quê hương. Sau khi tốt nghiệp trung học Porbandar và đại học Bombay, Gandhi được gửi sang Anh du học về nghành luật. Những năm đầu tại đại học Luân-Đôn, thay vì lấy chuyên về luật, Gandhi dồn hết tâm lực vào văn chương Anh, đặc biệt thích thú môn cổ ngữ Latin, đồng thời dành nhiều thời giờ để học về luân lý đạo đức học, nhất là tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề phát triển nhân-cách. Gandhi chiến đấu mãnh liệt để khỏi rơi vào cơn cám dỗ hội nhập cách sống xa hoa của tây phương, nhất là lối ăn vận theo thời. Tuy sống giữa thủ đô của nước văn minh tiến bộ, Gandhi vẫn trung thành gìn giữ tuyền thống phong hóa Ấn-Độ, nhất là thiên về cuộc sống khắc khổ, kỷ luật của người theo đạo Bà La Môn. Sau khi tốt nghiệp trường luật khoa Luân Đôn, Gandhi trở về quê hương cùng một lúc chịu tang thân mẫu. Không như những người đương thời, dùng bằng cấp làm bàn đạp trên bực thang danh vọng, Gandhi chỉ muốn làm nghề nhà giáo âm thầm sống phục vụ quê hương nhất là để chăm sóc những người nghèo khổ trong xã hội. Với tinh thần phục vụ quê hương cao độ ấy, Nam-Phi đã đưa đến cho Gandhi một cơ hội chứng tỏ tài ba và lý tưởng của ông. Trên con đường đi đến Pretoria, Gandhi nếm mùi nhục nhã của dân nghèo bản xứ, ông bị lôi cổ xuống khỏi nghế hạng nhất, chỉ vì ông là người gốc Ấn-Độ, người ta đã không coi trọng ông như một luật sư được đào tạo từ Anh quốc, có văn bằng luật sư! Sự xỉ nhục nầy càng làm cho ông thêm thương những đồng hương Ấn Độ bị chà đạp nhân quyền tại thuộc địa của người Anh vùng Nam-Phi. Cuộc hành trình gian khổ của Gandhi được chia sẽ thông cảm nhờ người vợ hiền có tên Katurbai, người đã nâng đỡ tinh thần cho ông trên con đường tranh đáu giải phóng dân tộc Ấn Độ. Cuộc tranh chấp giữa người Anh và kiều bào Ấn Độ ngày càng thêm gây cấn, sau đó biến thành cuộc chiến lớn bùng nổ vào ngày 27 năm 1899 tại Boer, nhiều Ấn kiều bị giết chết thảm thuơng và vô số bị sa vòng tù tội. Tên tuổi và công nghiệp của Gandhi trở nên sáng chói trong cuộc chiến nầy, đâu đâu Ấn kiều cũng biết đến tên ông như một người tranh đấu cho quyền lợi của người Ấn bị đế quốc Anh bóc lột đến tận xương tủy. Cuộc thắng trận của người Anh tại Nam-Phi không làm cho ngọn lửa tranh đấu tàn lụi, trái lại, khơi thêm lòng thù hận đế quốc, hằng trăm nghìn sinh linh sẵn lòng hy sinh cho chính nghĩa tự do, ngọn cờ tranh đấu càng dương lên cao hơn bao giờ nhờ có tên tuổi của người luật sư trẻ Gandhi. Gandhi không có tham vọng làm lãnh tụ chính trị, chính nơi bản thân ông, ông trở về nguồn tôn giáo truyền thống, ông kêu gọi dân sống tinh thần đạo của cha ông truyền lại, chính tinh thần và kỷ luật tôn giáo, Gandhi đã hướng dẫn toàn dân vào một cuộc tranh đấu bất bạo dộng kỳ lạ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tranh đấu của nhân loại. Bên cạnh tinh thần tôn giáo hiếu hòa của đạo Bà La Môn, Gandhi còn thừa hưởng tinh hoa Kitô giáo qua các tác phẩm lừng danh của Tolstoy về Kitô giáo. .Triết gia Ấn Rajchandra là người hướng dẫn tinh thần cho Gandhi, nhờ đó cuộc sống tu đạo biến Gandhi thành một đạo sĩ hơn là một người tranh đấu chính trị.. giữa tình thế đen tối của chính trường nước Ấn, giữa một khung cảnh tranh đấu không tương lai ấy, nhà đạo sĩ Gandhi đã vươn lên như một lãnh đạo tối cao được toàn dân kính phục, nhất là sau vụ thảm sát tập thể tại thành phố Amritsa năm 1919 hằng nghìn người Ấn biểu tình bạo động, người Anh và lính đánh thuê đã bắn giết không nương tay. Chính cuộc thảm sát nầy, người dân Ấn Độ bắt đầu lắng nghe sứ điệp bất bạo động của Gandhi. Người Anh bắt giam tù Gandhi nhiều lần, nhưng rồi phải thả ông ra, vì ông chỉ phản kháng bằng chay tịnh và cầu nguyện. Bằng chứng hùng hồn của của chủ thuyết bất bạo động được chứng minh nơi cuộc tranh đấu chống lại thuế muối vào tháng ba năm 1930, trong cuộc tranh đấu bất bạo động nầy, Gandhi chứng tỏ sức mạnh của sự nhẫn nhục hiền hòa chống lại với sự tàn ác giết chóc. dưới sự hướng dẩn của Gandhi, ngàn ngàn lớp lớp người người theo đoàn người biểu tình chống đạo luật bất công về thuế muối, lính canh đã dùng gậy gộc đánh đập dã man vào những người biểu tình bất bạo động, hàng trước ngã xuống, thì hàng sau tiếp tục đi lên, và cứ thế cho đến khi trăm nghìn người ngã xuống, không chống trả không hận thù, họ im lặng chịu đòn, sau cùng thì lính Anh phải dừng tay lại, rút lui vì không thể nào đánh đập tàn nhẫn nhiều hơn nữa, khi đánh đập những người không có khí giới và không kháng cự, nhân tính trong lòng những người lính đã vùng lên không cho phép họ dùng vũ lực bạo động hành hạ những người bất bạo động. Sự bất bạo động biểu dương sức mạnh từ bên trong... Những người lính Anh hung hăng tàn nhẫn đã rút đi... Những người Ấn nhẫn nhục hiền hoà đã chiến thắng!..Từ đó đế quốc Anh đã phải nhượng bộ cuộc đấu tranh bất bạo động do Gandhi lãnh đạo. Sau cùng nước Ấn dành lại độc lập sau bao nhiêu năm quằn quại dười ách đô họ của người Anh... Đế Quốc Anh ra đi, nhưng những người Ấn Độ đương đầu với một cuộc tranh chấp khác về nội bộ, đó là cuộc tranh chấp giữa các tôn giáo, các phe phái chính trị, để chiến thắng trận giặc nguy hiểm nầy, Gandhi lại phải dùng đến chính sách bất bạo động bằng tuyệt thực, bằng nguyện cầu và chay tịnh, ông tự động rút tên ra khỏi mọi tranh chấp chình trị, mọi người đều cần dến ông, họ gọi ông là cha già của dân tộc, vì ông hiền lành, nhẫn nhục, nhất là không tham lam tranh dành những gì mà người làm chính trị tham muốn. Lòng khoan dung nhân hậu và nhẫn nhục tha thứ của Gandhi đã đưa cuộc đấu tranh của người Ấn đến thành công. Nhưng để cho nước Ấn được nền độc lập, thống nhất, đất nuớc Ấn hưởng thanh bình, tự do no ấm thì chính bản thân của Gandhi lại phải hy sinh, Gandhi đã đi vào lịch sử của dân tộc Ấn-Độ bằng chính tinh thần của “Mối Phúc Thật Thứ Ba” “Phúc thay cho người hiền lành nhân hậu, vì họ sẽ được đất nước làm gia nghiệp” “Beati mites, quoniam ipsi possidebunt terra” (Mt. 5, 5) Mahatma Gandhi Và Triết Lý Vô-Vi
Nói theo ngôn từ triết học, Gandhi là người áp dụng triết lý Vô-Vi trong lãnh vực chính trị. Triết lý ấy đã được Đức Lão-Tử khởi xướng mấy nghìn năm về trước trong cuốn sách nổi tiếng nhan đề Đạo-Đức-Kinh. Tư tưởng căn bản nồng cốt của trtiết lý Đạo-Đức Kinh là chủ thuyết Vô-Vi. Vô-Vi dựa trên nền tảng căn cơ của Đạo, điều hành mọi hoạt động trong toàn thể vũ trụ: “ Phản gỉa Đạo chi động, Nhược gỉa Đạo chi dụng, Thiên hạ vạn vật sanh ư hữu, Hữu sanh ư vô.” (Trở lại là cái động của Đạo yếm mềm là cái dụng của Đạo; Vạn vật dưới trời sanh nơi “Có: “Có” sanh nơi “Không” Theo tư tưởng của Lão Tử, cái yếu mền là công dụng của Đạo, yếu mềm đây không có nghĩa là nhu nhược, nhưng là biết thuận theo, biết chiều theo, không cưỡng lại, không chống lại với những cái bất di dịch, biết nhìn ra cái công dụng của Đạo là sự mềm yếu, nhẫn nhục nhẹ nhàng, mềm yếu chính là phương thức để trở về với Đạo của vạn sự vạn vật. Khi trở về với Đạo, ta mới nhận chân được bản chất của Đạo là Vô-Vi: “ Đạo Thường Vô-Vi, Nhi vô bất vi”. Bản chất của Đạo Thường Hằng hình như không làm gì cả, nhưng thực sự, không có gì mà thoát ra ngoài ảnh hưởng việc làm của Đạo, nghĩa là Đạo bao hàm tất cả, không có gì mà không đóng ấn bởi hành động của Đạo, nhưng ta không cảm nghiệm được hành động ấy thôi! Hãy quan sát vũ trụ muôn vật muôn loài: Kìa ban mai dưới ánh bình minh rực rỡ, tiếng chim ca hát ríu rít, muôn hoa khoe sắc mằu tươi thắm, chính Tạo Hoá đã thức giấc bình minh, chính nhờ ánh mặt trời mà muôn hoa đua nở tươi mầu. Đấng Tạo hoá dường như không làm chi, ánh sáng mặt trời dường như không làm chi, nhưng không vật nào trên đời mà không do tay Đấng Tạo Hóa tác thành, chính tiếng của Ngài gọi vạn vật dậy, chính bàn tay Ngài tô mầu cho muôn loài muôn vật nào ta có hay, việc làm của Đấng Tạo-Hoá là hành động vô Vi. Một ví dụ khác về hành động Vô Vi cũa Tạo Hoá: Đêm về thanh vắng, sau khi hoàn tất một ngày lao động ngất ngư, ta mệt mỏi lên giường ngủ một giấc an bình, ta thấy mọi vật chung quanh ta đều im lìm bất động, dường như vạn sự vạn vật cũng theo ta đi vào giấc ngủ triền miên, sáng mai ta thức dậy uể oải với cái cảm giác mình đã ngủ suốt một đêm dài: trong lúc ta yên giấc trên giường thì Đấng Tạo Hóa đã cho trái đất đi môt vòng gần 40 ngàn cây số trong 12 giờ. Một ngày trời mưa ta đắp mền nghe nhạc để giết bớt thời giờ thừa thải, ta nghĩ vạn vật như ta ngủ yên ư? Không đâu, Đấng Tạo Hóa đã cho trái đất đi thấu một vòng 40 ngàn cây số. Và một năm âm thầm như thế, trái đất đưa ta đi một chuyến du hành quanh mặt trời với ba (3) triệu cây số mà nào ta có hay: đó là hành động vô vi của Đấng Tạo-Hóa. Trong vũ trụ bao la nầy, từng giây, từng phút, muôn vật muôn loài đang sống, đang vận hành tiến hóa, đang thăng tiến triển nở trong chuỗi hành động vô vi của Tạo-Hóa mà không hay biết. Có nhiều trình độ để thấu hiểu triết lý Vô-Vi, theo nghĩa đen vô vi có nghĩa là không làm gì, nhưng để cho tự nhiên thi hành sứ mệnh của nó: “ Du hề kỳ quí ngôn Công thành sự toại Bach tánh giai vị ngã tự nhiên” (ch 17). (Bậc Thanh xưa quí lời nói, làm xong công việc cho dân, mà dân cứ tưởng tự nhiên tự mình làm). Các bậc thánh nhân bắt chước đường vô vi của Đấng Tạo-Hóa, làm mà không nói, không kể công, xong việc rồi lánh mặt đi, nên dân không hay biết cứ tưởng tự nhiên tự mình làm, như các loài hoa nhờ ánh sáng và hơi ấm của mặt trời mà nở, nhưng cứ tưởng nó tự nhiên mà nở hoa. Từ hạt lúa giống cho đến bông lúa vàng đùa dỡn dưới ánh mặt trời là cả một tiến trình kỳ diệu lâu dài, chính bàn tay Tạo hóa làm nên tiến trình hoàn thành bông lúa, nhưng người nông dân nào có hay biết chi, tưởng sức lao động của mình làm thành mùa gặt. Tiến trình cây lúa là công trình của tạo hóa hành động cách tự nhiên qua hành động vô vi vậy. Như thế vô vi còn có nghĩa là không làm gì quá độ, tránh những gì là thái quá cũng như bất cập. Bậc thánh nhân hiểu Đạo Vô Vi của Đấng Tạo Hóa: “ Thiên nhi Đạo, kỳ du trương cung dư, Cao giả ức chi Hạ giả cử chi’ Hữu dư giả tổn chi, Bất túc giả bổ chi’ Thiên chi Đạo, Tổn hữu dư, nhi bổ bất túc.( ch.77) (Đạo Trời khác nào dương cây cung lên, Chỗ cao thì ép xuống, Chỗ thấp thì nâng lên, Có dư thì bớt đI, Không đủ thì bù vào,, Đạo của Trời bớt chỗ dư , bù chỗ thiếu). Chủ thuyết vô vi cũng có nghĩa là tuân theo luật quân bình trong vũ trụ: ”Hễ tăng thì bớt, mà bớt thì sẽ tăng “. Khi nhận biết được luật quân bình tức là biết được luật của Tạo Hoá: “Biết được luật Thường Hằng gọi là giác ngộ, không biết luật thường hằng cứ mù quáng làm liều là rước lấy tai hoạ vào thân”! Học thuyết vô vi còn có nghĩa là không cưỡng chế sự vật, nhưng để cho chúng được tự nhiên theo bản tính tạo hoá đã an bài trong mọi sự. Theo nhản quan của Lão Tử, hết mọi sự vật đều có cái bản chất tự nhiên của chúng, tức là con đường riêng mọi vật trong cách hiện hữu cũng như chuyển hành của chúng, khi ta ép buộc hoặc can dự vào tiến trình của chúng, ta đã vi phạm qui luật của thiên nhiên, tức không cho sự vật biến chuyển theo cái đà tự nhiên của chúng. Vậy thì Vô Vi có nghĩa là không can thiệp, không cưỡng bức vào. Nói theo ngôn từ của hiện tượng luận, vô vi cũng có nghĩa là để cho sự vật tự nó được tự nhiên bày tỏ chính mình không cưỡng bách vật nào, kính trọng thiên nhiên trong tiến trình bày tỏ của chính mình, Vô Vi tức là để cho hiện tượng của sự vật tự phô bày chính nó chứ không bắt ép, không vi phạm vào cuộc hiện sinh hay tiến trình trưởng thành của sự vật. Lão Tử cho rằng mọi vật trên trong vũ trụ sống tự nhiên, không cưỡng ép, không ngụy tạo, và như thế mọi vận hành đều tuyệt hảo, tự nhiên. Luật Thường Hằng điều khiển mọi luật lệ trong trời đất cũng có nghĩa là tự nhiên. "Sống và để mọi vật sống tự nhiên “ là câu tóm lược đơn giản nhất của triết lý Vô-Vi. Triết Lý Vô-Vi Qua Dạng Thức Bất Tranh và Nhu Nhược. Bất Tranh không có nghĩa là không tranh đấu hay không dám tranh đấu, theo nghĩa yếu hèn nhút nhát sợ sệt, bất tranh đây là một chiến thuật, một đạo sống. Nơi chương 68 Lão Tử phát biểu tinh thần bất tranh đó như sau: ”Thiện vi sĩ giả bất vũ, Thiện chiến giả bất nộ, Thiện thắng địch giả bất dữ. Thiện dụng nhơn giả vị chi hạ, thị vị Bất Tranh chi đức: nghĩa là người tướng giỏi không dùng vũ lực, người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình giúp người, đó là cái đức của sự bất tranh . Bất tranh bày tỏ triết lý Vô-Vi.Ta nên để ý đến cách dùng từ của Lão Tử nơi đây, người dùng chữ thiện, để nói lên cái tài thiệt sự, cái tài từ bên trong..Một tuớng có tài thì không cần dùng đến vũ lực, chỉ cần dùng mưu trí để giệt giặc, người vô mưu mới dùng đến vũ lực, cho nên người ta muốn chê tướng bất tài bèn dùng mấy chữ “hữu dõng vô mưu”(có sức mà không mưu trí thí có khác nào loài vật!. Tài giỏi là thực chất bên trong, vũ lực là cái ngoại lai ngoại thân. Nhờ có tài thực mà người tướng giỏi không cần dùng tới vũ lực.Thắng khéo, thắng tài tình là khi ta hạ địch mà địch không biết đâu mà lường được sức lực của ta. Vậy “bất tranh” chỉ là phương thế, là chiến thuật, “Thiện Thắng” mới là mục đích của cuộc tranh đấu . Nhưng tại sao “bất tranh” đem lại “Thiện Thắng”? Vì không tranh với ai, cho nên thiên hạ không ai lộ diện ra tranh dành với mình, mình không cần hao tổn sinh lực và sức mạnh, mà vẩn có thể chiến thắng đối phương, thì việc thắng đó mới là thiện thắng, tức là mình không cho địch có thể dùng đến vũ lực để lộ diện đối chọi với mình, nói khác, tranh chấp mà không dùng đến sức mạnh, cũng không cho địch có cơ hội dùng sức mạnh đới với mình để làm tổn hại bên mình, tức là xử dụng “nhu nhược” đế thắng “cương cường”. Dùng phương pháp bất tranh và xử dụng được nhu để thắng cương là tận hiểu được công dụng của Vô thể thắng hữu thể, dùng cái vô để thắng cái hữu. Xử dụng được cái “Hư” và cái “Không” là bí quyết tuyệt vời trong binh pháp. Nhu Nhược: một cách phát biểu cho triết lý vô vi, tức là phương pháp tranh đấu chủ chốt là dùng yếu thắng mạnh, dùng hư chiêu để thắng hữu chiêu. Muốn hiểu triết lý thâm sâu nầy, ta nên trở về nền tảng của triết Lão căn cứ trên thiên nhiên và tự nhiên. Nơi chương 76 lão Tử phát biểu như sau: “ Nhơn chi sinh dã nhu nhược; kỳ tử giả kiên cường, Thảo mộc chi sinh dã, nhu thúy, kỳ tử giả khô kháo, cố kiên cường giả, tử chi đồ, thị dĩ bình cường tắc bất thắng, mộc cường tắc chiết, cố kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng” (người khi mới sinh thì mền yếu; mà khi chết thì cứng và mạnh, vạn vật cỏ cây, mới sinh thì mền dịu, mà khi chết thì khô héo,. Cứng và mạnh là bạn của chết, mềm yếu là bạn của sống. Cho nên binh mạnh thì không thắng cây mạnh thì ắt gãy,. Cứng và mạnh ở bậc dưới, Mềm và yếu ở bậc trên). Hai chữ nhu nhược có một ý nghĩa triết lý sâu xa, khác với quan niệm thường tình của người đời. Nhu nhược bày tỏ một thực trạng uyển chuyển, tế nhị, cũng như cành lá còn sống thì mềm dịu vì đang còn sức sinh hoá, cành cây khô héo là triệu chứng của sự cằn cỗi ngưng đọng chết chóc, không có đủ khả năng để biến hoá nữa, cũng thế, người biết dùng cương nhu, biết tế nhị để thức thời, để kịp thời , tức là không bị chôn vùi trong thành kiến làm bế tắc sự lắng nghe và thông cảm. Lắng nghe và thông cảm là thuật biết người và hiểu người. Ngoài ra, người biết uyển chuyển lắng nghe, cũng là người không bị giam hãm trong một hình thức cố định nào đó của thói quen hay của phong tục tập quán, nhưng luôn luôn bày tỏ một sự tự do, cởi mở nghĩa là không cố chấp, không bị cứng đọng trong một trạng huống nào, luôn biết thay đổi biến hóa theo kịp đà tiến triển của nhịp sống của sự tiến hoá trong trời đất. Tập quán, thói quen, thành kiến là những chướng ngại vật cho con đường giải thoát. Phá được những thứ đó tâm hồn ta sẽ nhẹ nhàng thư thái tự do tham dự vào tiến trình biến thành của vũ trụ. Chủ trương để cho tâm hồn giải thoát khỏi mọi thành kiến tập quán thói quen ràng buộc, không có nghĩa là phá bỏ mọi luật lệ, vì tự do đích thực chỉ có thể khi ta biết tôn trọng những qui luật. Một tâm hồn tự do đích thực là tâm hồn không bị trói buộc bởi những định kiến, mà luật lệ không phải là những định kiến, trái lại là điều kiện của tự do. Một tâm hồn tự do đích thực khi được tự do tham dự vào nhịp sống bao la của vũ trụ thể lý cũng như tâm linh. Mà sống theo nhịp sống của vũ trụ tức là sống thật với chân tánh của mình, một cuộc sống trung thực không giả tạo, không bị pha chế bởi những giả tưởng của cuộc đời đua đòi bắt chước giả trá. Sống trung thực với chân tướng của mình cũng là sống trung thực với Đạo vô vi của Trời đất. Như thế hai chữ nhu nhược nơi đây lại đồng nghĩa với vô-vi, tức là sống trung thực với chân tánh của mình, hòa mình vào đại vũ trụ vốn vô vi và bất tranh. Bất Tranh Nhi Thiện Thắng
Dùng nhu nhược thắng cương cường, tức không chống cự, không để cho bên phía địch có cơ hội dùng sức mạnh để tranh đấu, đó là bí quyết mà Thánh Gandhi đã xử dụng một cách tài tình trong cuộc đề kháng bất bạo động chống lại chính quyền thuộc địa của nước Anh. Tâm hồn đạo đức chân thực, lòng yêu thương dân chúng trung thực, lòng hy sinh quên mình cao độ cùng với sự áp dụng triết lý vô vi một cách tài khéo của Gandhi đã làm rung chuyển đế quốc hung bạo của Âu Châu thời bấy giờ đồng thời đem lại nền độc lập thống nhất cho dân tộc Ấn Độ. Thánh Gandhi đã thành công trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho dân Ấn Độ không với tư thế của một nhà làm chính trị chuyên nghiệp, nhưng là một thánh nhân đã sống trung thực sứ điệp Hiền lành nhẫn nhục mà Chúa Cứu Thế đã rao giảng hai nghìn năm trước. Dân Ấn Độ sùng kính Gandhi như một vị thánh và mến thương Ngài như một người cha già dân tộc, vì Ngài đã thực sự sống trung thực tình của một người cha hiền lành nhẫn nhục. Trong cuộc đấu tranh dành độc lập cho nước Ấn-Độ, Thánh Gandhi đã cho thế giới thấy sự ”thiện thắng” của Ngài, bằng cách xử dụng võ khí của lòng hiền lành nhẫn nhục! Bấy lâu nay trong lịch sử nhân loại, có cuộc đấu tranh nào mà không trả bằng giá máu? Chỉ có cuộc đấu tranh của dân Ấn Độ , dưới sự hướng dẫn của Thánh Gandhi là tốn ít máu xương nhất, bởi vì Ngài dùng phương pháp“bất tranh nhi thiện thắng”, đồng thời đã xử dụng tuyệt vời chiến thuật “ Lấy nhu nhược để thắng cương cường”. Cả hai phương pháp nầy đều khởi nguồn nơi chân lý của “Mối Phúc Thật” của Phúc Âm Chúa Kitô,: ” Phúc cho người hiền lành nhẫn nhục, vì họ sẽ được đất nước làm cơ nghiệp” Beati mites, quoniam ipsi possidebunt terram (Mt.5; 5). Chúa nói gì với con người hôm nay qua “Phúc Thật Thứ Ba” nầy? Giữa xã hội văn minh tiến bộ của kỷ thuật hôm nay, Chúa vẫn xác nhận chân lý ngàn đời với chúng ta: “ Chúng ta sẽ được chúc phúc, nếu chúng ta hiền lành nhân hậu. Sứ điệp của “Mối Phúc Thật” vẫn như xưa không bao giờ thay đổi, vấn nạn là chúng ta nghe sứ điệp đó như thế nào, và sứ điệp đó có nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? Lòng Nhân Hậu Theo Tinh Thần Phúc Âm
“Phúc cho người hiền lành nhân hậu, vì họ sẽ được đất nước làm cơ nghiệp” Beati mites, quoniam ipsi possidebunt terram (Mt.5; 5). Đó là một ngày mùa xuân nắng ấm trên khắp miền núi đồi vùng Galillêa, Chúa Jésus nhìn đoàn lũ dân chúng thật đông đảo theo nghe người giảng. Người vừa mới tuyên dương những người cảm thấy nhu cầu cần Thiên Chúa, đã có cảm nghiệm “Nước Trời”. Ngài cũng loan báo cho những ai đang phải khóc than vì họ sẽ được nhận phần ủi an do Thiên Chúa mang đến! Dân chúng cảm thấy niềm vui diệu vợi reo vang trong trái tim vì những ủi an do “Nước Trời mang lại cho họ! Không biết rồi đây, họ phản ứng thế nào về những gì còn lại của sứ điệp ”Bát-Phúc” mà Chúa Jésus sẽ loan báo cho họ? Quần chúng đói khát Lời Thiên Chúa, như chính cuộc sống đói khát thể lý và những nhu cầu vật chất của họ! Chúa Kitô nhìn thấy tận đáy lòng của họ! Ngài nhận biết những nhu cầu tinh thần thể xác của họ. Hơn thế nữa , xuyên qua giòng lịch sử, Ngài còn biết đến cả tổ tiên , ông cha của họ đã chịu khổ cực bao nhiêu nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của quân xâm lăng tứ phía. Ngài nhìn nhận ra ách gông cùm mà họ và giòng tộc của họ phải mang vào cổ qua biết bao thế hệ. Và hiện tại, đế quốc Rôma đang đè cái ách thật khắc nghiệt trên họ và dân tộc của họ! Ngài thấu triệt não trạng quần chúng Do Thái bấy giờ, cũng như bao nhiêu năm qua suốt dọc giòng lịch sử, luôn ngóng đợi, luôn trông chờ một vị anh hùng đứng lên giải phóng quê hương thoát ách đô hộ, tái lập lại nền hoà bình độc lập tự do no ấm cho toàn dân, nhất là tìm được sự tự do phượng thờ Đức Yaweh Thiên Chúa của họ! Biết bao thế hệ trôi qua, họ vẫn ngóng đợi trông chờ con người lãnh đạo như vị thiên sai từ trời cao ngự xuống oai hùng. Biết bao vị tiên tri đã để đống xương tàn nơi nắm mộ, nhưng niềm mong mỏi vị giải phóng dân tộc vẫn không phai mờ trong tâm trí của người con dân Chúa Chọn! Với một não trạng như thế ! Với một niềm mong đợi vị cứu tinh đầy sắc thái dân tộc và đầy lẫn lộn đạo đời như thế! Với lòng yêu nước mù quáng và tham vọng chính trị sừng sực mầu sắc chính trị, ái quốc nhiệt thành đến mù quáng như thế! làm sao Chúa jésus dám nói cho quần chúng cuồng nhiệt ấy rằng: Không phải những kẻ lòng đầy căm thù, khát máu, giận dữ, nóng nảy, bộc trực, hoảng hốt, bạo động, chủ trương dùng bạo lực, không phải những kẻ mê trả thù, say chém giết, thô bạo, tục tàn, bạo-phổi, phô trương, hiếu chiến , hiếu thắng, nhưng là những ai hiền lành, nhân hậu, dịu dàng, nhỏ nhẹ, khiêm tốn, nhẫn-nhục, kiên nhẫn, nhu mì, từ tốn sẽ thừa hưởng được đất nước làm phần gia nghiệp! Làm sao Chúa có thể chuyển đến cho quần chúng cuồng nhiệt yêu nước mù quáng nầy ý nghĩa “Nước-Thiên-Chúa” giữa trần gian? Làm sao cho họ hiểu thấu sứ mệnh thần linh của Ngài là sửa soạn tâm hồn họ đón nhận “Nước Trời” đang đến giữa họ? Làm sao cho sứ điệp Phúc-âm nghe lọt tai của dân chúng đang hăng say tìm tòi để suy tôn người khởi đầu cuộc cách mạng lật đổ nền cai trị của ngoại bang? Chúa Jésus , vì luôn trung thành với sứ mạng Cha Ngài trao phó, Ngài không mỵ dân, không lợi dụng thời thế như những nhà chính trị chuyên nghiệp lợi dụng nước đục thả câu, Ngài quang minh chính đại rao giảng “Nước Trời”, Ngài minh nhiên nói với toàn dân một sự thật nầy:”Đất Nước sẽ thuộc phần gia nghiệp của những ai hiền lành, nhân hậu”. Chúa chúc phúc, tuyên dương những kẻ từ tốn, khiêm hạ, và hứa với họ đất nước thuộc về họ và miêu duệ họ! Quần chúng lúc ấy đã hiểu sứ điệp của Chúa như thế nào? Và chúng ta, hôm nay, sau hai nghìn năm lịch sử rao giảng Phúc-âm, chúng ta hiểu sứ điệp Chúa ra sao? Dân Do Thái vào thời Chúa có nhạy cảm hơn chúng ta hôm nay, trước lời mời gọi thực hiện sự hiền lành nhân hậu! Dân Do-Thái, như chúng ta biết, có cả một lịch sử lâu đời về truyền thống linh thiêng phát nguồn từ Kinh Thánh Cựu-ước. Đặc biệt, qua các thánh vịnh, người hiền đức được ca tụng như là mẫu người được sự che chở phù trợ của Yahvê Thiên Chúa: “ Ngươi chớ uất ức vì cớ những người bất lương, Chớ phân bì những kẻ làm điều phi nghĩa, Vì như cỏ, sớm muộn chúng sẽ tàn phai; như thảm cỏ xanh tươi, chúng sẽ úa! Hãy cậy vào Yahvê, và hãy làm lành, Hãy ở lại xứ, và yên hàn vui sống!( Ps. 37: 1-3 ). Tác giả thánh vịnh khuyên dân Chúa lạc quan, tin tưởng mãnh liệt vào số phận của kẻ hiền lành: “ Những hạng nghèo hèn sẽ làm chủ đất đai, chúng sẽ vui khoái trong phúc bình an muôn lộc! ........................................................................... Yahvê thấu biết ngày đời của kẻ trọn lành, Cơ nghiệp của chúng sẽ còn mãi mãi, Vào thời hoạn nạn, chúng sẽ chẳng phải thẹn thuồng, Họ được no nê cả những ngày cơ cực! ................................................................................ Ơn tế độ người lành đến tự Yahvê, Người là đồn trú cho họ trong cảnh khốn cùng, Yahvê đáp cứu và giải thoát họ, Người cứu họ, vì họ ẩn náu nơi Người ( Ps. 37: 18, 39, 40 ). Với sự hiểu biết và lòng hâm mộ Kinh-Thánh cố hữu, người Do-Thái đạo hạnh khi nghe sứ điệp của Chúa Jésus đã nhớ lại biết bao lần trong lịch sử Thiên Chúa đã là Đấng Giải-Phóng của họ. Chỉ khi nào họ tín thác nơi Ngài và từ bỏ đường tội lỗi quay trở về với Ngài, Ngài sẽ cứu thoát họ khỏi tay quân thù ngàn vạn lần hùng mạnh hơn họ! Khi nghe lời Chúa Jésus rao giảng, họ có cảm tưởng như một liên tục của hành vi cứu độ của Thiên Chúa!:” Khỏi cần phải thù hận ghen ghét những phường gian ác, khỏi cần phải lấy oán báo oán, vì Thiên Chúa sẽ giải cứu ngươi như Ngài đã hành động trong qúa khứ!”. Ý Nghĩa Hai Chữ Nhân Hậu Triết lý Trung Dung của Khổng Mạnh sẽ giúp ta thấu triệt ý nghĩa của hai tiếng hiền lành, nhân hậu. Đều được cho là đức độ là tình trạng trung dung, không thái quá, cũng không bất cập, chẳng hạn như tính can đảm nằm giữa sự táo bạo và tính nhát đảm. Lòng quảng đại đứng giữa sự hoang-phá, phung phí và sự keo kiệt! Cũng vậy, sự hiền lành, nhân hậu, hay từ tốn đứng ở giữa của sự nổi cơn thịnh nộ, hay “cơn lôi-đình” và sự tỉnh bơ như không có gì xảy ra, hay sự vắng bóng của giận dữ. Nhưng ta không nên hiểu lầm cho rằng người hiền lành nhân hậu không bao giờ biết tức giận. Đọc kỷ Tân ước, ta thấy Chúa Jésus tức giận đối với nhóm Biệt Phái và Pharisêu, bởi vì những người nầy mê hoặc lừa bịp dân chúng vô tội! Họ là những kẻ lãnh đạo mù quáng, Chúa không những bực tức với họ, Ngài còn dùng nhiều lời nặng nề lên án họ: “ Khốn cho các ngươi, những ký lục và biệt phái,các ngươi cất chìa khóa mở đường hiểu biết, chính các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào các ngươi lại ngăn cản họ! ( LK 11: 52 ). Có lần Chúa Jésus nổi giận đổ tung bàn ghế của đám con buôn những kẻ đã lợi dụng tôn giáo làm tục hóa đền thờ của Thiên Chúa: “ Vào đền thờ, Ngài tra tay xua đuổi bọn buôn bán trong đền thờ, lật nhào bàn ghế phường đổi bạc, và các quầy bán chim câu., Ngài không cho phép ai mang đồ đạc ngang qua đền thờ, Ngài giảng và nói với họ: Nhà Cha là Nhà Cầu Nguyện, các ngươi không được phép biến nhà ấy nên hang trộm cướp!” ( MK 11: 15-18 ) Chúa Jésus dạy cho ta bài học về sự hiền lành nhân hậu từ tốn khi Ngài đứng trước mặt thầy cả thượng phẩm: “ Thượng-Tế tra hỏi Đức Jésus về môn đệ và giáo huấn của Ngài. Đức Jésus đáp lại ông:” Tôi đã công khai nói với dân chúng, tôi thường giảng dạy trong hội đường hoặc trong đền thờ, tức là những nơi người Do Thái thường tụ hội, chứ tôi có nói chùng lén gì đâu! Đừng hỏi tôi làm gì, hãy hỏi những kẻ đã nghe tôi, xem tôi đã nói gì với họ, họ biết tôi đã nói những gì!” Ngài nói thế, thì một người trong nhóm bộ hạ ở đó vả mặt Đức Jésus mà rằng:” sao dám trả lời thượng tế như thế ư? Đức Jésus trả lời y:” Nếu ta nói không phải, thì hãy chứng minh sự không phải! Nếu ta là phải, thì tại sao đánh ta?” Pontifex ergo interrogavit Iesum de discipulis suis et de doctrina eius. Respondit ei Iesus: “ Ego palam locutus sum mundo; ego semper docui in synagoga et in templo, quo omnes Iudaei conveniunt, et in occulto locutus sum nihil. Quid me interrogas? Interroga eos, qui audierunt quid locutus sum ipsis; ecce hi sciunt, quae dixerim ego ”. Haec autem cum dixisset, unus assistens ministrorum dedit alapam Iesu dicens: “ Sic respondes pontifici? ”( Jn 18: 19-23). Nơi đây chúng ta thấy Chúa Jésus đã can đảm trả lời cuộc thẩm vấn một cách rõ ràng cởi mở, không để cho thầy cả thượng phẩm phải có cơ hội chất vấn về giáo thuyết và các lời giảng của Ngài. Khi Chúa bị vả mặt, Ngài đã đáp trả sự bất công một cách cương trực không bạo động! Suy nghĩ về mối tương giao giữa sự giận dữ và sự hiền lành từ tốn, chúng ta có thể nói rằng sự hiền lành kiểm soát được sự giận dữ và diễn tả được sự kiểm soát đó bằng đường lối thích hợp, tương xứng và không bao giờ đưa tới sự đổ vỡ. Đó quả là sức mạnh đề kháng bất bạo động khi bị kẻ thù tấn công! Sau cùng đó là một lựa chọn trong tự do đích thực để đáp trả một cách bất bạo động trong một tình thế khó khăn! Hiểu như thế, sự hiền lành nhân hậu đâu có phải là thái độ lãnh đạm thờ ơ, thụ động chấp nhận bất công, nhưng còn mãnh liệt hơn, nó biểu thị một sức mạnh nội tâm, sử dụng hành động ôn hòa để đáp trả sự bất công cho dù có nghiêm trọng đến đâu chăng nữa. Người bạo động không thể hiểu được sức mạnh của sự hiền lành từ tốn! Lòng Nhân Hậu Cần Cho Con Người Ngày Nay Chưa bao giờ bằng lúc nầy, con người cần lắng nghe lại sứ điệp của “Mối-Phúc Thật” thứ ba nầy, vì xã hội hôm nay đầy dẫy bạo lực và tội ác. Để chống lại với bạo lực và tội ác, không có khí giới nào hữu hiệu cho bằng khí giới của lòng nhân hậu hiền lành. Vào thời đại của Chúa , các môn đệ của Chúa Cứu Thế đã cảm thấy sứ điệp nầy khó chấp nhận, nói chi con người của thế giới hôm nay, bạo động và tội ác đã biến thành thói quen của con người, như là hành trang của con người trong cuộc sống. Càng ngày thế giới kỷ thuật càng thêm tân tiến, có nghĩa là con người càng khám phá, sáng kiến ra những khí giới tối tân, hữu hiệu tinh vi và mãnh lực cho việc giết người, bạo lực vì thế được nâng lên hàng sách lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế kỷ thuật thêm sung túc cũng nhờ vào một phần lớn sáng tạo biến chế thêm những vũ khí tinh vi hữu hiệu hơn trong việc giết người và nuôi dưỡng chiến tranh. Câu nói bất hũ của người xưa vẫn còn giá trị “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”. Các quốc gia trên thế giới hô hào hòa bình, nhưng trong thực tế, họ cổ võ cho chiến tranh, và hằng ngày vẫn trên tiến trình chuẩn bị cho chiến tranh, kỷ nghệ chiến tranh làm cho nhiều nước trở nên hùng mạnh, trong số đó, nước Mỹ đứng hàng đầu, nhưng Hoa Kỳ là quốc gia lớn miệng nhất trong việc củng cố hoà bình trên thế giới, thật mỉa mai thay! Văn minh kỷ thuật tiến bộ được đo theo tỷ lệ thuân với sự nhảy vọt của bạo động và tội ác. Các thành phố lớn, nổi tiếng trên thế giới, cũng là nơi con số tội ác và bạo động cao nhất. Theo thống kê mới nhất thì cứ mỗi phút có 4oo vụ giết người , hai trăm vụ hiếp dâm, 300 vụ cướp của, và một nghìn các vụ vi phạm nhân quyền nơi các thành phố văn minh tân tiến của thế giới. Chưa bao giờ bằng lúc nầy, con người , nhất là con người trong các đô thị lớn cảm thấy bất an cho sinh mạng của mình và của những người thân thương! Chua bao giờ như bây giờ con người cảm thấy sống trong âu lo khắc khoải triền miên vì cuộc sống bị đe dọa từng giây từng phút! Làm sao trả lại cho con nguời niềm an vui trong cuộc sống? Làm sao cho con người hôm nay sự bình an trong tâm hồn, trong gia đình và trong xã hội? Phương thế nào đảm bảo nền an ninh trật tự pháp luật cho xã hội? Phải chăng xây thêm nhà tù? Phải chăng thuê thêm nhiều cảnh sát cho đứng canh các ngã đường phố? Hoa Kỳ đã tiêu đến tỷ mỹ kim trong việc xây thêm nhà tù và tăng gấp bội số lượng cảnh sát đủ các cỡ, từ cấp tiểu bang, liên bang, thành phố quận lỵ, nhưng bạo động và tội ác tăng thêm một cách khủng khiếp tại Hoa Kỳ hiện nay! làm sao cho con người hôm nay sống vui sống lành mạnh, sống tin tưởng vào ngày mai? Chỉ còn một phương thế là nghe lại sứ điệp của Chúa Cứu Thế trong “Mối -Phúc-Thật” về hiền lành, đôn-hậu nầy! Khi nói đến hiền lành, dịu dàng, dễ thương, dễ mến, hồn nhiên, vô tội, mềm yếu, nhỏ nhẹ, mỏng manh là ta nghĩ đến trẻ thơ. Đối xử với trẻ thơ, ca dao Việt nam ta đã dùng cách diễn tả tuyệt vời để nói lên tính cách dễ thương, nhưng dòn mỏng, yếu mềm của trẻ thơ: ” nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” . Để giải tỏa những băn khoăn thắc mắc của các môn đệ về vấn nạn ai là người lớn nhất trong “Nước Trời”, Chúa Cứu Thế đã đem một trẻ nhỏ để giữa các ông và phán bảo:”Thầy bảo thật các con, nếu các con không hoán cải và trở nên bé mọn như các trẻ nhỏ nầy, các con không thể vào Nước Trời. Bởi vì bất cứ ai hạ mình trở nên bé-bỏng như trẻ nhỏ, người đó sẽ được coi như lớn nhất trong Nước Trời”( Matt 18:1-4). Tính cách tự nhiên, cởi mở, dòn mỏng và yêu mến dịu dàng của trẻ thơ là những đặc tính của một trái tim hiền-hậu! Những đặc tính nầy quang tỏa từ trái tim thơ bé một cách tự nhiên như vẻ đẹp mịn màng tự nhiên của bông hoa tươi nở dưới nắng xuân hồng, nó cần khung cảnh mát dịu phù hợp để triển nở và thăng tiến! Chưa bao giờ như lúc nầy, xã hội loài người cần trả lại sự thơ ngây hồn nhiên cho tuổi trẻ, như trả những cánh chim non lại cho rừng xanh sau bao chinh chiến tơi bời! Xã hội cuồng loạn đầy ắp bạo lực và tội ác hôm nay đã cướp mất đi những thơ ngây hồn nhiên của tuổi thiên thần. Quá nhiều cảnh giết chóc tội ác được trình chiếu hằng ngày hằng giờ trên màn ảnh, trên máy truyền hình trong phòng khách của các gia đình. Nhiều trẻ em lớn lên với truyền hình phơi bày những cảnh tượng chém giết và bạo động! Ngôn ngữ của tội ác và bạo động đã được khêu gợi cho trẻ thơ từ khi còn tấm bé. Thế giới của các đồ chơi và trò chơi hôm nay không nhằm phục vụ cho trí tượng tượng thơ ngây thiên thần của tuổi trẻ, nhưng là một lợi khí làm giàu cho cho giới làm thương mại. Thế giới con buôn đã sáng chế biết bao đồ chơi và trò chơi giết người của người lớn , trao vào tay cho trẻ em khi hãy còn măng sửa, làm quen với khí giới của giết chóc và bạo động. Hãy trả lại cho trẻ thơ tuổi ngây thơ hồn nhiên vô tội! Hãy trả lại những giấc mộng thiên thần cho tuổi trẻ để chúng lớn lên trong hình ảnh của hiền lành đôn hậu, của thơ ngây và mỏng manh! Hãy trả mộng mơ cho tuổi trẻ, cũng như trả lại những cánh chim cho những khu rừng đã bị chiến tranh tàn phá! Chưa bao giờ bằng lúc nầy, các bậc làm cha mẹ và các bậc phụ huynh nhìn thấy nơi sự hiền dịu một giá tri quan trọng cho các con cháu của họ! Tuy có nhiều khó khăn ngăn trở, nhưng tìm cho bằng được những phương thế hữu hiệu khả dĩ “gìn vàng giữ ngọc “ cho bằng được những nét hồn nhiên ngây thơ như bầu không khí thích hợp cho sự triển nở của con cháu chúng ta! Chưa bao giờ bằng lúc nầy, những người mang trên vai sứ mệnh giáo dục tuổi thơ, hãy ý thức trách nhiệm cao cả của mình là duy trì môi sình, bầu khí thích hợp cho sự nảy nở , phát triển cho tuổi thơ. Những nguời trong chính quyền có trách nhiệm trong ngành thông tin, hãy loại bỏ khỏi chương trình giải trí công cộng, những phim ảnh khêu gợi bạo động và tội ác. Hãy có những nỗ lực kiểm soát, hạn chế hoặc đặt những tiêu chuẩn hướng dẫn cho những chương trình trình chiếu phim ảnh, nhất là trên các đài truyền hình công cộng. Nếu ta muốn có một xã hội hiền hoà, nếu ta muốn cho toàn dân hưởng bầu khí thanh bình, an hưởng một cuộc sống yên vui, nếu ta muốn cho môi trường xã hội quang tỏa bầu khí an bình thịnh trị, hãy loại bỏ những mầm mống bạo động và tội ác, vì theo luật nhân quả, ai gieo gió thì chắc gặt bão tố...Một xã hội ham thích những hình ảnh bạo động tội ác, sớm muộn gì cũng sẽ bước vào trong cơn ác mộng của bạo động và tội ác. Muốn tiêu trừ chiến tranh , giết chóc bạo động, tội ác cho cho nhân loại, ngay từ bây giờ, hãy loại trừ việc làm đồ chơi và trò chơi giết chóc cho trẻ nhỏ. Bởi vì đồ chơi chiến tranh hôm nay, sẽ chuẩn bị trong tâm hồn chúng hành vi giết chóc tàn ác ngày mai! Trong thế giới hôm nay, từ đông sang tây, các chương trình TV trình chiếu mỗi ngày có đầy dẫy những tội ác , bạo động, tuổi trẻ có cảm giác là bạo động tội ác là một thành phần của cuộc sống con người, bạo động tội ác, vì thế xem như kích thích, hấp dẫn và làm say mê những tâm trí ngây thơ vô tội, chúng học hận thù giết chóc trước khi chúng được học sống thành con người nhân từ thương xót nhân hậu. Xem những cảnh giết chóc bạo động được trình chiếu thường xuyên trên đài truyền hình, tuổi trẻ nghĩ rằng khắp nơi con người tranh chấp, giết chóc tàn sát lẫn nhau, con người sống trên trái đất là đề chém giết thanh toán lẫn nhau. Còn đâu là cơ hội cho tuổi trẻ học bài học hiền hòa nhân ái nhẫn nhục yêu thương tha thứ nhường nhịn, giúp đỡ đùm bọc cứu giúp nhau, còn đâu cơ hợi cho bông hoa tuổi trẻ cảm nghiệm được tình yêu thương của con người đối với đồng loại! Còn đâu là cơ hội cho cho chân lý, cho sự thật nói lên tiếng nói huy hoàng! Chúng ta không lạ gì thỉng thoảng TV trình chiếu cảnh cậu bé mới lên sáu tuổi đã trở thành một kẻ sát nhân, mà cừu địch chính là anh của nó lên mười tuổi! Nhiều trẻ em cứ phải chứng kiến và cảm nghiệm bạo động ngay trong gia đình của mình, chúng lớn lên , bị vây phủ không phải bởi tình thương nhưng là hận thù và bạo động, rồi một ngày nào đó, khi lớn lên, đến phiên chúng, chúng sẽ là những ngưòi cha, hoặc người mẹ dùng bạo động và tội ác trên con cái của mình. Nước Mỹ hôm nay đầy dẫy cảnh cha mẹ hành hạ đập đánh vợ con, biến gia đình thành một thứ hỏa ngục trần gian! Ta không lạ gì khi thấy bầu khí và cuộc sống gia đình tại xứ mệnh danh là văn minh tiến bộ nầy đang đi đến chỗ phá sản. Càng văn minh tiến bộ, xã hội Mỹ ngày càng đương đầu với vô số bệnh tật, mà chứng bệnh nhiều nhất , nan giải nhất là bệnh về tâm trí, bệnh tâm trí bắt đầu bằng những thất bại, những dồn ép gay go trong cuộc sống gia đình, giằng co áp lực giữa bầu không khí gia đình, nơi đây , đáng lẽ là một cộng đồng tình thương, biết yêu thương thông cảm tha thứ, trái lại, cuộc sống gia đình trên xứ Mỹ trở nên bãi chiến trường cho những giằng co, những xung đột, những bất hoà triền miên, những cuộc chiến lớn nhỏ đem gia đình đến chỗ bế tẵc. Ly dị trở thành căn bệnh vô phương cứu chữa nơi xứ nầy! Người ta cứ tưởng cầm tờ giấy ly dị trên tay là cầm chìa khóa mở cửa tự do hạnh phúc! Người ta lầm to! Ly dị là con đường đưa con gười hôm nay đến chỗ vong thân! lạc lỏng cô đơn tuyệt vọng chua chát ê chề! Làm Sao Tìm Lại Được Niềm An Vui Con đường duy nhất là trở về nhà với sự hiền lành dịu dàng nhân hậu nhẫn nhục tha thứ, yêu thương! Hãy trở về học nơi trái tim trẻ thơ sự dễ thương đôn hậu, sự êm ái dòn mỏng, tế nhị hiền hoà. Hãy học với trẻ thơ để sống tự nhiên, hòa hợp nhường nhịn tha thứ và ấp ủ cho cuộc đời những mộng mơ tình người! Hãy biến gia đình thành một mảnh vườn thiêng nuôi dưỡng tình yêu. Hãy làm cho bầu khí gia đình thành môi sinh lý tưởng nuôi dưỡng mộng mơ. Hãy biến gia đình thành mái ấm nuôi dưỡng tình nhân loại! Mặc dầu ngoài kia trời bão tố giăng tỏa khắp nơi, mặc dầu quanh ta đâu đó có những sói rừng đang chực sẵn để gào thét cắn xé, nhưng bầu khí yêu thương đầy ấp nơi gia đình có thể cho ta đầy đủ hành trang cho cuộc hành trình của ngày mai! Mai sau dẫu cho giông tố giăng đầy, trái tim hiền hòa nhân ái dịu dàng của ta sẽ lướt thắng tất cả. Sứ điệp của”Phúc-Thật” hiền hoà, nhân hậu vẫn không ngửng vang vọng trong lòng thế giới và thẳm sâu trong lòng người, gọi mời ta bừng tỉnh qua cơn mê bạo động tội ác, con người biết trở lại nhà trong yêu thương và tình tự của con người được sáng tạo và được nuôi dưỡng bởi tình thương của Đấng đã sống và chết cho con người, để nhắc nhở con người ngưồn gốc yêu thương , nhờ đó, bởi đó con người đã vươn dậy từ bụi đất để mang kiếp con người. Đẫu cho sứ điệp hiền hòa nhân hậu kgó nghe trong một thế giới đầy ắp tội ác và bạo động, dẫu cho có những con người độc ác gian tà hung hãn đến chừng nào chăng nữa, thì trong sâu thẳm của trái tim của họ, còn một chỗ cho lòng nhân từ nhân ái, nơi đó còn có chỗ trống vang vọng lời mời gọi của Thiên Chúa yêu thương từ bi nhân ái, còn một nơi cho tình người cho lòng thương mến cảm thông nhân ái. Tội ác, bạo động , dẫu còn lộng hành đến đâu chăng nữa, chúng ta vẫn tin tưởng vào nhân loại tính, tin vào con người và tình người. Cổ nhân xưa có dạy:” Nhân chi sơ, tính bản thiện” ( nguyên khởi, con người có bản tính tốt lành ). Chính Thượng-Đế đã gieo hạt nhân” tình-người” tốt lành đó trong lòng nhân loại, Ngài vẩn chờ đợi , rồi một ngày nào đó con người sẽ tìm về hạnh ngộ với nhân tính tốt lành đó. Trong cái xã hội kim tiền vật chất hôm nay, nhân tính tốt lành bị che lấp , nhường chỗ cho sự cạnh tranh, dành giật. Trong đại dương bao la, cá lớn tìm nuốt cá bé, cũng vậy trong xã hội cạnh tranh nầy, kẻ mạnh hiếp đáp kẻ hèn yếu, còn đâu mảnh đất cho lòng hiền lành nhân hậu mềm dịu ẩn thân? Sự phồn thịnh giả tạo của nền kinh tế tiêu thụ hôm nay làm bóp nghẽn lòng nhân ái, nhưng đó không phải là nền tảng của nền văn hóa nhân bản. Rồi một ngày nào đó con người tham mê bỗng mệt nhoài bỏ cuộc đua tranh để trở về nhà với lòng nhân ái hiền hoà, chỉ có khi đó con người mới thực sự hưởng hoa trái của nền văn minh nhân bản. Đừng ngộ nhận cho rằng lòng hiền lành nhân ái kết án con người trong thế giới thương doanh? Lòng hiền hoà nhân ái không kết án cạnh tranh thương doanh, mà cũng không bảo đảm sự đắc thắng của sự đua tranh, lòng nhân ái hiền hoà bày tỏ một thái độ nội tâm con người cần có trong mọi sinh hoạt có tính cách con người, nghĩa là con người cần bám lấy cái gốc “nhân bản của mình” văn minh con người với tư cách là người, chính là ở lòng nhân ái. Nếu hiểu rằng cuộc đời là một hành trình tìm về cứu cánh chân thiện mỹ, cuộc hành trình nên có những đồng hành cho vơi đi nỗi lẻ loi đơn độc, con đường hiền hoà nhân ái nhằm loại trừ phương thế bạo động, mở rộng cánh cửa cho những con người khác cùng hành trình với mình trong niềm vui và trong tình thông cảm. Cuộc đời sẽ vui hơn và cuộc sống vì thế có nhiều thú vị hơn, cuộc hành trình, sau cùng sẽ có nghĩa lý hơn..Vấn đề lớn lao của con người trong thế giới hôm nay, không phải là làm sao khắc phục được thiên nhiên, chinh phục được vũ trụ nhiên giới bao la, nhưng ỡ chỗ làm sao con người học biết để cùng chung sống với nhau trong hoà bình và trong tình thương mến! Phần Thưởng Cho Những Người Nhân Hậu Trái đất là của Chúa, mọi sự sung mãn từ trái đất thuộc về Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không giữ lấy cho mình , ngài sẵn sàng chia sẽ với những con cái trong Vương quốc của ngài! Khi một vật gì thuộc quyền sở hữu của ta, ta vui hưởng và cố bảo vệ nó, gìn giữ nó trong trong một điều kiện tốt để không ai làm hoen ố vẻ đẹp của vật ấy. Nếu chúng ta nghĩ rằng quả đất thuộc về ta như một chiếm hữu tạm thời, chúng ta sẽ đối xử một cách cẩn trọng và gìn giữ nó. Sở hữu của trái đất không có nghĩa thuộc về cá nhân ta trong môt ý nghĩa hạn hẹp, bởi chưng bất cứ ai có lòng hiền lành nhân hậu sẽ có đất nước làm sản nghiệp trong ý nghĩa đất nước như một sở hữu chung của cộng đoàn những người hiền đức! Chỉ những ai coi đất nước như của sở hữu riêng tư mới lạm dụng đất nước một cách ích kỷ đê tiện , những người nầy không xứng hưởng lời hứa của “Mối-Phúc-Thật Thứ Ba” nầy! Họ là những kẻ mâu thuẩn với tinh thần của hiền lành nhân hậu! Người nhân hậu săn sóc vun trồng đất nước; họ đối xử hiền lành nhân hậu với mọi sự sống như những tạo vật của Thiên Chúa. Họ xử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên một cách cẩn trọng vì biết rằng tài sản của đất nước có giới hạn, tuy là của trời đất cho nhưng có giới hạn của nó! Họ là những kẻ biết vui sướng hân hoan trong khi hưởng dùng sự dồi dào phong phú của Cha chung trên trời chia sẽ với họ. Khi con người biết thay thế bạo động và sự tàn bạo đối với thiên nhiên, khi con người biết kính trọng những kho tàng thiên nhiên, biết hưởng dùng trong tâm tình quí mến biết ơn Thượng Đế, khi con người biết chia sẽ với tha nhân hơn là tranh dành chiến đấu, khi con người biết đối xử rộng lượng nhân lành với con nguời với trái tim nhân hậu, sự sáng tạo của Thượng Đế lại bắt đầu trong tiến trình tự do và bình yên! Khi nghe sứ điệp nầy của Chúa Cứu Thế, những người Do-Thái lắng nghe với tâm tình lịch sử của đất nước họ! Họ nhớ lại quá khứ trong đó cha ông của họ đã một thời làm dân du mục, sống lang thang bấp bênh trên các sa mạc. Nhưng rồi ông cha họ được Thiên Chúa yêu thương chọn làm một dân riêng của Ngài, qua giao ước tình thương, Thiên Chúa hức sẽ ban cho họ một nơi “Đất-Hứa” có sữa và mật chảy phì nhiêu. Nơi Đất hứa “ có tất cả những gì mà dân It-ra-el mơ ước cho một đời sống hạnh phúc, một đời an bình thịnh vượng. Cha ông của họ đã vui hưởng “Đất-Hứa “ nầy bao lâu họ nhớ đến Thiên Chúa là Chúa , là chủ tể , là cha của họ và ăn ở xứng đáng trung thành với lời giao ước, sống hiền hòa , sống yêu thương, sống khiêm tốn nhân hậu với nhau trong tình huynh đệ , chứ không kiêu căng tự mãn, không gian tà tàn ác như các dân ngọai không tin thờ Thiên Chúa. Đất nước đẹp đẽ, phì nhiêu sung túc mà Thiên Chúa hứa cho dân Israel là một biểu tượng của nước Trời, trong đó sự sung mãn tràn đầy, niềm hạnh phúc bất tận trường cửu được hứa ban cho tất cả những ai được Thiên Chúa chúc phúc. Trong khi tuyên bố “Mối-Phúc-Thật” hiền lành nhân hậu, chính Chúa Cứu Thế tái xác nhận thực tại của Nước Trời và sự sung mãn cho chúng ta, những người thực thi lòng hiền từ nhân ái. Đất nước mà chúng ta vui hưởng hôm nay, cũng là một biểu tượng của Nước-Trời được hiện thực cho người Chúa thương! Những sự phong phú về tài nguyên vật chất, những sắc thái muôn mầu muôn vẻ của tạo vật trong tầm tay và trong sự vui hưởng của ta hôm nay cũng là biểu tượng nói lên sự phong phú phì nhiều, sự giàu sang viên mãn mà chúng ta sẽ được Chúa cho ta vui hưởng trong Vương quốc tương lai của Ngài. Nhưng lời hứa vào đất nước tương lai sẽ trao ban cho ta tùy theo cách thế chúng ta sống bây giờ trong hiện tại nơi gian trần nầy, tùy ở thái độ cuộc sống bước theo Chúa Cứu Thế của chúng ta, tùy ở nới cách học làm người hiền lành khiêm tốn trong tâm hồn như Chúa Jésus là đấng hiền từ và khiêm cung trong tâm hồn! Khi ta học sống hiền lành nhân áí với anh em đồng loại trong cuộc sống gian trần nầy, một cách nào đó, chúng ta bắt đầu thiên khúc giáo đầu cho cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng mai hậu, nơi mà Thánh Tông Đồ mô tả” những điều mắt chưa hề thấy, tai không hề nghe,và đã không hề nẩy lên nơi lòng của phàm nhân, hết thẩy những đều Thiên Chúa dọn sẵn cho những ai yêu mến Ngài(1Cor 2, Đức Kitô, Dấu Chỉ Hữu Hình Thiên Chúa Nhân Hậu Biến cố nhập thể có một tầm vóc quan trọng ảnh hưởng đến toàn thể vận mạng nhân loại, phải là biến cố làm xôn xao vũ trụ và làm rung chuyển đất trời, phải làm cho thần thánh sửng sốt và cho cả nhân loại reo vui! Nhưng Ngôi Lời đã khiêm tốn dịu nhẹ đậu xuống lòng Đức Nữ Trinh trong một chiều xuân huyền nhiệm êm đềm triền miên như khúc hát dịu êm của Thiên đàng, sự dịu nhẹ thánh thiện tuyệt vời đó đã không làm thổn thức âu lo nơi cõi lòng người thục nữ của vùng núi Sion! Nghĩa là Ngôi Lời đã Nhập Thể làm người, đã đi vào lòng của lịch sử nhân loại trong âm thầm lặng lẽ. Đấng Vô Biên Tuyệt Vời, Đấng Siêu vượt không gian , thời gian đã ôm ấp lấy cung lòng của hữu hạn, đã trở biến thành hữu thể trong không-thời. Rồi Ngài đã làm Người, đã sinh ra do cung lòng Trinh Nữ, Ngài đã trở nên , đã chấp nhận thân phận làm người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi! Ngài cũng đã cất lên tiếng khóc khi vào đời như bất cứ con người trần lụy nào! mà còn hơn thế nữa! Ngài được sinh hạ trong một đêm đông giá lạnh bơ vơ thất thểu nơi chốn quê người, sinh ra nơi hang đá của loài bò lừa trú ngụ, sinh ra trong cảnh cơ bần nghèo khổ nhất mà một con người trên thế gian nầy đã sinh ra! Ngài sinh trưởng trong một thôn xóm nghèo khổ tiêu điều của vùng núi Nazareth! Sống đời nghèo nàn lam lũ với nghề lao động thợ mộc. Có vị Đạo sĩ nào trên thế giới đã có một quá trình nghèo khó như Chúa Cứu Thế? Có nhà lãnh đạo nào đã đi vào con đường huấn nhục như Chúa Cứu Thế đã đi qua! Có người nghèo nào trên cõi trần gian nầy dám phân bì hoặc ghen tương vì cuộc sống nghèo của Chúa Cứu Thế? Sau nầy Thánh Tông Đồ Phao-lô đã diễn tả bí mật cuộc đời của Chúa qua mấy chữ thật đơn sơ nhưng vô cùng súc tích; Ngài nói:" Omnia omnibus factus sum"( tôi trở nên tất cả cho mọi người). Nói tóm lại, trong sự khiêm hạ hiền lành nhân hậu của Chúa Cứu Thế, mọi người dưới vòm trời nầy đều tìm thấy chính mình nơi con người của Chúa Kitô! Trong cuộc cuộc đời rao giảng Tin Mầng Nước Trời, Chúa Cứu Thế không giảng thuyết những chi cao sâu bí nhiệm, cả đời sống và lời giảng của Ngài là một mặc khải, một bày tỏ về Chúa. Một Người Cha Chung Ngự Trên Trời, Cha của tất cả mọi người, nhân loại là một đại gia đình do cha đã sáng tạo! Cha yêu thương nhân loại, Cha tha thứ tội lội của họ, Ngài đã thương thế gian đến nỗi sai chính con một mình để cứu chuộc trần thế. Nói về Cha, làm theo thánh ý của Cha , chu toàn chương trình cứu chuộc của Cha, sống kết hợp với Cha, sống bằng sự sống của Cha, sống trọn vẹn trong Cha, là con đường bảo đảm đem con người tìm thấy kho tàng hạnh phúc, dưới trần gian hôm nay, và trên Thiên quốc trong mai hậu! Giáo thuyết của Chúa Cứu Thế là một soi sáng cho con người tìm về chân lý của tình yêu thương, yêu thương Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Thiên Chúa , qua lời rao giảng của Chúa Cứu Thế, là thực tại của con người, thực tại của tình thương, nói khác đi, Thiên Chúa được Chúa Cứu Thế mặc khải là Tình Yêu. Ai biết yêu thương đồng loại, người đó biết Thượng Đế. Ai sống mà biết yêu thương là bắt đầu cảm nhiệm thấy Thiên Đàng nơi dương thế! Cuộc sống trần gian của con người là một tiến trình của tình yêu thương, qua đó Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo bầy tỏ chính Ngài cho con người. Với Chúa Kitô, Thiên Chúa ngự giữ trái tim con người. Trong yêu thương, và qua yêu thương chúng ta nhận biết Ngài, cảm nghiệm được Ngài! Nhưng tình yêu Thiên Chúa và tình yêu đồng loại không hẳn là một thứ hưởng thụ, mà là một nghĩa vụ đới với chúng ta. Để chu toàn nghĩa vụ tình yêu, con người cần phải hy sinh, và có khi phải hy sinh chính thân mình. "Vì chẳng có tình yêu cao quí hơn là tình yêu của người dám liều thân vì bằng hữu"(John ....)Để chứng tỏ Ngài Yêu Thương Cha Ngài, làm trọn sứ mệnh Cha trao phó là nói cho thế gian chân lý Thiên Chúa Yêu Thương, nói cho thế gian con đường về với Thiên Chúa là phải khước từ tội lỗi, khước từ sa đoạ để trung thành đi theo con đường chân lý của Thiên Chúa. Chúa Cứu Thế đã nhận uống chén đắng tử nạn, cao điểm của cuộc tử nạn để chết đi cho thế gian cho tội lỗi là chính Ngài, dù là Con của Thiên Chúa, Ngài hạ mình chịu chết và chết trên thập tự giá(Philp....) để nên gương khiêm hạ cho con người... Cao điểm của cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế, cũng như cao điểm của hy sinh của con người, mà Thiên Chúa đòi hỏi: là từ bỏ chính ý riêng của mình, chấp nhận Thánh ý của Thiên Chúa:"Lạy Cha nếu được xin cất chén đắng nầy, Nhưng đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi. Với cuộc sống khiêm hạ, và cái chết trên thập giá, Chúa Cứu Thế dạy cho chúng ta con đường cứu rỗi là từ bỏ chính mình, đó cũng là điều kiện cần thiết cho những ai muốn làm môn đệ của Ngài:" Ai muốn theo ta, hãy bỏ mình đi, hãy vác thập giá mình mỗi ngày mà theo ta." Cũng qua lời mời gọi nầy Chúa Cứu Thế bày tỏ cho ta, ý nghĩa và chân lý của Sứ Điệp Thập Giá! Ngoài Chúa Kitô, Thập Giá, Một Điếm Nhục, Một Nghịch Lý Trước Chúa Kitô, thì thập giá là biểu trưng cho sự ô nhục, cho hình phạt, cho sự tàn ác của con người đối với con người. Thập giá, dưới chế độ xâm lăng của quân La Mã là một cực hình, một nghiền nát, một uy quyền, một đè bẹp đối với những ai còn nuôi ý định nổi dậy,cách mạng chống sự cai trị ép đặt lên trên dân tộc bị trị. Thập giá vì thế là tiếng nói của quyền uy chà đạp ức hiếp con người. Thập giá đi liền với sự chết chóc, nếu ai đó muốn dành quyền sống! Thập gía dựng trên đồi Calvê trong ngày Chúa Cứu Thế bị tử nạn là một nhục hình, một xúc phạm mà dân Chúa tuyển chọn, mượn tay ngoại bang đánh hạ xuống trên thân thể con Đức Chúa Trời. Nguời Do Thái coi thập giá chiều Calve là một nhục nhã cho dân của họ vì Jesus dám nhận mình là Con Thiên Chúa! Thập giá chiều Calvê vì thế cũng là dấu chứng của một bội phản, một phạm thượng nơi đây con người dám lên án và giết Thiên Chúa! Với trí tuệ và lý giải, thập giá chiều Calvê là một nghịch lý miên trường, một oắi oăm, một chìm khuất, một thắc mắc cho giòng tư duy của con người qua muôn thế hệ: Làm sao con người có thể giết được Thượng Đế? Làm sao Thiên Chúa dùng cái chết của con Ngài để cứu chuộc nhân loại.Có gì là vinh quang trong nhục hình thập giá? có gì là uy quyền, có gì là sức mạnh là quyền lực trong cái chết nhục nhã nầy? Vì thế, dọc suốt dòng thời gian, trí tuệ của dân ngoại đòi hỏi lý giải! Lòng cuồng nhiệt của Do Thái đòi phép lạ minh giải ý nghĩa của Thập Giá. Nhưng Thánh Tông-Đồ đã minh định một lần cho tất cả lịch sử nhân loại, Ngài nói: " vì chưng, trong khi Do Thái đòi dấu lạ, và Hy lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô bị đóng đanh trên thập gía, cớ vấp phạm cho người Do Thái, sự điên rồ đối với dân ngoại! Nhưng đối với những ai được kêu gọi, dù là DoThái hay Hi lạp, thì chính Đức Kitô, quyền năng của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan của Thiên chúa. Bởi vì sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài nguời, và sự yếu hèn nơi Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn loài người" (1 Cor 1:22-25). Chúa Kitô, Thập Giá Ý Nghĩa Mới, Hấp Lực Mới Với cái chết của Chúa Kitô, thập giá không còn là biểu tượng của sức mạnh , của bạo tàn, của quyền lực thống trị nữa, nhưng đã biến thành dấu chứng của yêu thương hiền dịu, của nhân lành dung thứ! Thập giá với cái chết của con Thiên Chúa, đã trở nên tiếng mời gọi êm ái, ngọt ngào của tình yêu! Tình yêu Thập-Giá không phải là thứ tình yêu chiếm đoạt bằng bạo lực, bằng quyền uy, của sức mạnh, của lừa dối , của gian tham phỉnh phờ kiêu ngạo, nhưng là một tình yêu khiêm hạ, một tình yêu quì xuống trao phó trọn vẹn, một tình yêu dâng hiến, một tình yêu cho nhưng không mà không hề đòi lại, tóm lại một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi, một tình yêu hy sinh hiến tế như lễ vật toàn thiêu, một trao tặng, một hủy diệt chính mình, một sự dâng hiến toàn vẹn cho người yêu! Thập-Giá, vì thế trở nên biểu tượng của tình yêu cao cả. Thánh Gioan Tông đồ đã kêu lên:"Ngài đã yêu thương họ đến tột cùng"(Dilexit eos ad finem)! Thập-Giá nói lên một thứ tình yêu mới lạ, tình yêu không mức độ, tình yêu không bến bờ, bởi vì mức độ của tình yêu là tình yêu không mức độ (The limit of love is love without the limit )! Sự bí nhiệm của tình yêu Thập-giá là ở chỗ Chúa Kitô đã quên đi chính bản vị Thiên Chúa của mình, Ngài đã tự hạ, tự quên mình, biến mình nên hư không, nên bé nhỏ, Ngài đã vâng lời Thiên Chúa Cha, phục tòng Thiên ý cho đến chết, và chết trên Thập-Tự , chính nhờ sự tự hạ quên mình của Chúa Kitô nên Chúa Cha đã vinh thăng Ngài, đưa ngài lên ngôi cao của Chúa tể cả vũ trụ, và chính nhờ sự khiêm hạ nhỏ bé của Ngài, Chúa Kitô đã trở nên nguồn cứu chuộc cho hết mọi loài thụ tạo! Tiếng gọi nhiệm mầu của tình yêu Thập-Giá đã một lần vang vọng trên đồi Calvê rướm máu, tiếng gọi đó vẫn tiếp tục vang vọng trong khắp thế giới cho đến tận cùng thời gian đến với những tâm hồn trẻ, biết lắng nghe tiếng mời gọi của yêu thương! Hàng hàng lớp lớp những người trẻ, nung nấu bởi tình yêu, đã lắng nghe, đã đáp lời tình yêu nhiệm lạ để tiếp tục sứ mạng của Thập Tự Giá, tình yêu nhiệm lạ, cao vời mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại! Thập Giá vì thế đã trở nên một hấp lực mới, không phải của lạc thú chóng qua, không phải là sức mạnh của kim tiền, không phải là ý chí quyền lực thống trị, nhưng là của một thứ tình yêu siêu việt, vượt thắng trên cả không gian, thời gian, trên cả sự sống và cái chết! Với Thập-Giá, Chúa Kitô dạy cho con người bí quyết của con đường cứu rỗi: đó là thực hiện trong chính cuộc sống của mình mầu nhệm vượt qua! mầu nhiệm Vượt Qua (Pascal Mystery) không gì khác lạ, đó là tiến trình của sự sống được diễn tả qua tiến trình phát triển của hạt lúa giống: " Nếu hạt lúa giống không được gieo xuống đất để mục nát đi, nó trơ trọi vẫn là hạt giống, nhưng nếu hạt lúa giống được gieo xuống trong lòng đất, nó sẽ mục nát đi, và sẽ trở nên cây lúa mới, hứa hẹn một mùa gặt những bông lúa vàng rực rỡ!" Amen, amen dico vobis: Nisi granum frumenti cadens in terram mortuum fuerit, ipsum solum manet; si autem mortuum fuerit, multum fructum affert. (john 12:24). Có lẽ cũng trong ý nghĩa trên, Ngài phán bảo:"Người hiền lành nhân hậu sẽ thừa hưởng đất nước". Không có nghĩa là người hiền đức sẽ chiếm hữu đất nước như những người giàu có hôm nay làm chủ đất đai đây đó, thừa hưởng đất nước trong ý nghĩa Phúc Thật có nghĩa là người hiền lành sẽ cùng với đất trong quá trình làm triển nở và hoàn tất sự sống, như một chúc lành của Thiên Chúa! Người hiền lành nhân hậu được chọn như một nhân tố quan trọng làm cho tiến trình phát sinh triển nở của tạo vật thêm phần tốt đẹp, người hiền cùng với đất nước làm phát sinh những gì tốt đẹp cho tập thể, cho cộng đoàn, và cho toàn thể nhân loại trên khắp cùng bờ cõi trái đất. Đất biểu tượng cho sự khiêm hạ nhân hậu, đón nhận tất cả, chúc phúc cho tất cả, nuôi dưỡng tất cả. Khi trở nên làm một với đất và nước, người hiền lành biến thành nhân tố của lòng nhân ái bao la của Thiên Chúa, Đấng làm mưa xuống cho muôn vật muôn loài. Đấng làm mặt trời mọc lên cho cả kẻ dữ người lành. Được thừa hưởng đất nước, có đất nước làm gia nghiệp, người hiền đức là hiện thân của bàn tay Thượng Đế Sáng Tạo.
|