Home Đời Sống Dinh Dưỡng Trà: Huyền Thoại Và Thực Tế

Trà: Huyền Thoại Và Thực Tế PDF Print E-mail
Tác Giả: Huỳnh Chiếu Đẳng   
Thứ Hai, 16 Tháng 11 Năm 2009 21:28

Hẳn là lâu nay các bạn nhận được qua email rất nhiều bài ca ngợi lợi ích của việc uống trà tiếng Việt cũng có Mỹ cũng có, có cả PPS nữa.

 Tôi tò mò làm thống kê thử những email, bài viết khen ngợi và khuyến khích bà con ta uống trà hàng ngày thì thấy trà là "thần dược" trị được (hay ít ra ngăn ngừa được) rất nhiều chứng bệnh mà y khoa của ngày nay chưa làm được. Trong số đó có
-          Bệnh ung thư, (trích: Những chất Polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phong chống bệnh ung thư.),
-          Bệnh viêm sưng, đau nhức, thoái hoá khớp (trích: tác động của polyphenol đối với bệnh viêm khớp tiến triển tăng dần với các triệu chứng: viêm sưng, đau nhức, thoái hoá khớp),
-          Bệnh tim mạch (trích: "những lợi sức khoẻ lớn nhất của trà xanh đượ tìm thấy ở những bệnh nhân tim mạch".)
-          Chống vi khuẩn (trích: Catechin hợp chất tạo nên vị đắng của trà xanh có công dụng hữu hiệu trong việc tiêu diệt hầu hết các những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và giải trừ luôn những độc tố do vi khuẩn tiết ra cụ thể đây là độc tố Veratoxin của Ecoli -157.)
 
Chỉ cần trị một bệnh thôi thì trà đã đáng giá ngàn vàng rồi. Nhưng đâu có chừng đó, còn một lô nữa nghe quí bạn xin trích ra đây: "Catechin giảm nguy cơ đột biến gen, giảm cholesterol, cao huyết áp, đườngtrong  máu, diệt vi khuẩn cúm, ngừa sâu răng, hơi thở hôi.Caffeine giúp bạn tỉnh táo giảm mỏi mệt, buồn ngủ, dùng như chất lợi tiểu.Vitamin C giảm stress, ngừa cảm cúm. Acid Gama-AminoBityric( GABA) hạ huyết áp. Flavomoid tăng cường sức khoẻ thành động mạch, ngừa hôi miệng. Polysaccharide ngừa tăng đường trong máu Fluoride ngừa sâu răng.Vitamin E như là chất chống oxy hoá duy trì tuổi xuân.Theanine tăng cường khẩu vị".
 
Dễ sợ chưa, trên thế giới xưa nay chưa có một loại thuốc nào đa năng như vậy. Thuốc tây "nóng" thua là cái chắc, may ra trà chỉ ngang ngữa với nhào noni, nước măng cụt, cây xuyên tâm liên, canh dưỡng sinh v.v..
 
Kể ra ông bà ta dốt dễ sợ. Sao bạn dám nói câu vô lể như vậy? Thưa không dốt sao được, cây trà ở vùng cao nguyên Việt Nam thiếu gì, mọc hoang nữa là khác. Ông bà ta hái xuống nấu nước uống từ ngàn năm nay sao không biết trà "nên thuốc" ngăn ngừa bá bịnh để mà dạy dỗ con cháu mà hiện giờ là chúng ta, mà phải đợi cho tới ngày nay mấy tiệm trà mấy công ty sản xuất trà của người Hoa làm chủ bày biểu rồi mới sáng mắt ra khen ngợi trà. Vậy bạn bào không gọi dốt thì gọi gì đây.
 
Không những ông bà chúng ta dốt mà mấy nhà bác học, mấy nhà hoá học, mấy dược sĩ, mấy trường đại học danh tiếng thế giới cũng dốt luôn. Sao dốt? Đã phân tách đã biết trong trà có các chất: EGCG (epigallotechin gallate) , các polyphenol, các flavonoid, Catechin, Acid Gama-AminoBityric( GABA) , Polysaccharide, Theanine…(trích nguyên văn email), thì sao không lấy mấy chất thông thừong rẻ tiền nầy làm thành một viên thuốc trị các chứng kể trên, rồi bán rẻ cho dân chúng để mà cứu nhân độ thế và để hốt bạc tỉ. Sao quí vị nầy cứ để cho các quốc gia sản xuất trà đập đổ bá tánh. Bạn nói sao, trà rẻ như bèo sao bạn nói đập đổ? Vậy té ra bạn cũng dốt luôn. Chắc bạn chỉ chuyên môn uống trà ở tiệm phở tiệm hủ tiếu hay trong Quán Ven Đường quá. Thưa bạn uống một bình trà ngon cũng phải tốn chừng $5 cho tới $20 (đô la) chớ đâu như ở tiệm phở.
 
Kính thưa quí bạn, đáng lý ra tôi không nên viết mấy hàng nầy, đụng chạm quá. Nhưng các bạn biết xưa nay tôi ghét chuyện dựng đứng chuyện để gạt gẩm nhau. Tôi luôn đứng về phe bị thiệt thòi. Chắc các bạn hỏi tôi nghĩ sao về chuyện trị liệu bá bịnh của trà. Thưa tôi không biết rỏ là trà có hơn nhào noni hay lá xuyện tâm liện hay không. Nhưng cây trà lá trà được con người uống từ nhiều ngàn năm nay, thấy không có chi là tai hại, nếu không phù phép như người ta làm hiện nay. Trà ngày xưa có lẻ nó an toàn cho sức khoẻ, nhưng không bảo vệ được túi tiền của qúi bạn. Trà là một gánh khá nặng cho gia đình người Việt mình từ xưa chớ không phải ngày nay đâu. Nếu không sao Tú Xương, một trong những thi sĩ có thể nói là "chịu chơi" nhất trong làng văn học Việt Nam cũng đã từng than thở sự yếu kém của mình trước hấp lực của "trà" như sau:

Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
 
Uống rượu khá tốn tiền, uống trà cũng đâu kém. Ngày nay một hộp trà "ngon" cũng bán mấy chục tới cả trăm đô hay hơn.
 
Mà thôi, cho là quí bạn có dư tiền đi thì cũng nên quan tâm tới chuyện có thật sau đây. Cũng vì chuyện nầy mà hôm nay tôi vì các bạn mà chọc giận một số người qua bài viết nầy. Chuyện có thật và có khi bạn bè hay chính người liên hệ cũng đọc bài nầy như quí bạn. Tôi xin kể lại đây qua lời hai người bạn của người trong cuộc.
 
Số là như vầy. Có một vị dược sĩ mới đây tự dưng thấy trong vòng một tháng mà xuống cân tới 10 pound. Vội vàng đi đến BS để nhờ tìm xem coi có bịnh chi hay không. BS nhà thương thử đủ thứ nhưng không tìm thấy vị nầy bịnh chi cả. Vị dược sĩ nầy cố gắng nhớ xem trong cách sinh hoạt hàng ngày coi có chi thay đổi để làm xuống ký đến độ hốc hác nầy. Tất cả mọi thứ vẫn bình thường trừ một chuyện. Đó là lâu nay vị nầy uống trà thường ngày, có thể nói là hàng ngày "thiếu tách trà buồn lắm".

 Cách nay vài tháng chi đó, có người bạn về Việt Nam mang qua biếu một số trà "ngon" chánh hiệu. Trong suốt tháng vị DS uống trà Việt Nam nầy. Đó là cái thay đổi duy nhất trong sinh hoạt trong thời gian sụt cân. Vị dược sĩ nầy nghi rằng hay là tại trà Việt Nam làm sụt cân chăng, bèn pha một bình trà lấy nước trà đem vào phòng thí nghiệm (nói thêm là dược sĩ nầy làm trong phòng Toxicology Testing Laboratories, phòng thí nghiệm phân tách độc chất).

 Sau khi tự mình phân chất nước trà thì mới bật ngửa thấy trong nước trà Việt Nam có chứa chất benzodiazepin. Đó là chất bất thường không có trong cây trà lá trà tự nhiên, mà có lẻ nó đã vào trà qua các giai đoạn chế biến trà. Benzodiazepan là một anti anxiety, chửa bịnh tâm thần, xuống tinh thần, nó cũng làm cho buồn ngủ. Thưa các bạn câu chuyện tới đây là hết, chưa xảy ra tiếp, tôi sẽ theo dỏi những gì sắp xảy ra kế tiếp khi có cơ hội sẽ "báo cáo" cùng các bạn.
 
Các bạn có thấy người ta quảng cáo trà an thần trà làm dễ ngủ, trà làm tiêu mỡ hạ cholesterol chăng. Hay là vị DS trong chuyện đã được biếu lầm trà xuống cân chăng. Bạn nói bậy rồi trà xuống cân sao có benzodiazepan trong đó? Thưa các bạn ngày xưa, một chủ nhà thuốc tây ở Việt Nam tại Mytho thấy có một thầy thuốc bắc (có tiệm tại chợ Mytho) đến mua thuốc Aspirine và Optalidon thường xuyên. (Optalidon là thuốc cảm, có khi người ta uống số lượng nhiều để tự tử, sau đó bị Bộ y tế Việt Nam cấm vì độc chớ không vì người ta lợi dụng). Thấy lạ chủ nhà thuốc tây (không phải là dược sĩ đâu) mới tìm hiểu coi ông thầy thuốc bắc nầy mua chi nhiều dữ vậy. Té ra ổng đem về tán ra bột pha vào các gói thuốc "cảm mạo phong hàn" bán cho dân chúng. Từ câu chuyện thật nầy, tôi nghi rằng vị dược sĩ nói trên đã uống nhầm trà an thần làm ngủ ngon, hay trà xuống cân chi chăng. Xin nhắc lại là tại Mỹ nầy, đã một vài lần có người chết vì trà xuống cân và chánh phủ Mỹ đã ra lịnh cấm bán một số trà thuộc nhóm nầy. Chuyện nầy quí vị dược sĩ rành hơn tôi thập bội, không dám nói chi thêm.
 
Tới đây mà dừng thi quả thật là vô duyên. Tại sao các bạn không thắc mắc cái thắc mắc rất tầm thường nầy. Cây cỏ có chất trị bịnh là sự thật, thuốc bắc có hiệu nghiệm trị liệu cũng là thật, thuốc truyền khẩu dân gia trị được bịnh cũng là sự thật. Trong 100 cây cỏ bày cho nhau uống trị bịnh may ra có 1 cây có hiệu nghiệm phần nào. Nhưng việc tôi muốn nói ở đây là trong một lá cây, trong một rể cây có chứa hàng trăm chất khác nhau, không chỉ đơn thuần một hoá chất có khả năng trị liệu. Thí dụ rể cây nhào làm xuống áp huyết. Vậy thì tại sao chúng ta phải uống hà lốn  hàng trăm hoá chất chưa biết được tác dụng hay độc hại thế nào cùng chung với chất tri được bịnh. Những chất kèm theo đó có tai hại chi về lâu về dài hay không, không ai biết hết. Tại sao chúng ta mang tấm thân "ngàn vàng" ra làm con thỏ thử thuốc, mà còn móc tiền trả cho người dùng chúng ta làm con thỏ phòng thí nghiệm.
 
Vì có cái thắc mắc hợp lý nầy mà các nhà khoa học mới tinh chế tách rời hoá chất có khả năng trị bịnh ra riêng khỏi cả trăm tạp chất khác. Ngày xưa aspirine (tên thương mại) hay quinine, được trích từ cây cối. Ngày nay do như cầu người ta tổng hợp chúng. Đó là hai thí dụ. Kết quả là chúng ta uống nguyên hoạt chất tinh khiết có hiệu quả hơn là "uống hầm bà lằng" tất cả các chất không cần có trong cây cối. Và đó là thuốc tây.
 
Thế mà có một vị "lương y" ra rả ngày nào cũng nói trên radio là "dược thào vô hại vì không hoá chất" như thuốc tây. Tôi có quyền thì rút bằng vị nầy là cái chắc. Một lá cây một cọng cỏ cũng chứa hàng trăm chất hoá học trong đó rồi, sao dám bảo không hoá chất, trường nào dạy như vậy. Một hạt cơm một giọt nước cũng là hoá chất, không là chất hoá học thì gọi chúng là gì. Nếu lá trà không hoá chất thì sao các vị nầy nói là chứa chất nầy chất nọ lợi tim, lợi phỏi, chống ung thư. Quảng cáo như vậy mà còn có bà con mình nghe lọt tai riu ríu tin theo và nộp tiền mới là lạ.
 
Thưa quí bạn, trà ngày nay không còn như trà ngày xưa đâu, tất cả mùi vị đều là chất tổng hợp thêm vào, muốn ướp sen, ướp sói… muốn Long Tỉnh hay Thiết Quan Âm chi chi cũng được hết. Tôi được nghe một vị rành sáu câu về trà nói rằng quí vị không thể nào mua được trà Long tỉnh ở bất cứ đâu, lý do là nó đâu có nhiều, cả thế giới chỉ có một vùng nhỏ sản xuất. Có bao nhiêu đều phải tiến cung cho mấy vị vua có ngai vàng và không ngai vàng hết rồi, đâu còn đến tay thứ dân giàu sơ sơ như quí vị đọc bài nầy. Vậy mà ra tiệm trà tiệm bánh tiệm thuốc bắc nào quí bạn cũng thấy đầy nhóc trà Long Tỉnh. Trà ba xạo thì có. Thôi chọc thiên hạ nhiều rồi, bao nhiêu tội lỗi xin được chia đều cùng quí vị đọc bài nầy gánh phụ.
 
Nói thì nói vậy chớ khi tôi mà bị bịnh chắc cũng nhắm mắt làm con thỏ thử thuốc như mọi người  luôn quá.
 
Ủa bạn chưa kết luận mà sao chấm dứt một cách vô duyên như vậy? Thưa kết luận đã có từ câu đầu và suốt bài nầy rồi mà, bạn chưa nhìn thấy sao.
 
Bài đọc thêm
 
NGÀY XUÂN TÌM HIỂU VỀ  TRÀ 

                            
Trà (người Bắc gọi là chè) là một loại nước uống giải khát thông dụng nhất tại Việt Nam và được trên nửa dân số trên thế giới thưởng thức hằng ngày. Tại quê hương mỗi nhà đều có bình tích chứa trà nóng và một bộ ly tách trên mặt bàn kê giữa nhà. Ăn cơm xong uống trà thấy ngon và sạch miệng. Khách đến có ly trà nóng ấm lòng làm đầu môi câu chuyện, gọi một cách văn chương là trà đàm. Nhất là ngày tết ngày nhất mà không có trà tiếp khách thì gia chủ "bối rối" vô cùng.
Có rất nhiều cung cách uống trà qua rất nhiều giai thoại bên ta cũng như bên Tầu bên Nhật,  nhưng ở đây chúng tôi chỉ mạn phép bàn qua khía cạnh sức khoẻ của trà với câu hỏi đặt ra là uống trà có bổ hay hại gì không?
Trà trong lịch sử:

Trong y sử , Thần Nông là ông tổ y dược Trung Hoa hàng ngàn năm trước đã bàn "thói quen uống trà đem lại sức sống và tinh thần sảng khoái, giúp ta tươi trẻ và bền sức…". Trong cuốn Thực Phẩm Luận, Thần y Hoa Đà thời Đông Hán (khoảng năm 25-220)cho là " Uống trà giúp đầu óc tỉnh táo." Mãi sau này trong thời nhà Đường, ông Lục Du trong sách Trà Luận bàn rằng : "Trà có vị lạnh và dễ uống…Nếu ta khát, nhức đầu, mỏi mắt, tứ chi bồn chồn hay khó chịu trong khớp xương, uống vài ngụm trà tưởng như tặng phẩm trời cho." Rồi cả 500 hay 600 năm sau đó trong đời nhà Minh, Trương Khiên Đức (Zhang Qian De) cũng viết sách Trà Luận và bàn kỹ hơn: " Trà uống giải khát, giúp tiêu hoá, tránh bệnh tật, cắt ngắn giờ ngủ, lợi tiểu, làm sáng mắt, trí óc tỉnh táo và tan biến sầu lo, người ta không nên ngưng uống trà ví dù là một ngày."
Người xưa cảm nghiệm uống trà với rất nhiều lợi ích, nhưng không ai ra công chứng minh một cách khoa học xem trong trà có những chất gì và diễn tiến hoá trình trong cơ thể con người ra sao. Mới đây khoa học tiến bộ đã tìm tòi thí nghiệm và hé lộ cho chúng ta một ít lợi ích của trà.


Phân loại trà:

Nói chung trà có hai loại : trà xanh và trà đen. Cả hai đều được hái từ cùng một cây trà, tiếng khoa học gọi là Camellia Sinensis. Cây trà thường cao độ một mét, nhưng có thể cao tới 10 mét nếu để mọc tự nhiên nơi đất tốt. Trà hảo hạng gồm búp và hai lá đầu, những lá già hơn coi như kém phẩm chất.
  
Camellia sinensis

 Trà xanh ngay khi hái xuống được hấp hơi nước nóng trước khi biến chế. Trong khi đó, trà đen được đem ủ (oxidize). Trong giai đoạn oxít hoá (ủ), nhiều chất bổ có khả năng chữa bịnh polyphenols bị chất xúc tác biến hoá ra những chất kém năng động. Trong khi đó, ngược lại trà xanh không bị biến chất, vì không bị ủ và oxít hoá. Trà xanh vì thế có rất nhiều polyphenols với khả năng chống oxýt hoá và chống ung thư. Trà ô long thì nửa này nửa kia, thời gian ủ ngắn hơn.
Mỗi năm khoảng 2.5 triệu tấn trà được sản xuất thì trong đó chỉ có 20 % là trà xanh. Ấn Độ và Tích Lan là hai nước đứng đầu sản xuất trà đen. Trong khi đó Trung Hoa, Nhật Bản và một vài nước Bắc Phi và Trung Đông lại rất khoái trà xanh.
Thành phần hoá chất:

Thành phần hoá chất trong trà xanh tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu, mùa màng, cách trồng tỉa, vị trí trên cành và tuổi của lá trà. Nói chung gồm các chất polyphenols hay flavanoids như catechin, epicatechin, epicatechin gallate, epigallocatechin gallate, và proanthocyanidins. Các chất này chiếm khoảng 8-12%. Các chất khác có trong trà xanh khô gồm có: caffeine (3.5%), amino acid theamine (4%), lignin(6.5%), organic acids, protein, and chlorophyll.
Một tách trà xanh thường chứa khoảng 300-400 mg polyphenols and từ 50 cho đến 100 mg caffeine (cà phê tinh). Nhiều loại trà xanh được kỹ nghệ chế biến rút bớt chất  caffeine và cô đọng thêm chất polyphenols .
Dược tính của trà:

Các cuộc nghiên cứu thí nghiệm về trà được đặt trọng tâm vào việc xem trà có chữa hay ngừa được ung thư hay không. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra các điểm sau đây:
- Các chất polyphenols có khả năng chống oxýt hoá mạnh hơn cả vitamin C và E.( Potent antioxidant)
- Trà xanh có thể tăng cư&ờng các chất xúc tác khác chống oxýt hoá. Thí nghiệm trên chuột trong 30 ngày bằng cách cho chuột uống các chất polyphenols lấy từ trà, kết quả cho thấy là khả năng giải độc và chống oxýt hoá tăng gia đáng kể trong ruột, gan, và phổi của chuột.
- Các cuộc thí nghiệm khác choo biết các chất polyphenols có thể chặn đứng bệnh ung thư bằng cách vây toả sự hình thành của các chất gây ra ung thư trong cơ thể như nitrosamines, đè bẹp sự phát triển của các tế bào ung thư, và gia tăng khả năng giải độc (detoxification) của các chất gây ra ung thư.
Áp dụng chữa trị:

Dân chúng Nhật có thói quen uống trà xanh hằng ngày, có lẽ vì thế mà tỷ lệ người có bệnh ung thư tại Nhật rất thấp. Trong khi những nước uống nhiều trà đen thì có nhiều người bệnh ung thư hơn. Trà xanh còn giúp chữa nhiều bịnh khác như bịnh tim và gan.
Bịnh Ung Thư:
Trà xanh giúp trừ khử các loại ung thư sau đây: ung thư ruột, dạ dầy, tuỵ tạng(pancreas), ruột già, phổi, và các bịnh ung thư do kích thích tố nữ (estrogen) gây ra như ung thư vú. Tại Thượng Hải bên Trung Hoa, nhiều cuộc thực nghiệm theo dõi các bịnh nhân cả đàn ông lẫn đàn bà đã cho thấy những người nào dùng trà xanh hằng ngày thì cơ hội bị ung thư giảm đi rất nhiều từ 18% cho đến 47%. Riêng ung thư vú được theo dõi kỹ hơn trong các phòng thí nghiệm. Các nhà khảo cứu tìm thấy các chất cô đọng trong trà xanh đã có khả năng ngăn cấm sự phát triển của các mầm mống nội tiết tố ung thư estrogen bằng cách bao bọc các điểm tiếp giao không cho các chất gây ung thư giao tiếp với các tế bào vú.
Trà đen trái lại có hậu quả tai hại và làm gia tăng khả năng bị một số bịnh ung thư, như ruột cùng, túi mật và thành ruột. Tuy nhiên không có liên hệ gì với các bịnh ung thư khác như ung thư cuống họng, dạ dầy, bàng quang, thận, nhiếp hộ tuyến, v.v. Đây là kết quả theo dõi lâu ngày từ năm 1983 đến 1990 tại nước Ý với tổng cộng 6147 trường hợp ung thư và tại Nhật trong thời gian 1965-1968 với 7833 trường hợp. Những người này có thói quen uống trà đen hằng ngày.
Bịnh tim và gan:

Một cuộc nghiên cứu theo dõi vào năm 1986 tại Nhật bản xem trà xanh có liên hệ gì với các bịnh mãn tính không. Những người được theo dõi đều từ 40 tuổi trở lên và có thói quen uống trà xanh hằng ngày. Kết quả cho thấy lượng mỡ xấu trong máu LDL giảm xuống trong khi lượng mỡ tốt HDL gia tăng một cách đáng kể. Như vậy trà xanh đã giúp cắt giảm chất cholesterol xấu trong máu giúp cho tim mạch không bị tắc nghẽn. Ngoài ra các nhà khảo cứu cũng thấy các chất AST và ALT (apartate aminotransferase and alanine aminotransferase) trong gan khi thử máu cũng giảm xuống một cách rõ ràng. Điều này chứng tỏ trà xanh giúp lọc gan làm cho gan khoẻ hơn.
Uống bao nhiêu trà cho đủ?

Trong trà có chất cà phê là chất kích thích gây ra bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, mất bình tĩnh. Cho nên không nên uống quá nhiều. Liều lượng trung bình khoảng 3 tách một ngày là tốt. Trong ba tách này sẽ chứa khoảng 240-320mg chất polyphenols.
Nếu dùng thuốc viên trà xanh thì tổng cộng liều lượng một ngày là 300-400 mg, trong đó gồm 80% polyphenol và 55% epigallocathechin galllate.
 

 Bài của bác sĩ Phạm Ánh