Ăn ít gạo trắng để giảm tiểu đường? |
Tác Giả: BBC | |||
Thứ Ba, 15 Tháng 6 Năm 2010 14:10 | |||
Gạo trắng có chỉ số glycaemic cao hơn ở gạo nâu.
Gạo trắng đe dọa gây bệnh tiểu đường vì nó làm tăng nhanh mức đường trong máu, theo như các nhà nghiên cứu của đại học Harvard tại Viện mang tên tiếng Anh là Archives of Internal Medicine. Gạo nâu và các loại thực phẩm ngũ cốc vẫn còn nguyên cám khác là một lựa chọn lành mạnh hơn cho sức khỏe vì chúng thải lượng đường glucose ra dần dần, các nhà nghiên cứu nói. Nghiên cứu này dựa trên các bảng câu hỏi tham khảo, một số người nói rằng dữ liệu không đủ mạnh mẽ để đưa đến kết luận chắc chắn. Ví dụ nội dung nghiên cứu nói có thể những người ăn ít gạo trắng thì có xu hướng có lối sống lành mạnh hơn. “Nâu tốt hơn' Trong nghiên cứu với gần 200.000 người Mỹ, việc tiêu thụ gạo trắng có liên quan tới tiểu đường loại 2. Sau khi điều chỉnh về tuổi tác và các yếu tố có nguy cơ gây bệnh tiểu đường khác, những người ăn 5 phần gạo trắng (mỗi phần là 150g) hay hơn 5 phần mỗi tuần thì nguy cơ dễ mắc bệnh tiểu đường tăng 17% so với những người tiêu thụ chưa tới một phần ăn – tức khoảng một chén gạo - mỗi tháng. Mặc dù chỉ vài người - 2% - trong nghiên cứu này đã ăn nhiều gạo trắng như vậy, phát hiện này có ý nghĩa đáng kể. Thế nhưng ăn gạo nâu dường như có tác động ngược lại, cắt giảm nguy cơ bị tiểu đường loại 2. Những người ăn hai hoặc nhiều phần gạo nâu mỗi tuần có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường giảm 11% so với những người ăn ít hơn một phần ăn một tháng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tiểu đường loại 2 là hoạt động và có một chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng, đó là ít chất béo, muối và đường với nhiều trái cây và rau quả Và thay thế gạo trắng bằng các loại còn nguyên cám, bao gồm gạo nâu và mì ống nâu, bánh mì nâu và yến mạch cán, có thể cắt giảm nguy cơ hơn một phần ba. Thành phần thực phẩm Tiến sĩ Qi Sun và các nhà nghiên cứu khác cho biết lời giải thích nằm trong thành phần của thực phẩm. Giống như các loại thực phẩm hạt ngũ cốc nguyên cám khác, gạo nâu có nhiều chất xơ và chuyển thành năng lượng từ từ. Ngược lại, gạo trắng đã mất cám và một phần của mầm gạo trong quá trình xay xát. Điều này cho gạo trắng có chỉ số glycemic (GI) cao hơn - một thước đo thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu bao nhiêu so với cùng một lượng glucose hay lượng bánh mì trắng. "Từ quan điểm y tế cộng đồng, thay thế các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng bằng các loại hạt nguyên cám, bao gồm cả gạo nâu, nên được khuyến khích để giúp công tác phòng chống bệnh tiểu đường loại 2", theo các nhà nghiên cứu. Các chuyên gia thường khuyên rằng ít nhất một nửa lượng carbohydrate đưa vào người cần phải đến từ ngũ cốc như gạo nâu. Hơn 70% số gạo tiêu thụ ở các nước phát triển như Mỹ và Anh là loại trắng. Tiến sĩ Victoria King của tổ chức Phòng chống Tiểu đường của Anh nói rằng, vì kết quả là từ các nhật ký tự ghi những thứ được ăn hàng ngày và bảng câu hỏi khảo sát, nên không thể đưa ra kiến nghị dứt khoát về cách thức các loại thức ăn nhất định, chẳng hạn như gạo nâu, có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2 vào giai đoạn này. "Cách tốt nhất để ngăn ngừa tiểu đường loại 2 là hoạt động và có một chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng, đó là ít chất béo, muối và đường với nhiều trái cây và rau quả," bà nói.
|