Bánh cóng Sóc Trăng |
Tác Giả: Saigonecho sưu tầm | |||
Thứ Bảy, 17 Tháng 1 Năm 2009 11:27 | |||
Có lẽ ít người biết món ẩm thực đặc sản của quê hương miền sông nước Tây Nam Bộ Sóc Trăng: Bánh cóng Xoài Cà Nã. Bánh cóng thì ở đâu mà chẳng có, nhưng mỗi nơi có tên gọi khác nhau, cách chế biến và hương vị khác nhạu Nguồn gốc bánh cóng Sóc Trăng xuất xứ từ chợ ven lộ Xoài Cà Nã (Ðại Tâm - Mỹ Xuyên) cách thị xã Sóc Trăng 8 km. Để có được một bánh cóng vừa ý thì không phải dễ đậu Người làm bánh phải chọn thứ gạo tốt nhất, không phải loại lúa thần nông ngắn ngày mà phải gạo lúa mùa thơm ngon, ngâm hai đêm rồi mới xay, rồi pha nước muối loãng cùng với bột cho vào một cái hũ ngâm một hai đêm nữa. Còn nhân bánh thì đủ thứ: nào tép đất còn tươi, thịt nạc, đậu xanh đem đồ chín, thịt nạc thì xay thật mịn, tép thì hấp cách thuỷ... Để có được cái bánh cóng vừa nóng, vừa giòn, vừa xốp, vừa thơm, phụ thuộc vào bí quyết pha bột khi chuẩn bị đổ vào khuôn (cóng). Khâu này mới là quan trọng nó quyết định cái hương vị bánh cóng Sóc Trăng, nên không ai dạy cho nhau, mà chỉ truyền lại cho con cháu. Nước chấm cho món bánh cóng Sóc Trăng thì phải làm bằng nước mắm chính hiệu cá cơm Phú Quốc về pha chế với gừng cay nồng, chanh chua thanh thanh đặc trựng Bánh cóng phải ăn với rau sống mới tuyệt ngon, loại này đủ loại tuỳ theo ý thích của mỗi người như là cải, xà lách, rau thơm, rau muống, khế, lá lụa... vừa chát, vừa chua. Bánh cóng Sóc Trăng tuy rất đơn giản nhưng không có nơi nào bắt chước được vì nhiều lẽ mà chỉ có nơi vùng này mới có những đặc tính trện Chính cái đặc biệt đó mà bánh cóng Sóc Trăng chỉ tồn tại trong vùng đất Sóc, một món ăn truyền thống độc đáo mà cũng độc quyền rất lạ lẫm nhưng hấp dẫn đối với khách phương xạ Nếu một lần du lịch đến Sóc Trăng, xin mời bạn nhớ thưởng thức bánh cóng Sóc Trăng để giữ một ấn tượng sâu sắc về miền đất này. Cháo sò huyết Cần Thơ Món cháo sò huyết là món ăn bình dân ở thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều nhất dọc theo vỉa hè đường Lý Tự Trọng, mỗi tô giá từ 3.000-3.500 VND. Sò huyết, một loại hải sản nhiều chất dinh dưỡng, bổ máu, tăng cường sinh lực và thơm ngon. Chế biến cháo sò huyết cũng thật đơn giản: Sò được rửa kỹ cọ sạch vỏ rồi cho vào nước sôi từ 3-5 phút. Khi sò tách miệng, vớt ra lấy ruột rồi đem phi tỏi mỡ, hành tím cắt mỏng cho thơm, tra bột ngọt, mắm muối vừa ăn. Để có một bát cháo sò huyết ngon hợp khẩu vị, người nấu phải làm sao để sò phải giòn và mềm. Có lẽ đây là một bí quyết nhà nghề" của người nấu. Khi khách đã yên vị, thì chủ hàng múc cháo ra bát,, để sò lên trên rồi rắc hành, ngò, tiêu vào. Trên bàn bày một đĩa bánh củ cải (thường được dùng ăn kèm với cháo), một lọ nước mắm, và một đĩa chanh ớt, tùy ý khách có thể cho thêm để hợp khẩu vị mình. Để tăng giá trị bổ dưỡng, chữa bệnh, cháo sò huyết còn có thêm đậu xanh và thịt lợn. Sò sau khi đã rửa sạch sẽ, không luộc bằng nước sôi mà dùng dao tách đôi vỏ lấy ruột sò ra để đảm bảo độ dinh dưỡng cao. Thịt nạc lợn sau khi đã băm nhuyễn cùng ruột sò được phi qua với hành tím trong mỡ vừa chín tới, nêm gia vị mắm muối, bột ngọt, tiêu cho vừa ăn. Gạo cũng vo sạch, để ráo nước. Đổ gạo vào chảo mỡ nóng đã khử tỏi, rang cho bột gạo se lại, ngả màu vàng là được. Nêm vào gạo rang chút bột ngọt và muối. Xong bắc nước đun sôi, đổ đậu và gạo rang vào nấu nhừ. Khi ăn cho hỗn hợp thịt lợn, sò huyết vào cháo, thêm hành lá thái nhỏ, nêm vừa ăn, tùy theo khẩu vị từng người. Khi múc cháo ra bát, rắc thêm tiêu và để lên trên vài cọng ngò. Món cháo sò huyết thật tuyệt vời khi vừa ăn vừa thổi mới thấy vị ngon hấp dẫn của nó. Cháo sò huyết khác nào một phương thuốc "thần hiệu" mỗi khi ăn, sẽ làm ta quên hết ưu phiền mệt mỏi sau một ngày lao động mệt nhọc.
|