Home Đời Sống Pháp Luật BỘ DÂN LUẬT - VNCH - Quyển 5

BỘ DÂN LUẬT - VNCH - Quyển 5 PDF Print E-mail
Tác Giả: Việt Nam Cộng Hòa   
Thứ Sáu, 11 Tháng 12 Năm 2009 00:21

  


QUYỂN V

Nói về thời hiệu

 

CHƯƠNG THỨ NHẤT

Tổng tắc

Điều thứ 1434 – Thời hiệu là một phương tiện để thủ đắc một quyền lợi hay để giải nợ sau một thời gian và với những điều luật định. Trường hợp trên là thủ đắc thời hiệu; trường hợp dưới là sự tiên diệt thời hiệu hay thời tiêu

Điều thứ 1435 – Không được khước từ thời hiệu trước khi đủ thời gian luật định, nhưng có thể khước từ sau khi đã đủ thời gian ấy.

Điều thứ 1436 – Người không có năng cách sử dụng không được khước từ thời hiệu.

Điều thứ 1437 – Sự khước từ có thể minh thị hay mặc nhiên.

Điều thứ 1438 – Tòa án không được tự ý nêu lên khước biện thời hiệu, nhưng có thể giải thích những lời khai nại của đương sự coi như là có ý muốn viện dẫn thời hiệu.

Điều thứ 1439 – Trừ phi đã khước từ, đương sự có thể viện dẫn khước biện thời hiệu bất cứ trong thời kỳ nào của thủ tục ngay trước tòa phúc thẩm.

Điều thứ 1440 – Chủ nợ hay bất cứ người nào có lợi đều có quyền viện dẫn thời hiệu, mặc dầu người thiếu nợ hay sở hữu chủ đã thủ đắc thời hiệu từ khước.

Điều thứ 1441 – Thời hiệu không áp dụng cho những vật cấm mãi thương.

Điều thứ 1442 – Luật pháp về thời hiệu áp dụng cho tư nhân cũng như cho quốc gia và các pháp nhân công pháp khác.

 


CHƯƠNG THỨ II

Nói về sự chấp hữu

 

T  I  Ế  T   I

Đặc tính của sự chấp hữu

Điều thứ 1443 – Chấp hữu là tri thủ và hửơng dụng một vật hay một quyền lợi gì cho chính mình, hay do một người đệ tam do mình ủy thác.

Điều thứ 1444 – Muốn được thủ đắc thời hiệu cần phải chấp hữu liên tiếp yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ.

Điều thứ 1445 – Người chấp hữu được ức đóan là chấp hữu với tư cách sở hữu chủ cho chính mình, trừ phi có chứng cớ là, khởi thủy, người ấy đã chấp hữu cho người khác.

Điều thứ 1446 – Người nào, khởi thủy, đã chấp hữu cho người khác thì cứ coi là chấp hữu với danh nghĩa ấy mãi, trừ phi có chứng cứ trái lại.

Điều thứ 1447 – Những hành vi hoàn toàn nhiệm ý hoặc được làm do sự nhân nhượng của người khác không thể làm căn cứ cho sự chấp hữu hay cho thời hiệu.

Điều thứ 1448 – Sự bạo hành không thể làm căn bản cho sự chấp hữu để hưởng thời hiệu.

Chỉ khi nào sự bạo hành chấp dứt, sự chấp hữu hữu ích mới được khởi đầu.

Điều thứ 1449 – Để có đủ thời gian được hưởng thời hiệu, ngừơi chấp hữu hiện thời có thể nối tiếp thời gian chấp hữu của mình với thời gian chấp hữu của người mà mình thụ quyền dù đã thụ quyền tòan sản hay biệt định, vọ thường hay hữu thường.

Điều thứ 1450 – Người chấp hữu được dự đoán là chấp hữu ngay tình. Với tư cách chấp hữu, người ấy có quyền phản kháng mọi sự xâm chiếm và quấy rối do người đệ tam.

Tuy nhiên, nếu kẻ xâm chiếm, quấy rối, có tư cách là sở hữu chủ theo sổ sách điền địc thì chính người chấp hữu phải chứng tỏ sự ngay tình của mình.

Điều thứ 1451 – Người chấp hữu ngay tình không phải bồi thường nếu bị buộc phải trả lại đồ vật cho sở hữu chủ.

Người ấy không phải chịu trách nhiệm về những tiêu thất, hư hại xẩy ra trong thời gian chấp hữu và cũng không phải hòan lại hoa lợi đã thu hoạch.

Điều thứ 1452 – Người chấp hữu ngay tình được bồi hoàn những chi tiêu cần thiết hay hữu ích cho đồ vật và có quyền lưu trí đồ vất cho đến được hoàn lại đầy đủ.

Điều thứ 1453 – Người chấp hữu gian tình chỉ được bồi hoán những chi tiêu cần thiết mà sở hữu chủ cũng bó buộc phải làm. Người ấy phải trả lại đồ vật chấp hữu và phải bồi thường cho người hữu quyền, hoa lợi đã thu hoạch và những thiệt hại gây ra trong khi lạm chiếm.

 


T  I  Ế  T   II

Phân biệt chấp hữu với chấp thủ

Điều thứ 1454 – Chấp thủ là tạm chiếm một đồ vật. mà biết rằng mình không phải là chủ và sẽ phải hoàn lại cho sở hữu chủ chính thức, như trường hợp người thuê muớn, ngừơi thụ ký, người hưởng hoa lợi và mọi ngừơi tri thủ bất ổn cổ.

Điều thứ 1455 – Những ngừơi chấp thủ không được hưởng thời hiệu và thừa kế của họ cũng vậy.

Điều thứ 1456 – Tuy nhiên, những ngừoi chấp hữu có thể được hưởng thời hiệu, nếu đã có sự biến cải danh nghĩa: chấp thủ trở thành chấp hữu.

Điều thứ 1457 – Sự bến cải danh nghĩa có thể thực hiện khi người chấp thủ, tạo mãi vật chấp thủ, đã lập ước với người đệ tam được tưởng lầm là chân chính sở hữu chủ, hay khi ngừơi chấp thủ đã có những hành vi rõ rệt chống lại sở hữu chủ, phủ nhận quyền sở hữu của người này.

 


CHƯƠNG THỨ III

Nói về sự gián đoạn và đình chỉ thời hiệu

 

T  I  Ế  T   I

Sự gián đoạn thời hiệu

Điều thứ 1458 – Sự gián đoạn thời hiệu làm cho thời gian chấp hữu đã qua rồi phải kể như không có: thời hiệu phải bắt đầu kể từ ngày chấm dứt nguyên nhân gián đoạn.

Điều thứ 1459 – Thời hiệu bị gián đoạn khi người chấp hữu bị mất sự hưởng dụng đồ vật trong hơn một năm vì sự cản trở của sở hữu chủ chính thức hay của ngừơi đệ tam.

Điều thứ 1460 – Thời hiệu bị gian đoạn vì nó:

1) Trát đòi người chấp hữu ra tòa về sự chấp hữu ấy;

2) Sự sai áp đồ vật chấp hữu;

3) Sự đốc thúc ngừơi chấp hữu trả lại đồ vật bằng một văn thư do một công lại hữu quyền tống đạt.

Điều thứ 1461 – Nếu ngừơi tự nhận là sở hữu chủ chỉ thôi xuất người chấp hữu ra trước thẩm phán hòa giải hay trước chức dịch làng xã để thử hòa giải mà tiếp sau đó không khởi kiện ngừơi chấp hữu, thì sự trạng ấy không làm cho thời hiệu bị gián đoạn. Nếu có sự khởi kiện, sự gián đoạn thời hiệu được kề từ ngày thôi xuất để hòa giải.

Điều thứ 1462 – Sự khởi kiện, dẫu trước một tòa án sơ thẩm quyền, cũng làm gián đoạn thời hiệu.

Điều thứ 1463 – Thời hiệu không bị gián đoạn:

1) Nếu nguyên đơn xin bãi nại;

2) Nếu nguyên đơn để cho thủ tục bị thất hiệu;

3) Hay nếu đơn kiện bị bác về nội dung.

Điều thứ 1464 – Thời hiệu sẽ bị gián đoạn nếu người mắc nợ thừa nhận quyền lợi của chủ nợ hay nếu ngừơi chấp hữu thừa nhận quyền lợi của sở hữu chủ

Điều thứ 1465 – Thời hiệu đã gián đoạn đối với một trái hộ liên đới, thì gián đoạn luôn cả đồi với các trái hộ liên đới khác và thừa kế của họ.

Điều thứ 1466 – Thời hiệu đã gián đoạn với trái hộ chính, thì gián đoạn luôn cả với người bảo lãnh.

 

T  I  Ế  T   II

Sự đình chỉ thời hiệu

Điều thứ 1467 – Thời hiệu lưu thông đối vói tất cả mọi người, trừ những người được luật pháp đặt vào một ngoại lệ.

Điều thứ 1468 – Thời hiệu không lưu thông đối nghịch với vị thành niên và những ngừơi bị cấm quyền, trừ những gì luật định khác.

Điều thứ 1469 – Thời hiệu không lưu thông giữa vợ chồng.

Điều thứ 1470 – Thời hiệu không lưu thông:

1) Nếu trái quyền tùy thuộc vào một điều kiện chưa thực hiện;

2) Nếu trái quyền có hạn kỳ mà kỳ hạn chưa đến;

3) Về tố quyền bảo đảm, nếu sự truất đoạt chưa xẩy ra.

Điều thứ 1471 – Thời hiệu cũng không lưu thông đối nghịch với người không thể bảo vệ được quyền lợi vì ở trong trừơng hợp bất khả kháng.

Điều thứ 1472 – Thời hiệu được lưu thông đối nghịch với một di sản vô thừa nhận, dẫu rằng chưa có người nào được chỉ định để quản trị di sản ấy.

 


CHƯƠNG THỨ IV

Nói về thời gian để được hưởng thời hiệu

Điều thứ 1473 – Thời gian để được hưởng sự thủ đắc thời hiệu hay sự tiêu diệt thời hiệu theo điều 1434 không tính từng giờ mà tính từng ngày; khởi đầu ngày nào sẽ tính ngay từ ngày ấy, và sẽ mãn hạn khi tận cùng ngày cuối của thời hạn.


T  I  Ế  T   I

Nói về sự tiêu diệt thời hiệu

Điều thứ 1474 – Hết thảy mọi tố quyền, dầu là tố quyền đối nhân hay đối vật đều bị thời tiêu sau ba mươi năm, không cứ là người viện dẫn thời hiệu ấy ngay tình hay gian tình và cũng không cần người ấy phải xuất trình bằng chứng gì khác, ngoài những trường hợp đã được luật pháp ấn định một thời hạn ngắn hơn và những trường hợp dưới đây.

Địều thứ 1475 – Các kiến trúc sư và thầu khoán, được giải trừ hết trách nhiệm về những kiến trúc xây rất quan trọng mười năm sau khi các kiến trúc ấy đã hòan thành.

Điều thứ 1476 – Sẽ bị thời tiêu sau năm (5) năm, tố quyền đòi:

1) Tiền cấp dưỡng;

2) Tiền thuê nhà, thuê đất ruộng;

3) Tiền lời các món nợ và tất cả những số tiền phải trả hàng năm, hay từng hạn ngắn hơn;

Trong trường hợp món nợ được trả từng năm, từng tháng, mỗi niêm liễm, mỗi nguyệt liễm sẽ coi là món nợ riêng để áp dụng thời hiệu, kể từ ngày đáo hạn.

Điều thứ 1477 – Sẽ bị thời tiêu sau hai năm, tố quyền:

1) của y sỹ, dược sỹ, nha sỹ, của tất cả những người làm chữa bệnh, giải phẫu, hộ sinh, về tiền thù lao, tiền thuốc cung cấp cho bệnh nhân;

2) của thừa phát lại, về tiền công tống đạt  giấy tờ, tiền công thi hành những dịch vụ được ủy thác;

3) của thương gia về hàng hóa bán cho những người không phải là thương gia;

4) của thầy học, về tiền công dậy học hay dậy nghề, về tiền cơm trọ của học trò.

Điều thứ 1478 – Sẽ bị thời tiêu sau sáu tháng, tố quyền:

1) của chủ trọ, chủ khách sạn, về tiền trọ, tiền cơm, tiền công dịch vụ cung cấp cho khách hàng;

2) của thợ thuyền, công nhân, gia nhân, về tiền công và dịch vụ cung cấp cho chủ.

Điều thứ 1479 – Thời tiêu ngắn hạn trong những điều 1477, 1478 trên đây không bị cản trở mặc dầu có sự tiếp tục cung cấp dịch vụ hay vật liệu. Thời tiêu chỉ ngưng lưu thông khí có bản kết toán, giấy nhận nợ hay có trát đòi ra tòa còn hiệu lực.

Điều thứ 1480 – Thời tiêu ngắn hạn trong những điều 1477, 1478 được lưu thông đói cả với vị thành niên và các người bị cấm quyền, ngoại trừ quyền khiếu tố của họ đối với giám hộ.

Điều thứ 1481 – Nợ bị thời tiêu, nếu đã trả, không được đòi lại.

 


T  I  Ế  T   II

Nói về sự thủ đắc thời hiệu

Điều thứ 1482 – Sự chấp hữu một bất động sản trong hai mươi năm, nếu đủ điều kiện đã định ở điều 1444, sẽ làm cho người chấp hữu thủ đắc quyền tư hữu về bất động sản ấy.

Điều thứ 1483 – Người nào đã ngay tình và bằng vào một hành vi chuyển hữu hợp thức thủ đắc một bất động sản, sẽ được quyền sở hữu về bất động sản ấy sau mười lăm (15) năm.

Điều thứ 1484 – Một hành vi chuyển hữu vô hiệu về hình thức, không thể làm căn cứ được cho sự đắc hiệu mười năm (15) năm trên đây.

Điều thứ 1485 – Sự ngay tình được ức đóan, ai muốn phủ nhận phải đem lại bằng chứng sư gian tình.

Điều thứ 1486 – Người chấp hữu chỉ cần ngay tình khi thủ đắc, nếu sau này mới biết rằng đã thủ đắc của một người không phải là sở hữu chủ, sự trạng ấy không cản trợ sự đắc hiệu mười lăm (15) năm.

Điều thứ 1487 – Những điều luật ghi trong tiết này không áp dụng cho những bất động sản đã hoặc sẽ thuộc quy chế điền thổ của sắc lệnh ngày 26-7-1925.

Điều thứ 1488 – Về động sản, ngừời chấp hữu đựoc coi là sở hữu chủ.

Tuy nhiên, người nào để thất lạc hay bị mất trộm một đồ vật thực thể, hữu hình, có thể truy sách đồ vật ấy trong tay người chấp hữu, trong hạn ba năm kể từ ngày đồ vật bị thất lạc hay bị lấy trộm, trong trừơng hợp này ngừơi chấp hữu có quyền khởi tố người đã di chuyển đồ vật cho mình.

Điều thứ 1489 – Nếu người chấp hữu đã mua đồ vật ấy ở chợ, hay trong một cuộc phát mại công cộng, hay ở một tiệm có bán những đồ vật tương tự, người chủ, muốn lấy lại đồ vật, phải hòan lại giá mua cho người chấp hữu.

Điều thứ 1490 – Những điều khoản về thời hiệu trong bộ luật này sẽ áp dụng cho ngay cả  những thời hiệu đã khởi đầu mà chưa kết liễu.

 


TIẾT CUỐI CÙNG

Điều khoản tổng quát

Điều thứ 1491 – Hiệu lực pháp lý của chứng thư lập ra trước khi ban hành bộ luật này, vẫn phải bị chi phối bởi luật đang thi hành ngày thành lập chứng thư.

Điều thứ 1492 – Những chứng thư mà hậu quả do luật quy định bất kể ý muốn của đương sự sẽ bị luật mới chi phối, sau khi bộ luật này được ban hành, dầu đã được làm từ trước.

Điều thứ 1493 – Đối với những hôn thú đã thành lập từ trước, hậu quả của hôn thú cũng như sự tiêu hôn và ly hôn đều do luật mới chi phối kể từ ngày bộ luật này ban hành.

Điều thứ 1494 – Các điều khoản liên hệ đến sự thành niên, đến tử hệ và đến việc giám hộ do luật mới chi phối, kể từ ngày bộ luật này ban hành.

Điều thứ 1495 – Việc thừa kế một người mệnh một trước khi bộ luật này ban hành, dẫu rằng di sản chưa chia, vẫn do luật cũ chi phối.

Đối với tự sản luật mới sẽ áp dụng ngay.

Điều thứ 1496 – Quyền sở hữu cùng các vật quyền khác sẽ do luật mới chi phối kể từ ngày ban hành.

Điều thứ 1497 – Những khế ước ký kết trước khi ban hành bộ luật này, vẫn có giá trị, mặc dầu hình thức không đúng như luật mới quy định.

Điều thứ 1498 – Nay bãi bỏ tất cả các bộ luật Gia Long, luật Giản Yếu ngày 3-10-1883, sắc luật số 15/64 ngày 23-7-1964, bộ Hoàng Việt Trung Kỳ bộ luật cùng bộ dân luật Bắc Kỳ và tất cả các bản văn sửa đổi hay bổ túc.

Điều thứ 1499 – Riêng về sắc lệnh điền thổ ngảy 21-7-1925, nay hủy bỏ điều 1 đoạn 1 và 2 và những điều khoản từ 2 đến 186.

Điều thứ 1500 – Ngoài ra, những điều khỏan và bản văn trước trái với bộ luật này đều bị bãi bỏ.

Đối với những trường hợp không dự liệu trong bộ luật này và đựơc luật lệ riêng quy định, tòa án sẽ tiếp tục áp dụng các luật lệ ấy.


Bộ Dân Luật đính kèm

Sắc luật số 028-TT/SLU ngày 20-12-1972

Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa

NGUYỄN VĂN THIỆU