Home Đời Sống Pháp Luật Điều khoản nào của Luật bảo hiểm y tế mới đã được áp dụng?

Điều khoản nào của Luật bảo hiểm y tế mới đã được áp dụng? PDF Print E-mail
Tác Giả: Hà Ngọc Cư   
Thứ Tư, 20 Tháng 10 Năm 2010 11:15

Một số điều khoản trong luật Bảo Hiểm Y Tế 2010 (từ đây xin viết tắt là BHYT 2010) đã có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 09 năm 2010, trong khi nhiều điều khoản phải đợi đến năm 2014 mới được áp dụng.

 

 
    Dưới đây chỉ xin nói về những điều khỏan có hiệu lực từ ngày 23-09-2010.

    A. Y Tế Phòng Ngừa (Preventive Care)
    Các hãng bảo hiểm không được bắt khách hàng của mình trả “co-payment, khấu trừ (deductible) hay co-insurance cho các dịch vụ y tề phòng bệnh, nghĩa là ta không phải xuất tiền túi cho các dịch vụ y tế phòng bệnh bao gồm “cancer screenings” (kiểm tra ung thư), chích ngừa cúm, viêm phổi, tham vấn y khoa về thuốc lá, suy trầm, nghiện ngập, giảm cân, thời kỳ thai nghén, chích ngừa và săn sóc trẻ em cho tới khi 21 tuổi.

    B. Thiếu nhi có sẵn bệnh không bị từ chối bảo hiểm
    Các hãng bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cho trẻ em có sẵn bệnh (pre-existing conditions)

    C. Bảo hiểm của con trong bảo hiểm của bố mẹ
    Nếu con cái được bảo hiểm bởi bảo hiểm của bố/mẹ thì chúng sẽ tiếp tục được hưởng quyền lợi đó cho đến khi tới 26 tuổi, trừ trường hợp người con đi làm và được hưởng bảo hiểm của hãng.

    D. Người bệnh không còn bị hãng bảo hiểm “mang con bỏ chợ”
    Hãng bảo hiểm không còn được cắt bảo hiểm của khách hàng vì lý do đã phải trả một khoản tiền lớn cho y phí của khách hàng.

    E. Hạn chế giới hạn hàng năm
    Giới hạn chi trả hàng năm do hãng bảo hiểm ấn định sẽ được quy định chặt chẽ để bảo đảm người bệnh được điều trị nếu cần thiết.

    F. Bỏ giới hạn “lifetime” (trọn đời)
    Hãng bảo hiểm không còn được phép đặt ra giới hạn Lifetime Limits trong hợp đồng bảo hiểm (Lifetime Limits ấn định rằng họ chỉ trả phí tổn tới một mức nào đó trong trọn đời của khách hàng. Thí dụ: Trong bảo hiểm của mình lifetime limits là $500.000 thì nếu họ đã trả tiền y phí cho mình $500.000 thì trọn đời mình họ sẽ không trả thêm một xu).

    G. Thủ tục khiếu nại dễ dàng
    Nếu hãng bảo hiểm đưa ra một sơ đồ (plan) mới thì hãng phải triển khai một thể thức khiếu nại dễ dàng hơn để khách hàng tranh tụng khi hãng từ chối một chi trả.

    H. Bệnh nhân được tự do lựa chọn bác sĩ.

    I. Khách hàng của hợp đồng bảo hiểm (policy) với sơ đồ (plan) mới có quyền chọn bất cứ dịch vụ y tế cơ sở (primary care provider) nào chẳng hạn như phụ nữ khi đi bác sĩ sản-phụ khoa (obstetrician-gynecologist) không cần phải đợi hãng bảo hiểm cho phép.
    
    BẢO HIỂM Y TẾ MỚI VÀ MEDICARE
    
    1. Bảo hiểm thuốc (Medicare Part D)
    Medicare Part D tức Medicare Prescription Drug, trả giúp cho ta tiền thuốc (theo toa bác sĩ) cho đên khi tổng số tiền gồm: tiền deductible + tiền hãng bảo hiểm đã trả cho mình + tiền túi mình đã trả đạt con số $2.830 thì mình chạm “Donut hole” tức coverage gap, nghĩa là phải trả trọn tiền thuốc cho đến khi tổng số tiền túi của mình dùng để trả tiền thuốc lên tới $4.550 thì mình mới ra khỏi “Donut hole” và lúc đó mình được bảo hiểm trả gần 100%.
    Năm nay nếu bạn bị rơi vào “donut hole” thì sẽ được chính phủ “bồi hòan” cho $250. Sang năm 2011, thì tiền thuốc thuộc giai đọan “donut hole” được giảm 50%.
    Donut Hole sẽ được hòan toàn xóa bỏ vào năm 2020.

    2. Hưu non
    Một chương trình bảo hiểm tạm thời (temporary insurance) giúp những người về hưu sớm (từ 55 đến 64) bớt phần nào tiền lệ phí hàng tháng (premium).

    3. Y tế phòng bệnh
    Kể từ năm 2011 người có Medicare được hòan tòan miễn phí cho các dịch vụ y tế phòng bệnh như khám tổng quát hàng năm, mammograms, colonoscopies (soi ruột).
    Đến năm 2020 , tức 10 năm nữa thì lệ phí cho Part B sẽ tăng nếu lợi tức trên $85.000 /năm cho môt cá nhân và $170.000 cho một cặp vợ chồng.
    Ngoài những khoản trên Medicare hầu như không thay đổi
    
    * Hà Ngọc Cư
    Tác giả Hà Ngọc Cư hiện là Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên lo về di dân và tị nạn, văn phòng tại: 2701 Fannin, Suite # 100-107, Houston, TX 77002. ĐT: (713) 651-0371. FAX: (713) 715-5801.