Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Nghệ Thuật Sống: Một lời khen + Một câu nói dịu dàng

Nghệ Thuật Sống: Một lời khen + Một câu nói dịu dàng PDF Print E-mail
Tác Giả: Joel Bawilley & Adlai Albert Esteb   
Thứ Năm, 12 Tháng 5 Năm 2011 19:29

Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe.

 Một lời khen
Tiến sĩ Joel Bawilley - Đại học bang Michigan, Hoa Kỳ
 
Cách đây đúng 40 năm, tôi còn nhớ như in khi gia đình tôi chuyển từ vùng núi cao bang Chicago tới một khu phố nghèo ở New York để kiếm sống. New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cố gắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa.
 
Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả học sinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ động làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi những cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạt tôi.Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhà nghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏ rơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôi chẳng khó khăn gì. 

Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy được phân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nên có trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôi cảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen. 

Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kết quả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầy dừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thi này các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoan nghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả các lần thấy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền. 

Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưa thầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôi òa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vào lòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”. 

Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôi cũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinh xuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago . 

Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôi cũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôi luôn là người đứng đầu lớp. Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàng trăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quên được hình bóng thầy. 

Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40 năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôi kính yêu nhất đời. Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗng sống lại như mới. “Ồ, Joe - thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếu đuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm em chỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mình nhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượt qua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lại hôm ấy. Và thầy không lầm”. 

Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao.
 
=================
 

Một câu nói dịu dàng

Adlai Albert Esteb


Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe.

"Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.

Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.

Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.

- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.

Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.

... Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng... Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: "Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt!"... Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: "Đến đây Tige!". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!".

Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẩy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!". Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: cảm giác tự trọng.

Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng".

Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: "Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".