Vài Chuyện Góp Nhặt: Chiếc Lọ Thủy Tinh |
Tác Giả: Cung Nhật Thành | |||
Thứ Ba, 28 Tháng 7 Năm 2009 00:50 | |||
Giáo sư giảng dậy lớp Triết Học Nhập môn 101 đứng trước mặt các sinh viên với vài thứ trên bàn. Khi lớp học bắt đầu, không nói một lời, ông lấy ra một chiếc lọ thủy tinh lớn đổ vào đó những trái banh golf. Khi không còn chỗ cho trái banh nào nữa, ông hỏi cả lớp chiếc lọ đầy chưa? Cả lớp đều đồng ý là lọ đầy rổi. Ông lấy ra một bao sỏi tiếp tục đổ vào lọ. Lắc chiếc lọ nhè nhẹ để sỏi trám những kẽ hở giữa các trái banh, ông hỏi cả lớp là chiếc lọ đầy chưa ? Lớp đồng ý là đầy rồi. Giáo sư lấy ra một bao cát nhỏ tiếp tục đổ vào và lắc chiếc lọ cho cát chẩy lấp các chỗ trống còn lại. Cả lớp đều đồng thanh là lọ thủy tinh thật sự đã đầy khi ông hỏi lần nữa. Mở ngăn tủ lấy ra hai chai nước, giáo sư đổ hết hai chai nước vào trong chiếc lọ thủy tinh trong tiếng cười vang của các sinh viên….Đợi cho tiếng cười lắng xuống, ông nói: Chiếc lọ thủy tinh là cuộc đời bạn, các trái banh golf là gia đình, vợ chồng con cái, bạn thân, các thứ cần thiết và quan trọng. Các viên sỏi tượng trưng cho các thứ khác như nhà cửa, xe cộ, nghề nghiệp, và cát là những thứ nhỏ bé, lặt vặt trong đời sống, có cũng được mà không có cũng được như các trận đấu thể thao, cuốn phim mới ra lò, một buổi họp mặt ăn uống..v.v… Nếu đổ đầy cát vào lọ thủy tinh trước, nghĩa là xem trọng các thứ nhỏ bé lặt vặt, chắn chắn là sẽ không có và không còn chỗ cho các việc quan trọng như gia đình, vợ con trong cuộc đời… * Không chỉ là khuôn mặt Trong tháng thứ hai tại trường chuyên nghiệp đào tạo Y tá, một hôm Giáo sư Brook bất ngờ cho một bài thi ngắn mà không hề báo trước. Là sinh viên có ý thức và chăm học, tôi trả lời các câu hỏi này dễ dàng cho tới câu chót, được đánh dấu rõ ràng là 15 điểm : “ Viết tên người phụ nữ lau chùi dọn dẹp trong trường.” Tôi nghĩ đây là trường Đại học chuyên nghiệp không phải bất cứ sinh viên nào cũng có thể vào học đưọc và câu hỏi này có vẻ như là chuyện giỡn!. Nhân viên trong trường ai cũng mang bảng tên, và tôi thường xuyên gập người phụ nữ này, đôi khi tại hành lang, đôi lúc trong phòng vệ sinh. Tôi nhớ vóc người nhỏ nhắn của bà, với mái tóc mầu nâu nhạt và khuôn mặt nhẫn nại. Tôi cũng có nhớ là bà khoảng trên dưới năm mươi tuổi, nhưng làm sao tôi biết được tên bà ? Tôi còn không nhìn đến cái bảng tên nữa kìa ! Tôi nộp bài với câu cuối cùng để trống, không trả lời đươc. Trước khi tan lớp, ấm ức, một sinh viên đứng lên hỏi giáo sư Brook: “Thưa thầy có phải câu chót thực sự được tính 15 điểm hay không ?” “Đúng thế “ Giáo sư Brook nói. “Trong cuộc đời Y Tá, các bạn sẽ gập rất nhiều người. Người nào cũng xứng đáng được bạn giúp đỡ và lưu tâm, ngay cả khi bạn chỉ cần cười với họ và cất tiếng chào mà thôi….” Tôi không bao giờ quên bài học hôm ấy. Tôi cũng còn nhớ, cho đến ngày hôm nay, tên của người phụ nữ đó là Dorothy. * Viên gạch Một Giám đốc trẻ tuổi tài hoa, đầy tự tin và rất thành công ngẫu nhiên chạy xe ngang qua khu nhà riêng, hơi nhanh một chút, dĩ nhiên, trên chiếc Jaguard mới tinh ! Tuy vậy, ông vẫn cẩn thận vì thấy có bóng dáng các trẻ con thấp thoáng giữa các chiếc xe đậu bên lề đường và tự nhiên, ông chạy chậm lại, có lẽ là thoáng thấy ai đó trên lề đường phiá trước. Khi xe chạy qua, ông không thấy ai cả ngoại trừ một viên gạch liệng ra đập ngay trên cửa xe!! Thắng gấp và lui xe lại ngay chỗ viên gạch liệng ra, ông giám đốc trẻ giận dữ nhẩy ra khỏi xe, túm lấy đứa bé đứng ngay đó: “ Nhỏ kia, có chuyện gì đó ? Sao lại liệng cục gạch ra ? Thấy không, viên gạch đã làm móp cửa xe, sửa lại không ít tiền đâu…” Cậu bé nói với vẻ hối hận: “ Thưa ông, cho con xin lỗi, con không biết phải làm sao. Con liệng cục gạch ra vì không ai chịu ngừng xe cả…”. Chỉ tay ra phía sau, với giòng nước mắt lăn dài trên má, “ Anh con bị tật, xe lăn của anh trượt khỏi đường, anh té ra khỏi xe…con không thể đỡ anh con lên được…Xin ông giúp và đỡ cho anh ngồi lại trên xe….anh con bị đau và quá nặng đối với con…” Tình cảnh bất ngờ khiến người giám đốc trẻ sững sờ, nói không nên lời…Ông dựng chiếc xe lăn lên, đỡ và đặt đứa bé tàn tật ngồi lại lên chiếc xe, móc trong túi ra chiếc khăn tay chậm máu và lau qua trên các vết trầy.“ Con xin cám ơn ông đã giúp anh con và con. Con xin chào ông.” Cậu bé nói với giọng biết ơn. Vẫn chưa nói được, có cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ, người giám đốc trẻ chỉ còn cách đưa mắt nhìn cậu bé đẩy chiếc xe lăn của anh mình xuôi dốc và khuất dần theo con phố. Con đường trở về chiếc Jaguard của ông thật là dài và nặng nề. Hiển nhiên là ai cũng thấy được vết trầy móp trên xe cả, nhưng người giám đốc trẻ tuổi không đi sửa, vì nó nhắc ông một bài học khó quên: Đừng quá vội vàng trong cuộc sống mà quên đi đôi lúc có người đang cần sự giúp đỡ của mình….
|