Home Đời Sống Tài Liệu Trung cộng mối đe dọa cho cả thế giới‏

Trung cộng mối đe dọa cho cả thế giới‏ PDF Print E-mail
Tác Giả: (Source: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet)   
Thứ Hai, 25 Tháng 5 Năm 2009 02:53
Những lời tiên đoán kinh hoàng về tương lai

Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học.

 Hình ảnh vũ khí của Trung Cộng

 Trung Cộng - Sức mạnh Quân đội & Chi phí quốc phòng.

Qua Hình ảnh vũ khí của Trung Cộng tăng cường hiện đại hóa quân đội.
Ngày 15/10/2007, Chủ tịch nước CHND Trung Cộng tuyên bố rằng: quân đội Trung Cộng - đội quân lớn nhất thế giới - sẽ tăng cường hiện đại hóa quân đội trong 5 năm tới.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cam kết sẽ thực hiện kế hoạch làm cho quân đội Trung Cộng ngày càng hiện đại hơn nữa. Ông nói: “Chúng ta phải xây dựng các lực lượng vũ trang mạnh mẽ hơn bằng khoa học và công nghệ. Để theo kịp những xu hướng mới trong các vấn đề quân sự trên thế giới và những yêu cầu mới về phát triển của Trung Cộng, chúng ta phải tăng cường đổi mới về học thuyết, công nghệ, tổ chức, và phát triển quân đội”.

Trung Cộng cho biết sẽ tăng chi phí quốc phòng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) - đội quân lớn nhất thế giới với 2,3 triệu binh sĩ - lên 17,8% trong năm nay (lên khoảng 351 tỉ NDT). Đây là khoản tăng hàng năm lớn nhất dành cho quân đội của Bắc Kinh trong hơn 1 thập kỷ nay.
Kế hoạch trên cũng tương tự như Nhật Bản, Nga, Anh, mặc dù ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh thấp hơn 1/10 chi phí cho quân đội của Mỹ. Ngũ Giác Đài cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung Cộng trên thực tế lớn hơn nhiều, bởi khoản ngân sách chính thức chưa bao gồm các vụ mua bán vũ khí quan trọng và các chi tiết khác.
Việc tăng ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh khiến cho nhiều nước lo ngại, chẳng hạn như Mỹ và Nhật Bản đã đặt câu hỏi nghi vấn về tốc độ và con số thực sự trong khoản chi phí cho quân đội của Trung Cộng...
Một sĩ quan cấp cao Mỹ tại Nhật Bản nhận định: trong khi Mỹ sa lầy ở Iraq, thì Trung Cộng lại đang hiện đại hóa quân đội và các hệ thống phòng không của Bắc Kinh hiên nay gần như không thể xuyên thủng được - trừ những máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ.
 Trong khi đó,Trung Cộng lại gia tăng chiếm lĩnh bầu trời bằng những loại máy bay mới hơn - chẳng hạn như Sukhoi Su-27 Flanker và Su-30 d o Nga chế tạo, cùng với J-10 được sản xuất trong nước - loại máy bay chiến đấu tối tân mà Bắc Kinh công bố hồi tháng 1 năm 2007.
Trung Cộng cũng cải tiến các hệ thống phòng thủ phi đạn đạn đạo và tăng cường khả năng của mình nhằm giành ưu thế trong cuộc “chạy đua vũ trang” trong vũ trụ - với bằng chứng là vụ tiêu diệt một vệ tinh thời tiết cũ trong quỹ đạo bằng phi đạn đạn đạo tương tự như loại mà quân đội Mỹ sử dụng.
Trong bản báo cáo mới nhất của Ngũ Giác Đài công bố hôm 3/03/2008 cho biết, chi phí quốc hàng năm của Trung Cộng có thể đạt từ 97 đến 139 tỷ USD.
 Chi phí chủ yếu Trung Cộng năm 2007 cho quốc phòng, theo đánh giá của Ngũ Giác Đài, là “dành cho phi đạn hạt nhân thế hệ mới phóng từ biển và trên mặt đất có khả năng đạt đến lãnh thổ Mỹ, phát triển tàu ngầm tấn công, trong đó có tàu ngầm có khả năng mang phi đạn đạn đạo, mua máy bay Nga và vũ khí chính xác dành cho Hải quân và Không quân, phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng J-10, mua máy bay trang bị tên lửa Nga và phát triển phiên bản riêng tàu đổ bộ, chiến hạm và tàu tuần biển, phát triển hệ thống phòng không hiện đại có bán kính hoạt động xa và chương trình cải tiến thành phần chuyên nghiệp của quân đội và điều kiện sống của binh lính, sĩ quan phục vụ trong quân đội Trung Cộng."

Máy bay chiến đấu J-10 Chengdu của Trung Cộng
 


.

Vũ khí tiêu diệt vệ tinh - Chuẩn bị cho chiến tranh Vũ trụ.

Hồi đầu tháng 01/2007, việc Trung Cộng tiến hành một vụ thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh khiến cho quân đội Mỹ càng trở nên lo ngại về những ý định của Bắc Kinh . Các bản báo cáo thường niên của  Ngũ Giác Đài về sức mạnh quân sự của Trung  Ngũ Giác Đài cũng phát hiện ra rằng Bắc Kinh đang tăng ngân sách quốc phòng để mua tàu chiến, máy bay, và tên lửa mới.
Tên lửa vũ trụ của Trung Quốc


Vụ bắn thử hôm 11 /01/2007 còn làm các quan chức quốc phòng Mỹ lo ngại vì đánh giá của tình báo Mỹ rằng vũ khí của Trung Cộng lạc hậu hơn Mỹ đến 10 năm trời hoá ra là không phù hợp với thực tế.

“Vụ bắn thử ASAT cho thấy rằng họ không chạy theo chúng tôi (về mặt quân sự) mà là cố gắng vượt mặt chúng tôi”, một quan chức bộ Quốc phòng đã nói như thế.

Trước đó các cơ quan tình báo Mỹ đã nhận được một số thông tin về vụ bắn thử, theo đó một phi đạn thương mại KT-1, được cải tiến từ phi đạn tầm trung DF-2, được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Xichang thuộc tỉnh Sichuan.

Vệ tinh theo dõi thời tiết Feng Yun FY-1C, Mục tiêu thử nghiệm tiêu diệt. 

 

Trong giai đoạn cuối của chuyến bay, vũ khí chống vệ tinh (ASAT) tách ra khỏi tên lửa đẩy và sau đó lao với tốc độ lớn vào vệ tinh theo dõi thời tiết mang tên Feng Yun-1C, được phóng lên vũ trụ vào năm 1999 và vẫn bay theo quĩ đạo nằm trên Bắc và Nam cực. Các quan chức Mỹ nói rằng các mảnh vụn từ vệ tinh bị phá huỷ tiếp tục bay trên quĩ đạo và là mối nguy cho một số vệ tinh. Hiện có khoảng 800 vệ tinh, mà một nửa là của Mỹ, đang bay trên quĩ đạo.

Theo một báo cáo của Uỷ ban về quan hệ kinh tế và an ninh Mỹ-Trung của Hạ viện thì trong một vụ thử nghiệm chống vệ tinh khác, Trung Cộng còn dùng một máy laser đặt trên mặt đất để chiếu vào một vệ tinh của Mỹ.

Michael Pillsbury, chuyên viên phân tích về quốc phòng vừa đưa ra một báo cáo nói rằng Trung Cộng có kế hoạch chế tạo vũ khí vũ trụ bí mật bao gồm các laser đặt trên mặt đất, phi đạn đánh chặn “bầu trời-vũ trụ” và bom plasma có thể tiêu diệt vệ tinh bằng cách vây bọc chúng bằng các đám mây điện tử.

Nghiên cứu tên lửa phòng không hiện đại mới.
01/2008, Phóng viên TTXVN tại Hồng Kong dẫn nguồn tin của tờ "Thương báo" (Hong Kong) ngày 20/01 cho biết, hiện nay Trung Cộng đang nghiên cứu phát triển một thế hệ tên lửa phòng không mới, có khả năng đeo bám và tấn công chính xác từ 50 đến 100 mục tiêu, chống tàng hình, chống nhiễu, chính xác, tốc độ cao, phản ứng nhanh, cơ động và phù hợp với khả năng tác chiến mạng.

Theo các chuyên gia, việc phát triển thế hệ phi đạn nói trên là nhằm áp dụng cho hệ thống chỉ huy tác chiến thông minh qua mạng máy tính, có thể tự động tổ chức và phân phối hỏa lực hợp lý, theo đó đưa ra phương cách tác chiến tối ưu. Ngoài ra, phi đạn phòng không thế hệ mới này còn sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa ra-đa và thiết bị quang học, có thể cùng lúc theo dõi từ 100 đến 500 mục tiêu, sau khi nhận biết, sẽ có khả năng tấn công chính xác từ 50 đến 100 mục tiêu. Do vậy, loại tên lửa này rất phù hợp với chiến tranh hiện đại và tác chiến đa mục tiêu, đa phương hướng.
Trung Quốc phát triển H-8 để “hạ gục” B-2 của Mỹ?
Giới quân sự Mỹ đang đồn thổi nhau về một chiếc máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Cộng – có đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân 350 kiloton tới lục địa Bắc Mỹ. Người ta cho rằng, chiếc Xian H-8 (Tạm gọi là Tây An H-8) này thậm chí còn sỡ hữu công nghệ ưu việt hơn hẳn so với loại máy bay ném bom B-2A của Không lực Hoa Kỳ.

Mặc dù đây là những thông tin tuyệt mật, song trên một trang Web của quan chức Trung Cộng đã tiết lộ: Xian H-8 là loại máy bay ném bom tầm xa hạng nặng, được trang bị lớp vỏ sợi carbon tổng hợp, cùng kỹ thuật tàng hình ưu việt.

Xian H-8 có thể bay đạt tầm bay 11.000 ki-lô-mét mà không cần tiếp nhiên liệu. H-8 có phi hành đoàn gồm 2 người và vận tốc bay đạt được từ Mach 1,2 đến Mach 1,4. Trọng tải khi mang vũ khí của nó khoảng 18 tân. Ngoài ra, H-8 cũng có thể mang theo bom hạt nhân.

Theo các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc, mẫu đầu tiên của loại máy bay ném bom tân tiến này đã được thử nghiệm thành công vào năm 2007, dưới sự chứng kiến của nhiều người. Theo kế hoạch đến năm 2010, Trung Cộng sẽ bắt đầu sản xuất một số lượng lớn Xian H-8.

Máy bay ném bom chiến lược "Xian H-8", do Trung Cộng phát triển - đang nằm trong vòng bí mật. Dựa vào mẫu máy bay ném bom chiến lược B-2A của Mỹ.


Hiện tại, B-2 của Mỹ là loại máy bay ném bom tàng hình được đánh giá cao nhất trong không quân các nước. Tuy nhiên, với giá thành đắt đỏ, mới chỉ có 21 chiếc được “ra lò” (một chiếc mới đây gặp tai nạn ở Guam). Mỗi chiếc B-2 đã tiêu tốn khoảng 2 tỉ USD chi phí sản xuất.

Ngoài ra, cũng có tin đồn rằng, dự án có tên “Black Project” của Không quân Hoa Kỳ đang phát triển một loại máy bay ném bom hạng nặng thế hệ mới có tên B-3 - thừa kế những kỹ thuật ưu việt từ loại B-2, và dự tính cho ra mắt vào năm 2018.
Xuất khẩu vũ khí Nga sang Trung Cộng giảm kinh ngạc!
Khả năng của Trung Cộng về “sao chép” và phát triển kỹ thuật Nga đã gây ra mối tranh cãi trong giới quân sự Nga rằng có nên cung cấp thêm cho Bắc Kinh các loại chiến đấu cơ tân tiến hay không…
Trong ít nhất một thập kỷ trở lại đây, Trung Cộng luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, và 90% số quân dụng mà Bắc Kinh nhận về có xuất xứ từ Nga. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2007, xuất khẩu vũ khí Nga sang thị trường lớn nhất châu Á giảm một cách kinh ngạc, 62%.

Số liệu công bố gần đây của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) dựa trên tài liệu về các thương vụ quốc phòng trên toàn thế giới. Con số này đánh dấu một bước chuyển bất ngờ, và chấm dứt thời kỳ thăng hoa về thương mại quân sự Nga-Trung.
Bắc Kinh giảm hơn 60% nhập khẩu vũ khí từ Nga đồng nghĩa với sự tiến bộ vượt bực về khoa học quân sự của người anh cả châu Á. Có thể hiểu rằng, tiềm lực quốc phòng của Bắc Kinh đang dần “bằng anh, bằng em”.

Một nguyên nhân quan trọng cho vấn đề này chính là tiềm lực ngày càng mạnh của nền công nghiệp quốc phòng Trung Cộng. Thừa kế những đặc điểm của Su-27 của Nga, một chiếc  loại J-11B của Trung Cộng hiện tại đã sở hữu 90% các cơ phận “nội”.

Máy bay c hiến đấu J-11B do Trung Quốc sản xuất - Phiên bản sao chép 100% từ Su-27 (Nga).

 

 

 

Xuất cảng vũ khí - Made in China..
Những bức ảnh vệ tinh mới công bố gần đây cho thấy, Sudan hiện đang sở hữu một số máy bay ném bom tấn công kết hợp A-5 do Trung Cộng sản xuất.
A-5 là loại máy bay hai động cơ được Trung Cộng chế tạo, dựa trên đặc điểm của chiến cơ MiG-19 từ những năm 1950 do Nga chế tạo. Năm 1970, A-5 đi vào phục vụ trong quân đội, và có khoảng một nghìn chiếc được sản xuất.
Trung Cộng bắt đầu xuất cảng A-5 từ những năm 1980, chủ yếu là các thị trường như Pakistan, Bangladesh, Myanmar và Bắc Triều Tiên.
Chiếc máy bay nặng 11 tấn này được trang bị súng 23mm, có thể mang theo 1 tấn bom,phi đạn và hỏa tiễn. Với trọng tải tối đa, A-5 đủ khả năng vươn tới vùng chiến đấu cách căn cứ 400km.

Theo phỏng đoán của các chuyên gia quân sự, Sudan hiện đang sở hữu ít nhất 6 chiếc A-5 - nhiều hơn loại MiG-21 đã bị “ruồng bỏ” do thiếu bảo trì. Vài năm trước, đã có ít nhất hai chiếc A-5 được bán cho Sudan, tuy nhiên, việc này hoàn toàn bí mật. Những bức ảnh vệ tinh cho thấy, một số chiếc A-5 được phát hiện dường như còn rất mới. Tuy vậy, Trung Cộng đã phủ nhận mọi cáo buộc rằng họ cung cấp máy bay chiến đấu cho Sudan.

Máy bay chiến đấu A-5 Fantan do Trung Cộng sản xuất.

Kho dự trữ phi đạn của Trung Cộng.
Theo một bài viết đăng trên GlobalResearch. ca (GR) mới đây, hiện Trung Cộng có một kho dự trữ gồm ít nhất 400 vũ khí hạt nhân và một kho gồm 20 phi đạn đạn đạo xuyên lục địa cùng những hệ thống phóng khác.

GR cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, những báo cáo đánh giá số vũ khí hạt nhân có khả năng phát triển mà Trung Cộng có là 400. Trong số này, có khoảng 20 phi đạn đạn đạo xuyên lục địa”. Ước tính về con số phi đạn đạn đạo xuyên lục địa của Trung Cộng được phóng mà GR đưa ra thấp hơn một số đánh giá đã công bố. Nhưng bài viết cũng cảnh báo rằng Bắc Kinh có nhiều vũ khí hạt nhân hơn - có thể được phát triển theo những con đường khác.
“Theo báo cáo, gần 220 vũ khí hạt nhân được phát triển theo các cách khác nhau, chẳng hạn bằng máy bay, tàu ngầm, và những hệ thống phi đạn từ tầm ngắn đến tầm trung. Hầu như tất cả số vũ khí này đều có khả năng chiến thuật”.
GR cho biết thêm: phi đạn đạn đạo xuyên lục địa chính trong kho dự trữ chiến lược của Trung Cộng là Đông Phong 5. Phi đạn này sử dụng nhiên liệu lỏng và có tầm phóng khoảng 7.800 dặm.
 
Tên lửa Đông Phong (DF) của Trung Cộng.

 

Phi đạn Đông Phong DF-4.

 

Phi đạn đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A

Phi đạn đạn đạo Đông Phong - 31 xuất hiện trong ngày quốc khánh Trung Cộng năm 1999. 

Năm 2007 Mỹ phát hiện TC vận chuyển Phi đạn đạn đạo trên đường cao tốc, khả năng đây chính là DF-31A phiên bản mới của DF-31 có tầm bắn 10 000 km.

Lực lượng phòng thủ Phi đạn-phòng không của Trung Cộng được trang bị Hệ thống S-300 và S-400 của Nga.

 Một số hỏa tiễn chiến thuật do Trung Cộng tự chế tạo:


Hỏa tiễn PL-10 của Trung Cộng (Không-đối-không)được gắn trên máy bay chiến đấu. 
 Hỏa tiễn C - 602 được xem là một đột phá về hỏa tiễn đối hạm của Trung Cộng bởi vì đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Thực chất đây là một Hỏa tiễn hành trình, được chế tạo lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển. Kỹ thuật cơ bản của hỏa tiễn rõ ràng là một bước tiến và tính năng của C- 602 hiện nay có thể mới đạt được mức thấp theo những khả năng theo lý thuyết của hình thành hỏa tiễn. Kể từ năm 2005 hỏa tiễn C- 602 đã được chào hàng trên thị trường xuất khẩu.

Về hình dáng, hỏa tiễn xuất khẩu C- 602 khá giống với hỏa tiễn cổ điển C- 601 (họ tên lửa YJ -6/YJ-61), một thiết kế của Trung Cộng vào thập kỷ 60 dựa trên mẫu tên lửa SS-N-2 Styx của Liên Xô. Tuy nhiên, C- 602 lắp động cơ tuộc bin phản lực lại là một kỹ thuật hoàn toàn mới, tối tân với tầm bắn tới 280 km. 
 
Tên lửa Hạm-đối-Hạm C-602 của Trung Cộng.

Được phát triển tại Trung Cộng với tên gọi YJ -62, hỏa tiễn hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các khu trục hạm loại Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Cộng, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống hỏa tiễn sử dụng các bệ phóng 4 hỏa tiễn được bố trí thành từng cặp. Khi phối hợp với một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba hỏa tiễn, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.


Hỏa tiễn có thể tác chiến trong điều kiện biển động cấp 6 để chống các mục tiêu di chuyển với vận tốc 30 hải lý /giờ, tiết diện phản xạ rađa hiệu dụng 3000 m2. Đầu tìm rađa xung đơn, linh hoạt tần số của C- 602 có tầm hiệu quả 40 km và góc quan sát (+ -) 40 độ.

Hỏa tiễn phòng không Hồng Kỳ 7 - Loại được sử dụng để bảo vệ Olympic Bắc Kinh 2008.

 Hải quân Trung Cộng.
Trung Cộng có 75 tàu chiến chủ lực, 55 tàu ngầm (trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân), 50 tàu đổ bộ cỡ trung và lớn và một số lượng lớn tàu tuần tra ven biển và tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ.
Số lượng các tàu chiến chủ yếu:

-Hàng Không Mẫu Hạm Varyag (hiện còn đang được trang bị, cỡ 5-10 năm nữa may ra mới chính thức đưa vào hoạt động được)
-Khu trục hạm cỡ lớn: hai tàu Type 051C thuộc loại Luzhou, hai tàu Type 052c thuộc loại Luyang-II, hai tàu Type 052B thuộc loại Lyyang, 4 tàu lớp Sovremeny (hai tàu phát triển theo dự án Project 956, hai tàu theo dự án Project 956EM, các tàu chiến này được mua của Nga, trang bị tên lửa diệt hạm SS-N-22 Moskit với tầm bắn xa lên tới 250km), một tàu Type 051B thuộc loại Luhai, hai tàu Type 052 thuộc loại Luhu, 13 tàu Type 051 thuộc loại Luda.
-Tàu khu trục cỡ nhỏ: 4 tàu Type 054A thuộc loại Jiangkai-II, hai tàu Type 054 thuộc loại Jiangkai, 10 tàu Type 053H3 thuộc loại Jiangwei-II, 4 tàu Type 053H2G thuộc loại Jiangwei, 6 tàu Type 053H1G thuộc loại Jianghu-V, 3 tàu Type 053H2 thuộc loại Jianghu-III, 9 tàu Type 053H1 thuộc loại Jianghu-II, 11 tàu Type 053H thuộc loại Jianghu.
-Tàu hộ tống và tàu tuần tra cỡ nhỏ: 40 chiếc Type 022 thuộc loại Houbei, 24 chiếc Type 037-IG thuộc loại Houxin, 5 chiếc Type 037-II thuộc loại Houjian, 18 chiếc Type 03-IS loại Haiqing, 4 chiếc Type 037-I loại Haijia, 50 chiếc Type 037 lớp Hainan, 80 chiếc Type 62C loại Shanghai-II.

Tàu ngầm:
-Tàu trang bị động cơ hạt nhân: 2 tàu Type 094 loại Jin, 2 tàu Type 093 loại Shang, 1 tàu Type 092 loại Xia, 3 tàu Type 091 loại Han
-Tàu trang bị động cơ diesels: một tàu Type 039 thuộc loại Yuan, 12 tàu thuộc dự án Project 877 EKM 636/636M loại Kilo, 16 tàu Type 039/G/G1 thuộc loại Song, 18 tàu Type 053 thuộc loại Ming, 8 tàu Type 033 loại Romeo.

Chiến ham điện tử: (tất cả các tàu này đều không rõ số lượng trang bị)
-Tàu giám sát và theo dõi: Yuanwang, 851 (Dongdiao 232), loại Yanbing (Haibing 723), V856 (Xingfengshan) , Type 814A (loại Padie), Type 813 (Xiangyanghong 21)
-Tàu WS (weapon test): Bisheng (shiyang 970)

-Tàu khảo sát địa hình: Type 636, Type 625C, Type 645, Type 643, Type 625, Type 646, Type 635

-Tàu CSS: Xuelong, Dayang 1
-Tàu đổ bộ: (một số loại không rõ số lượng trang bị)
-Một tàu LPD Type 071

-Tàu đổ bộ cỡ lớn: 9 chiếc Type 072-III lớp Yuting-II, 10 chiếc Type 072-II lớp Yuting, 7 chiếc Type 072 lớp Yukan |

-Tàu đổ bộ cỡ trung: 10 chiếc Type 074A, 10 chiếc Type 074 lớp Yuhai, 11 chiếc Type 073 thuộc lớp Yudeng, 31 chiếc Type 079 thuộc lớp Yulian

-Tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí:20(hàng nhái thứ thiệt từ Nga) lớp Zubr, LCAC, Type 724

-Tàu đổ bộ cỡ nhỏ: Type 271-II/III, Type 068, Type 067

Đội tàu hỗ trợ: (vận chuyển, phá mìn, chuyển quân, cứu hộ, huấn luyện, tuần tra ven biển…-Tất cả đều không rõ số lượng)

-Tàu phá mìn: Type 081, tàu loại Worang, Type 918, Type 6610, Type 082

-Tàu bổ sung đạn dược: loại Qiandaohu, lớp Qinghaihu, loại Fqing

-Tàu huấn luyện: Shichang, Zhenghe

-Tàu cứu hộ: Type 925, Type 922-II/III, Type 922, Type 946A, Type 946, Type 930

-Tàu vận tải, binh lính, hàng hóa: loại Fuxianhu, Type 904, loại Qiongsha

-Tàu bệnh viện: Type 920, loại Nankang

-Tàu kéo: loại Daozha, lớp Yanha, lớp Hujiu, loại Tuzhong

-Tàu hậu cần: loại Type 648, Type 744

-Tàu tuần tra cảng sông: Haijing 1001, Haijing 1002/1003, Type 218, HP 1500-2

Vũ khí trang bị cho các tàu chiến:

-Hỏa tiễn hạm đối hạm: C-602, SS-N-27, SS-N-22, C-701, CY-1, YJ-83, C-801, HY-1, Sy-2, Sy-1

-Hỏa tiễn hạm đối không: S-300F/Rif, SA-N-12, HQ-9, HQ-7, LY-60, HQ-61, PL-9

-Hỏa tiễn chống hạm phóng từ đất liền: SY-2/FL-7, C-802, HY-4, HY-3, HY-2, HY-1

-Pháo hạm:

+Hạm đối hạm: pháo nòng đôi cỡ 130mm và AK-176 cỡ 76mm do Nga sản xuất, Type 79/A (nòng đôi 100mm) và Type 76mm (nòng đôi cỡ 130mm) do Trung Cộng sản xuất

-Hạm đối không: Type 730CIWS (7 nòng cỡ 30mm), AK-630CIWS (6 nòng cỡ 30mm) và các loại pháo nòng đôi cỡ 37mm, 30mm, 57mm, 25mm khác

-Ngư lôi: 53-65KE, Test-71, Yu-6/4/3/2/1 cỡ 533mm và Yu-7 cỡ 324mm.

Tàu chiến Type 051C

 

Tàu chiến Type 051B

 

Tàu chiến Type 052B

 

Tàu chiến Type 53H2.


 Tàu chiến Type 53H3.

 

Tàu chiến Project 956/956EM

  Hình ảnh căn cứ tàu ngầm chiến lược của TC, cách Bắc Kinh 400 km về phía đông. Hiện nay TC đang xây dựng 1 căn cứ mới tại đảo Hải Nam, lớn hơn đủ cho hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm nguyên tử cặp bến, chỉ cách Việt Nam 200 km. 
 

 Tàu ngầm Trung Cộng.

 

Ham đội Nam Hải của Trung Cộng tập trận trên Biển Đông
 
.

 

 
Hàng không mẫu hạm

 Hàng không mẫu hạm của Trung Cộng sẽ được hạ thủy vào 2010 (Cải tiến, sửa chữa lại từ Hàng không mẫu hạm mua của Nga) . Kết hợp với phi đội chiến đấu cơ Su-27 version chiến đấu trên biển, có thể cất cách từ Hàng không mẫu hạm - mua của Nga, sức mạnh cũng như tính cơ động của Hai quân Trung Cộng tăng lên đáng
kể.
 
QUÂN SỐ TRUNG CONG (Lớn nhất thế giới):

*. Lực lượng thường trực:
span style="font- family: Arial,Helvetica, sans-serif; "> - Lục quân: Khoảng 1.600.000, trong đó 800.000 lính nghĩa vụ.
- Không quân: 400.000.
- Hải quân: Khoảng 255.000, trong đó 40.000 lính nghĩa vụ (Bao gồm 3 Hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải & Nam Hải)..
- Thủy Quân Lục Chiến: Khoảng 10.000

*. Lực lượng dự bị: Khoảng 800.000.

*. Lực lượng khác:
- Lực lượng hỏa tiễn chiến lược (Pháo binh số II): trên 100.000
- Lực lượng bán quân sự: 3.969.000.

Con quái vật-đối diện của nền độc tài thế giới đang lớn mạnh từng ngày với tham vọng vươn vòi bạch tuột của mình đến khắp mọi nơi...Với kiểu làm ăn, buôn bán trong lĩnh vực kinh tế lẫn quân sự với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt trắng-đen, tốt-xấu, đúng-sai và luôn hướng về mục đích lợi nhuận tối đa , Trung Quốc đang trở thành một thế lực ĐEN ghê gớm nhất của Thế giới...Và quốc gia ấy, lại là láng giềng có nhiều ân oán mang tính lịch sử với VN, rất đáng lo ngại.