Home Đời Sống Tài Liệu Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán

Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán PDF Print E-mail
Tác Giả: Thành Lân   
Thứ Hai, 14 Tháng 9 Năm 2009 14:24

Lịch sử khoa cử Việt Nam có hàng chục trạng nguyên,

nhưng ít có ông trạng nào mà tên tuổi lại được nhắc tới với nhiều giai thoại kỳ bí như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình. Chính ông là người đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình. Là một người thầy lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Học trò của ông, người theo nhà Mạc, người theo nhà Lê. Ngoài triều Mạc, cả họ Trịnh, họ Nguyễn, những người thuộc các phe đối lập, cũng đều tôn kính ông, thường xin ý kiến ông về nhiều vấn đề hệ trọng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho tất cả. Họ đều thấy sự chỉ dẫn của ông là đúng, nên ông được xem như bậc đại hiền, một ông trạng tiên tri...

Những lời khuyên làm nên sự nghiệp

Năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh ruột là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể) giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói:

"Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân"
(Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được)

Hiểu được ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, từ đó lập ra nhà Nguyễn ở phương nam. Về sau sử nhà Nguyễn sửa thành "vạn đại dung thân", hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.

Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm cũng muốn bỏ Vua Lê để tự xưng vương. Khi cho người đến hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: "Mấy năm nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo". Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Hiểu ý, Trịnh Kiểm không dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để lập nghiệp Chúa.

Phùng Khắc Khoan đến gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm, với ý muốn nhờ thầy cho một lời khuyên: Có nên bỏ nhà Mạc để vào Thanh Hóa với triều đình Lê - Trịnh? Cả buổi chiều trò chuyện, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ hỏi tình hình, nói chuyện văn chương chứ không trả lời. Đêm ấy Phùng Khắc Khoan ngủ lại tại nhà thầy. Sang canh tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến phòng ngủ của học trò, đứng ngoài gõ cửa và nói vọng vào:

"Gà đã gáy rồi, trời đã sáng, sao không dậy, ngủ mãi ử"

Phùng Khắc Khoan nghe xong, suy nghĩ, và đoán rằng thầy gián tiếp bảo thời cơ đã đến, có thể vào giúp nhà Lê. Ông vội vàng thu xếp hành lý, đợi đến lúc mặt trời mọc thì vào giã từ thầy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không nói gì, chỉ cuốn một chiếc chiếu ngắn ném theo. Phùng Khắc Khoan nhặt lấy chiếu, vừa đi vừa nghĩ:

"Phải chăng đây là ý dặn mình cần hành động gấp và dứt điểm như cuốn chiếủ"

Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần mất, nhà Mạc cho người đến hỏi ông về kế lâu dài. Ông đáp: "Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế" (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời). Sau quả đúng như vậy.

Những lời sấm cho nhiều đời sau

Dân gian lưu truyền nhiều bản Sấm ký được cho là của ông. Hiện nay ở kho sách Viện nghiên cứu Hán - Nôm còn giữ được bốn bản. Tuy nhiên các bản này đều không có tên người chép, chép từ bao giờ và chép ở đâu? Do vậy, chúng ta cần phải làm rõ vấn đề đâu là khả năng dự báo xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm do kiến thức và kinh nghiệm đã đem lại, đâu là những điều mà người đời đã gán ghép cho ông? Mặc dù là "tồn nghi" nhưng chúng tôi cũng xin trích ra để bạn đọc cùng khảo cứu.

Truyện kể lại rằng, trước khi qua đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại thì sẽ được cứu giúp. Đến đời thứ bảy, người cháu thứ bảy là Thời Đương nghèo khốn quá, nhớ lời truyền lại, đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan lúc này đang nằm võng đọc sách, nghe gia nhân báo có thư của cụ Trạng Trình thì lấy làm lạ, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà thì cái xà rơi xuống đúng chỗ võng đang nằm. Quan sợ hãi vội mở thư ra xem thì chỉ có mấy chữ:

"Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách
Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn
(Ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà rơi
Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta)

Quan vừa kinh ngạc, vừa cảm phục, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng hết sức tử tế.

Đến đời Vua Minh Mệnh (1820 - 1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: "Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi Vương" (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua). Vua Minh Mệnh vốn tính đa nghi. Biết được mấy câu sấm ấy, nhà vua vừa có ý đề phòng, vừa căm giận Trạng Trình. Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ được lệnh đến phá đền thờ Trạng Trình.

Nguyễn Công Trứ cho lính đến, cứ y lệnh triều đình cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi tháo cây thượng lương ra thì một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ, rơi xuống. Quân lính nhặt đưa trình chủ tướng, Nguyễn Công Trứ mở xem, trong đó có một mảnh giấy đề chữ:

"Minh Mệnh thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền thì lại làm đền
Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai".

Nguyễn Công Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền thờ Trạng Trình.

Ở một tập sấm mở đầu có các câu:

"Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà vững đạt mấy ai rõ ràng
Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho
Học cách vật mới dò tới chốn..."

Có người cho rằng những lời thơ ấy đã khẳng định đất nước có nhiều người tài giỏi, cùng với nhân dân giữ vững đất nước qua biết bao nguy biến. Đất nước cũng có nhiều tài nguyên phong phú cần được khai thác. Đảo Sơn phải chăng là Vũng Tàu - Côn Đảo? Nơi có tiềm năng về dầu khí và có vị trí kinh tế chiến lược? Những lời sấm ấy cũng khẳng định phải có khoa học - kỹ thuật (học cách vật) mới có thể khai thác tốt và sử dụng tốt những tài nguyên đó, những âu vàng trời cho.
Tập sấm còn đề cập tới một bậc Thánh giúp đời:

"Một đời có một tôi ngoan,
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Ấy điềm sinh Thánh rành rành chẳng nghi"

Trong tập sấm cũng ghi một lời rất đặc biệt:

"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ
Hưng tộ diên trường ức vạn xuân"
(Đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm
sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân)

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Ba trăm năm sau, trong bộ sách lớn "Lịch triều hiến chương loại chí", nhà văn hóa Phan Huy Chú đã coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "Một bậc kỳ tài, hiển danh muôn thuở".

Trường Sơn

Phía sau những con đường là một vầng trăng khuyết
Phía sau tiếng chuông chùa là khoảnh khắc bình yên
Phía sau mắt em buồn là cuộc đời xanh biếc
Phía sau nụ cười là những niềm đau


Vịt con xấu xí chờ đợi một tình yêu để hóa thân thành thiên nga
+5 EXP
  
Ai đặt quốc hiệu Việt Nam đầu tiên?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, ông và một số đồng nghiệp đã phát hiện tổng số 12 bia niên đại thế kỷ 16, 17 có hai tiếng Việt Nam. Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ từ năm 1752 cũng có danh xưng Việt Nam. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu, và theo ông Giác Hải, Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng tên gọi này như quốc hiệu.

* Vì sao ông lại quan tâm đến vấn đề này?

- Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải: Cách đây nhiều năm, tôi tình cờ đọc được một thắc mắc đăng trên báo quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ. Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng tôi dám chắc phần lớn học sinh trung học, thậm chí đại học không trả lời được, vì đại đa số các sách giáo khoa của chúng ta không đề cập đến vấn đề này, còn tại sao thì xin dành cho các nhà biên soạn sách và các sử gia.

Ngay cuốn Lịch sử Việt Nam do Ủy ban Khoa học xã hội xuất bản năm 1976 cũng không hề nói tới điều này. Còn cuốn Bách khoa toàn thư Anh (1992) thì cho nhận định, hai tiếng Việt Nam bắt đầu từ thời Nguyễn do việc nhà Thanh bên Trung Hoa năm 1804 đã đảo ngược hai chữ Nam Việt mà Gia Long đề nghị sắc phong năm 1802. Điều này quả cũng có thực. Trong cuốn chính sử nhà Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất ký có ghi lại sự kiện này.

* Chính sử thời ấy đã khá rõ ràng, vì sao ông, một nhà nghiên cứu về sinh học và ngoại cảm lại không bằng lòng với cách giải thích này?

- Năm 1974, khi công tác ở Viện Khoa học Việt Nam, tôi bắt đầu nghiên cứu về ngoại cảm, về khoa học dự báo và tôi có được đọc tập sách dự báo Sấm Trạng Trình, được coi là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Khi nghiên cứu tập sấm này, đến bản AB 444 trong kho sách của Viện Hán Nôm, tôi bất đồ tìm thấy hai chữ Việt Nam ngay trong những dòng đầu tiên: Việt Narn khởi tổ xây nền. Theo quan niệm chính thống, hai chữ Việt Nam không được phép có mặt trước năm 1804, trong khi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại sống cách ta 500 năm. Vấn đề đặt ra là có thật hai chữ Việt Nam đã được dùng cách đây hơn 500 năm để chỉ tên gọi đất nước? Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm còn những ai đã dùng danh xưng Việt Nam? Liệu có những bằng chứng khảo cổ về vấn đề này? Song lúc đó không có điều kiện tiếp xúc với bản gốc nên phải tạm gác lại. Đến 1980, khi được tiếp xúc với bản gốc, tôi đã dành hơn 20 năm nay để nghiên cứu. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (thế kỷ 19), thì từ thời nhà Trần, tiến sĩ Hồ Tông Thốc đã viết bộ sách Việt Nam thế chí. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi, trong thế kỷ 15 cũng đã nhiều lần nhắc đến hai tiếng Việt Nam. Song đáng tiếc, Việt Nam thế chí không còn nữa, chỉ còn được dẫn bài tựa trong Lịch triều hiến chương loại chí; còn Dư địa chí chỉ được khắc ván in ở thế kỷ 19 khi đã có quốc hiệu Việt Nam rồi, những bản trước không có niên hiệu rõ ràng.

* Ông có thể nói rõ hơn về quá trình tìm kiếm nguồn gốc tên gọi đất nước?

- Sau khi đọc được bản gốc Sấm Trạng Trình, tôi đã khẳng định được hai tiếng Việt Nam đã được sử dụng từ thế kỷ 15. Song bản sấm này được truyền lại qua những bản chép tay, cũng không ai dám chắc tác giả là cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi liền chuyển qua tra cứu thơ văn của cụ để so sánh. Thật bất ngờ, hai tiếng Việt Nam được cụ nhắc tới bốn lần: Trong tập thơ Sơn hà hái động thường vịnh (Vịnh về núi non sông biển) đã đề cập tới. Rõ hơn, trong các bài thơ gửi trạng Giáp Hải, cụ có viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại, Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam"; còn trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến, "Tiền đồ vĩ đại quân tu ký / Thùy thị công danh trọng Việt Nam".

Dẫu sao, đó cũng mới chỉ là những văn bản chép tay. Để khẳng định thêm, tôi đã đi tìm trong bi ký (bài ký trên bia đá). Nhờ một số nhà khoa học Viện Hán Nôm, tôi đã tìm ra trong bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) năm 1664, phần bài Minh có câu Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên. Sau đó là bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ, bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590, Chân Việt Nam chi đệ nhất. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670), có câu : Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan (Cửa ải phía Bắc Việt Nam). Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là phát ngôn chính thức.

Cho đến nay, sau tôi một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng Việt Nam. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu, và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng, sử dụng nhiều nhất và có ý thức nhất.

* Theo những nghiên cứu của ông, có thể lý giải vì sao Nguyễn Bỉnh Khiêm là nguời đầu tiên sử dụng hai tiếng Việt Nam?

- Dân tộc ta bắt nguồn từ một bộ tộc Việt trong Bách Việt - chỉ tất cả các dân tộc phía nam Trung Hoa. Trong toàn bộ lịch sử, ta luôn dùng tử việt, để chỉ dân tộc và đất nước ta. Song cha ông ta cũng dùng từ "Nam" với ý nghĩa tương tự. Bài thơ Thần-tuyên ngôn độc lập đầu tiên, Lý Thường Kiệt viết: Nam quốc sơn hà nam đế cư. Từ Nam được dùng với nghĩa phương Nam để đối lại với phương Bắc (Trung Quốc). Trong thế kỷ 18, danh y Tuệ Tĩnh khi viết bộ sách khảo cứu về cây thuốc nước ta, lấy tên là Nam dược thần hiệu. Ngày nay ta vẫn nói thuốc nam-thuốc bắc.

Vì sao có thể coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng Việt Nam như là quốc hiệu? Thế kỷ 15, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ở nước ta, nhà Minh bên Trung Quốc lấy cớ đem quân can thiệp. Nhà Mạc đầu hàng, Đại Việt lúc đó bị biến thành một quận của Trung Quốc, không còn quốc hiệu. Mạc Đăng Dung được nhà Minh phong làm An Nam đô sứ ty. Trên thực tế Mạc Đăng Dung vẫn là vua một nước, để vừa đối phó với triều đình phương Bắc, vừa an dân, tên nước được gọi là Việt Nam. Lúc ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là học giả đứng đầu cả nước, nên nhiều khả năng ông đặt ra cách gọi này.

Do Trạng Trình được coi là một nhà tiên tri lỗi lạc, cũng có người muốn thần bí hóa bằng cách giải thích: Do nhìn thấy trước việc nhà Thanh phong vương cho Gia Long và gọi nước ta là Việt Nam nên ông đã gọi trước tên nước là Việt Nam để tránh sự lúng túng cho hậu thế: Tên gọi là do ngoại quốc áp đặt. Trên thực tế, vài chục năm sau, nhà Nguyễn để tránh bị phụ thuộc đã đổi tên nước là Đại Nam.

Dù giải thích thế nào, thì quốc hiệu Việt Nam cũng được Trạng Trình sử dụng đầu tiên, nhiều nhất và có ý thức nhất. Từ nguồn gốc này, lịch sử quốc hiệu đất nước không còn phụ thuộc vào hai triều đại phong kiến nữa.

* Nhân đây, ông có thể giải thích thế nào là quốc danh, quốc hiệu?

- Các tên gọi Văn Lang, Vạn Xuân, Đại Việt... đều được các sử gia sử dụng làm quốc hiệu. Còn các học giả xưa vẫn viết "Ngã Việt quốc, ngã Nam nhân" (Nước Việt ta, người Việt ta). Hai tiếng Việt Nam, qua các thư tịch cổ thì mới chỉ là quốc danh, song rất hạn chế. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tên gọi Việt Nam chính thức thành tên gọi đất nước (quốc danh). Hiến pháp 1946 viết "Nước Việt Nam là một nước theo chế độ dân chủ cộng hòa". Như vậy, Việt Nam dân chủ cộng hòa mới trở thành quốc hiệu, đến nay 1976 quốc hiệu này được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà sinh học trở thành chủ nhiệm môn Khoa học Dự báo

Xuất thân là dân sinh vật học, sau khi ra trường, Nguyễn Phúc Giác Hải về dạy ở Trường Bổ túc văn hóa Trung ương, Trường Trung cấp sư phạm Trung ương, năm 1964, ông về Viện Khoa học Việt Nam nghiên cứu di truyền học.

Sau thời gian nghỉ việc tới năm 1990 ông trở lại Viện Khoa học Việt Nam (nay là Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia), làm đúng công việc từng khiến ông phải ra đi: Nghiên cứu ngoại cảm. Hiện giờ, Nguyễn Phúc Giác Hải đang là chủ nhiệm bộ môn Khoa học Dự báo (Dự báo học) thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. "Tôi phải cảm ơn số phận, nhờ có 14 năm long đong, tôi có điều kiện tự do nghiên cứu những gì mình thích. Nếu như cuộc đời cứ bình lặng, có lẽ tôi đã đi sâu nghiên cứu về di truyền, làm vài công trình, rồi bảo vệ luận án... Nếu không đi sâu tìm hiểu về ngoại cảm, có lẽ tôi đã không đọc sấm trạng Trình và cũng chẳng tìm ra nguồn gốc hai tiếng Việt Nam và cũng chẳng dính dáng gì đến Khoa học Dự báo" - ông tâm sự.

Còn một năm nữa, ông sẽ bước sang tuổi "cổ lai hy". Ông đang chạy đua với thời gian để hoàn chỉnh bốn nghiên cứu mới của mình: Mã số vũ trụ; Những vấn đề bí ẩn về hoạt động của bộ não; kinh dịch dưới ánh sáng của khoa học; Dự báo học và những nhà tiên tri xuyên thế kỷ. Còn trước mắt, ông sẽ cho ra đời cuốn sách "Đi tìm cội nguồn tên gọi đất nước: Hai tiếng Việt Nam có từ bao giờ?

 Khả năng dự báo của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dự báo, tiên tri dự đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, đó là vấn đề được người đời sau truyền tụng ở tài năng của nhà văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những tập sấm ký của Trạng Trình được xuất bản trước . . . đã ghi lại những điều tiên đoán, nhưng nhiều khi không phải là đích thực của ông, mà là những việc thêm thắt về sau, dựa vào danh tiếng của ông mà hư tạo nên. Vậy, tài năng tiên đoán của Nguyễn Bỉnh Khiêm là như thế nào, hư thực đến đâu và sao ông lại có tài năng ấy, đó là những vấn đề đang được nghiên cứu, chưa có ai khẳng định được suy luận của mình là chính xác.
Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm am hiểu sâu sắc Kinh Dịch, tinh thông Thái Ất Thần Kinh của Dương Hùng đời Hán, chuyên sâu quan điểm duy vật (quan sát sự vật) và tác phẩm Hoàng Cực Kinh Thế của Thiệu Ung thời Bắc Tống, qua sự truyền dạy của người thầy uyên bác là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Tinh thần cốt lõi của các học thuyết nói trên là xây dựng những định lý của sự sinh thành và phát triển vũ trụ, Kinh Dịch dần dần ở các giai đoạn sau đi vào nhiều lĩnh vực : Lý học, Số học, tượng số học, thể hiện đầu tiên bằng những số hiệu trong Bát Quái Đồ của Phục Hy (năm 2850 tr. CN) từ Thái Cực (thể thống nhất đầu tiên) đến chia hai (lưỡng nghi) rồi chia bốn (tứ tượng) và tiếp tục mãi mãi, lập thành những hào quẻ vô cùng biến hoá để nói lên mọi hiện tượng, từ trời đất đến nhân sinh. Khởi phát là một ký hiệu học thô sơ, nhưng về sau nhiều kẻ đã lợi dụng, phủ lên một tính chất hoang đường, huyền hoặc. Chúng ta cần phân biệt giá trị khoa học của dịch lý và những luận điểm dị đoan để giữ lại tinh tuý của một nền học thuật hết sức sâu xa mà khoa học hiện đại đang tiếp tục khai thác.
Điều rõ ràng là Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi lý số và ông từng áp dụng kiến thức về mặt này để phát biểu ý kiến của mình đối với thời thế, mang tính dự báo khá chính xác … Những ý kiến tiên đoán đều đã được chứng minh trong lịch sử, cho thấy khả năng nhìn trước của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khả năng ấy xuất phát từ việc tinh thông lý học của ông, từ kinh nghiệm cuộc sống, sự nắm chắc tình hình và tương quan lực lượng của các thế lực cát cứ lúc bấy giờ. Sự thông tuệ của ông đã cho phép ông suy nghiệm và đoán trước những việc xảy ra trong nước, trên cơ sở thực tiển. Nếu nghĩ rằng đó chỉ là kết quả của việc bói toán mang tính thần bí thì chúng ta sẽ phạm sai lầm và đánh giá thấp nhà văn hoá lớn của chúng ta. Trước đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có vế đối : “Lý học thâm uyên Trình tiên giác” cũng đã nói rõ sự tiên giác của Nguyễn Bỉnh Khiêm là do ông uyên thâm về lý học, cộng với cuộc đời gần một thế kỷ của ông. 
  
Trước đây nhiều nhà xuất bản đã ra sách, hoặc một số báo chí đã đăng những Sấm ký của Trạng Trình, đề cập đến những sự kiện lịch sử sau Nguyễn Bỉnh Khiêm gần hai trăm năm. Bài thơ song thất lục bát dài dòng ấy lại kết thúc bằng hai câu 4 chữ : Lê tồn Trịnh bại, Lê bại Trịnh vong…. chưa có chứng cứ gì khẳng định bài ấy là của Nguyễn Bỉnh Khiêm cả. Cũng hai câu thơ lục bát thuộc Sấm Trạng Trình :

Bao giờ Tiên Lãng chia đôi
Sông Hàn lại nối thì tôi lại về

Được giảng giải bằng thực trạng của huyện Tiên Lãnh đã khơi lại con sông đào đã chảy trên đất huyện, và năm 1985 sông Hàn đuợc bắc cầu phao trùng với dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của nhà thơ lớn. Hai câu lục bát ấy hình như chỉ mới được nghe gần đây, có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng đó là một sáng tác dân gian mới có. Vả lại, xét về quá trình hình thành thể loại văn học của nước ta, thì thời kỳ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa có thể thơ lục bát, cho nên chúng ta có thể khẳng định rằng những Sấm truyền viết bằng thể thơ lục bát không thể là của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cũng có trường hợp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng mới có thể đi đến kết luận một cách khoa học được. Ví dụ : Trong một cuốn sách của nhà xuất bản Đại La in năm 1948 về Sấm ký Trạng Trình có bài thơ chữ Hán bốn câu, có dáng dấp như một bài kệ :

Cửu cửu kiền côn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An

Càn khôn đã định rằng chín lần chín 81 năm vào tiết thanh minh sức địch đã tàn. Đến đầu năm dê và đuôi ngựa (1954) tám vạn lính cụ Hồ tiến vào kinh đô (AB 444, AB 355 thư viện Viễn đông Bác cổ Hà Nội). Sự việc dự đoán từ lâu trước khi trở thành hiện thực, đặt cho chúng ta cần suy nghĩ đối với khả năng tính toán của dịch lý… 
  
Từ mấy chục năm qua, câu thơ truyền tụng trong dân gian Việt Nam được mọi người nhắc đi nhắc lại nhiều nhất là đoạn Sấm ký sau đây:
Long Vĩ Xà đầu khởi chiến tranh,

Can qua xứ xứ khởi đao binh,

Mã dề Dương cước, anh hùng tận.

Thân Dậu niên lai kiến thái bình.

Qua 4 câu trên thì 2 câu đầu đã thấy sự kiện xảy ra đúng với năm mà sấm ký mô tả: Long vĩ là đuôi rồng, tức cuối năm Canh Thìn (năm 2000) , Xà đầu là đầu năm Tỵ, tức là năm 2001 xảy ra cuộc đại khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001-và Tổng Thống Bush của Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng chiến tranh- Sau đó là cuộc liên minh quân sự của nhiều nước Hoa Kỳ,Anh, Nga, Pháp, Đức, Ý, Thổ, Uùc..Nhật, Nam Hàn..tấn công vào Afghanistan và tận diệt quân khủng bố khắp thế giới- 
  
Tới đầu năm 2002 là năm Nhâm Ngọ (Mã đề là đầu năm Ngọ) cuộc truy lùng tấn công quân khủng bố phát động khắp cùng thế giới đồng thời cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Iraq có cơ bùng nổ, trong khi Bắc Hàn ngang nhiên tuyên bố mình sở hữu và chế tạo vũ khí nguyên tử. Những điểm nóng đó rất dễ dẫn tới chiến tranh và không tránh được những sự hy sinh, chết chóc. Những sự kiện ấy đã thấy xuất hiện trong 2 câu Sấm kế tiếp:

Mã đề Dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình

Mã đề là đầu năm Ngo ( năm Nhâm Ngọ 2002) và Dương cước là cuối năm Mùi ( Quý Mùi-2003) sẽ có chiến tranh và rất nhiều tướng lãnh, binh sĩ của những quốc gia lâm chiến phải hy sinh (anh hùng tận). 
  
Cho đến nay ,Ba chữ Anh hùng tận, mỗi người suy diễn một khác nhau, có người cho rằng: nếu ứng vào Việt Nam thì chủ nghĩa anh hùng bách chiến bách thắng sẽ không còn nhắc tới nữa và sẽ thay vào đó là sự phát triển về kinh tế. Có người cho rằng chữ anh hùng chỉ những người lính chiến ngả xuống trong cuộc chiến sẽ xảy ra có thể là giữa Hoa Kỳ và Iraq hoặc giữa Pakistan và Aán Độ giữa Do Thái và Palestine vân vân.. Cũng có người lại cho chữ Anh hùng chỉ những nhân vật nắm vận mệnh quốc gia tự cho mình là anh hùng hay được dân chúng hoặc người nước khác cho là anh hùng- Chữ anh hùng ấy conø tùy theo cách nhìn, cách suy nghĩ của mỗi người:-như tiến sĩ Jerrold Post khi nghiên cứu về tính cách của lãnh tụ Iraq Sađam Hussein đã cho rằng: Sađam Hussein luôn luôn mong ước mình trở thành một anh hùng huyền thoại và tin vào vai trò anh hùng huyền thoại của mình nên đã có những ý nghĩ và hành động quá kiêu căng coi thường thế giới vì thế mà rất dễ bị tai họa –- vào năm Quý Mùi, bổn mạng của nhà lãnh đạo này sẽ rất nguy khốn vì như câu Sấm đã cho biết. Còn nếu xét về vận số, tuổi hạn thì năm 2003 Sađam Hussein bị hạn Toán tận nên càng phải cẩn thận kẻo chuốc lấy tai họa.
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng).Hiện có đền thờ tại xã Lý Học ,Huyện Vĩnh Bảo,Thành phố Hải Phòng).. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương Thân phụ cụ Văn Ðình, thân mẫu Nhữ Thị Thục, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ. Ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ.
Người được dân gian truyền tụng và suy tôn là “Nhà tiên tri” số một của nước ta là Trạng Trình, vì ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Một điều khá lý thú là cách đây ngót 500 năm, ngay trang đầu của tập “Trình tiên sinh quốc ngữ” của Trạng Trình có ghi: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Ông đã khẳng định nước ta tên là Việt Nam. Một sự tiên đoán vô cùng chính xác.
Sau đây là Tiểu sử của Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, trích trong quyển sách "Công Dư Tiệp Ký" của Vũ Phương Đề, dịch giả Tô Nam Nguyễn đình Diệm. Ông Nguyễn bỉnh Khiêm, Đạo hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại. Tiên tổ ngày xưa tu nhân tích đức đã nhiều (nay không thể khảo cứu được), chỉ biết từ đời cụ Tổ được tập phong Thiếu Bảo Tư Quận Công, mỹ tự là Văn Tĩnh, cụ Bà được phong Chính Phu Nhân Phạm thị Trinh Huệ, nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc, hợp với kiểu đất Cao Biền. Phụ thân được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh.
Thân mẫu họ Nhữ, được phong Từ Thục Phu Nhân, nguyên người ở Ân Tử Hạ, thuộc huyện Tiên Minh, là con gái quan Hộ Bộ Thượng Thư Nhữ văn Lan. Bà vốn là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh cả môn tướng số, ngay thời Hồng Đức mà bà đã tính được rằng : Vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nữa thì sẽ suy đồi. Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu, muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên đã chờ ngót 20 năm trời, khi gặp Ông Văn Định có tướng sinh được quí tử nên bà mới lấy. Nhưng lại gặp một trang thiếu niên trong lúc sang bến đò Hàn thuộc con sông Tuyết giang, thì Bà ngạc nhiên than rằng : Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì! Những người theo hầu không hiểu ra sao, cầm roi đánh đuổi thiếu niên ấy đi, rồi sau Bà hỏi lại tánh danh, mới biết người ấy là Mạc Đăng Dung, khiến Bà phải sanh lòng hối hận đến mấy năm trời.
Tiên sinh sanh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc sơ sanh, vóc người có vẻ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói. Một hôm, vào buổi sáng sớm, Văn Định đang bế cậu ở trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay lên rằng : "Mặt Trời mọc ở phương Đông." Ông lấy làm lạ ! Rồi năm lên 4, thì Phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu là cậu thuộc lòng đến đó, và thơ quốc âm cậu đã nhớ được đến mấy chục bài. Lại một hôm Bà đi vắng, Ông ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng : "Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung", rồi Ông muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc luôn ngay rằng : " Vén tay Tiên, nhẫn nhẫn rung".Ông thấy cậu mẫn tiệp như vậy thì có ý mừng thầm, đợi khi Bà về thuật lại cho nghe. Bà lấy làm bất mãn nói với Ông rằng : Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao Ông lại dạy con mình như thế ? Ông cả thẹn xin lỗi, nhưng Bà vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu thì mất.
Lại có truyền ngôn rằng : Lúc Ông còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Hàn, khi ấy có chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo của Ông, chú bảo với mọi người rằng, cậu bé nầy có tướng rất quí, chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô, về sau chỉ làm đến Trạng nguyên Tể Tướng mà thôi. Vì thế nên ai cũng đoán chắc rằng, Ông sẽ là bậc tể phụ của quốc gia sau nầy.
Như Ông lúc còn niên thiếu, học vấn sở đắc ngay tự gia đình, đến khi lớn tuổi, nghe nói có quan Bảng Nhãn Lương đắc Bằng, nổi tiếng văn chương quán thế, Ông bèn tìm đến để xin nhập học.
Lương Công là người làng Hội Trào, thuộc huyện Hoằng Hóa, lúc Ngài phụng mệnh sang sứ nhà Minh, có học được phép Thái Ất Thần Kinh của người cùng họ, tức là dòng dõi của Lương Nhữ Hốt (Ông Hốt trước hàng nhà Minh, được phong tước là Lãng Lăng Vương). Lương Công rất tinh thông về lẽ huyền vi, đem truyền lại cho Ông, đến khi Ngài bị ốm nặng, lại đem con là Lương hữu Khánh ký thác với Ông, Ông săn sóc dạy dỗ chẳng khác con mình, sau nầy ông Khánh cũng được thành đạt.
Những năm Quang Thiệu (1516-1526), gặp lúc loạn lạc, Ông về ẩn cư để dạy học trò, lấy Đạo làm vui, chẳng cầu danh tiếng, nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên (tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đăng Dung cũng đều có ý hiếp chế Thiên tử để sai khiến chư hầu, hai bên gây cuộc nội chiến, khiến trong nước chịu cảnh lầm than, lúc ấy Ông có cảm hứng một bài thơ rằng :
Thái hòa vũ tru ï bất Ngu Chu,
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng trước vị thùy khu.
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã,
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu
Thế sự đáo đầu hưu thuyết trước,
Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du
.
DỊCH :
Thái hòa chẳng thấy cảnh Ngu Chu,
Hai phái thù hằn chém giết nhau.
Nhuộm máu phơi xương đà khắp chốn,
Xua chà đuổi sẻ vị ai đâu ?
Trùng hưng duỗi ngựa qua sông trước,
Hậu hoạn phòng beo tiến cửa sau.
Ngán nỗi việc đời thôi phó mặc,
Say rồi dạo suối hát vài câu.
Sở dĩ có bài thơ trên vì Ông biết rõ nhà Lê sẽ được trung hưng, dẫu rằng ngày nay tạm phải tìm kế an thân, nhưng rồi sau đây tất nhiên sẽ lại khôi phục được nước, mà câu : Beo tiến cửa sau, chỉ là nói kín đó thôi. Quả nhiên về sau, nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên tịnh, bấy giờ bạn hữu đều khuyên Ông ra làm quan, đến năm 44 tuổi Ông mới chịu ra ứng thí, khoa hương thi ấy, Ông được đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535), lại ra tỉnh thì được đỗ thứ nhứt, khi vào đình đối, lại đỗ Tấn Sĩ đệ nhứt danh, được bổ chức Đông Các Hiệu Thư, trong thời Thái Tông nhà Mạc, Ông có làm 2 bài thơ " Xuân thiên ngự tửu", đều được hạng ưu, rồi thăng chức Hữu Thị Lang Hình Bộ, sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang, kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ.
Trong 8 năm ở triều, Ông có dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm gương, bởi vì bổn tâm của Ông chỉ muốn làm trăm họ đều được an vui, những người tàn tật mù lòa cũng cho họ được có nghề ca hát bói toán, nhưng rồi gặp phải con rễ tên là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, vì sợ liên lụy đến mình nên Ông cáo quan xin về trí sĩ. Thế là giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542), Ông mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về làng, dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng Ông ở và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Khi ấy Ông có bắc 2 chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát, dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân ở bến Tuyết giang, có bia để ghi sự thực. Ngoài ra, Ông còn tu bổ chùa chiền, có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một con thuyền dạo chơi Kim Hải, Úc Hải để xem đánh cá. Còn chỗ danh sơn thắng cảnh, như núi An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào Ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều; mỗi khi thấy chỗ rừng cây chim đổi giọng ca thì Ông hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần Tiên. Nhưng trong thời gian dưỡng lão ở chốn gia hương, tuy rằng không dự quốc chính, thế mà họ Mạc vẫn phải kính trọng như một ông thầy, những việc trọng đại thường sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón lên kinh thành để hỏi, Ông đều ung dung chỉ dẫn, nhờ đó bổ ích rất nhiều. Xong rồi Ông lại trở về am cũ, họ Mạc ân cần giữ lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng nhứt công thần, phong tước là Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng đến Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Ông Bà nhị đại cũng được phong ấm, 3 người thê thiếp với 7 người con cũng theo thứ tự phong hàm.
Thế rồi đến năm Cảnh Lịch thứ 3 thời nhà Mạc (tức Mạc Phúc Nguyên 1550), Thư Quốc Công , người xã Khoa Hoạch huyện Thanh Oai tên là Nguyễn Thiến, con là Quyện và Mỗi về hàng Quốc triều, Ông có làm một bài thơ gởi cho Thiến có những câu rằng :
"Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại,
Tri quân xử biến khởi tâm cam."
DỊCH :
Ta giúp mồ côi vì trọng nghĩa,
Ông khi xử biến há cam lòng.

Lại có câu rằng :
"Khí vận nhất chu ly phục hợp,
Trường giang khởi hữu hạn đông nam."
DỊCH :
Vận chuyển một vòng tan lại hợp,
Trường giang đâu có hạn đông nam.
Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt, còn Quyện cũng là tướng tài, luôn luôn lập được chiến công. Phúc Nguyên lấy làm lo ngại, hỏi kế nơi Ông thì Ông thưa rằng : Cha Quyện với thần là chỗ bạn thân từ trước, và đã ở trong nhà thần, hiện nay được ra trấn thủ Thiên Trường, ở vào tình thế bán tín bán nghi, nay muốn dùng kế bắt lại, thực chẳng khác chi thò tay vào túi để lấy một vật gì mà thôi.
Rồi Ông xin với Mạc Phúc Nguyên trao cho 100 tráng sĩ, sai đi phục sẵn ở bên bắc ngạn. Ông gởi thơ cho Quyện, hẹn sang bên thuyền nâng chén rượu nhạt kể lại tình xưa, rồi nhân lúc đã quá say, phục binh nổi dậy bắt cóc đem về nam ngạn, Ông mới đem ân nghĩa quốc gia để khuyên nhủ. Quyện cảm động khóc nức nở, Ông bèn dẫn về qui thuận họ Mạc, rồi sau trở thành một viên danh tướng, nhờ đó nhà Mạc duy trì thêm được mấy chục năm nữa. Trong thời gian ấy, Đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) đã dấy nghĩa binh , thanh thế vang khắp xa gần, đánh nhau mấy trận ở cửa Thần Phù. Khiêm Vương Mạc Kính Điển đại bại, Thế Tổ thừa cơ tiến binh theo đường Tây Sơn ra đánh Kinh Bắc, khiến cho trong ngoài nơm nớp lo sợ, Ông hiến kế sách hư hư thực thực, họ Mạc theo đó thi hành, bấy giờ trong cõi mới tạm ổn định.
Mạc Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585), tức năm Ất Dậu tháng 11 thì Ông lâm bệnh. Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự. Ông chỉ trả lời rằng : "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế." Nghĩa là : Sau nầy quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời. Quả nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các Chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau 3, 4 đời thì mới hoàn toàn bị diệt, coi đó thì lời nói của Ông dự đoán chẳng sai chút nào. Nhưng rồi trong tháng ấy, giữa ngày 28 thì Ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy tôn hiệu là "Tuyết Giang Đại Phu", phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng. . . . . . . . . . .
Năm Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối ngôi. Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên Phùng khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân ngầm đem lễ vật về tận Hải Dương để hỏi, Ông không trả lời mà chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng : "Vụ nầy lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm giống cũ để mà gieo mạ." Nói xong, Ông lại lên xe ra chùa, sai các chú tiểu quét dọn đốt hương, ngoài ra không hề đá động gì đến chuyện khác, bởi vì Ông đã hơi tỏ cho biết cái thâm ý là : Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản.
Rồi Trạng Phùng thấy thế vội vàng về báo, Thế Tổ hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê duy Bang) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định. Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tĩnh Vương, đương lúc ở trong tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu của người vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh mẫu, nguyên quán ở làng Phạm Xá thuộc huyện Tứ Kỳ, với Ông là chỗ đồng hương, nên thường bí mật sai người về làng nhờ Ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống. Sứ giả đặt gói bạc nén ở trước mặt Ông, rồi bái lạy lia lịa. Ông thấy sứ giả năn nỉ mãi, nhưng vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay cầm chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh xếp thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co, trước núi lúc ấy có những đàn kiến dương men theo tảng đá leo lên, Ông ngắm nghía chúng một lát rồi mỉm cười đọc một câu :"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân", nghĩa là : Một dãy Hoành sơn có thể dung thân được.
Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng. Hoàng bèn xin vào trấn thủ Quảng nam, đến nay hùng cứ cả một vùng đó…
Nói về môn sinh của Ông, thực sự không biết bao nhiêu mà kể, nhưng nói riêng về những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có : Phùng khắc Khoan, Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, và Trương Thì Cử, đều đã nhờ ơn truyền thụ số học từng đi đến chỗ uyên thâm, và sau đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng. Nhắc lại khi Phùng khắc Khoan còn theo học Bạch Vân Tiên Sinh, lúc thành tài rồi, bỗng có một đêm Tiên Sinh đến chỗ nhà trọ của Khoan, Tiên Sinh gõ cửa bảo rằng : Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với Ông Nguyễn Dữ, chớ chưa chịu ra làm quan. Trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, được Ông phủ chính rất nhiều, cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút. Coi đó, ta thấy việc đào tạo nhân tài để giúp cho bổn triều lúc ấy, phần lớn là nhờ ở Tiên Sinh vậy.
Còn nói về cá nhân của Tiên Sinh, ta thấy Tiên Sinh là người có lòng khoáng đạt, tư chất cao siêu, xử sự hồn nhiên, không hề có chút cạnh góc, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, mà đã nói ra câu gì, thực là bất di bất dịch, dẫu rằng ở nơi thôn dã vui cảnh cúc tùng, hơn 40 năm mà lòng vẫn không quên nước, tấc dạ ưu thời mẫn thế thường thấy chan chứa trong các vần thơ, văn chương viết rất tự nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà rất lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời. Riêng về thơ phú quốc ngữ, Tiên sinh soạn cũng rất nhiều, trước đã xếp thành một tập gọi tên là Bạch Vân Thi Tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm, và một thiên Trung Tân Quán Phú , còn thi thì thất lạc hết cả. Nhưng xem đại lược cũng toàn những thể gió mát trăng thanh, dẫu ngàn năm sau vẫn còn có thể tưởng tượng thấy vậy. Thử coi những câu :
Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ ?
An nhàn ngã thị địa trung Tiên
. Nghĩa là :
Cao sạch ai làm thiên hạ sĩ ?
Thanh nhàn ta cũng địa trung Tiên.
Đó là mấy câu Tiên sinh tự thuật chí hướng của mình thì đủ rõ. Nói về gia đình Tiên sinh có 3 thê thiếp. Bà Chánh thất họ Dương hiệu Từ Ý, quê ở Hải Dương, cũng thuộc bổn huyện, nguyên là ái nữ của quan Hình Bộ Tả Thị Lang Dương đắc Nhan. Thứ Phu nhân họ Nguyễn, hiệu là Nhu Tĩnh. Á Phu nhân họ Nguyễn hiệu Vi Tĩnh. Con cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái. Con trưởng hiệu là Hàn Giang Cư Sĩ, được tập ấm hàm Trung Trinh Đại Phu, rồi sau làm đến Phó Hiến. Con thứ 2 hiệu là Túy Am Tiên Sinh, phong hàm Triều Liệt Đại Phu, tước Quảng Nghĩa Hầu. Con thứ 3 phong hàm Hiển Cung Đại Phu, tước Xuyên Nghĩa Bá, con thứ 4 là Thuần Phu, phong hàm Hoằng Nghị Đại Phu, tước Quảng Đô Hầu, con thứ 5 là Thuần Đức, tước Bá Thứ Hầu, con thứ 6 là Thuần Chính tước Thắng Nghĩa Hầu. Tất cả mấy người con đều có lập được quân công.
Rồi sau Hàn Giang sinh Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tấn, Đạo Tấn sinh Đạo Thông, Đạo Thông sinh Đăng Doanh, Đăng Doanh sinh Thì Đương. Lúc ấy Thì Đương đã 65 tuổi, sinh được 3 người con trai, đều là cháu 8 đời của Tiên Sinh vậy. Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735), người trong làng nhớ tới thịnh đức của Tiên sinh, có dựng 2 tòa miếu ngay ở nền nhà của Tiên sinh ngày trước, rồi người hàng Tổng vì nhớ ơn đức cũng đến Xuân Thu hằng năm tế tự Tiên sinh; còn người trong họ là các Ông Nguyễn hữu Lý, vì sợ sau nầy gia phả sẽ bị thất lạc, nên có nhờ ta soạn một bài tựa. Ta đây sinh sản ở đất Hồng Châu, đối với Tiên sinh ngày trước , dẫu là đồng hương, nhưng nay cách đã 190 năm rồi thì còn biết đâu mà nói. . . . . . . . . .
Nhưng ta nhận thấy Kỳ Lân, Phượng Hoàng đâu phải là vật thường thấy ở trong vũ trụ, tất nhiên nó phải ra chơi ở vườn nhà Đường và núi nhà Chu thì nó mới là điềm tốt. Còn như Tiên sinh, sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào Đạo học Thánh Hiền, ví thử đắc thời để mà thi thố sở học, chắc sẽ tạo ra cảnh trị bình, thay đổi phong tục phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh. Thế mà trái lại, một người có đức đủ phò tá vương, lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra sở học trở nên vô dụng, thực đáng tiếc thay ! Tuy nhiên, đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn. Đối với Tiên sinh, dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi. Ta rất hâm mộ Tiên sinh về chỗ đó. Thử coi sinh trưởng trên đất nhà Mạc, khi thử ra làm quan để hành sở học, thì cũng muốn bắt chước Đức Khổng Phu Tử vào yết kiến Công Sơn Phất Nhiễu, rồi khi biết rằng không thể giúp được thì vội bỏ đi, lại muốn theo trí sáng của Trương Lương để hỏi thăm Xích Tùng Tử. Nay đọc những văn chương còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng, rực rỡ như mây năm sắc, sáng sủa như vừng thái dương, mà cái phong vị tắm sông Nghi, hóng mát cầu Vũ Vu của Ông Tăng Điểm ngày trước, và cái phong thú yêu sen, hái lan của tiền nho ngày xưa, hình như ta được nhìn thấy Tiên sinh và Ta được bái kiến ở trong Giáng Trướng. Bởi vì Tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy.
Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ? Còn như Tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng tượng như một buổi sớm. Xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu : "An-Nam Lý học hữu Trình Tuyền" , tức là công nhận về môn Lý học của nước An-Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.
Hậu học Ôn Đình Hầu Võ Khâm Lâm cẩn thuật.
GHI THÊM CHO RÕ : Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, trước được phong là Đông Các Đại Học Sĩ, sau được phong tước là : Trình Tuyền Hầu, rồi dần dần thăng lên Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Cụ mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), thọ 95 tuổi. Cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức, giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền lợi riêng tư, không còn biết đạo đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn dĩ tải Đạo" của Thánh Hiền. Cụ có viết một tập thơ chữ Hán gọi là " BẠCH VÂN AM THI TẬP " . Tập thơ nầy gồm hằng ngàn bài thơ vịnh cảnh, tả tình, hiện đã bị thất lạc gần hết. Vê thơ Nôm, Cụ có viết tập "BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP ", gồm nhiều bài thi Đường luật và Cổ phong, với những chủ đề như sau :
- Thú ẩn cư, an nhàn tự tại,
- than trách đời nhân tình thế thái,
- khuyên răn người đời.
Ngoài ra, Cụ Trạng Trình còn lưu truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy chép vào cuốn BẠCH VÂN GIA PHẢ BÍ TRUYỀN TẬP, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH.
Sau đây xin chép lại vài bài thi tiêu biểu trong cuốn Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập :
THÚ THÔN CƯ
Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn mặc ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp,
Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao.
THẾ GIAN BIẾN ĐỔI
Thế gian biến đổi vũng nên đồi,
Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi.
Còn tiền còn bạc còn đệ tử,
Hết cơm hết gạo hết ông tôi.
Xưa nay vẫn trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế mới hay người thế bạc,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
CỦA NẶNG HƠN NGƯỜI
Đời nầy nhân nghĩa tợ vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không nào thiết hỏi,
Sau vào gánh nặng lại vui cười.
Anh anh chú chú mừng hơ hải,
Rượu rượu chè chè thết tả tơi.
Người, của, lấy cân ta sẽ nhấc,
Mới hay rằng của nặng hơn người. ,
Sau đây xin trích vài đoạn trong SẤM TRẠNG TRÌNH
CẢM ĐỀ
Thanh nhàn vô sự là Tiên,
Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi.
Cơ Tạo Hóa, phép đổi dời,
Đầu non mây khói tỏa,
Mặt nước cánh buồm trôi.
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi,
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời.
Tuổi già thua kém bạn,
Văn chương gởi lại đời.
Dở hay nên tự lòng người cả,
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời.
Bí truyền cho con cháu,
Dành hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ

Nước Nam từ họ Hồng bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang san đổi dời.
Từ Đinh Lê Lý Trần thuở trước,
Đã bao đời ngôi nước đổi thay.
Núi sông Thiên định đặt bày,
Đồ thơ mấy quyển, xem nay mới rành.
. . .
Kìa kìa gió thổi lá rung cây,
Rung Bắc rung Nam, Đông tới Tây.
Tan tác kiến kiều an đất nước,
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái,
Nhắn con nhà Vĩnh Bảo cho hay.
Tiền ma bạc quỉ trao tay,
Đồ Môn Nghệ Thái dẫy đầy can qua.
Giữa năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây.
. . .
Cửu cửu Càn Khôn dĩ định,
Thanh minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo dương đầu mã vĩ,
Hồ binh bát vạn nhập Tràng an.
Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan lại muốn toan đường đá xe.
. . .
Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
. . .
Thần Kinh Thái Ất suy ra,
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn.
Ngày thường xem thấy quyển vàng,
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi.
Bởi Thái Ất thấy lạ đời,
Ấy thuở Sấm Trời vô giá thập phân.
Phú quí hồng trần mộng,
Bần cùng bạch phát sinh.
Hoa thôn đa khuyển phệ,
Mục giả dục nhơn canh.
Bắc hữu Kim Thành tráng,
Nam hữu Ngọc Bích Thành.
Phân phân tùng bách khởi,
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh.
Bảo giang Thiên Tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành.
. . .
Cơ Tạo Hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy Sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.
***___________________________________________________________________
Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa vào bậc nhất chốn kinh kỳ thời bấy giờ. Con gái Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, được phong là Từ thục phu nhân. Bà giỏi văn chương và tài học về Lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận không thể chờ thời. Như Nguyễn Du đã viết sau nầy “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” .Trạng Trình có người em cũng tài giỏi về lý số, người đời gọi là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoang cùng mẹ khác cha. Nguyễn Bỉnh Khiêm huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
 
Nguyễn Bỉnh Khiêm,lúc trẻ ông học với Lương Ðắc Bằng được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” từ đó ông tinh thông về Lý học,Tướng số học giỏi, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm,  ông biết nhà Lê Trung Hưng, nên chờ đúng số mệnh năm 44 tuổi dự thi đỗ Giải Nguyên, đời nhà Mạc (1527-1592), làm việc bên cạnh Tả thị Lang, Ðông Các Ðại Học Sĩ, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua nghe không. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông  “Tuyết giang Phu tử “ thơ mang triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càn khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân
                                               
Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách
Khởi thức hưng vong thế cổ kim
hay 
                                   Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân
                                    Tà dương độc lập đô vô sự 
 
Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn nghành lý học, giống như (Trình Y Xuyên,Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa). Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại, tước hiệu Trình quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”
           
Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trinh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không nói gì chỉ bảo người giúp việc ngụ ý :
  “năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “  Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê, lên làm vua.
 
 Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết có nhà Lê lại khôi phục được làm bài thơ
 
Non sông nào phải buổi bình thời
Thú đánh nhau chi khéo nực cười
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ
Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi
Ng ựa phi chắc có hồi quay cổ (1)
Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi
 
           Hoành sơn nhất đái
 
Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hoá. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông.
 
Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hoá là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hoá. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hoá trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.
 
Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên đã ngấm ngầm ngăn trở, và vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và thốt lên một câu:
 
“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
 
Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời . Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình đã bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
 
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức, thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
 
 Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau câu : ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại .Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945 .
 
Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, tuy nhiên con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ . Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống
 
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng:
 
            Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau  sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói:
  Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.
 Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo:  Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra: tạm dịch nghĩa:
 
Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì nhữg kẻ sinh sau ?
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ ?
 Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa.
             Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh : Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp đìên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo an để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán :
 
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến  kiều an  đất nước
Xác xơ cổ  thụ sạch am  cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng  địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „
 
            Thoát nạn sập nhà
 
Trước lúc mất, Trạng có giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.
Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:
Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách, Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
 
Nghiã là
 Cứu người thoát nạn đổ nhà, Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo
 
Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy  lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng trạng Trình đã cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền để giúp con cháu cụ Trạng.
 
 Nguyễn Công Trứ  (1778-1858)  phá đền
 
Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi :
 
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay
 
Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.
  Cha con thằng Khả
 Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:
 
Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao.Bắt đền quan tám
 
Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng:  Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền

Thơ văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…. và những lời sấm ký có giá trị.
 
1/  ứng nghiệm về sau nhà Lê khôi phục
2/ ứng nghiệm nhà Trịnh giữ nhà Lê
 
Tài liệu tham khảo
 
Việt Nam Sử lược : Trần Trọng Kim
Tự Ðiển nhân vật lịch sử : Nguyễn Quyết Thắng
Những câu chuyện lịch sử tập 3 : Trần Gia Phụng
Thái Ất thần Kinh nhà xuất bàn văn Hoá
Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm màu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
Trải vì sao mây che Thái Ất
Thủa cung tay xe nhật phù lên
Việt Nam khởi tổ xây nên
Lạc Long ra trị đương quyền một phương
Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
Ðến Ðinh Hoàng nối ngôi cửu ngủ
Mở bản đồ rủ áo chấp tay
Ngự đao phút chốc đổi thay
Thập bát tử rày quyền đã nổi lên
Ðông a âm vị nhi thuyền
Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh
Chấn cung hiện nhật quang minh
Sóng lay khôn chống trường thành bền cho
Ðoài cung vẻ rạng trăng thu
Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn
Sang cửu thiên ám vầng hồng nhật
Dưới lẫn trên năng vẫn uống quen
Sửa sang muôn việc cầm quyền
Ngồi không ai dể khẳng nhìn giúp cho
Kìa liệt vương khí hư đồ ủng
Mặc cường hầu ong ỏng tranh khôn
Trời sinh ra những kẻ gian
Mặt khôn đổi phép, mặc ngoan tham tài
Áo vàng ấm áp đà hay
Khi sui đấp núi khi say xây thành
Lấy đạt điền làm công thiên hạ
Ðược mấy năm đất lở giếng mòn
Con yết ạch ạch tranh khôn
Vô già mở hội mộng tôn làm chùa
Cơ trời xem đã mê đồ
Ðã đô lại muốn mở đô cho người
Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn
Suốt vạn dân cừu giận oán than
Dưới trên dốc chí lo toan
Những đua bán nước bán quan làm giàu
Thống rủ nhau làm mồi phú quí
Mấy trung thần có chí an dân
Ðua nhau làm sự bất nhân
Ðã tuần bốn bể lại tuần đầu non
Dư đồ chia xẻ càn khôn
Mối giềng man mác khiếp mòn lòng nhau
Vội sang giàu giết người lấy của
Sự có chăng mặc nọ ai đôi
Việc làm thất chính tơi bời
Minh ra bổng lại thất thôi bấy giờ
Xem tượng trời đã giơ ra trước
Còn hung hăng bạc ngược quá xưa
Cuồn phong cả sớm liền trưa
Ðã đờn cửu khúc còn thơ thi đề
Ấy Tần Vương ngu mê chẳng biết
Ðể vạn dân dê lại giết dê
Luôn năm chật vật đi về
Âm binh ở giữa nào hề biết đâu
Thấy nội thành tiếng kêu ong ỏng
Cũng một lòng trời chống khác nào
Xem người dường vững chiêm bao
Nào đâu còn muốn ước ao thái bình
Một góc thành làm tâm chứng quỷ
Ðua một lòng ích kỷ hại nhân
Bốn phương rời rỡ hồng trần
Làng khua mỏ cá lãng phân điếm tuần
Tiếc là những xuất dân làm bạo
Khua dục loài thỏ cáo tranh nhau
Nhân danh trọn hết đâu đâu
Bấy giờ thiên hạ âu sầu càng ghê
Hùm già lạc dấu khôn về
Mèo non chi chí tìm về cố hương
Chân dê móng khởi tiêu tường
Nghi nhau ai dễ sửa sang một mình
Nội thành ong ỏng hư kinh
Ðầu khỉ tin sứ chèo thành lại sang
Bở mồ hôi Bắc giang tái mã
Giửa hai xuân bỗng phá tổ long
Quốc trung kinh dụng cáo không
Giữa năm giả lai kiểm hung mùa màng
Gà đâu sớm gáy bên tường
Chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng không
Thủy binh cờ phất vầng hồng
Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
Ðứng hiên ngang đố ai biết trước
Ấy Bắc binh sang việc gì chăng ?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
Chưa từng thấy đời này sự lạ
Bổng khiến người giá họa cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao chẳng dục dân ruộng cày
Ðã nên si Hoàn Linh đời Hán
Ðúc tiền ra bán tước cho dân
Xun xoe những rắp cậy quân
Chẳng ngờ thiên đạo xây dần đã công
Máy hoá công nắm tay dễ ngỏ
Lòng báo thù ai dễ đã nguôi
Thung thăng tưởng thấy đạo trời
Phù Lê diệt Mạc nghỉ dời quân ra
Cát lầm bốn bể can qua
Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về
Quân hùng binh nhuệ đầy khe
Kẻ xưng cứu nước kẻ khoe trị đời
Bấy giờ càng khốn than ôi
Quỉ ma trật vật biết trời là đâu ?
Thương những kẻ ăn rau ăn giới
Gặp nước bung con cái ẩn đâu
Báo thù ấy chẳng sai đâu
Tìm non có rẩy chừng sau mới toàn
Xin những kẻ hai lòng sự chúa
Thấy đâu hơn thì phụ thửa ân
Cho nên phải báo trầm luân
Ai khôn mới được bảo thân đời này
Nói cho hay khảm cung rồng dấy
Chí anh hùng xem lấy mới ngoan
Chử Rằng lục thất nguyệt gian
Ai mà nghĩ được mới gan anh tài
Hễ nhân kiến đã dời đất cũ
Thì phụ nguyên mới chổ binh ra
Bốn phương chẳng động can qua
Quần hùng các xứ điều hoà làm tôi
Bấy giờ mở rộng qui khôi
Thần châu thu cả mọi nơi vạn toàn
Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Hoàng phúc xưa đã định tây phong
Làu làu thế giới sáng trong
Lồ lộ mặt rồng đầu có chử vương
Rỏ sinh tài lạ khác thường
Thuấn Nghiêu là chí Cao Quang là tài
Xem ý trời có lòng đãi thánh
Dốc sinh hiền điều đỉnh nội mai
Chọn đầu thai những vì sao cả
Dùng ở tay phụ tá vương gia
Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch sĩ điều hoà hôm mai
Song thiên nhật rạng sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường
Ðời này thánh kế vị vương
Ðủ no đạo đức văn chương trong mình
Uy nghi trạng mạo khác hình
Thác cư một gốc kim tinh phương đoài
Cùng nhau khuya sớm dưỡng nuôi
Chờ cơ sẽ mới ra tài cứu dân
Binh thơ mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý nhân luân càng mầu
Ở đâu đó anh hùng hẳn biết
Xem sắc mây đã biết thành long
Thánh nhân cư có thụy cung
Quân thần đã định gìn lòng chớ tham
Lại dặn đấng tú nam chí cả
Chớ vội vàng tất tả chạy rong
Học cho biết lý kiết hung
Biết phương hướng bội chớ dùng làm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ chi ngộ màng gì tưởng trông
Kìa những kẻ vội lòng phú quí
Xem trong mình một thí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới chài đâu sẵn nên công mà hòng
Xin khuyên đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi ai nhớ cho tinh
Âm dương cơ ngẩu ngô sinh
Thái nhâm thái ất trong mình cho hay
Văn thì luyện nguyên bài quyết thắng
Khen Tử Phòng cũng đấng Khổng Minh
Võ thông yên thủy thần kinh
Ðược vào trận chiến mới càng biến cơ
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Biết ray tay miệng biếng nói không
Ngỏ hay gặp hội mây rồng
Công danh sáng chói chép trong vân đài
Bấy giờ phỉ sức chí trai
Lọ là cho phải ngược xuôi nhọc mình
Nặng lòng thật có vĩ kinh
Cao tay mới gẩm biết tình năm nao
Trên trời có mấy vì sao
Ðủ nho biền tướng anh hào đôi nơi
Nước Nam thường có thánh tài
Ai khôn xem lấy hôm mai mới tường
So mấy lời để tàng kim quỉ
Chờ hậu mai có chí sẽ cho
Trước là biết nẽo tôn phò
Sau là cao chí biết lo mặc lòng
Xem đoài cung đến thời bất tạo
Thấy vĩ tinh liệu rạo cho mau
Nguôi lòng tham tước tham giàu
Tìm nơi tam hiểm mới hầu bảo thân
Trẻ con mang mệnh tướng quân
Ngỡ oai đã dấy ngỡ nhân đã nhường
Ai lấy gương vua U thủa trước
Loạn ru vì tham ngược bất nhân
Ðoài phương ong khởi lần lần
Muôn sinh ba cốc cầm binh dấy loàn
Man mác một đỉnh Hoành Sơn
Thừa cơ liền mới nổi cơn phục thù
Ấy là những binh thù Thái Thái
Lòng trời xui ai nấy biết ru ?
Phá điền dầu khỉ cuối thu
Tái binh mới động thập thò liền sang
Lọ chẳng thường trong năm khôn xiết
Vẽ lại thêm hung kiệt mất mùa
Lưu tinh hiện trước đôi thu
Bấy giờ thiên hạ mây mù đủ năm
Xem thấy nhũng sương săm tuyết lạnh
Loài bất bình tranh mạnh hung hăng
Thành câu cá, lửa tưng bừng
Kẻ ngàn Ðông Hải người rừng Bắc Lâm
Chiến trường chốn chốn cát lầm
Kẻ nằm đầy đất kẻ trầm đầy sông
Sang thu chín huyết hồng tứ giả
Noi đàng dê tranh phá đôi nơi
Ðua nhau đồ thán quần lê
Bấy giờ thiên hạ không bề tựa nương
Kẻ thì phải thủa hung hoang
Kẻ thì binh hỏa chiến trường chết oan
Kẻ thì mắc thủa hung tàn
Kẻ thì bận của bổng toan khốn mình
Muông vương dựng ổ cắn tranh
Ðiều thì làm chước xuất binh thủ thành
Bời bời đua mạnh tranh giành
Ra đâu đánh đấy dem binh sớm ngày
Bể thanh cá phải ẩn cây
Ðất bằng nổi sấm cát bay mịt mù
Nào ai đã dễ nhìn U
Thủy chiến bộ chiến mặc dù đòi cơn
Cây bay lá lửa đôi ngàn
Một làng còn mấy chim đàn bay ra
Bốn phương cùng có can qua
Làm sao cho biết nơi hào bảo thân
Ðoài phương thực có chân nhân
Quần tiên khởi nghĩa chẳng phân hại người
Tìm cho được chốn được nơi
Thái nguyên một giãi lần chơi trú đình
Bốn bề núi đá riểu quanh
Một đường tiểu mạch nương mình dấy an
Hễ Ðông Nam nhiều phen tàn tạc
Tránh cho xa kẻo mắc đao binh
Bắc kinh mới thật đế kinh
Dấu thân chưa dễ dấu danh được nào
Chim hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào thần kinh
Ai dễ cứu con thơ sa giếng
Ðưa một lòng tranh tiếng dục nhau
Vạn dân chịu thủa u sầu
Kể dư đôi ngủ mới hầu khoan cho
Cấy cày thu đãi thời mùa
Bấy giờ phá ruộng lọ chờ mượn ai
Nhân ra cận duyệt viễn lai
Chẳng phiền binh nhọc chẳng nài lương thêm
Xem tượng trời biết đường đời trị
Gẩm về sau họ Lý xưa nên
Giòng nhà để lấy dấu truyền
Gẩm xem bốn báu còn in đời đời
Thần qui cơ nổ ở trời
Ðể làm thần khí thủa nơi trị trường
Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Lục thất cho biết ngày dài
Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê
Có thầy nhân thập đi về
Tả phụ hửu trì cây cỏ làm binh
Giốc hết sức sửa sang vương nghiệp
Giúp vạn dân cho đẹp lòng trời
Ra tay điều chỉnh hộ may
Bấy giờ mới biết rằng tài yên dân
Lọ là phải nhọc kéo quân
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về
Năm giáp tý vẽ khuê đã rạng
Lộ Ngũ tinh trinh tượng thái hanh
Ân trên vũ khí vân hành
Kẻ thơ ký tuý kẻ canh xuân đài
Bản đồ chảng sót cho ai
Nghìn năm lại lấy hội nơi vẹn toàn
Vững nền vương cha truyền con nối
Dõi muôn đời một mối xa thư
Bể kình tâm lặng bằng tờ
Trăng thanh ai chẳng ơn nhờ gió xuân
Âu vàng khỏe đặt vững chân
Càng bền thế nước vạn xuân lâu dài
Vừa năm nhâm tý xuân đầu
Thanh nhàn ngồi tựa hương câu nghĩ đời
Quyển vàng mở thấy sấm trời
Từ Ðinh đổi đời chí lục thất gian
Một thời có một tôi ngoan
Giúp trong việc nước gặp an thái bình
Luận chung một tập kim thời
Tướng quyền tử sĩ nam nhi học đòi
Trượng phu có chí thời coi
Những câu nhiệm nhặt đáng đôi nhành vàng
Tài nầy nên đấng vẻ vang
Biết chừng đời trị biết đường đời suy
Kể từ nhân đoản mà đi
Số chưa gặp thì biết hoà chép ra
Tiếc thay hiền sĩ bao già
Ước bằng Bành Tổ ắt là Thái Công
Thử cho tay giúp ra dùng
Tài này so cùng tài trước xem sao
Trên trời kể chín tầng cao
Tay nghe bằng một ti hào biết hay
Hiềm vì sinh phải thời này
Rấp thù mở nước tiếc thay chưng đời
Hợp đà thay thánh nghìn tài
Giáng sinh rủi kiếp quỉ ma nhà trời
Nói ra thì lậu sự đời
Trái tai phải lụy tài trai khôn luần
Nói ra am chúa bội quân
Ðương thời đời trị xoay vần được đâu
Chờ cho nhân đoản hết sau
Ðến chừng đời ấy thấy âu nhiễu nàn
Trời xui những kẻ ắt gian
Kiếp độc đạo thiết làm loàn có hay
Vua nào tôi ấy đã bày
Trên đầu bất chính dưới nay dấy loàn
Ðua nhau bội bạn nghịch vi
Ích gia phi kỷ dân thì khốn thay
Tiếc tài gẩm được thời hay
Ðã sao như vậy ra tay sẽ dùng
Tài trai có chí anh hùng
Muốn làm tướng súy lập công xưng đời
Khá xem nhiệm nhặt tội trời
Cơ mưu nhiệm nhặt mấy trai anh hùng
Ði tìm cho đến đế cung
Rấp phù xuất lực đế cung được toàn
Bảo nhau cương kỷ cho tường
Bốn phương cũng được cho yên trong ngoài
Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ thánh sẽ nên tay anh hùng
Còn bên thì náu chưa xong
Nhân lực cướp lấy thiên công những là
Ðời ấy những quỉ cùng ma
Chảng còn ở thật người ta đâu là
Trời cao đất rộng bao xa
Làm sao cho biết cửa nhà đế vương
Dù trai ai chửa biết tường
Nhất thổ thời sĩ Khảm Phương thuở này
Ý ra lục thất gian nay
Thời vận đã định thời nầy hưng vương
Trí xem nhiệm nhặt cho tường
Bảo Giang thánh xuất trung ương thuở nầy
Vua ngự thạch bàn xa thay
Ðại ngàn vắng vẻ những cây cùng rừng
Gà kêu vượn hót vang lừng
Ðường đi thỏ thẻ dặm chưn khôn dò
Nhân dân vắng mạt bằng tờ
Sơn lâm vào ở đổ nhờ khôn thay
Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận thú rày an dân
Phong đăng hoà cốc chứa chang
Vua ở trên ngàn có ngũ sắc mây
Chính cung phương khảm vần mây
Thực thay thiên tử là nay trị đời
Anh hùng trí lượng thời coi
Công danh chẳng ngại tìm đòi ra đi
Tìm lên đến thạch bàn khê
Có đất sinh thánh bên kia cuối làng
Nhìn đi nhìn lại cho tường
Dường như chửa có sinh vương đâu là
Chảng tìm thì đến bình gia
Thánh chưa sinh thánh báo ca địa bình
Nhìn xem phong cảnh cũng xinh
Tả long triều lại có thành đợt vây
Hửu hổ uấn khúc giang này
Minh Ðường thất diệu trước bày mặt tai
Ở xa thấy một con voi
Cúi đầu quen bụi trông vời hồ sâu
Ấy điềm thiên tử về chầu
Tượng trưng đế thánh tô lâu trị đời
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Sinh đặng chúa ấy là ngôi chẳng cầu
Ðến đời thịnh vượng còn lâu
Ðành đến tam hợp chia nhau sẽ làm
Khuyên cho Ðông Bắc Tây Nam
Muốn làm tướng súy thì xem trông này
Thiên sinh thiên tử ư hỏa thôn
Một nhà họ Nguyễn phúc sinh tôn
Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn
Kìa cơn gió thổi lá rung cây
Rung Bắc sang Nam Ðông tới
Tây Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây
Sơn lâm nổi sóng mù thao cát
Hưng địa tràng giang hóa nước đầy
Một gió một yên ai sùng bái
Cha con người Vĩnh Bảo cho hay
Con mùng búng tít con quay
Vù vù chong chóng gió bay trên đài
Nhà cha cửa đóng then cài
Ầm ầm sấm động hỏi người đông lân
Tiếc tám lạng thương nửa cân
Biết rằng ai có du phần như ai
Bắt tay nằm nghỉ dông dài
Thương người có một lo hai phận mình
Canh niên tân phá
Tuất hợi phục sinh
Nhị Ngũ dư bình
Long hổ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua tứ xứ loạn đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
Non đoài vắng vẻ bấy nhiêu lâu
Có một đàn xà đánh lộn nhau
Vượn nọ leo cành cho sỉ bóng
Lợn kia làm quái phải sai đầu
Chuột nọ lăm le mong cản tổ
Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
Tìm về quê củ bắt ngựa tàu
Cửu cửu kiền khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập trường an
Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Lê dân bảo bảo noản
Tứ hải lạc âu ca
Dục đức thánh nhân hương
Qua kiều cư Bắc phương
Danh vi Nguyễn gia tử
Kim tịch sinh ngưu lang
Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân
Bạch hổ kim đai ấn
Thất thập cổ lai xuân
Bắc hữu kim thành tráng
Nam tạc ngọc bích thành
Hỏa thôn đa khuyển phệ
Mục giả dục nhân canh
Phú quí hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Anh hùng vương kiếm kích
Manh cổ đổ thái bình
Nam Việt hửu Ngưu tinh
Quá thất thân thủy sinh
Ðiạ giới sĩ vị bạch
Thủy trầm nhi bắc kinh
Kỷ mã xu dương tẩu
Phù kê thăng đại minh
Trư thử giai phong khởi
Thìn mão xuất thái bình
Phân phân tùng Bắc khởi
Nhiểu nhiểu xuất Ðông chinh
Bảo sơn thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Thủy trung tàng bảo cái
Hứa cập thánh nhân hương
Mộc hạ châm châm khẩu
Danh thế xuất nan lương
Danh vi Nguyễn gia tử
Tinh bản tại ngưu lang
Mại dử lê viện dưỡng
Khởi nguyệt bộ đại giang
Hoặc kiều tam lộng ngạn
Hoặc ngụ kim lăng cương
Thiên dử thần thực thụy
Thụy trình ngũ sắc quang
Kim kê khai lựu điệp
Hoàng cái xuất quí phương
Nhân nghĩa thùy vi địch
Ðạo đức thực dữ đương
Tộ truyền nhị thập ngủ
Vận khải ngủ viên trường
Vận đáo dương hầu ách
Chấn đoài cương bất trường
Quần gian đạo danh tự
Bách tính khổ tai ương
Can qua tranh đấu khởi
Phạm địch tánh hung hoang
Ma vương sát đại quỉ
Hoàng thiên tru ma vương
Kiền khôn phú tai vô lương
Ðào viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngủ thư hùng vị quyết
Ðảo Hoàn Sơn tam liệt ngũ phân
Ta hồ vô phụ vô quân
Ðào viên tán lạc ngô dân thủ thành
Ðoài phương phước điạ giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngủ vân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hai mưu thần như lâm
Trần công nai thị phúc tâm
Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du
Tướng thần hệ xuất y chu
Thứ kỵ phục kiến Ðường ngu thi hành
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia