Home Đời Sống Tài Liệu Ðã có những thỏa hiệp, đưa đến dân chủ không đổ máu

Ðã có những thỏa hiệp, đưa đến dân chủ không đổ máu PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Lê   
Thứ Năm, 12 Tháng 11 Năm 2009 05:29

Giải mật ‘Cách Mạng Nhung Tiệp Khắc 1989’

 

Cuộc Cách Mạng Nhung Tiệp Khắc được đánh dấu mốc lịch sử bằng việc ông Vaclav Havel, Một nhà viết kịch đối lập được Quốc Hội chuyển tiếp bầu làm Tổng Thống ngày 29 Tháng Mười Hai, năm 1989 chỉ hơn một tháng sau những ngày biến động cách mạng. Ðiều trớ trêu nhất là ông Havel do Quốc Hội chuyển tiếp với đa số các đại biểu Quốc Hội là các đảng viên CS Tiệp Khắc bầu làm tổng thống.

Dù một ngày trước đó, ngày 28 Tháng Mười Hai, đã được thông qua Ðạo Luật Bổ Sung nhằm bổ nhiệm những đại biểu Quốc Hội không cộng sản vào Quốc Hội không qua bầu cử. Và ông Alexandr Dubcek, người vừa được bổ nhiệm làm đại biểu Quốc Hội trở thành chủ tịch Quốc Hội mới, Quốc Hội “chuyển tiếp.” Tuy nhiên đa số các thành viên Quốc Hội vẫn là các đại biểu Quốc Hội CS cũ.

Sự kiện này đã làm rất nhiều người ngạc nhiên và bất ngờ. Ông Petr Pithar, một trong những người chống đối (sau làm thủ tướng CH Tcheck và chủ tịch Thượng Viện) nhớ lại buổi họp Quốc Hội bầu ông Havel làm tổng thống không bỏ được cảm giác trớ trêu và nhục nhã cho nhiều người khác mà ông có ngày đó: “Tôi thấy thật quái quỷ khi chính những đảng viên CS Quốc Hội đó bỏ phiếu 100% bầu cho Havel làm tổng thống. Thật không thể tượng tượng nổi.”

Thế nhưng cũng chính điều này, những cảm giác khó hiểu nhục nhã mà những người như ông Pithar nói tới khi ông Havel được Quốc Hội bầu 100% số phiếu trở thành tổng thống bị nhiều người, trong đó có nhiều sử gia, cho là một thỏa hiệp (nhiều người dùng chữ thỏa thuận mua bán) với Ðảng CS Tiệp Khắc khi đó. Có rất nhiều ý kiến cho rằng khi đó các nhóm đối lập hoàn toàn chưa chuẩn bị khả năng nắm quyền, không có người và Ðảng CS bị đẩy vào thế phải thỏa hiệp. Rất nhiều người tin rằng đó là sự trao đổi việc ông Havel lên làm tổng thống và bổ nhiệm các đại biểu Quốc Hội thay thế và đổi lại bằng việc cấm hoạt động của Ðảng CS sau đó cũng như việc quay lại của nhiều thành viên đảng CS trong chính quyền và xã hội thời gian tiếp theo sau đó.

Trong nhiều năm sau có những tin tức cho rằng có một thỏa hiệp ngầm nào đó giữa ông Marian Calfa, khi đó là thủ tướng Chính Phủ Hòa Giải Liên Bang. và ông Havel. Ông Calfa tiếp tục làm thủ tướng Liên Bang Tiệp Khắc đến năm 1992 thì Tiệp Khắc phân chia thành hai nước riêng biệt. Ông Calfa sau đó vẫn quan hệ mật thiết với ông Havel và trở thành luật sư đại diện cho ông Havel trong nhiều vấn đề khác nhau.

20 năm sau vào ngày 9 Tháng Mười Một, năm 2009, sau khi giải mật hồ sơ và được công bố người dân Tiệp Khắc mới lần đầu tiên được khẳng định về việc có một thỏa thuận giữa ông Havel và Calfa. Dù muốn hay không, thỏa thuận này cũng giúp nước Tiệp chuyển tiếp sang chế độ dân chủ trong hòa bình và an toàn.

Trong bản điều trần trước Ủy Ban Ðiều Tra của Quốc Hội Tiệp Khắc ngày 7 Tháng Ba, năm 1991 về sự kiện “17 Tháng Mười Một, năm 1989”, ông Havel có cho hay ông có cuộc gặp nói chuyện riêng với ông Calfa. Cuộc gặp diễn ra tại một nơi mà không ai biết và không ai có thể nghe lén. Trong cuộc nói chuyện riêng đó, ông Calfa, khi đó vẫn là đảng viên CS Tiệp Khắc, cho hay ông đã hết hy vọng ở Ðảng Cộng Sản và sẵn sàng đi theo con đường dân chủ hơn. Ông Calfa cũng cho hay, ông ý thức được sự nguy hiểm của chuyện đó là ông có thể bị bắn hay thủ tiêu bất kỳ lúc nào cùng ông Havel.

Cũng trong buổi gặp mặt đó ông Calfa nói sẽ đề nghị chính thức ông Havel ra ứng cử chức vụ Tổng Thống Tiệp Khắc và trong thời gian nhanh nhất. Khi đó trong Quốc Hội Tiệp Khắc (Cộng Sản) có dự định sẽ tổ chức bầu tổng thống qua hình thức bầu cử toàn dân mà ông Calfa cho rằng đó là một hình thức dễ bị thao túng và lợi dụng. Phía Diễn Ðàn Công Dân dự tính việc bầu cử vào khoảng Tháng Giêng, năm 1990. Nhưng ông Calfa muốn chuyện đó diễn ra trong thời gian nhanh nhất và thậm chí ông đề nghị là sẽ có tổng thống mới trước ngày năm mới. Khi đó ông Maria Calfa là thủ tướng Liên Bang Tiệp Khắc và đang đảm trách chức vụ tổng thống sau khi ông Husak từ chức ngày 13 Tháng Mười Hai, năm 1989.

Ông Calfa cho hay ông sẽ làm tất cả để ông Havel trở thành tổng thống và đồng thời cũng yêu cầu ông Havel sau đó giữ ông ở lại trong cương vị Thủ Tướng Liên Bang.

Cũng trong buổi điều trần năm 1991 này, ông Havel cũng nhấn mạnh là cuộc nói chuyện và thỏa thuận đó không phải là cuộc đổi chác như có thể hiểu nhầm. Ông Havel nói: “Ðó là cuộc nói chuyện với một người về khả năng làm sao chuyển sang thể chế dân chủ tự do bằng một hình thức pháp lý phù hợp, hòa bình và tránh những xáo trộn, xung đột đường phố hay thậm chí có thể đổ máu...” Ông Havel khẳng định đó là cuộc nói chuyện giữa ông với một người quan tâm đến vận mệnh của đất nước này và mong muốn sự chuyển tiếp xảy ra có thể hòa bình nhất. “Ðó không phải là thỏa thuận ngầm giữa hai thủ lĩnh là một người sẽ làm tổng thống và người kia sẽ làm thủ tướng như nhiều người nghĩ,” ông Havel khẳng định vậy trong buổi điều trần ngày 7 Tháng Ba, năm 1991.

Dù một ngày trước đó, ngày 28 Tháng Mười Hai, đã được thông qua Ðạo Luật Bổ Túc nhằm bổ nhiệm những đại biểu Quốc Hội không cộng sản vào Quốc Hội không qua bầu cử.

Ngày 29 Tháng Mười Hai, năm 1989, Vaclav Havel được Quốc Hội chuyển tiếp bầu làm tổng thống. Marian Calfa làm thủ tướng Chính Phủ Liên Bang Tiệp Khắc sau khi Diễn Ðàn Công Dân thắng cử năm 1990. Năm 1992, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tiếp theo, ông Calfa từ giã chính trường và thành lập công ty luật tư nhân cho đến ngày nay.

Vaclav Havel tiếp tục được bầu làm tổng thống Tiệp Khắc và CH Tcheck hai nhiệm kỳ tiếp theo đến năm 2003.

Cũng trong ngày 9 Tháng Mười Một, năm 2009, CH Tcheck công bố danh sách 985 điệp viên tình báo của công an mật trước năm 1989. Trong số những người mới được giải mật có Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ JiYí Komorous, cựu giám đốc chi nhánh Interpol tại CH Tcheck, ông Pavol Mihál hay giám đốc phụ trách Âu Châu hiện nay của Microsoft, ông Jan MĂhlfeit.