Lịch sử Ngày Lễ Tạ Ơn và Lễ kỷ niệm |
Tác Giả: Linh Vũ | |||
Thứ Năm, 26 Tháng 11 Năm 2009 21:21 | |||
Trong suốt lịch sử nhân loại đã tổ chức lễ kỷ niệm thu hoạch mùa màng một cách rộng lớn cùng với lễ tạ ơn. Trước khi các tôn giáo được thành lập chính thức, những người nông dân đã tin rằng việc trồng trọt của họ được phát triển tốt hay xấu đều do thần linh phù trợ. Thần linh quyết định từ ngày đầu gieo hạt giống cho đến ngày thu hoạch, chính vì thế cứ mỗi vụ mùa người nông dân thường cúng bái tế thần và làm tiệc ăn mừng thu hoạch. Lễ thu hoạch hay lễ tạ ơn được tổ chức bởi những người Hy Lạp cổ, người La Mã, Do Thái, Trung Hoa và người Ai Cập. Sau đây tôi xin lướt qua một vài nét về lịch sử ngày lễ tạ ơn và một vài lễ kỷ niệm có đặc thù cùng một ý nghĩa lễ tạ ơn của một số quốc gia. Cuộc du hành. Cuộc hành hương đến Hoa Kỳ của tàu Mayflower ngày 6 tháng 09 năm 1620 người ta không rỏ số thủy thủ đoàn là bao nhiêu. Nhưng số khách hành hương trên tàu được biết gồm có các tín đồ (Pilgrims) mà họ gọi là Saints và những nhóm người khác không cùng nhóm gọi là Strangers. Chuyến hải hành chỉ kéo dài vài tuần lễ, nhưng có một số người bị bệnh và một số chết vì cảm lạnh, lý do là chiếc tàu Mayflower đóng bằng gỗ cho nên không thể thiết lập hệ thống lò sưởi, phần thì gỗ dễ bắt lạnh và không giữ được độ ấm. Chuyến hải hành quá lâu cho nên đã xảy ra nhiều bất mãn giữa các tín đồ nhóm Saints và nhóm Stranger. Mùa đông đầu tiên. Sau chuyến hải hành quá dài, tàu Mayflower đã cập bến Plymounth phía Bắc Cap Cod tiểu bang Massachusetts vào tháng 09, đúng vào mùa đông cho nên đã gây nhiều trở ngại, khó khăn cho nhóm người hành hương trồng trọt những loại hoa quả. Mùa đông đầu tiên thật cay nghiệt cho những người mới định cư này. Thời tiết thì lạnh, tuyết rơi nhiều đã làm cản trở công việc xây cất nhà cửa để trú ngụ. Vì thế sau mùa đông đầu tiên số tín đồ hành hương (Pilgrims) chỉ còn sống sót được phân nửa. Lễ tạ ơn đầu tiên Hoa Kỳ. Với sự giúp đỡ của Squanto cho những người định cư Pilgrims đã thành công trong việc trồng trọt và họ thu hoạch được vụ mùa tốt đẹp vào tháng 09 mùa thu 1621. Trong vụ mùa này người di cư Pilgrims cũng để dành được một số lương thực dự trữ cho mùa đông dài. Thống Đốc William Bradford (người định cư Pilgrims) đã tuyên bố làm lễ Tạ Ơn vào giữa tháng 09, ngày đó Squanto và những người da đỏ khác cũng được mời đến tham dư. Đó là ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên được tổ chức ăn mừng, cuộc vui chơi được kéo dài đến ba ngày. Ngày lễ tạ ơn được tổ chức hằng năm sau khi thu hoạch mùa màn và phong tục này cứ như thế được tiếp tục tổ chức qua nhiều năm. Trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ (vào cuối năm 1770 ) Quốc Hội đã đề nghị ngày lễ tạ ơn thành ngày lễ của quốc gia nhưng kéo dài mãi không có công bố chính thức. Ðến năm 1817 tiểu bang New York cũng xem ngày lễ Thanksgiving như là một phong tục phải có hàng năm. Tuy nhiên đến năm 1863 Tổng Thống Abraham Lincoln chính thức công bố, chọn ngày thứ năm của cuối tháng 09 là ngày lễ Tạ Ơn và sẽ trở thành ngày lễ chính của quốc gia. Đến tháng 09 năm 1941 Tổng Thống Franklin D. Roosevelt đã đổi lại ngày lễ Tạ Ơn sẽ là ngày thứ năm trong tuần lễ thứ tư của tháng 11 và chính thức là ngày lễ của Quốc Gia. Người Hy Lạp Người Hy Lạp cổ thờ nhiều thần linh và nữ thần. Nữ thần về hạt giống của họ là Demeter, mỗi năm được tổ chức vào mùa thu gọi là lễi Thesmosphoria. Trong ngày đầu tiên của lễ, các phụ nữ có chồng và những người đàn bà có khà năng sinh đẻ sẽ dựng lên một căn trại bằng lá và trồng những loại cây hoa quả. Ngày thứ hai họ phải nhịn ăn, ngày thứ ba họ tổ chức một bữa cơm và thực hiện những dịch vụ tạ ơn nữ thần Demeter cùng với những quà tặng nữ thần như : hạt giống bắp, bánh ngọt, hoa quả và lợn. Tất cả những lễ vật dâng hiến đó chứng tỏ cho lòng biết ơn, hy vọng Nữ Thần Demeter phù hộ và cung cấp cho họ một vụ mùa thu hoạch tốt. Người La Mã Người La Mã cũng tổ chức một lễ hội thu hoạch được gọi là Cerelia, để tôn vinh nữ thần hạt giống Ceres của họ (từ ceres xuất phát từ ngũ cốc). Lễ được tổ chức mỗi năm vào ngày 4 tháng 10 gồm nhiều loại hoa quả trong mùa thu hoạch và lợn. Tất cả những lễ vật đó được dâng lên nữ thần Ceres xem như là lòng biết ơn của người nông dân. Lễ kỷ niệm của họ được tổ chức linh đình vui chơi gồm âm nhạc, diễn hành, trò chơi, thể thao và một bữa cơm tạ ơn. Người Trung Hoa Thời cổ Trung Hoa tổ chức lễ thu hoạch của họ gọi là Chung Ch'ui trong mùa trăng tròn vào ngày thứ 15 của tháng 8. Ngày này được coi là sinh nhật của mặt trăng (The birthday of the moon) gọi là Tết Trung Thu. Trong lể này người Trung Hoa thường làm một loại bánh đặc biệt hình tròn, màu vàng, mỗi bánh được đóng dấu hình một con thỏ, vì người Trung Hoa cho rằng họ đã nhìn thấy hình ảnh con thỏ trên mặt trăng thay vì chú cuội như người Việt thuờng nói. Các bữa ăn trong ngày lễ tạ ơn (Trung Thu) thường có heo quay, hoa quả thu hoạch trong vụ mùa và bánh trung thu. Người Trung Hoa tin rằng những người vui chơi trong thời gian 3 ngày trăng tròn họ sẽ được ban ơn, nhiều may mắn và thu hoạch tốt. Theo truyền thuyết Chung Ch'ui cũng còn là ngày lễ tạ ơn cho một lễ đặc biệt khác. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh Trung Hoa đã bị xâm chiếm, quân đội bên chiến thắng đã nắm quyền kiểm soát nhà cửa và thực phẩm cho nên dân chúng đã trở thành người vô gia cư, không thức ăn. Trong tình trạng khổ đau đó người Trung Hoa muốn đứng lên chống lại kẻ thù. Ðể giữ bí mật cho cuộc nỗi dậy tấn công quân xâm lược, những người phụ nữ làm bánh trung thu đặc biệt để phân phối cho mỗi gia đình. Trong mỗi bánh bỏ một thông điệp bí mật ghi rỏ ngày giờ cho các cuộc tấn công, nhờ vậy họ đã đánh bại kẻ xâm lược. Cho nên sau này hàng năm, bánh trung thu còn được dùng cho một lễ đặc biệt đó xem như là một biểu tượng để nhớ lại chiến thắng này. Người Do Thái Các gia đình người Do Thái cũng tổ chức một lễ thu hoạch được gọi là Sukkoth. Lễ được tổ chức vào mùa thu mỗi năm, tính đến nay lễ hội Sukkoth đã được tổ chức hơn 3.000 năm qua. Sukkoth được hiểu bằng 2 tên, hai ý nghĩa -- Hag ha Succot (hòm bánh thánh, vật linh thiên) và Hag ha Asif (vụ mùa thu hoạch). Lễ Sukkoth bắt đầu vào ngày thứ 15 của tháng Hebrew of Tishri, 5 ngày sau lễ Yom Kippur long trọng nhất của Do Thái. Sukkoth được đặt tên theo các túp lều (succots) mà Môi-se và Israelites đã sống trong thời gian họ lang thang ở sa mạc của 40 năm trước khi họ đến được đất hứa. Những ngôi lều đã được thực hiện với những dụng cụ lắp ráp, tháo gở dễ dàng trong thời gian Israelites lang thang xuyên qua sa mạc. Kỷ niệm lễ Sukkoth, kéo dài 8 ngày, người Do Thái thiết lập những túp lều nhỏ với những hòm thánh (Tabernacle) xem như là những biểu tượng để nhớ lại tổ tiên của họ. Những túp lều được xây dựng tạm thời che bằng lá. Bên trong lều được treo nhiều loại trái cây, hoa quả , rau cải, gồm cả táo, nho, bắp, và trái lựu. Trên 2 đêm đầu tiên của Sukkoth các gia đình ăn bữa ăn của họ trong lều dưới bầu trời tối. Người Ai Cập Người Ai Cập cổ đại tổ chức lễ thu hoạch của họ được gọi là Min, đây là vị Thần của hoa quả và rau cãi. Lễ cho mùa thu hoạch của Ai Cập được tổ chức vào mùa Xuân hằng năm. Ðặc trưng của lễ Min, người Ai Cập thường tổ chức các cuộc diễn hành, âm nhạc , khiêu vũ, thể thao và nhất là một bữa cơm thịnh soạn trong mỗi gia đình để vui mừng lễ. Người nông dân Ai Cập có một niềm tin kỳ lạ là sau vụ thu hoạch bắp xong họ nghĩ rằng những vị thần sống trong cánh đồng bắp sẽ tức giận vì họ không còn nơi trú ẩn, cho nên họ có nhiều thủ tục cúng bái thần bắp để cầu xin các thần thông cảm. Canada. Lễ tạ ơn ở Canada được tổ chức vào ngày thứ hai của tuần lễ thứ hai trong tháng Mười. Ðiều luật này đã chấp hành bắt đầu từ năm 1879. Ngày Thanksgiving Canada năm nay vào ngày 12 tháng 10/09 - Hoa Kỳ ngày 26/11/09. Mỗi năm ngày Thanksgiving đều khác biệt nhau như: năm 2007:Nov 22nd , 2008: Nov 27th. , 2010: Nov 25th , 2011 Nov 24th .v.v. Quốc gia Grenada cũng có lễ trùng tên Thanksgiving nhưng vào ngày 25 tháng 10. Mặc dù người Việt không có ngày Thanksgiving, nhưng sau hơn ba mươi năm định cư ở Hoa Kỳ ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một thói quen trong mọi gia đình chúng ta, một ngày ghi dấu nhiều kỷ niệm trong bước đầu tị nạn, một ngày có hạnh phúc vui mừng, một ngày có ngập đầy nhớ thương bên kia trời quê hương còn lắm người đói rách. Thế rồi hôm nay đã 34 năm trôi qua, chúng ta đã trải qua bao chặng đường thăng trầm trong cuộc sống. Cám ơn Thuợng Ðế chúng ta đã an cư lạc nghiệp, nhưng nhìn lại quê hương đồng bào ta vẫn còn lầm than đói rách. Nhất là sau trận bão lụt vừa qua đã làm cho nhiều người chỉ còn hai bàn tay trắng. Ở các quốc gia họ thờ cúng các thần linh phù hộ được mùa màng, an bình hạnh phúc. Nhưng Việt Nam có thần đốn cây rừng bán gỗ làm tiền cho nên mùa nào người dân đều lãnh án màn trời chiếu đất, ăn mì gói, ngủ bụi tre, nuốt nước mắt. Ở Việt Nam nhiều thần lắm đành chịu thôi. Nhân dịp mùa Thanhsgiving về nếu chúng ta còn chút tình đồng bào nên dành chút quà gởi về quê hương miền Trung để chia xẻ niềm đau thiên tai cùng với họ. Có nhiều người nói rằng đó không phải là chuyện của chúng ta phải lo, theo tôi nghĩ mỗi người có một trái tim khác nhau, chúng ta là những người có trái tim nhân ái không giống họ. Ðêm Thanksgiving hãy dành đôi phút cầu nguyện cho đồng bào chúng ta thoát qua cơn khổ đau sau cơn bão lụt. Kính chúc quí vị một mùa Thanksgiving hạnh phúc.
|