Home Đời Sống Tài Liệu Việt Nam ứng phó hậu quả của biến đổi khí hậu

Việt Nam ứng phó hậu quả của biến đổi khí hậu PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA   
Thứ Năm, 11 Tháng 3 Năm 2010 13:53

Các chuyên gia và tổ chức quốc tế đã cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu thế giới ảnh hưởng ngày càng đáng ngại đến VN,

giới hữu trách trong nước có những biện pháp nào để ứng phó?

 Mạng IRIN thuộc Cơ quan LHQ Đặc Trách Điều Phối Công Tác Nhân Đạo trích dẫn lời các chuyên gia cho rằng VN đã nhanh chóng hành động nhằm ngăn chận ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, mà VN là một trong thiểu số nước chịu tác động nặng nhất.

 Trận lụt năm 2009 ở Quảng Nam do ảnh hưởng cơn bão Ketsana
AFP photo/Hoang Dinh Nam
Theo các dữ liệu về biến đổi khí hậu thế giới được LHQ đề cập tới và nhiều cuộc nghiên cứu điển hình, thì VN ngày càng gặp nguy cơ lũ lụt, hạn hán, tình trạng ngập mặn trầm trọng cùng nhiều dịch bệnh phát xuất từ thời tiết bất thường.

“Nhà nước rất quan tâm về vấn đề này nên đã giao cho Bộ Tài nguyên - Môi trường xây dựng chiến lược hành động. (TS Tô Văn Trường)

Qua mạng IRIN, cố vấn Koos Neefjes đặc trách chính sách ứng phó biến đổi khí hậu thuộc Chương trình Phát triển LHQ nói rằng VN hiện được ca ngợi là sớm đạt được thành công trong mục tiêu này, thậm chí dẫn đầu những xứ láng giềng như Campuchia và Lào trong nỗ lực đề ra chính sách ứng phó với hậu quả của biến đổi khí hậu.

Chiến lược toàn diện
Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia nhằm giúp xúc tiến sách lược toàn diện ứng phó nạn biến đổi khí hậu, kể cả việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

TS Tô Văn Trường, nguyên Giám đốc Cục Thủy lợi Miền Nam cho biết: “Nhà nước rất quan tâm về vấn đề này nên đã giao cho Bộ Tài nguyên - Môi trường xây dựng chiến lược hành động, trong khi các Bộ căn cứ vào những hướng dẫn cũng như những nghị định liên quan vấn đề nghiên cứu trước mắt và lâu dài.

 Mới đây nhất, Bộ Tài nguyên - Môi trường xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt cho năm 2050 và tầm nhìn cho 2050. Đây là cơ sở pháp lý để các ngành căn cứ vào đó xây dựng kế họach hành động.”

Vậy kế hoạch hành động cụ thể và những biện pháp mà VN áp dụng để có thể ngăn chận, hay giảm thiểu hậu quả của sự biến đổi khí hậu được TS Tô Văn Trường giải thích:“Bây giờ VN cần có biện pháp trước mắt và về lâu dài, dùng biện pháp công trình gồm đê, cống.

Rồi các biện pháp phi công trình, thí dụ như công tác dự báo, tập dợt cho người dân biết về vấn đề biến đổi khí hậu để dự phòng. Đặc biệt là VN phải có cả kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thời vụ cho phù hợp với biến đổi khí hậu.

  Một cửa tiệm ven biển thành phố Huế tan hoang sau cơn bão Ketsana năm 2009. AFP photo/Hoang Dinh Nam

Ngoài ra ở ĐBSCL có đặc điểm nữa là rừng phòng hộ, tức rừng đước ngoài biển. Đây là tài nguyên quý giá, vừa mang tính đa dạng sinh học vừa là vùng đệm. Sau này khi nước biển dâng lên thì có rừng bên ngoài này che chắn, kèm theo hệ thống đê bên trong.

 Bây giờ VN nghiên cứu hệ thống cống đặt ở những cửa sông lớn cho lâu dài, cũng giống như mô hình của Hà Lan. Vấn đề là làm sao có biện pháp chủ động vừa thích nghi môi trường cho giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.”

Kế hoạch VN ứng phó hậu quả biến đổi khí hậu xem chừng như suông sẻ, nhưng, theo nhận xét của Jeremy Carew-Reid, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quốc tế Ứng phó Môi trường, thì vấn đề là khả năng của những cơ quan chính phủ có thích ứng được với những cam kết cho mục tiêu vừa nói hay không. Và trở ngại có thể xảy ra ở một chính phủ có nhiều ngôi thứ với 64 tỉnh, thành.

“Ở ĐBSCL có đặc điểm là rừng phòng hộ, tức rừng đước ngoài biển. Sau này khi nước biển dâng lên thì có rừng bên ngoài này che chắn, kèm theo hệ thống đê bên trong.(TS Tô Văn Trường)

Theo một tài liệu của LHQ thì VN cần những nguồn đầu tư quy mô cho công tác nghiên cứu và hoạch định để có thể bảo vệ các vùng ĐBSH và ĐBSCL cũng như những vùng duyên hải, nhưng các chuyên gia e rằng VN khó thu hút nguồn vốn tư doanh cho mục tiêu này.