Home Đời Sống Tài Liệu Những ngày cuối cùng của Mao

Những ngày cuối cùng của Mao PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần xuân Hiền   
Chúa Nhật, 26 Tháng 12 Năm 2010 13:15

    Bà Jung Chan là con gái của một đảng viên CS tiền phong và cao cấp .

Lúc nhỏ bà tham gia Vệ binh đỏ,  bà tâm niệm học theo gương Mao . Trong dịp đuợc cử về thăm viếng Băc Kinh  và đuợc tham dự cuộc biểu tình  ở công truờng Thiên An Môn,  khi thấy Mao đứng trên  lầu Thiên An vẩy tay   bà sung suớng đến chảy nuớc mắt .  Vào năm 58 Mao phát động “ Buớc nhảy vọt” với tham vọng điên cuồng nâng luợng sản xuất thép lên ngang hàng với Anh quốc.  Lò luyện thép đuợc dựng khắp nơi, nên nhà máy và nông truờng bị bỏ bê, hậu qủa nạn đói lan tràn khắp nơi . Cha bà là chủ tịch bộ dân sự tỉnh Tứ Xuyên phụ trách giáo dục và an sinh xã hội, ông phải vất vả kiếm thực phẩm cho dân chúng  khỏi chết đói. Thấy kế họach này là một cái gì sai trái, nhưng ông vẫn tin chính sách của đảng  là đúng mà cán bộ   làm sai. Sau kế họach thất bại này Mao bị đảng và giới trí thức chống đối . Mao không nhân sai lầm mà nghĩ kế họach thất bại vì tư tuởng tư sản và ảnh huởng văn hóa Tây phương còn tồn tại trong một số đảng viên và giới trí  thức, nên Mao phát động phong trào Cách mạng Văn Hóa, cho vệ binh đỏ đi đánh phá chùa chiền , các cơ quan văn hóa, đấu tố các đảng viên cao cấp và các giáo sư    đại học . Cha bà  thấy chính sách của đảng  sai lầm, nên ông thảo một lá thu phê bình những điều sai lầm của Mao và gởi về Bắc kinh. Hậu qủa cha bà bị bắt giam vì tôi phê bình Mao . Niềm tin  sắt đá vào chủ nghĩa cọng sản bị sụp đổ ông hóa điên dại . Lúc Đặng tiểu Bình lên cầm quyền, ông đuợc ra tù, và ít lâu ông chết.

Trong thời niên thiếu  bà đuợc gởi đi nông truờng để học lao động, rồi bà làm y tá, làm công nhân nhà máy điện. Sau đó bà trở lại đi học. Bà học  Anh văn và đuợc làm giảng viên Anh ngữ Đại học Tứ Xuyên . Khi Đặng tiểu Bình mở cửa tiếp xúc với Tây phương, bà đuợc gởi đi du học  ở Anh quốc. Bà đuợc học bổng của đại học York University và đổ tiến sĩ ngôn ngữ học năm 1982. Bà là nguời Trung Hoa dầu tiên đổ văn bằng này ở một đại học Anh . Bà ở lại Anh và dạy học ở phân khoa nghiên cứu Á châu và Phi châu thuộc đại học London

Nhìn lại những quảng đời ở Trung Hoa, bà không khỏi rùng mình và thương xót cho cha bà và  hàng chục tiệu nguời Trung hoa đã chết duới những chính sách sai lầm của Mao . Do đó bà  dụng tâm để nhiều thì giờ nghiên cứu tài liệu ở các thư viên để viết ra tác phẩm này để cho mọi nguời thấy cái chân tuớng thâm độc , tàn ác, giả dối của Mao mà xưa này chưa hề ai tiết lộ .

Sau đây là luợc dịch chương cuối cùng trong tác phẩm “ Mao : The Unknown Story.” 

Căm thù, thất bại và nỗi xót xa gặm nhắm tâm hồn  Mao trong những ngày cuối cùng. Mao say mê một bài thơ thế kỷ 6  than khóc  một khóm  lan tàn tạ và khô héo . Tác gỉa bài thơ muốn nói số phận không may của khóm lan bị bứng gốc chẳng khác gì hình ảnh của Mao . Ngày 29/5/75 Mao ra lệnh cho môt số học giả chú thích đặc biệt bài thơ cho mình. Mao muốn nói nhóm lan bị tàn phá bởi nguời đời chẳng khác gì mình đang bị phe Ðặng Tiểu Bình bức hiếp. Những hôm truớc phe này đã ép Mao nhuợng bộ là một điều chưa từng thấy bằng yêu cầu Mao ngưng chiến dịch đả kích chúng và ép Mao xác nhận sự  sai lầm.

Sau khi thả Ðặng ra khỏi nhà giam vào tháng 7/76, Mao bảo kẻ hầu cận đọc lớn cho y nghe bài thơ này 2 lần. Rồi  y tự ngâm bài thơ chậm rãi trong họng đầy cay đắng.

Ðặng là một trong những kẻ thù trong đảng cọng sản mà Mao công kích, và kế là Chu Ân Lai . Vào tháng 6/74 Chu đựơc phép giải phẫu ung thư mà truớc đây 2 năm Mao không cho phép. Cuối cùng Mao chấp thuận vì thấy sức khỏe mình suy nhuợc. Trong khi Chu nằm bịnh viện Mao tìm lại những tài liệu y viết chửi mắng Chu  và những đối thủ hồi 1941 mà Mao dấu cất. Bây giờ sau 30 năm  Mao soạn ra  đọc  lại vừa chửi thầm trong  bụng. Mao cũng căm thù Lưu Thiếu Kỳ đã chết trong tù dưới bàn tay của Mao . Ngoài ra còn một nguời khác nữa mà Mao chửi mắng trong đầu là Wang  Ming.  Wang chết biệt xứ ở Liên xô  ngày 27/3/74. Wang là lãnh tụ đầu tiên đảng cọng sản Trung Hoa  đuợc huấn luyện ở Nga và đuợc Stalin hậu thuẫn bị Mao hất cẳng. Mao muốn thủ tiêu Wang năm 1940 , nhưng cuối cùng để cho Wang sống lưu vong ở Nga. Wang là một quả bom nổ chậm, Wang mở chiến dịch chống Mao phát thanh từ Moscow, và trong thời Cách mang văn hóa Wang có kế hoạch trở về Trung Hoa lập căn cứ gần biên giới với sự ủng hộ của Stalin để làm cuộc đảo chánh Mao . Một tháng truớc khi chết Mao bảo đọc lại cho y nghe những  lời chửi mắng năm xưa để Mao cảm thấy hứng thú xỉ vả những đối thủ một lần nữa .      

Vào cuối cuộc đời  nhũng đồng chí đều bỏ mình duới bàn tay của Mao, nhưng Mao vẫn chưa thoả mãn . Cái chết của Lưu Thiếu Kỳ và Bành Ðức Hoài (Peng De huai),  nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa đuợc giữ kín vì sợ quần chúng phẫn nộ . Cái chết của Chu đã làm uy tín của Mao lung lay, Wang chết ở Liên xô ngoài tầm của Mao; Lin Bao (Lâm Bưu) , cánh tay mặt của Mao trong vụ thanh trừng đẫm máu, âm mưu giết Mao bại lộ chạy trốn qua Nga và tan xác khi máy bay đâm nhào xuống đất. Chỉ còn Ðặng còn sống là một mối bận tâm, Mao không thủ tiêu mà quản thúc Ðặng tại gia . Nằm trên giường chết Mao vẫn không nguôi tìm cách  trả thù .

Sự thất bại những kế hoạch  khiến Mao chết dần . Trung cọng chẳng trở thành một siêu cuờng quốc mặc dù mấy thập niên Mao khát vọng. Mặc dù chế đuợc bom nguyên tử nhưng  Mao vẫn thất vọng vì không  phóng đuợc ra ngoài biên giới Trung Hoa. Những khu kỷ nghệ xập xệ trở thành những đống dụng cụ không xử dụng đuợc, kể cả những phi đội không cất cánh đuợc ; kỷ nghệ đóng máy bay đuợc đặt lên hàng đầu ngay từ lúc đầu ; Hải lực cũng không khá hơn. Lời nói cuối cùng của Mao truớc khi chết với vị tư lệnh hải quân vào năm 75 là, “ Hải lực của chúng ta chỉ có như vậy thôi ?”  tỏ ra thất vọng. Tháng 10 năm đó Mao buồn bực nói với Kissinger là Trung hoa  không phải là một siêu cuờng quốc, chỉ có 2 siêu cuờng quốc, chúng tôi lạc hậu, vừa đếm ngón tay Mao nói , “Hoa Kỳ, Nga Sô, Âu Châu, Nhật Bản , còn Trung Hoa là cuối cùng”. Khi TT Ford viếng thăm Trung Hoa vài tuần sau đó, Mao nói, “Chúng tôi chỉ có thể bắn những quả pháo xì.”

Mao cố gắng lần cuối cùng đưa mình lên hàng lãnh tụ thế giới vào năm 74 bằng  cố gắng thực hiện một điều gì mà không cần dùng đến sức mạnh quân sự, và cái điều mà y có thể tuyên bố lãnh đạo đuợc thế giới là sự nghèo nàn. Mao đề ra một đuờng lối mới định nghĩa 3 Thế giới, và tuyên bố Thế giới thư ba gồm những quốc gia nghèo và ám chỉ Trung Hoa  lãnh đạo thế giới thư ba .  Mặc dù Mao đuợc xem như lãnh tụ thế giới thứ ba, nhưng thế gới này không  nhận uy quyền của y . Một nhà ngọai giao HK  chọc quê, lãnh đạo thế giới mà không có uy quyền  thì có nghĩa gì ?

Trên vũ đài thế giới, Mao cố gắng bám vào một hào quang mơ hồ . Khi con gái TT Nixon là Julie viếng Peking đính trên áo chiếc cúc hình ảnh Mao, y tỏ vẻ sung suớng như một đứa trẻ và ôm lấy tay nàng. Ðể tạo một hình ảnh đẹp, Mao tiếp tục tiếp kiến các chính khách ngọai quốc cho đến thời gian 3 tháng truớc khi chết. Những chính khách Thái Lan khi đuợc tiếp kiến nói Mao thở khò khè; thủ tuớng Mã Lai Lý quang Diệu nói Mao nói  khó khăn, đầu tựa vào chiếc ghế bành lắc  đầu qua  lại . Qủa vậy trong chiếc ảnh chụp lần cuối, Mao trông không còn là một nhà lãnh đạo thế giới, nuớc dải rểu từ mồm, hàm xai xệ xuống, Mao là hình ảnh một kẻ gìa nua mắc bịnh tâm thần. Khi Mao thấy  tấm hình chụp với thủ tuớng Pakistan Bhutto vào cuối tháng 5/76 thì Mao ngưng đón tiếp chính khách ngoai quốc.

Cảm thấy bất mãn sâu xa vì thất bại không thực hiện đuợc tham vọng lớn, Mao không ngần ngại hy sinh tánh mạng và của cải của dân chúng, hơn 70 triệu nguời đã bỏ mình trong thời bình do hậu qủa  những kế hoạch sai lầm, tuy vậy Mao chỉ thương tiếc cho bản thân thôi.      

Mao thuờng  khóc mỗi khi nhắc đến qúa khứ vẻ vang hay xem lại những phim tuyên truyền chế độ của y . Xót xa cho thân phận là mối xúc động  độc nhất của Mao trong những ngày cuối cùng.

Mao cảm thấy gắn bó với những bài thơ cỗ nói về những vĩ nhân sa cơ , những vị vua bị truất phế và nhũng anh hùng mạc vận, Mao thương hại những vị anh hùng chưa thực hiện đuợc giấc mộng.

Tâm trạng đó khiến Mao có một tình huynh đệ với những nhân vật thất thế trên thế giới . Ðứng đầu là TT. Nixon  bị áp lực từ chức sau vụ Watergate vào tháng 8/74, thỉnh thoảng Mao bày tỏ lòng  thương mến Nixon. Vài tuần sau khi TT Nixon rời khỏi toà Bạch ốc, Mao nhờ bà Imelda Marcos, vợ TT Phi Luật Tân chuyển lời mời TT Nixon thăm viếng Trung Hoa . Cô Julie, con gái TT Nixon và chồng đuợc Mao đón tiếp nồng nhiệt và nói, “Hãy viết cho cha cô liền nói tôi rất nhớ ông.”  Khi cô trở về HK nhận đuợc lá thơ của Mao nói  xem Julie như nguời trong gia đình.

Khi Nixon sang viếng Peking sau khi từ chức vào tháng 2/76, Mao gởi chiếc Boeing  707 sang Los Angeles với nghi thức đón tiếp một vị ngoại truởng, nhưng vì chiếc máy bay là tài sản tịch thu của HK nên không đuợc phépvào HK khiến dự định của Mao không thành. Khi gặp lại Nixon, Mao cụng tách trà, và khi Nixon từ giả Mao cố gắng đi khó khăn ra tận cửa tiễn đưa  tỏ vẻ lưu luyến.

Một tình cảm khác lạ nữa của Mao là mối thương tiếc đối với Tuởng Giới Thạch, một kẻ thù mà Mao hạ bệ  cùng  với bao nhiêu triệu nguời khác nữa. Tuởng chết ở Ðài Loan lúc 89 tuổi  vào ngày 5/4/75 để lại di chúc không chôn cất ở Ðaì Loan mà để quan tài trong đền thờ, và chờ khi nào cọng sản sụp đỗ hãy mang về mai táng ở Trung   Hoa . Trong thời gian phát tang Tuởng, Mao đã khóc suốt một ngày trong phòng riêng,  không ăn , không nói, và bỏ băng nhạc buồn nghe đi nghe lại để tạo không khí tang tóc. Bản nhạc phổ bài thơ thê kỷ 12, tác giả  từ biệt một nguời bạn chẳng khác gì Mao vĩnh biệt Tuởng, một vị tuớng sự nhiệp chưa xong mà phải lìa đời.  Tác gỉa bài thơ nói với bạn,

            Anh và tôi  đi vào lịch sử,
            Chẳng ai buồn nhắc đến những chuyện đâu đâu .

Ðó là tâm sự của Mao đối với Tuởng, và Mao đã hoạ lại,

            Mao thuờng tỏ cảm tình với những chính khách thất sủng. Khi hoàng đế  Ethiopia Haile Selassie mà Mao có dịp gặp một lần chết trong tù  sau cuộc đảo chính của phe quân nhân, Mao thưong tiếc nói, “Sao  ngài chết thảm thương như vậy ?”

Mối cảm thông  với những  lãnh  tụ bị hạ bệ là một mối lo sợ của Mao  cho chính mình . Vào cuối cuộc đời Mao bị ám ảnh bởi một cuộc đảo chính. Ðể tránh sự kiện có thể xảy ra, Mao tỏ ra  hòa hoãn với phe của Ðặng  năm 75 và nói không trở ngại việc dẹp Giang Thanh và phe 4 tên.

Chính một phần sợ đảo chính Mao không chỉ định nguời kế nghiệp. Mao không bao giờ phong tuớc vị cho kẻ tay chân cuối cùng là Hoa Quốc Phong  cũng như truớc đó cho Lâm Bưu , Mao sợ kẻ thừa  kế sẽ vội vàng cuớp ngôi. Mặc dù Hoa tỏ ra trung thành và  Mao tin tuởng có thể trao chức vụ cho Hoa , nhưng Mao từ chối xác định Hoa sẽ kế nghiệp sau khi Mao qua đời .

Mao chẳng quan tâm điều gì xảy ra sau khi chết. Có một lần Mao nói với kẻ thân tín về tương lai khi biết sắp chết là sẽ có một tai biến với xương rơi máu  đỗ, rồi nói tiếp  điều gì sắp xẩy ra cho các anh chỉ có trời biết. Cho nên Mao không dể lại di chúc mặc dù sắp chết và có đủ thời gian để soạn.

Ít tuần truớc khi mất  Mao dời đến sống trong một ngôi dinh trong  cung  Trung Nam Hải (Zhongnanhai) đuợc xây cất kiên cố đặc biệt vào cuối tháng 7/76 sau vụ động dất ở thanh phố Tanghan ở về huớng đông cách Peking 160 cây số, Peking rung chuyển mạnh,  làm thiệt mạng gần  600 ngàn nguời, và hơn 10 triệu nguời phải ngủ ngoài trời. Mao từ chối sự giúp đỡ của các quốc gia ngoại quốc trong khi phát động chiến dịch đả kích Ðặng.

Mao vẫn nắm quyền hành. Khi Giang Thanh đến thăm Mao xin phép đi ra ngoài Peking vào ngày 2/9, Mao bực mình  từ chối, nhưng cuối cùng cho phép. Ba hôm sau Mao hôn mê thình lình, Giang Thanh đuợc Hoa và các nhân vật mới triệu về, khi Mao mở mắt thấy Giang đứng trong phòng thì tỏ vẻ bực bội .

Vào ngày 8/9 Mao ú ớ trong họng, bác phó cạo và cô hầu cận đưa cho Mao cây bút, Mao kẻ 3 vạch và gỏ vào thành giuờng 3 cái, , bác phó cạo nói Mao muốn biết việc gì xẩy ra  cho thủ tuớng Nhật Takeo Miki, tên ông có nghĩa là 3 thanh gỗ. Mao không hề gặp Takeo và tỏ ra không thích, nhưng khi Takeo tranh đấu để khỏi bị đảng lật đỗ thì Mao cảm thông .

Cô y tá vừa là hầu thiếp đưa bản tin cho ông xem , Mao đọc  trong chốc lát mục tin về nhà lãnh đạo đang bị lật đỗ là điều ông quan tâm.

Sau đó Mao mấp máy mà chỉ cô y tá hiểu đuợc là, “ Ta đau nặng hãy gọi bác sĩ gấp.”  Ðó là lời cuối cùng của Mao . Muời phút sau nửa đêm ngày 9/9/76 Mao chết. Mao sáng suốt đến phút cuối cùng và chỉ có một điều quan tâm : bản thân và uy quyền.

Ngày nay chân dung và chiếc xác Mao ngự trị trên quãng truờng Thiên An Môn giữa trung tâm thủ đô Peking. Chế độ cọng sản đương kim tuyên bố là kẻ kế nghiệp và tiếp tục không lay chuyển huyền thọai của Mao .