Home Đời Sống Tài Liệu Vợ chồng già thường vui và buồn giống nhau

Vợ chồng già thường vui và buồn giống nhau PDF Print E-mail
Tác Giả: LiveScience.com   
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 22:30

 Một người vợ hoặc chồng vui vẻ hơn có thể gia tăng cảm tưởng an vui của một người bạn đời.  

 Theo một cuộc nghiên cứu mới, khi những cặp vợ chồng sống với nhau tới già, mức độ hạnh phúc của họ cũng sẽ trồi sụt cùng lúc với nhau.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy một tài nguyên có thể đã không được sử dụng để gia tăng hạnh phúc khi về già. Tương tự như một viên thuốc hoặc một cách điều trị nào khác, một người vợ hoặc chồng vui vẻ hơn có thể gia tăng cảm tưởng an vui của một người bạn đời.

Trong khi các kết luận có vẻ hiển nhiên, nhà nghiên cứu Christiane Hoppmann nói hiện tượng này đã không được nghiên cứu với một thời kỳ kéo dài, theo dõi cùng những cặp vợ chồng theo thời gian thay vì chỉ nhìn vào những khoảnh khắc hoặc yêu cầu họ nhìn trở lại cuộc đời của họ và gợi nhớ hạnh phúc.

“Có đủ loại thay đổi trong nhận thức xảy ra trong một cuộc hôn nhân làm cho người ta nhìn vào đó một cách khác đi khi hồi tưởng,” theo lời bà Hoppmann, người làm việc trong khoa tâm lý học tại University of British Columbia ở Vancouver, Canada.

Hôn nhân và tuổi già

“Ðiều đáng lưu ý đối với tôi là sự quan tâm của các tâm lý gia về những quan hệ hôn nhân không dính dáng tới những nghiên cứu về sự lão hóa mà chúng tôi muốn thực hiện,” bà Hoppmann nói.

Do đó, bà và các đồng nghiệp quay sang một cuộc nghiên cứu về tuổi già, được gọi là Seattle Longitudinal Study, trong đó các dữ kiện được thu thập mỗi bảy năm, để nhìn vào hạnh phúc của những cặp vợ chồng khi họ già đi. Cuộc nghiên cứu này đã khởi sự vào năm 1956 và cho tới nay đã có 5,676 người tham dự.

 Tham dự viên lớn tuổi nhất trong năm 2005 là 101 tuổi, hiện vẫn còn 26 người đã tham gia ngay từ những ngày đầu và vẫn tiếp tục tham gia.

Toán nghiên cứu của bà Hoppmann phân tích các dữ kiện liên quan đến 178 cặp vợ chồng (tổng cộng 356 người tham gia) được theo dõi trong một thời kỳ 35 năm, giữa 1956 và 1991.

Hạnh phúc được đo lường với câu hỏi “Quý vị mô tả đời sống của quí vị cho tới năm nay như là...” Những câu trả lời được xếp từ 1 đến 5, với 1 là “rất hạnh phúc” và 5 là “rất bất hạnh.”

Các nhà nghiên cứu cũng xét tới các yếu tố tuổi tác, học vấn, con cái và thời gian của hôn nhân.

Họ thấy rằng nếu một người báo cáo những mức hạnh phúc cao, người phối ngẫu kia thế nào cũng nói giống như vậy. Tương tự, nếu một người phối ngẫu cho thấy một sự suy sụp về hạnh phúc so với một cuộc khảo sát trước đó, người bạn đời kia cũng vậy.

Mức độ hạnh phúc vợ chồng và những thay đổi về hạnh phúc giống nhau nhiều hơn so với những mức được thấy giữa những người đàn ông và đàn bà được lựa chọn một cách tình cờ.

Khi người ta già đi và sức khỏe của họ cũng yếu đi, các nhà nghiên cứu trông đợi hạnh phúc cũng bị ảnh hưởng. Nhưng các kết quả cho thấy rằng trong khi có vài tăng và giảm đối với từng cặp riêng rẽ, hạnh phúc trung bình cho cả nhóm không thay đổi nhiều theo thời gian.

Hạnh phúc có lây lan hay không?

Cuộc nghiên cứu của bà Hoppmann, hiện chưa được đăng tải trong một tạp chí khoa học nào, cho rằng có vẻ như có sự lây nhiễm. Chẳng hạn, các kết quả cho thấy rằng nếu một người phối ngẫu bị suy sụp sức khỏe, điều đó được liên kết với các triệu chứng trầm cảm ở người phối ngẫu kia.

“Nếu một người bị hạn chế trong khả năng đi lại, điều đó cũng ảnh hưởng tới hạnh phúc của người phối ngẫu,” bà Hoppmann nói.

Những cặp vợ chồng khi về già còn có khuynh hướng trông giống nhau, những sự tương tự càng phát triển khi những cặp vợ chồng càng sống với nhau lâu hơn, cuộc nghiên cứu khác cho thấy.

Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ thực hiện những cuộc nghiên cứu theo dõi để tìm hiểu liệu hôn nhân có tốt cho sức khỏe của một người hay không. Chẳng hạn, có thể nào một người rất hạnh phúc làm cho người phối ngẫu kia lên tinh thần hay không?

 Và liệu điều đó có thể đóng vai một nguồn vui ở tuổi già hay không? Và ảnh hưởng có thể có hai mặt, chẳng hạn, một người gặp bất hạnh có thể kéo người kia xuống theo?

Toán nghiên cứu cũng muốn biết có phải mối liên kết về hạnh phúc chỉ đúng đối với những quan hệ lâu dài hay không. Nhiều người hiện ở độ tuổi 50 và 60 đã có nhiều mối quan hệ, một số có một người phối ngẫu từ trần hoặc đã ly dị và sau đó kết hôn trở lại.

Các kết quả sơ khởi trong cuộc nghiên cứu của bà Hoppmann cùng với một cộng tác viên cho rằng hạnh phúc được chia sẻ này không giống như đối với những cặp vợ chồng có nhiều mối quan hệ trong quá khứ. (n.n.)