Home Đời Sống Tài Liệu Sái gòn vẫn mãi "Hòn Ngọc Viễn Đông"

Sái gòn vẫn mãi "Hòn Ngọc Viễn Đông" PDF Print E-mail
Tác Giả: hoaco   
Thứ Bảy, 11 Tháng 6 Năm 2011 06:47

Thành phố phương Nam được thành lập từ năm 1623, nhưng Sài Gòn thật sự được biết đến vào những năm đầu thế kỷ thứ 17.

Năm 1698 Chúa Nguyễn cho mở công cuộc khai phá miền Nam, Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sài Gòn mới chỉ 340 tuổi, nên Sài Gòn là một thành phố có bộ dạng rất trẻ trung và hiện đại. Song trong lòng thành phố Sài Gòn chứa đựng một kho tàng giá trị văn hóa lịch sử, văn hóa xã hội và nhân văn. Sài Gòn được sự kết tinh và thăng hoa do có nền tảng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, cộng thêm sự giao lưu văn hóa hấp thụ qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử nước nhà. Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Vào buổi ban đầu Sài Gòn có nét văn hóa của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn,... Sau đó hòa với dòng thời gian cùng những biến chuyển lịch sử, Sài Gòn có sự hội nhập văn hóa phương đông cùng văn hóa phương tây như Nhật, Pháp, Mỹ,... Sài Gòn với sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng, với rất nhiều lễ hội văn hóa hàng năm đã tạo nên một sự hài hòa trong tính đa dạng văn hóa trên mảnh đất phương Nam, đã tạo ra nét đặc thù cho Sài Gòn _ Hòn Ngọc Viễn Đông. Đặc trưng văn hóa của vùng đất phương Nam này là sự kết hợp hài hòa những nét văn hóa phương Tây, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa thuần túy của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, trên mảnh đất phương Nam này được ưu đãi về địa hình vị trí địa lý. Sài Gòn nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Là cửa ngõ phương Nam, Sài Gòn có thể xuôi dòng theo sông để đến với thiên nhiên bao la sông nước, thuận tiện cho vận chuyển đường thủy. Nhờ điều kiện tự nhiên ưu đãi, Sài Gòn trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa, quanh năm chỉ hai mùa mưa nắng rõ rệt, vì vậy Sài Gòn tràn ngập trong nắng ấm chan hòa choi chang trên khắp phố phường ngõ hẽm của thành phố.
Description: Description: http://www.duongpho.com/location/mambots/content/multithumb/images/0..stories.Phota.SaiGonXuaNay.benthanhxua.jpg

                                                    Chợ Bến Thành

Sài Gòn có những công trình kiến trúc cổ xưa mang dấu ấn của di tích lịch sử văn hóa. Một số công trình tiêu biểu của Hòn Ngọc Viễn Đông vẫn còn trường tồn giá trị như Chợ Bến Thành cạnh bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, một biểu tượng của Sài Gòn. Nhà thờ Đức Bà (1863-1865) một công trình kiến trúc lớn ở trung tâm thành phố, với hai tháp chuông cao 40m, vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad được chấp thuận. Những ngôi Chùa cổ kính tại Sài Gòn như Chùa Giác Lâm, Chùa Cây Mai (Mai Sơn Tự), Chùa Kim Phương, Chùa Phụng Sơn,... Chùa Giác Lâm xây cất từ năm 1744 đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Năm Gia Long 18 (1819) thiền sư mở rộng giới đàn thiện nam tín nữ quy y rất đông mà sơn môn lại thêm sinh sắc. Chùa Vĩnh Nghiêm được kiến trúc theo kiểu cổ kính Á Đông. Công trình được khởi công từ tháng 4-1964 và hoàn thành cơ bản vào năm 1973. Bưu điện trung tâm Sài Gòn (1886-1891) là một công trình xây dựng có phong cách độc đáo về kiến trúc, màu sắc do kiến trúc sư Vilơdic thiết kế. Nhà hát lớn thành phố Sài Gòn (Théâtre Municipal de Saigon) được khởi công xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào ngày 1/1/1900. Kiến trúc của nhà hát mang đậm phong cách Pháp, xây cất theo họa đồ của kiến trúc sư Victor Guichard. Thảo Cầm Viên là một kỷ niệm của người Pháp để lại, thành lập năm 1865, ban đầu với vườn thú do thú y hải quân Germain trông coi, về sau nới rộng thêm phần thảo mộc do công lao của một nhà thảo mộc học nổi tiếng L. Piere. Vào cuối thập niên 20, có thêm hai công trình kiến trúc mới là Viện Bảo Tàng Blanchard de la Brosse và bên cạnh Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong, sau này trở thành đền Hùng Vương, nơi thường tổ chức các ngày lễ kỷ niệm lịch sử.

Sài Gòn nơi đã được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông", là một trung tâm thương mại sầm uất và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Sài Gòn là bao lơn của Thái bình Dương (balcony of the Pacific). Đường Catinat có nhiều cửa hàng sang trọng và trụ sở thương mãi của các công ty xuất nhập cảng. Trong đó có tiệm Việt Nam, tiệm Tây, tiệm Tàu, tiệm Chà Và-Ấn Độ, đủ quốc tịch. Các tiệm bán sản phẩm mỹ thuật bằng bạc, bằng ngà voi, đặc biệt nổi tiếng là đồi mồi, các tiệm bán nữ trang như Tiệm Chauvin (81 Catinat), tiệm Hanoi Bijoux (110 Catinat), tiệm Đức Âm,.. Tiệm ăn sang trọng Nhà Hàng Việt Nam trên đường Nguyễn Huệ với những món ăn thuần túy Việt Nam, được chiếu cố nhiều nhất là chạo tôm, "ram" Huế, chả giò. Phở Minh trên đường Pellerin, trên đường Turc một mình một cõi Phở Bắc, đường D'Ormay có hai ba tiệm hủ tiếu. Cơ sở kinh doanh lâu đời nhất của người Việt Nam trên đường D'Ormay là nhà in Nguyễn Văn Của năm 1922. Ngoài ra, ở Việt Nam một trong những mặt hàng được ưa chuộng và mang bản sắc độc đáo là hàng mây, ghế mây, giỏ xách mây, thúng rổ mây. Một trong những công nghệ Việt Nam được nhiều người ưa chuồng nữa đó là ngành thêu, tiệm bán đồ thuê Đỗ Mạnh Hùng trên đường Charner. Vào những năm thập niên 30, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế việt Nam, trầm trọng nhất tại Nam kỳ Sài Gòn. Đông Dương Ngân Hàng thi hành một biện pháp tiền tệ mới, tuy gọi là ổn định đồng bạc Đông Dương thật ra là phá giá đồng bạc từ nay chuyển qua kim bản vị, gây thêm khó khăn cho việc bán lúa gạo trong nước và ngoại quốc. Phản đối biện pháp kinh tế mới này của nhóm tư bản tài phiệt, 5000 người tụ họp tại đường Charner kéo đến Xã Tây biểu tình. Cuộc biểu tình tuy có chủ đích kinh tế, nhưng về lâu về dài đã ảnh hưởng đến chính trị và nhà cầm quyền Pháp đã nhận ra điều này. Nhà hát lớn Sài Gòn có thời gian gọi là nhà hát Tây, nhưng lại ghi dấu kỷ niệm "chống Tây" đáng nhờ. Trong một lần, có buổi họp mặt thanh niên Việt Nam do Hội Trao Đổi Sinh Viên Đông Dương (AGEI) tổ chức tháng 12 năm 1942. Giấy mời ghi rõ buổi nói chuyện và hòa nhạc nhưng nội dung lại mang ý nghĩa lịch sử: Sài Gòn đấu tranh giành tự do, một cao trào cách mạng khởi đi từ thế hệ trí thức cha ông 1920-1940. Trong phần văn nghệ có nhạc cảnh Đêm Mê Linh, Bạch Đàng Giang, Nợ Lam Sơn, nhạc phẩm "Sinh Viên Hành Khúc" diễn ra trong không khí tưng bừng sôi nổi.

Ngày nay, Sài gòn là một đô thị có dân số tăng quá nhanh nhưng tiện nghi hạ tầng cơ sở không được nâng cấp cải tiến theo tỉ lệ tăng dân. Do đó, tình trạng ngập lục thường xuyên xảy ra, đường cống thoát chất thảy không đáp ứng nổi nhu cầu tình trạng quá đông dân cư. Trong nội thành, đường sá trở nên quá tải, giao thông thường xuyên bị bế tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Còn đâu một thành phố Sài Gòn tráng lệ, một Hòn Ngọc Viễn Đông. Song trong lòng người dân Việt, Sài Gòn mãi vẫn sẽ là đô thị dấu yêu muôn đời. Sài Gòn trong ký ức người dân tị nạn cộng sản vẫn mãi đẹp và thủy chung. Sài Gòn vẫn mãi là "Hòn Ngọc Viễn Đông" trong lòng người dân Việt.