Home Đời Sống Tài Liệu Làm sao tránh những “khoảng khắc tuổi già”

Làm sao tránh những “khoảng khắc tuổi già” PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Hai, 09 Tháng 1 Năm 2012 23:04

 Có thể bạn đã từng chợt quên những điều cơ bản như số điện thoại của bạn, tuổi của bạn hay tên người phối ngẫu cũa bạn. Hoăc giữa câu chuyện , đang nói được nửa chừng bạn bỗng quên không biết mình đang nói gì. Nếu như vậy bạn đã rơi vào tình trạng tạm thời mất trí nhớ hay chức năng tâm thần mà người ta gọi là “khoảng khắc tuổi già (senior moment).

 Với tuổi ngày một cao thì việc mất trí nhớ cũng là một hiện tượng bình thường, nhưng nhiều người vẩn lo là những “khoảng khắc tuổi già” này liệu có phải là dấu hiệu có cái gì trục trặc trong cơ thể hay không.
 
Điều đáng mừng là các “khoảng khắc tuổi già”—tuy đôi khi có thể đáng ngại--- nhưng thưòng ra không phải là chỉ dấu của điều gì nghiêm trọng. Các chuyên gia đồng ý là các sự mất trí nhớ tạm thời này xẩy ra nhiều hơn với tuổi cao, nhưng thường ra là do stress gây ra bởi chúng ta quá bận tậm về nhiều thứ cùng một lúc .Những nguyên nhân khác gồm có thay đổi vể hormone, dao động tâm trạng, và các chất truyển thần kinh (neurotransmitters) trong não giảm. Rất may là nghiên cứu cho thấy là các sự thay đổi nếp sống có thể giảm bớt những khoảng khẳc như trên đã làm cho bạn bực mình và lung túng.
 
Dưới đây là bảy cách có nhiều khả năng giảm bớt các” khoảng khắc tuổi già” cho bạn
 
1- Uống trà sâm
 
Khi chúng ta càng già thì nhiều người trong chúng ta càng lo sợ bị mắt trí nhớ. Tuy nhiên tính hay quên thường ra là do chúng ta quá bận rộn hoặc bị căng thẵng tâm thần (stressed out). Cách đơn giản nhất để chống lại tình trạng này là uống trà sâm. Sâm là một thảo mộc có thể giảm stress, tăng sức chịu đựng và sự minh mẩn trí óc. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ là người cao niên khi uống đều đặn trà sâm sẽ có khả năng tâm thẩn và trí nhớ tốt hơn
 
2- Tập thể dục
 
Thân thể có khoẻ mạnh thì trí óc mới minh mẩn. Tập thể dục đều đặn không những giúp cho giảm cân, giảm stress và cải thiện tâm trạng—mà còn giữ cho trí óc được tập trung và linh hoạt. Thể dục tim mạch duy trì nguồn chất bổ dưỡng và oxygen cho não để giúp bộ phân này hoạt động ở mức tối ưu. Nếu bạn bỏ tập từ lâu, thì lúc đầu bạn chỉ nên đi bộ 30 phút một ngày, rồi sau đó tăng dẩn sức chịu đựng bẳng cách tập luyện với cường độ vừa phải tới mạnh ít nhất vài lẩn một tuần
 
3- Sử dụng máy điện toán
 
Sử dụng đều đặn máy điện toán có thể bảo vệ chống sự suy yếu nhận thức nhẹ (mild cognitive impairment), một hội chứng chức năng của não đóng vai trò xúc tác cho nhiều “khoảng khắc tuổi già”. Một nghiên cứu cho thấy là kết hợp thể dục với sử dụng máy điện toán thì lợi ích sẽ càng rõ rệt hơn. Điều này đúng bất kỳ các người tham gia sử dụng máy điện toán nhiều hay ít, ngay cả chỉ một lẩn trong tuần.
 
4- Bắt não làm việc

Bạn hãy tìm cách kích thích trí óc để cho giữ cho não hoạt động. Ngoài việc đọc và viết thường xuyên, mỗi ngày bạn nên chơi những trò chơi về trí óc trên các báo chí như sudoku, ô chữ… Nói chung bạn nên luôn luôn hoạt động để bắt trí giác mình làm việc , chẳng hạn như làm vườn, hoc một ngôn ngữ mới
 
5- Ăn trái berries
 
Các trái berries chứa nhiều hoá chất thực vật mà người ta tin rẳng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các chất gây ung thư và các gốc tự do. Đặc biệt trái blueberries rất tốt vì tăng cường sức mạnh tâm thần nhờ vào hàm lượng cao vể các chất chống oxi hoá và về chất anthocyanin có tác dụng tăng cường trí nhớ. Blueberries còn là một nguốn cung cấp các chất flavonoids , những hợp chất thiên nhiên được biết là có thể nâng cao khả năng học hỏi qua thị giác (spatial learning)

6- Đừng làm nhiều việc một lúc
 
Nhiều người trong chúng ta có một đời sống phức tạp và bận rộn vì vậy khó mà tránh khỏi phải ôm đồm công việc, lo liệu nhiều thứ cùng một lúc. Nhưng chính vì thế mà khả năng ghi nhớ các sự việc cũa chúng ta bị tổn thượng. Muốn có một trí nhớ thật tốt, bạn cần thu xếp để chỉ giãi quyết từng công việc một mà thôi

7- Ngủ đủ giấc
 
Thiếu ngủ làm sút kém trí nhớ một cách đáng kể . Khi các ký ức mới được tạo thành, chúng được tồn trữ trong khu nhớ ngắn hạn cũa vùng hippocampus trong não. Khi chúng ta ngủ,, một tiến trình gọi là “cũng cố trí nhờ” ( memory consolidation) xẩy ra và các ký ức lúc đó sẽ được “ dính chặt” vào não. Như vậy nếu chúng ta ngủ đủ giấc thì tiến trình trên sẽ có nhiều thời gian hơn để hoạt động