Home Đời Sống Tài Liệu Con gái của cựu chiến binh Hồng Quân thuyết phục hơn 2000 người Hoa thoái Đảng

Con gái của cựu chiến binh Hồng Quân thuyết phục hơn 2000 người Hoa thoái Đảng PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Chúa Nhật, 08 Tháng 2 Năm 2009 13:02

Nhiều người từ mọi nẻo đường của cuộc sống đã tham dự “diễn đàn Flushing” lần thứ 11 tại New York vào chiều ngày 22 tháng 11. Diễn đàn đã cung cấp một nơi cho mọi người thảo luận hiện tượng toàn cầu được gọi là “Chín bài bình luận về ĐCSTQ” và làn sóng ồ ạt thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó trong suốt bốn năm qua. Bằng cách nói về các sự việc mà gia đình và bản thân trải qua, cô Triệu Lập Bình, một người dân ở Flushing và là tình nguyện viên trung tâm thoái Đảng đã giải thích tại sao cô đã thoái Đảng bằng tên thật của mình cũng như làm thế nào có giúp hơn 2000 người trong và ngoài Trung Quốc thoái Đảng.

Sau đây là một trích đoạn  bài phát biểu của cô Triệu.

Một cựu lính Hồng quân, người đã sống trong sợ hãi.

 “Cửu bình” đã mở ra một làn sóng ồ ạt thoái Đảng . Sau khi đọc “cửu bình” tôi đã không chỉ thoái Đảng mà còn trở thành một tình nguyện viên tại Trung tâm thoái Đảng. Tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của cá nhân tôi và những gì mà gia đình tôi trải qua liên quan tới sự tàn bạo gây ra bởi chế độ cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Điều tôi muốn nói là khẩn thiết thoái Đảng và trở thành một người Hoa chân chính.

Từ khi “cửu bình” được công bố lần đầu bởi Đại Kỷ Nguyên năm 2004, khoảng 46 triệu người đã thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó. Bởi vì một số lượng lớn người Hoa đã thoái Đảng, rõ ràng là người Trung Quốc đã nhận thức đầy đủ rằng ĐCSTQ bị kết án phải sụp đổ. Giờ đây, rất nhiều người Trung Quốc tin rằng thoái ĐCSTQ sẽ không chỉ đảm bảo cho sự an toàn của họ mà còn bảo vệ mạng sống cho họ. Sau khi đọc “cửu bình”  tôi đã nhận ra câu trả lời cho một câu hỏi đã vấn vương trong đầu tôi lâu nay. Câu hỏi là tại sao cha tôi, người đã từng là một lính hồng quân, luôn luôn nói với tôi là “im lặng hay là chết” . Mẹ tôi, từng là một người lính Bát Lộ Quân luôn luôn hát một bài hát cho tôi khi tôi còn nhỏ. Có lẽ bởi vì tôi đã nghe bài hát này lặp đi lập lại khi tôi còn bé, tôi có thể đọc lại một vài dòng, như “lưu manh cộng sản giết người như cắt cỏ.”

Khi tôi còn là một đứa trẻ, cha tôi thường nói rằng sau khi ra chiến trường chỉ một vài người lính có thể toàn mạng trở về. Một số thì là tình nguyện, trong khi những người khác bị ép phải nhập ngũ trong thời thiếu niên hay chỉ mới hai mươi tuổi. Một số cựu sĩ quan thân với cha tôi, những người mà ông coi là bạn bị kết án phản cách mạng và bị giết ngay lập tức chỉ vì một câu nói bất cẩn. Điều này xảy ra khá phổ biến trong suốt giai đoạn đó. Khi tôi hỏi cha tôi lý do, ông ngay lập tức ôm tôi trong vòng tay và bảo tôi giữ im lặng.

Bất cứ khi nào tôi phàn nàn với gia đình về chế độ cộng sản và Trung Cộng hay chính sách của nó, cha tôi luôn luôn lo sợ và nhắc nhở tôi là đấy là tội chết. Mặc dù ông biết ĐCSTQ là tà ác và tàn bạo mà đã giết chết hàng triệu người vô tội, ông lo sợ khi nói bất cứ điều gì về nó. Ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp. Bất kể họ đóng góp bao nhiêu cho lợi ích của Đảng, vô số người vô tội đã bị giết chết bởi Trung Cộng. Một khi ai đó nói gì tới phản cách mạng hay là chống Đảng, họ sẽ phải kết thúc trong ngục hoặc bị hành quyết.

Mẹ tôi bị ép phải rời bỏ gia đình của bà.

Mẹ tôi đã chạy trốn khỏi gia đình và gia nhập quân đoàn 8 khi bà mới chỉ 13 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình giàu có và được giáo dục khi còn là một đứa trẻ. Ba tháng sau khi chế độ cộng sản được thành lập năm 1949, chúng bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất và tiêu diệt tầng lớp địa chủ. Mẹ tôi bị dán nhãn địa chủ trong suốt giai đoạn đó vì thành phần gia đình bà. Hầu hết người dân Trung Quốc ngày nay có thể không quen với khái niệm này, nhưng những người già khá nhạy cảm với nó. Cái gọi là loại địa chủ giàu là chỉ những người mà có một mảnh đất hoặc tài sản nhỏ. Tất cả đất của gia đình mẹ tôi bị tịch thu chỉ trong một đêm. Bởi vì mẹ tôi là lính trong quân đội của chế độ, bà bị ép từ bỏ tất cả mối quan hệ với gia đình bà mà đã bị gán nhãn là địa chủ.

Mẹ tôi thường hát một bài hát cho tôi khi còn thơ ấu. Lời của bài hát nói rằng Trung Cộng giết chết vô số người như cắt cỏ. Bà nói rằng khi bà còn là một đứa trẻ, lính Bát Lộ Quân thường tới nhà bà. Trẻ em và người lớn sợ đến nối họ phải nấp dưới hầm ngầm. Lính Hồng quân đòi tiền hay đồ có giá trị hết nhà này tới nhà khác khi chúng vào làng. Nếu bị từ chối, chúng sẽ lục soát nhà và lấy bất cứ thứ gì chúng thích. Người dân dịa phương nào không hợp tác sẽ bị giết chết ngay.Chúng chẳng khác nào bọn kẻ cướp. Chúng đốt nhà, giết người nào chúng muốn, cướp và lấy các thứ có giá trị. Mục đích của chúng là tiêu diệt địa chủ và làm tan vỡ các gia đình. Lúc đó, tôi ngây thơ hỏi mẹ tôi tại sao chúng ta không nói Bát Lộ Quân là “quân đội nhân dân”. Cái gọi là “quân đội nhân dân” đã từng gây bao khiếp sợ cho nhân dân. Mẹ tôi không thể trả lời câu hỏi của tôi. Bà chỉ nhìn chòng chọc vào tôi và nói đừng bao giờ nói những điều như thế khi ở bên ngoài.

Trẻ em cũng là nạn nhân của sự phân biệt đối xử

Việc này đã nhắc nhở tôi một sự kiện khác mà đã ảnh hưởng tới gia đình tôi. Trong thời Cách mạng văn hóa, cha mẹ tôi uỷ thác cho dì tôi, người mà đã sinh gia trong một gia đình bần cùng, giúp chăm sóc tôi. Dì tôi thường xuyên đưa cháu gái của dì đi với tôi tới trường. Sau khi ở cùng nhau một thời gian dài, không tránh khỏi có những xung đột giữa chúng tôi. Một lần, cháu gái của dì chửi mắng một cách giận dữ mẹ tôi đến khóc, nó nói bà là địa chủ xấu xa chỉ vì mẹ tôi phê phán cách cư xử của đứa trẻ. Từ sau đó, điều làm tôi sợ nhất là ai đó nói chúng tôi là địa chủ. Tôi sẽ bị lăng mạ khủng khiếp và bị phân biệt trong trường và các vùng xung quanh nếu tôi sinh ra trong một cái gọi là gia đình “ô nhục”. Các địa chủ bị cả làng phân biệt và chống đối.
 
Qua những sự kiện của gia đình và trải nghiệmcủa bản thân tôi, tôi nghĩ Trung Cộng thực sự chẳng là gì ngoài một bọn lưu manh mà coi người dân Trung Quốc như lũ ngốc. Đây là cách mà Trung Cộng luôn đối xử với người dân Trung Quốc.