Home Đời Sống Tài Liệu Tại sao Người Việt tự hào về "4 ngàn năm văn hiến" và "đỉnh cao trí tuệ"?

Tại sao Người Việt tự hào về "4 ngàn năm văn hiến" và "đỉnh cao trí tuệ"? PDF Print E-mail
Tác Giả: Siêu Phong sưu tầm   
Thứ Hai, 23 Tháng 2 Năm 2009 01:11

Nói chung thì dân tộc nào cũng có cái xấu và cái tốt. Người dân quốc gia nào cũng có người tốt và người xấu. Cá nhân nào cũng có cái tốt và cái xấu. Vậy thì đối với người Việt-Nam ta thì những tật xấu nào nên bỏ để dân trí khá lên được. Dân trí có cao thì dân tộc mới thăng tiến và tự giải thoát khỏi vòng nô lệ được. 
 Những điểm sau đây cần nghiên cứu nhiều hơn? 
 1.- Kỷ luật ?

 Người Việt có kỷ luật trong đám đông không hay thích chen lấn (nhìn video clips về giao thông xe cộ tại VN bây giờ). Có hay đi trễ không? (cứ xem các đám cưới của người Việt-Nam tại hải ngoại thì biết ngay. Hồi trước 75 và ngay tại Việt-Nam bây giờ chắc chắn ít đi trễ hơn bây giờ. Có lẽ một số người nghĩ rằng "đi trễ" cho nó le, nó oai. Đi sớm 1,2 lần thấy thiên hạ còn quá trễ nên cũng bắt chước như vậy chăng? Ấy thế mà đi làm cho người ngoại quốc thì họ sợ mất hồn và không dám đi trễ sợ mất việc. Tuy nhiên đối với người đồng hương thì họ tỏ ra coi thường. Đã có câu vè chọc quê 
 
"... không đi trễ không phải người Việt". 
 
2.- Chia rẽ ?

 Người Việt vì tính hay kỳ thị nên xẩy ra vụ chia rẽ trầm trọng vì thiếu tin tưởng ở nhau. Vì chỉ muốn tin người cùng miền, cùng ngành, cùng đạo, cho nên kỳ thị những người khác với mình và xẩy ra chia rẽ. Mà khi chia rẽ rồi thì đối thủ bên ngoài và Cộng Sản rất dễ móc nối, chọc bên này 1 câu, thúc bên kia một cú thế là nội bộ lủng củng chia rẽ và đi theo kẻ thù ngay. 
 3.- Dị đoan ?

 Người Việt chúng ta có dị đoan lắm không? Tính dị đoan dễ bị lợi dụng, làm nên những nét văn hoá tức cười. Dị đoan ngay ở trong các tôn giáo, nhiều khi dị đoan được tin tưởng ngay cả trong Thiên Chúa Giáo. Họ tin dị đoan mà không biết là những điều dị đoan đó trái với tín lý của họ. Vì dị đoan rất phổ cập nên người Việt-Nam dễ bị lừa dễ bị lợi dụng. Những nét dị đoan cho là phong tục tập quán, nhưng nếu thấy nó kỳ dị vô lý thì cũng nên bỏ đi. 
 4.- Kỳ thị ?

 Có lẽ người Việt-Nam kỳ thị nhất thế giới chăng? Sang đến Mỹ vẫn còn kỳ thị: chê Mỹ đen, Mỹ Nâu, chỉ thích Mỹ Trắng và nhiều khi chê cả Mỹ vàng nữa. Ở trong nước thì kỳ thị Nam Trung Bắc, Tôn giáo này kỳ thị tôn giáo kia. Chuyên ngành y tế, - thuộc giới trí thức - thì kỳ thị bằng cấp toết nghiệp từ Hoa Kỳ, từ Pháp và từ VN. Các ngành khác cũng kỳ thị tương tự không kém. Giới quân đội chê dân sự và ngược lại. Người Kinh chê người gốc Trung Hoa (ba tàu) , người Thượng (mọi rợ) , người gốc Miên, gốc Chàm và ngược lại. 
 5.- Bao che cho nhau?

 Vì chia rẽ, kỳ thị và chỉ tin người cùng miền, người cùng tôn giáo cho nên vì bất cứ lý do gì, họ muốn bảo toàn danh dự người cùng nhóm, cùng miền, cùng tôn giáo. cùng ngành nghề, nên bao che tối đa cho nhau. Kết quả là các chính quyền hồi VNCH cũng đã vì kỳ thị, chỉ thích tin dùng người trong phe mình, mà bỏ qua những nhân tài, cho nên đã xẩy ra ghen tuông, đảo chánh, làm đất nước rối tung và sau cùng chết ngắc. Mặc dù họ biết rõ ràng sai trái nhưng vì không muốn mất mặt nên cố sức bao che cho nhau bằng đủ mọi cách: kể cả chụp mũ người khác. 
6.- Vọng ngoại?

Vì tính thích vọng ngoại, cái gì của ngoại quốc cũng tốt, cho nên gây ra kỳ thị, rồi từ kỳ thị, sinh ra chia rẽ không tin người khác gây ra bao che cho nhau. Về Việt-Nam bây giờ cũng thấy vẫn còn vọng ngoại rất nhiều. Đó là tâm lý chung vì người Việt chúng ta thú thật là chưa làm cái gì ra hồn cả. Năm 1940, Nhật Bản cũng dân da vàng mũi tẹt đã làm máy bay, xe tăng tầu bò, tiềm thuỷ đỉnh và hàng không mẫu hạm, thì Việt-Nam lúc đó mới chế được mấy cái "tăm" xe đạp. Lưu ý hồi đó Việt-Nam đã có những "4 ngàn văn hiến" rồi. Mọi người Việt-Nam tuy không nói ra nhưng trong lòng cũng thấy mắc cở cho nên thích đồ ngoại, vì đồ đạc làm trong nước thì chỉ dùng được vài ngày đã bị hư. Có thể vì đó mà sinh ra vọng ngoại chăng? 
 7.- Thích làm lãnh tụ?

 Ai cũng muốn làm lớn, không ai chịu thua ai. Trong 1 hãng xuởng mà nếu một người Việt được đề cử làm "supervisor" thì nhân viên người Việt bắt đầu ghen tỵ và coi thường người xếp hay leader đó. Không kính nể người mình mà chỉ thích bới móc ghen ghét cũng vì cái đặc tính tự cao tự đại, kèm thêm một chút vọng ngoại mà ra. 
 8.- Thành thật ?

 Người Việt-Nam chúng ta có thành thật không? Chắc có người nói là có chứ. Nhưng chịu khó nghiên cứu một chút đi sẽ thấy sự thành thật kia đúng ra vẫn có một ít nhiều giả dối. Giả dối là vì mình luôn không muốn cho người ngoài biết vì sĩ diện. Từ lâu rồi, nhà không có gì ăn uống, nhưng có khách thì cũng phải buộc bụng vay nợ cũng được để ra chợ mua một món gì đó về đãi đằng khách quý. Tất cả thiếu thành thật vì sĩ diện và muốn tự bao che mà thôi. 
 9.- Tâng bốc nhau?

 Ta còn gọi một cách nôm na là "mặc áo thụng vái nhau". Người Việt ta thì rành môn này lắm: "Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau." Dù cho rằng những điều mình tâng bốc kẻ khác là giả dối, vô tội vạ, nhưng vẫn nhắm mắt làm vì sẽ được moi người xưng tụng gọi là giỏi "xã giao", biết điều, làm vừa lòng mọi người. Nhiều khi cố ý tâng bốc để hưởng lợi mà thôi. 
 10.- Thông minh hay khôn vặt?

 Người Việt cũng có người thật thông minh, làm được những chuyện lớn, nhưng có vẻ là toàn là cá nhân xuất chúng chứ chung với nhau thì chưa có cái gì đáng kể. Nhưng cũng có cá nhân được gắn nhãn hiệu "thông minh" vì cái mánh mung, khôn vặt để ăn người . Người Việt ta thật giỏi bắt chuớc, tìm kiếm cái của người khác học lóm để làm của mình. Về Việt-Nam bây giờ muốn mua nhu liệu (softwares) nào cũng có. Tất cả đều được sao chép phá code từ các nhu liệu của ngoại quốc, bán lẻ kiếm tiền. Môn ngón nghề bắt nguồn từ những người đàn anh phương Bắc. 
 Tạm kết

Người Mỹ có cuốn sách"The ugly American"của 2 tác giả William Lederer và Eugene Burdick, xuất bản năm 1958 và đã dựng thành phim năm 1963 với tài tử Marlon Brando. 
 Người Trung Hoa cũng có cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Duơng, kể tật xấu của người Trung Hoa. Tại sao họ dám nói lên những tính hư tật xấu của dân tộc họ mà người Việt-Nam thì có vẻ như bị dị ứng về vấn đề này.
Phải chăng là người Việt-Nam ta quá chia rẽ, chỉ thích nói xấu người khác mà luôn bao che cho người mình, sợ nói ra bị xấu hổ, mắc cở, bị quê chăng? Hay là người Việt chết vì những câu tự khen rỗng tuếch như "4 ngàn năm văn hiến", và "đỉnh cao trí tuệ" mà luôn luôn tự cao tự đại, bao che cho nhau, thích bao che những người cùng tôn giáo, những đấng bậc dù có làm sai trái nhưng vì cùng tôn giáo với mình, gia tộc của mình, cùng miền với mình mà bao che tối đa vì không muốn "vạch áo cho người xem lưng". 
 Lưng đầy mụn nhọt, đã mưng mủ, cần phải mở ra cho thoáng khí, tìm thấy tìm thuốc chữa cho khỏi, chứ bưng bít tối ngày đến ngày sì ra thối um thì hết thuốc chữa. 
 Đối với những người chúng ta đang có dính một vài tật xấu trên kia thì xin đừng giận lẫy mà cho là người viết chê bai. Trên đây chỉ là sự thật đã và đang xẩy ra hàng ngày trong nước cũng như tại hải ngoại. Nếu không nhận thức rõ thực trạng vế tính nết xấu của mình để mà sửa đổi thì sẽ khó lòng giải quyết những chuyện lớn của dân tộc. Nhiều người khác cũng có thể phê bình là "tại sao vạch áo cho người xem lưng?" và cũng sẽ giận dữ coi người viết là tự cao tự đại. Nhưng không, nếu không biết đến những nết xấu của người mình, đến khi nó trở thành cố tật bị dân địa phương "stereotyped" thì hết thuốc hữa. 
 Ngay đến những người Mỹ, người Trung Hoa khi đọc những cuốn sách nói xấu về dân tộc mình thì mới đầu cũng tức giận nổi sùng chỉ trích và chửi bới tác giả. Nhưng chỉ sau một thời gian, thấy nhiều điều quá đúng nên đã chấp nhận đó là một sự thật không thể chối cãi. 
 Nhiếu chuyện tầy trời như Tổng Thống của họ làm chuyện bê bối, họ củng không ngại bới ra cho tất cả mọi người trên thế giới này biết, không có bao che gì hết. Khi người dân dám làm những chuyện như vậy thì những người lãnh đạo phải luôn luôn giữ mình làm việc đứng đắn phải đạo hơn. 
 Vì vậy trong những công sở tại Hoa Kỳ, vẫn có kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm để tìm biện pháp thăng tiến. Họ thả dàn nói thẳng nói thật để tìm một giải pháp chung cho công việc tốt hơn mà thôi.