Home Đời Sống Tài Liệu Tình báo Hàn Quốc và vụ tai tiếng Koreagate

Tình báo Hàn Quốc và vụ tai tiếng Koreagate PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 28 Tháng 7 Năm 2009 00:48

                                        Richard Hanna.  
Quan hệ Mỹ - Hàn Quốc trở nên xấu đi một cách nghiêm trọng vào những năm 70 thế kỷ trước, khi xảy ra vụ Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (KCIA) dùng tiền để hối lộ cho một số đại biểu Quốc hội Mỹ để những chính khách này gây áp lực buộc Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ bỏ ý định rút hết quân đội ra khỏi Hàn Quốc vào năm 1973. Các phương tiện truyền thông Mỹ và Hàn Quốc gọi đây là một vụ Koreagate trong quan hệ Mỹ - Hàn Quốc.
Năm 1973, sau thất bại liên tiếp của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon quyết định cải tổ lại chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á bằng việc triệt thoái quân đội đồn trú trên lãnh thổ một số quốc gia để tăng cường sức mạnh cho các cứ điểm quân sự quan trọng của Mỹ tại Nhật, Philippines và bang Hawaii. Đây là lý do khiến Tổng thống Nixon quyết định triệt thoái toàn bộ quân đội Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Hàn Quốc đến các căn cứ Okinawa (Nhật), Subic (Philippines) và Guam (Hawaii). 

Quyết định mang tính chiến lược này của Mỹ đã khiến Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee lo ngại là một khi Mỹ hoàn tất việc rút quân, Bắc Triều Tiên sẽ tận dụng cơ hội để tấn công quân sự tái chiếm Nam Triều Tiên. 

Để giải quyết vấn đề này, Tổng thống Park Chung-hee đã ra lệnh cho Thủ tướng Chung Il-kwon và Giám đốc KCIA Kim Hyung-wook tìm mọi cách vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ để ngăn chặn việc Tổng thống Nixon rút quân khỏi Hàn Quốc. Trong quá khứ, KCIA từng nhiều lần dùng tiền bạc để nhờ các doanh nhân, chính trị gia người Hàn Quốc vận động hành lang tại Quốc hội và Bộ Quốc phòng Mỹ và đã không ít lần thành công. Nổi tiếng nhất trong hoạt động vận động hành lang là Kim Chong-pil, một bà con thân thích với Tổng thống Park Chung-hee, chỉ huy đầu tiên của KCIA. 

Để thi hành lệnh của Tổng thống Park Chung-hee, tướng Kim Hyung-wook, Giám đốc KCIA, đã phải nhờ đến tài vận động hành lang của Tongsun Park, một cựu điệp viên KCIA, từng hoạt động nhiều năm tại Mỹ. Sau khi rời KCIA vào năm 1970, Park chuyển sang kinh doanh lương thực nhập khẩu từ Mỹ và có nhiều quan hệ với một số chính khách Mỹ.
 
Kim Hyung-Wook và Tongsun Park.
Sau nhiều cuộc họp bí mật giữa tướng Kim Hyung-wook và Tongsun Park, có sự hiện diện của cả Thủ tướng Chung Il-kwon, đã đi đến thống nhất là KCIA sẽ được nhận một số tiền lớn lên đến hàng triệu USD mà chính phủ lấy từ hoa hồng của các thương vụ nhập khẩu lương thực từ Mỹ. Sau đó KCIA sẽ chi toàn bộ số tiền này cho Tongsun Park để nhân vật này hối lộ cho một số đại biểu Quốc hội Mỹ. 

Cuối năm 1973, Tongsun Park đã gặp Richard Hanna, đại biểu Quốc hội thuộc đảng Dân chủ để đặt vấn đề nhờ nhân vật này vận động các đại biểu Quốc hội khác ngăn chặn việc Tổng thống Nixon rút quân khỏi Hàn Quốc.Tongsun Park còn chi một số tiền lớn để Hanna thực hiện nhiều chuyến công du đến Hàn Quốc để gặp gỡ với Thủ tướng Chung Il-kwon và tướng Kim Hyung-wook. 

Trở về Mỹ, Hanna đã tiếp xúc với một số đại biểu Quốc hội khác và “mục tiêu” hành động. Đổi lại, những đại biểu Quốc hội này sẽ được nhận mỗi người một số tiền lót tay từ 200.000 đến 300.000 USD. Mọi việc càng diễn ra thuận lợi hơn khi Tổng thống Nixon bị buộc phải từ chức vào tháng 8/1974 do liên quan đến vụ  Watergate. 

Vụ vận động hành lang mang tính chất hối lộ này chỉ bị đổ bể vào năm 1976 khi xảy ra tố cáo lẫn nhau giữa các đại biểu Quốc hội nhận tiền lót tay của Tongsun Park vào năm 1974 về việc dân biểu Hanna đã ăn chặn một số tiền lót tay lớn mà đáng ra phải chia đều cho những đại biểu khác. 

Khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) vào cuộc để phối hợp điều tra với một ủy ban đặc biệt của Quốc hội thì vụ việc mới được làm sáng tỏ. Từ đó bùng nổ vụ tai tiếng được các phương tiện truyền thông ở Mỹ và Hàn Quốc gọi là Koreagate. Có đến 10 đại biểu Quốc hội thuộc đảng Dân chủ có liên quan đến vụ Koreagate, tất cả đều bị buộc phải từ nhiệm. Riêng Richard Hanna phải lãnh án 30 tháng tù giam. 

Vụ Koreagate cũng đã khiến Thủ tướng Chung Il-kwon và tướng Kim Hyung-wook phải từ chức. Riêng Tongsun Park bị bắt giữ tại Hàn Quốc nhưng phía Hàn Quốc đã từ chối  việc dẫn giải cựu điệp viên KCIA đến Mỹ để xét xử theo yêu cầu của FBI. Đến năm 2005, cái tên Tongsun Park lại xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông vì ông ta bị tố cáo đã biển thủ một số tiền lớn lên đến nhiều triệu USD từ việc bán gạo cho Iraq để lấy dầu hỏa, Tongsun Park phải lãnh án 5 năm tù giam và hiện thụ án tại một nhà tù liên bang ở bang Kansas, Mỹ. 

Riêng Tổng thống Mỹ Gerald Ford thì bị các phương tiện truyền thông chỉ trích là đã mạnh tay trù dập các đại biểu Quốc hội của đảng Dân chủ có liên quan đến vụ Koreagate để trả thù cho việc đảng Dân chủ  đã  phế truất Tổng thống Nixon vào năm 1974 và cũng để làm mất uy tín của đảng Dân chủ trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/1976. Tuy nhiên, cuối cùng ứng cử viên của đảng Dân chủ là Jimmy Carter cũng giành được thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. 

Sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Jimmy Carter đã tích cực vận động Quốc hội Mỹ chống lại các cuộc vận động hành lang mang tính chất chính trị từ các quốc gia đồng minh với Mỹ để tránh xảy ra một vụ Koreagate khác 
Những vụ mất tích không rõ nguyên nhân tại Tam giác Michigan


Chiếc máy bay DC4 của Northwes
Airlines bị mất tích trên vùng Tam giác
 Michigan vào ngày 23/6/1950. 
 Tam giác Michigan thuộc hồ Michigan ở Bắc Mỹ vốn nổi tiếng với những hiện tượng không lý giải được nguyên nhân, trong đó có những vụ mất tích bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Hồ Michigan thuộc Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và là hồ nước duy nhất nằm toàn bộ trên lãnh thổ nước Mỹ tiếp giáp với các bang Wisconsin, Illinois, Indiana và Michigan. Hồ Michigan rộng 58.016km2 và được xem là hồ nước có diện tích lớn nhất thế giới nằm trên lãnh thổ một quốc gia và là hồ nước lớn thứ 5 trên thế giới. Hồ Michigan không những nổi tiếng là một trong những thủy đạo quan trọng của vùng Bắc Mỹ mà còn phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như những cảnh quan tự nhiên hùng vĩ mà nó tạo ra. 

Tuy nhiên, tại hồ Michigan đã xảy ra những hiện tượng bí ẩn tại một vùng mà người ta gọi là Tam giác Michigan với trục chính của tam giác là các thành phố Ludington, Benton Harbor, đều của bang Michigan và Manitowoc của bang Wisconsin với tổng diện tích 31,418km2. Tại Tam giác Michigan đã xuất hiện những hiện tượng lạ và nhất là những vụ mất tích bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa  lý giải được nguyên nhân. Các nhà khoa học và các nhà tự nhiên học còn gọi Tam giác Michigan là Tam giác Quỷ Bermuda ở Bắc Mỹ.

 Vụ mất tích gây tranh cãi đầu tiên xảy ra tại Tam giác Michigan là của thuyền trưởng chiếc tàu hàng O.M. McFairland tên George Donner. Tối ngày 28/4/1937, trên đường vận chuyển 9.600 tấn than từ thành phố Erie, bang Pennsylvania, đến thành phố Port Washington, bang Wisconsin, khi đi ngang qua Tam giác Michigan, thuyền trưởng Donner bỗng mất tích. 

Ba giờ trước đó, thuyền trưởng Donner dặn viên thuyền phó là ông cần phải ngủ, khi tàu đến gần thành phố Port Washington thì đánh thức ông dậy để ông điều khiển tàu cập bến. Làm theo lời dặn, khi chiếc McFairland gần cập cảng, viên thuyền phó lên buồng của Donner để đánh thức thì không thấy ông đâu. Nhiều ngày sau đó, mọi cố gắng tìm kiếm thuyền trưởng Donner đều không mang lại kết quả. Có giả thuyết cho rằng vì một lý do nào đó, Donner đã bỏ trốn đến một nơi nào đó mà không để lại vết tích hoặc vô tình ông đã rơi xuống biển... 

Hơn chục năm sau, tại Tam giác Michigan lại xảy ra một vụ mất tích được cho là khó hiểu. Đêm 23/6/1950, một chiếc máy bay vận chuyển hành khách đường dài loại DC 4 mang số hiệu 2501 của Hãng Hàng không Northwest Airlines trên có chở 58 hành khách cùng phi hành đoàn bay tuyến New York -  Seattle, bỗng mất tín hiệu trên màn hình radar của Đài không lưu sân bay Chicago. 

Sau nhiều lần cố gắng liên lạc mà không có kết quả, Đài không lưuChicago quyết định phát lệnh máy bay mất tích. Một lực lượng cứu hộ hùng hậu được huy động đến địa điểm ngay giữa Tam giác Michigan là nơi chiếc máy bay bị nạn nhưng không tìm thấy bất cứ thi thể hay mảnh vỡ nào trên chiếc máy bay mất tích. 

Hải quân Mỹ và Cơ quan Trục vớt lòng hồ Michigan đã điều động đến 3 tàu lặn chuyên dụng để sục sạo khắp đáy hồ trên một diện tích rộng đến hơn 100km2 nhưng vẫn không tìm thấy dấu vết của chiếc DC4 gặp nạn. Và do không tìm thấy xác chiếc máy bay cùng hành khách nên nguyên nhân của vụ mất tích vẫn không được làm sáng tỏ. 

Đến tháng 9/2008, một cuộc tìm kiếm chiếc DC4 mất tích tại Tam giácMichigan vào năm 1950 được triệu phú Clive Cussler, có người thân đi trên chuyến bay, tài trợ, vẫn không mang lại bất cứ manh mối nào cho dù đã sử dụng những thiết bị dò tìm hiện đại.
 
Chiếc du thuyền Pentoesky II không có thủy thủ đoàn trôi dạt trên vùng Tam giác Michigan.
Nửa thế kỷ sau khi xảy ra vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay DC4, truyền thuyết về “Tam giác quỷ” Michigan lại trở thành chuyện thời sự sau khi xảy ra vụ mất tích của toàn bộ thủy thủ đoàn gồm 4 người có mặt trên chiếc du thuyền Petoesky II. Đây là một chiếc du thuyền nhỏ được Derek Batten, Peter Tunstead, James Tunstead và  Ivan Ormes điều khiển rời thành phố Ludington hải hành đến thành phố Benton Harbor vào sáng ngày 15/4/2006. 

Đến chiều cùng ngày, một trực thăng tuần tra của Lực lượng Biên phòng bờ biển Mỹ phát hiện chiếc Petoesky II trôi dạt trên vùng Airlie, hình như không có sự hiện diện của một ai trên tàu, nên liền cảnh báo cho lực lượng cứu hộ. Hai tiếng đồng hồ sau, một tàu tuần tra đã cập mạn chiếc du thuyền để kiểm tra nhưng không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của thủy thủ đoàn cho dù lúc đó máy tàu vẫn hoạt động, trên bàn vẫn còn thức ăn, một chiếc máy tính xách tay vẫn để ở chế độ hoạt động, radar và thiết bị liên lạc thông tin qua vệ tinh vẫn hoạt động tốt. Chiếc Pentoesky II không bị hỏng hóc hay gặp bất cứ tai nạn nào trước đó. 

Ngày 16/4/2006, chiếc Pentoesky được kéo về thành phố Ludington để kiểm tra bởi các chuyên viên pháp y. Chính quyền bang Michigan quyết định triển khai một cuộc truy tìm quy mô đối với các thuyền viên của chiếc du thuyền. 9 tàu tuần tra, 4 máy bay trực thăng cùng nhiều tàu thuyền dân sự tình nguyện cùng tham gia cuộc truy tìm quy mô nhất lịch sử thành lập bang Michigan. 

Cuộc tìm kiếm được duy trì cả ngày lẫn đêm trên một vùng mặt nước có diện tích đến hàng trăm kilômét vuông kéo dài suốt nhiều ngày liền nhưng vẫn không có kết quả. Và do không còn bất cứ hy vọng nào tìm ra dấu vết của các thuyền viên bị mất tích, sau đó chính quyền bang Michigan buộc phải quyết định ngừng các cuộc tìm kiếm. 

Có nhiều giả thuyết được các nhà điều tra đưa ra liên quan đến vụ mất tích bí ẩn của thủy thủ đoàn chiếc du thuyền Pentoesky II như họ bị một cơn sóng dữ ập lên mạn tàu và cuốn trôi xuống lòng hồ, bị rơi xuống nước hay bị bắt cóc. Nhưng đó chỉ là giả thuyết và cho đến nay vụ mất tích vẫn còn là bí ẩn và càng làm phong phú thêm truyền thuyết về Tam giác Michigan