Con Số |
Tác Giả: Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ | |||
Thứ Ba, 28 Tháng 7 Năm 2009 11:40 | |||
(Trich dẫn từ trang 838 đến trang 853 quyển Tử-vi & Địa-Lý Phàm người đời thường cho rằng, tất cả hiện hữu có được trên quả đất này từ con người đến thú vật cũng như cây cỏ và vật dụng...đều có số hết cả. Đó là, con số đáng cho chúng ta suy ngẫm, riêng đối với con người khi lọt lòng mẹ sanh ra cũng tính bằng con số, bởi vì, từ khi người mẹ thụ thai đến khi lọt lòng mẹ phải mất một thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, rồi khi chúng ta lớn lên đến khi lìa đời cũng phải mất một thời gian dài hay ngắn, nếu người chết có số tuổi cao xem như chết già tức có số trường thọ, còn trái lại, người đó chết tuổi thấp xem như chết non tức có số chết yểu, hoặc người sanh ra được số sung sướng giàu sang phú quý hay bị số bất hạnh, nghèo khó... Đó cũng là con số mà người đời hoặc thú vật, cây cỏ và vật dụng đều phải nhận lảnh khi hiện hữu trên quả đất này. Nhưng nếu để ý, sẽ thấy sự sanh sống của chúng ta bao bọc bởi những con số, bởi vì mỗi thứ đều mang con số và chúng ta bắt buộc phải tính toán cũng bằng con số để sanh tồn, từ cái ăn, cái mặc, cái nhà, cái xe, cho đến cái bịnh, cái đau và đưa đến cái chết... ví như, đi mua giày hay cái áo hoặc cái quần chúng ta phải biết số nào mặc vừa, còn không biết con số thì không thể hài lòng được. Nếu chúng ta xét cho kỹ, thì thấy con số đó chỉ là con số chẵn hoặc con số lẻ đã được các nhà khoa học tìm ra cho chúng ta sử dụng sau này, nhưng nó chỉ đóng khung 10 con số căn bản. Đó là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 (bởi vì, số 0 cũng là con số) . Từ đó, chúng ta ghép nối để có những con số lớn hơn. Đây là, năm con số chẵn : 0, 2, 4, 6, 8 và năm con số lẻ : 1, 3, 5, 7, 9. Viết đến đây tôi lại nhớ. Căn cứ theo Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái gồm có 10 con số là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Nhưng được phân định như sau : Nếu chúng ta đem cộng tất cả này thì có kết quả như sau : 2+4+6+8+10 = 30 và nếu chúng ta cộng kết quả của số dương và số âm thì có được như sau : 25 + 30 = 55, con số này gồm chung cả thiên địa rất công bằng, vì mỗi thiên và mỗi địa đều có 5 lại tương đắc, công bằng với nhau, vì : " Thiên số ngũ, Địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hiệp " (Số trời có năm số, số đất có năm số, năm ngôi cùng tương đắc mà điều hạp nhau). Và theo Kinh Dịch đã viết : Tam thiên, lưỡng địa (bởi vì, tiên âm hậu dương) tức Trời 3, Đất 2. Từ đó, người đời thuờng nói : "Trời cao, Đất rộng" hay "Trời tròn, Đất Vuông" là thế đó. Nếu chúng ta cộng Trời 3 là dương với Đất 2 là âm thì nó có số thành là 5 và cộng thêm vạn vật 2, thì trở thành 7 tức con số tối đa của nguyên số trong các con số lẻ đầu tiên kể từ 1, 3, 5, 7 đến 9, bởi vì con số 9 không phải là nguyên số, vì nó có thể chia chẵn làm ba lần, với 1, với 3 và với 9. Hơn nữa, nếu chúng ta để ý lấy số lẻ của 5 số dương là : 1, 3, 5, 7, 9 đem cộng lại như đã thấy ở trên, có kết quả là 25 và rồi lấy số 25 tức 2 với 5 cộng lại thì lại có kết quả : 2 + 5 = 7, thì cũng có kết quả là 7. Ngoài ra, con số này cũng áp dụng cho kích thước của cái bàn, cái cửa nhà nữa, ví như cửa có chiều cao 3m, thì chiều ngang phải 2m mới cân xứng, còn rất nhiều trường hợp như : thân hình, bàn tay, cái mặt và các lãnh vực khác nữa, ở đây không thể kê ra hết được. Để tìm hiểu thêm về con số đã dẫn thượng đưa vào phong tục tập quán dân gian cũng như văn-học Việt-Nam chúng ta, xin lần lượt trích dẫn như sau : Con số 1 là con số thông thường để chỉ sự tối thượng của đấng tạo hóa trong vũ trụ. Vì thế, chúng ta đã thấy con số 2 là Đất và con số 3 là Trời như đã dẫn ở trên kia. Dưới thời xa xưa còn chế độ quân chủ, thường dành con số 1 để chỉ nhà vua, bởi vì vua là thiên tử tức con trời để cai trị thiên hạ tức nhứt nhơn (người ở đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi đứa con đầu lòng là con 1 mà chỉ gọi con trưởng hay con 2 hoặc con cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằng chứng ở Việt-Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con số 1 hết là thế đó. Con số 2 là con số sau con số 1 tức 2 con số 1 cộng lại (1+1= 2) và trong thiên hạ gọi đứa con đầu lòng bằng anh hai hay chị hai, viết đến đây tôi nhớ đến Bà Trưng Nhị (bởi vì, Bà sanh sau Bà Trưng Trắc, nên có tên Bà Trưng Nhị) Bà cùng Bà chị là Bà Trưng Trắc sanh đôi vào ngày mùng 1 đến tháng 8 năm Giáp Tuất nhằm năm 14 sau Tây Lịch tức thế kỷ thứ nhứt, đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc làm cho Thái Thú Tô-Định thua chạy về Tàu và chiếm được 65 thành, đến ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 41 mới xưng vương. Riêng về tên của hai Bà phải gọi Trưng Trắc là Trưng Chắc và Trưng Nhị là Trưng Nhì mới đúng, bởi vì quê quán của hai bà Trưng có nuôi tằm để cung cấp cho ngành dệt vải, cái kén dày được gọi là cái kén chắc, còn cái kén mỏng được gọi lá cái kén nhì, cho nên song thân của hai bà lấy tên trong nghề nuôi tằm để đặt tên cho hai bà. (nếu quý bà con đồng hương cần tìm hiểu thêm về hai Bà Trưng xin tìm đọc Tìm Hiểu Các Danh Nhân cùng tác giả Nguyễn-Phú-Thứ, từ trang 228 đến 245). Hơn nữa, theo Kinh Dịch đã viết : tam thiên, lưỡng địa tức Trời 3, Đất 2. Ngày nay, nhân vật số 2 thường chỉ Phó Tổng Thống hoặc là nước đó có Tổng Thống tức số 1, mà không có Phó Tổng Thống, thì Thủ Tướng chính là nhân vật số 2. Con số 3 cũng để chỉ Trời và trong văn học cũng như luật lệ xa xưa thường có thấy những từ ngữ như : Tam tài tức Trời, Đất và Vạn vật trong đó có con người; Tam cang tức 3 giềng mối quan hệ ở đời của người xưa là : Quân vi thần cang (Vua tôi), Phụ vi tử cang (Cha con), Phu vi thê cang (Chồng Vợ); Tam tùng dành cho người con gái là : Ở nhà phải chịu phép Cha Mẹ, có chồng thì theo chồng, chồng chết theo con; Tam Qui là luật lệ của người đạo Phật đối với Phật Tử phải : qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng; Tam Giác là hình có ba cạnh .v.v. Con số 4 có các từ ngữ như sau : Tứ Đức là 4 đức tính của con người đạo đức dành cho đàn Ông phải biết : Hiếu, Lễ, Trung, Tín và đối với đàn Bà phải biết Công, Dung, Ngôn, Hạnh; Tứ Linh là 4 con vật được xem thiêng liêng là Long (Rồng), Lân, Quy (Rùa), Phụng (Phượng); Tứ Quý là 4 mùa trong năm Xuân, Hạ, Thu, Đông; Tứ Phương là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; Tứ Đại tức 4 đời trong gia tộc ruột thịt là : Ông Nội, Người Cha, Con và cháu, nhà nào có được tứ đại xem như nhà đó có phước; Tứ hải giai huynh đệ .v.v. Con số 5 có các từ ngữ như sau : Ngũ quan gồm có : Tai (nhỉ ), Mắt (mục), Mũi (tị), Miệng (khẩu), Lưỡi (thiệt); Ngũ phước gồm có : Phú (giàu có), Thọ (sống lâu), Khương ninh (sức khỏe), Du háo Đức (đức hạnh), Khảo chung (trọn thân sống); Ngũ Hành gồm có: Kim, Mộc,Thủy,Hỏa, Thổ; Ngũ cúng gồm có: Hương, Đăng,Trà, Hoa, Quả; Ngũ Thường gồm có : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; Ngũ giới cấm là 5 điều ngăn cắm của đạo Phật đối với người Phật Tử là : Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Uống rượu, Nói dối. (Nếu chúng ta nhìn kỷ và so sánh Ngũ Thường của Nho Giáo và Ngũ Giới của Phật Giáo thì thấy có sự liên hợp giống nhau, bởi vì : Nhân = Không sát sanh; Nghĩa = Không đạo tặc; Lễ = Không tà dâm; Trí = Không uống rượu và Tín = Không nói dối) ; Ngũ Quả gồm có các trái cây như : Mãng cầu, Chùm sung, Dừa tươi, Đu đủ, Xoài, Ngũ Giác là hình có năm cạnh, Ngũ Châu gồm có Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu, Phi Châu và Úc Châu v.v. Ngoài ra, con số 5 là con số kết hợp Trời và Đất, bởi vì, tam Thiên, lưỡng Địa và một đặc điểm đáng lưu ý nữa, trong dân gian mình thường tín ngưỡng cứ mỗi tháng có 3 ngày kỵ xuất hành. Đó là: Mùng năm, mười bốn, hăm ba, Nhưng nếu chúng ta bình tâm mà xét theo con số thì có kết quả ba ngày ấy cũng là số 5, bằng chứng là con số 14 tức 1 và 4, nếu đem 1+4 = 5. Con số 23 cũng vậy, tức 2+3 = 5. Do vậy, 3 ngày đó đều có số thành là 5. ' Nhiều tổ chức và kiến trúc thời cận đại cũng có căn bản là số 5. Ví như, cơ quan đầu não quân sự lớn nhất thế giới tại Hoa Kỳ được đặt tại Ngũ Giác Đài. Nói về quân sự, khi có binh lực thật mạnh, người xưa chia việc chỉ huy ra cho ngũ quân là : Tả quân, Hữu quân, Tiền quân, Hậu quân và Trung quân. Dưới thời nhà Nguyễn, chức vụ võ quan cao cấp nhất là Chánh Võ Nhất Phẩm được gọi là "Ngũ Quân Đô Thống". Nếu thời xưa là cái gì thuộc dĩ vãng, cổ hủ thì trở lại nói chuyện ngày nay. Tại Hoa Kỳ khi được vinh thăng cấp bậc Thống Chế tột bực trong quân đội như Dwight David Eisenhower (1890-1969) thì được dùng 5 ngôi sao cho cấp hiệu. Riêng ở Pháp cũng có tướng năm sao, xin đơn cử tướng Général d’Armée Jean-Pierre KELCHE, Grand Chancelier de la Légion D’Honneur, Président D’Honneur, ngài đã chụp hình lưu niệm và giới thiệu tác phẩm 4000 Từ Ngữ Thực Hành (4000 Mots Pratiques) sáng ngày 3 tháng 6 năm 2008 của tác giả Giáo Sư & nhà văn Hàn Lâm NGUYễN-PHÚ-Thứ, huy chương Pháp : Chevalier dans l’Ordre de la Légion D’Honneur et Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques (Bắc Đẩu Bội Tinh và Đệ Ngũ Hàn Lâm) trong đại hội Bắc Đẩu Bội Tinh Quốc Gia Société d’entraide des Membres de la Légion d’Honneur (SEMLH) tại Cité Internationale des Congrès - Nantes Métropole (France) 5, rue de Valmy - BP 24102 - 44041 Nantes Cedex, từ ngày 2 đến 4 tháng 6 năm 2008. Ảnh tướng Jean-Pierre KELCHE 5 sao giới thiệu sách và chụp hình lưu niệm với tác giả 3-6-2008. Khi loài người bắt đầu thu nhập những âm hưởng của thiên nhiên, tiếng chim hót thông reo, tiếng gió thoảng bên khe núi và tiếng suối chảy lưng đèo, để đặt ra cung bậc, cũng xếp thành năm cung là : Cung, Thương, Giốc, Trủy và Vũ. Như tả về tài đánh đàn của Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết : "Cung thương lầu bực ngũ âm, Khi tả đến đoạn nàng Kiều gẩy đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe, cụ Nguyễn Du cũng viết là: "Bắt nàng thị yến dưới màn, Con số 7 cũng là con số đặc biệt, bởi vì nó kết hợp Trời Đất và vạn vật để thành 7 và nó có các từ ngữ như sau : Thất bảo là 7 vật quý : Vàng, Bạc, Mã não, Hạt trai, Ngọc lưu li, San hô, Xa cừ; Thất tình là Hỉ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (sợ), Ái (thương), Ố (ghét), Dục (muốn); Thất sơn tức 7 núi ở Châu Đốc là : Két (Anh Vũ sơn), Dài (Ngũ Hồ sơn), Cấm (Thiên Cẩm sơn), Tượng tức Voi (Liên hoa sơn), Trà Sư (Thủy Đài sơn), Bà Đội Ôm, và Cô Tô Thủy ; Thất phách là 7 vía, viết đến đây tôi nhớ người xưa thường áp dụng : Ba Hồn 7 Vía hay Bảy hồn chín Vía? hay Nam Thất Nữ Cửu? tôi xin góp ý như sau : Tại Sao gọi Bảy hồn chín Vía hay Nam Thất Nữ Cửu ? Nếu người bị bịnh là nam thì dùng 7 và nữ thì dùng 9 hoặc là, mỗi khi con cháu bị vấp té, thì ông bà hay cha mẹ thường hú "7 hồn 9 vía" cũng áp dụng phương thức "nam thất nữ cửu", nhưng ít người hiểu biết hoặc giải thích tại sao có con số sai biệt giữa nam và nữ? Theo thiển nghĩ của tôi, phàm con người dù nam hay nữ đều có 9 bộ phận (người xưa thường gọi là cửu khiếu) được phân chia như nhau là : Hơn nữa, chúng ta đã thấy ở trên kia, số 7 là con số tối đa của nguyên số thuộc thiên là số dương tức nam và nó cũng là 7 bộ phận nằm phía trên của thân thể, cho nên người xưa thường dùng con số 7 để chỉ cho dương nam tức thiếu dương là số hạp cho phái nam và con số 9 là chỉ chung bộ phận trên cộng với bộ phận dưới của thân thể cộng lại tức 7 + 2 = 9 cho nên người xưa thường dùng con số 9 để chỉ cho dương nữ tức lão dương là số hạp cho phái nữ, từ đó, áp dụng mọi trường hợp, nhứt là các thầy thuốc Đông y, không biết ý kiến này có đúng hay sai? xin các bậc cao minh bổ khuyết để được đầy đủ hơn.v.v. Con số 8 là con số đã thấy các từ ngữ như sau : Bát Cạy ở đây chỉ hướng đi cho ghe tàu về đêm thời xa xưa, lúc bấy giờ không có đèn những vẫn đi trên sông rạch, nếu nói bát là đi phía bên mặt, nếu nói cạy là đi phái bên trái, thế mà người xưa đã ăn ý nhau, cho nên không bị tai nạn xảy ra; Bát Quái là 8 quẻ trong Kinh Dịch có nói : Thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái. Đó là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài; Bát giới là 8 điều răn của Đạo Phật là : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không ngồi giường cao, không mang nữ trang (vàng), không múa hát vui vẻ quá lố; Bát cú là để chỉ luật thơ Đường, mỗi bài gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ; Bát Chánh Đạo là 8 con đường chánh của người Phật Tử theo Đạo Phật cần phải tu luyện hằng ngày để giải thoát. Đó là, chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.v.v. Con số 9 là con số lẻ cao nhứt tính từ 1, 3, 5, 7 và 9. Số 9 tức cửu cho nên có những từ ngữ như sau : Cửu Trùng ngôi vua ngự cao xa, ví như 9 từng mây; Cửu Thiều là Nhạc chín chặp của vua Thuấn bày ra; Cửu Đỉnh là 9 cái đỉnh đúc bằng đồng xưa kia do Vua Hạng Võ thực hiện để thờ tổ tiên tộc họ, đến triều đại nhà Nguyễn chúng ta cũng thấy cửu đỉnh đặt tại Thái Miếu ở Huế để thờ tổ tiên Việt Nam; Cửu Hình chín hình phạt kẻ phạm tội thời xưa gồm có : khắc chữ vào trán (mặc), cắt mũi (tị), chặt chân (phi), thiến (cung), chém đầu (đại lích), cho đi đày (lưu), đem của đến chuộc tội (thục), đánh bằng roi (tiên), đánh bằng roi gỗ (phác); Cửu Tuyền là chín suối, để chỉ người chết đem chôn xuống đất; Cửu Long Giang là sông Cửu Long có 9 cửa; Cửu đại hơn ngoại nhân là ý nói quan hệ máu mủ là thân thuộc hơn hết, dù có họ hàng xa còn hơn người dưng. Vậy, Cửu Huyền Thất Tổ là gì ? Theo thiển ý của tôi là Cửu Huyền tức 9 đời và Thất Tổ tức 7 tổ ? Bởi vì, con số 7 và 9 ở đây để phân biệt nam và nữ như đã dẫn ở trên. Đó là ý kiến, xin quý bậc cao minh bổ túc chỉ dạy thêm. Có người nói : Cửu Huyền gồm 9 bậc, nghĩa là mình đứng ở giữa có trên 4 bậc và có dưới 4 bậc tức là : Cao, Tằng tổ, Tổ, Khảo, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng tôn, Huyền tôn. Còn Thất Tổ là gì ? Do vậy, Ông Bà mình thờ Cửu Huyền Thất Tổ là thờ cả dòng họ nhiều đời từ Ông Bà Kỷ (Vân Tổ) đến các Chút trong thân tộc, đáng cho người hậu thế như chúng ta noi gương. Bởi vì, đó là căn bản đạo đức của dân tộc Việt-Nam đáng ngưỡng mộ và biết ơn tiền nhân, không khác :
|