Công an đòi phạt TGM Ngô Quang Kiệt 'vi phạm luật tạm trú'
|
|
|
|
Tác Giả: Nghĩa Cường-Thạch Bích/Người Việt
|
Chúa Nhật, 17 Tháng 1 Năm 2010 22:07 |
| | | Chuyện Đức TGM Ngô Quang Kiệt bị lập biên bản chỉ xảy ra mới cách đây hai ngày, tức là 15-1-10. | | |
Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, cầm nến bước đi trong cuộc lễ khai mạc Năm Thánh ở nhà thờ Sở Kiện, Hà Nam hồi Tháng Mười Một. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
|
|
Bách hại mềm sau lưng Ðồng Chiêm VIỆT NAM - Tại đan viện Châu Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, nơi các linh mục, tu sĩ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội thường chọn làm nơi tĩnh tâm, đọc sách và viết sách, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt liên tục bị công an huyện tìm gặp mà không nói lý do gì. Sau vài lần bị từ chối, công an huyện thành lập tổ kiểm tra hành chính để kiểm tra thủ tục tạm trú, họ đòi lập biên bản phạt hành chính Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt “vi phạm luật tạm trú, tạm vắng.”Chuyện Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bị lập biên bản chỉ xảy ra mới cách đây hai ngày, tức là vào ngày 15 Tháng Giêng, 2010.Hiện nay, tại Ðồng Chiêm và nhiều địa phận của Công Giáo tại Hà Nội, công an cũng lục soát nhà dân, nhà thờ, nhà xứ, dòng tu với lý do “kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng.”Việc thi hành luật khai báo, tạm trú, tạm vắng có nhiều bất cập, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và làm ăn của người dân. Ðến nay, nhiều địa phương hầu như chỉ “làm lấy lệ.” Luật không tụ tập quá 5 người cũng vậy, “bất cập” không kém. Những điều luật này, sở dĩ tồn tại, là do chính quyền thấy cần sử dụng để hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp của người dân.Giới quan sát cho rằng, hành động đòi xét thủ tục tạm trú với một lãnh tụ tôn giáo lớn ở Việt Nam đồng nghĩa với việc chính quyền công khai bày tỏ thái độ thiếu thiện chí với người Công Giáo.Bất chấp sự thực hiển nhiên được chứng kiến của hàng ngàn người, báo chí nhà nước Việt Nam ngày hôm qua vẫn thản nhiên chối bỏ sự việc xảy ra tại Ðồng Chiêm. Ðồng thời còn vu cáo hãng thông tấn của Vatican “đưa tin sai và có ý đồ kích động.”Cho dầu chính quyền Việt Nam đã có những bước đi được hiểu là “mong muốn cải thiện quan hệ với Vatican,” hành động đập phá biểu tượng Thánh Giá và đánh đập giáo dân, hành hung ký giả, cùng nhiều biện pháp khác nhau để trấn áp tinh thần, cô lập người Công Giáo bị coi là “ngạo mạn và xem thường cộng đồng quốc tế.”Trong một chuỗi các sự kiện liên quan đến quan hệ căng thẳng của chính quyền Việt Nam với người Công Giáo những năm qua, vụ đập phá Thánh Giá ở Ðồng Chiêm là minh chứng đỉnh điểm cho thấy rõ thái độ của chính quyền đối với Công Giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.Giáo xứ Ðồng Chiêm vốn ở nơi yên tĩnh, khuất nẻo. Cây Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ của giáo xứ này hoàn toàn vô hại với bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cộng đồng nào. Cứ để yên Thánh Giá cũng chẳng ai biết đến, năm tháng cùng với vị trí heo hút, cây Thánh Giá ở Ðồng Chiêm cũng chỉ khiêm tốn trong giáo xứ nhỏ nhoi này. Nhưng bỗng dưng chính quyền quyết tâm triệt phá, và phải triệt phá bằng được. Triệt phá bằng hành động quyết liệt, huy động ầm ĩ nhiều lực lượng vũ trang. Phải chăng họ thị uy hay muốn nổ phát súng đầy vũ lực để cảnh báo với thế giới, rằng họ sẵn sàng trở thành những kẻ phá tượng Phật như Taliban? Câu hỏi là, những bước tiếp theo là gì?Trong con mắt các nước trên thế giới, hành động của chính quyền Việt Nam khi chà đạp lên biểu tượng Thánh Giá của người Công Giáo là không thể chấp nhận. Chỉ duy nhất một vài nước có cùng hệ thống chính trị với Việt Nam là hài lòng. Một trong những nước đó là Trung Quốc, nước chắc chắn sẽ ngầm ủng hộ và cổ vũ cho hành động của Việt Nam đương đầu với truyền thống đạo lý lâu đời ở các nước văn minh trên thế giới.Dường như nhà nước Việt Nam chưa bao giờ có bản lĩnh tự chủ để giải quyết vận mệnh đất nước. Ngày hôm nay, chính quyền này phá Thánh Giá, gây ảnh hưởng không tốt tới quan hệ với các nước phương Tây, nơi cộng đồng Thiên Chúa Giáo tập trung nhiều nhất. Vậy, họ làm điều này để làm vừa lòng ai?Không lẽ để được lòng một “cường quốc nào đó,” để được nâng đỡ, duy trì quyền lực, mà bán rẻ tài nguyên, rồi lại nhường biển đảo? Ðến giờ lại lấy luôn niềm tin tín ngưỡng của người dân để mặc cả! Lịch sử chứng minh rằng, chỉ có công bằng, bác ái mới tồn tại lâu dài. Tàn bạo là hành động đi ngược chiều với bánh xe công lý.