100 Năm Lưu Vong |
Tác Giả: Trần Khải | |||
Thứ Ba, 02 Tháng 3 Năm 2010 07:03 | |||
Phật Giáó Tây Tạng tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma táí sanh liên tục để lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng Hôm Thứ Năm 25-2-2010, chính phủ Tây Tạng lưu vong đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 lưu vong sang Ấn Độ hồi tháng 2-1010. Vậy là tròn 100 năm. Bây giờ là thời của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, những vấn đề của đất nước Tây Tạng lại càng hung hiểm hơn, khó giảỉ quyết hơn. Phật Giáó Tây Tạng tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma táí sanh liên tục để lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng và đất nước trên đỉnh HY Mã Lạp Sơn này. Vị hiện nay là đời thứ 14, được thế giới biết nhiều với cương vị của người thắng Giảỉ Nobel Hòa Bình và là vị đi thuyết pháp liên tục ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng các nan đề của vị đời thứ 14 đã hiển lộ từ vị đời thứ 13, tức là kiếp trước của vị hiện nay. Bài sau đây sẽ viết theo nhà nghiên cứu Phurbu Thinley trên mạng Phayul. Vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 có tên khai sinh là Thupten Gyatso, đã phải lưu vong sang Ấn Độ (lúc đó, Ấn là thuộc địa của Anh Quốc) trong các năm 1910-1912, sau khi quân nhà Thanh (Mãn Châu) do Tướng Chao Er-feng tràn vào chiếm Tây Tạng. May mắn, triều nhà Thanh sụp đổ năm 1911, dân Tây Tạng nhân cơ hội này mới đánh đuổi quân nhà Thanh ra khỏi Tây Tạng. Sau 3 năm lưu vong ở Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 trở về Tây Tạng và đã nắm những quyền lực chính trị lớn hơn nhiều đời khác, được các sử gia nói là quyền lực chính trị lớn nhất kể từ Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 13 tuyên bố Tây Tạng độc lập vào ngày 12-2-1913, tuyên đọc bản văn 5 điểm tuyên bố độc lập Tây Tạng. Trước đó vài tuần, vào tháng 1-1913, Tây Tạng và Mông Cổ đã tuyên bố độc lập, và ký chung Hiệp Ước Tây Tạng – Mông Cổ Năm 1913, một hiệp ước hữu nghị và công nhận độc lập của nhau. Và trong suốt 39 năm, từ 1911 tới 1950, cho tới khi quân Cộng sản TQ tràn vào, Tây Tạng là một nước độc lập, không bị ngoại quốc kiểm soát. Trong khi chúng ta hiện nay nghĩ tới ngài Đạt Lai Lạt Ma đời 14 như một vị đạo sư từ bi, như một vị thầy đi thuyết pháp hàng chục nước mỗi năm, xuất hiện khắp nơi như một nhà hoạt động nhân quyền, và không mệt mỏi đòi quyền tự trị cho dân Tây Tạng, thì ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 được lịch sử ghi nhận như một nhà cải cách chính trị vĩ đại (tất nhiên, chưa kể vai trò đạo sư trong Phật Giáó Tây Tạng). Các trang web Phật Giáo Tây Tạng ghi nhận rằng chỉ có 2 vị Đạt Lai Lạt Ma được xưng tụng là “Vĩ Đại.” Đó là vị đời thứ 5 và vị đời thứ 13. Cậu bé Thupten Gyatso trở thành Đạt Lai Lạt Ma vào lúc Tây Tạng nằm giữa các cơ nguy lũng đoạn từ Nga, Trung Quốc và Anh Quốc. Xã hội Tây Tạng lúc đó có nhiều vấn đề, giới cầm quyền nhiều tham nhũng và quyền lực các tu viện đã trở thành quá độ. Ngài Thupten Gyatso sinh năm 1876 tại Thakpo Langdun, phía nam Tây Tạng, con củả cặp vợ chồng nông dân, Kunga Rinchen và Lobsang Dolma. Lúc đó, uy tín của định chế Đạt Lai Lạt Ma đang suy giảm. Liên tục 4 kiếp trước, tức 4 vị Đạt Lai Lạt Ma đời trước của ngài, phần nhiều chỉ là hình thức, bị các nhóm quyền lực thế tục giằng co, vận dụng. Tất cả các vị đó đều viên tịch khi còn trẻ. Trong khi đó, các hoàng đế nhà Thanh ở Trung Quốc tăng ảnh hưởng các thời kỳ nàỳ, cũng như các cường quốc Châu Âu cũng lộ tham vọng. Ngài được công nhận là Đạt Lai Lạt Ma tái sanh vàò năm 1878, và lên ngôi ở Điện Potala vào năm 1879. Vào ngày 8-8-1895, ngài tiếp nhận quyền lực chính trị và đã lèo lái dân tộc Tây Tạng trong thời kỳ Anh Quốc xâm chiếm Tây Tạng năm 1904 và Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng năm 1909 – ngài trải qua 2 kinh nghiệm lớn đó, và từ đó quyền lực chính trị của ngài đối với xã hội Tây Tạng tự động lớn hơn quyền lực các vị đời trước. Cũng chính ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đã tạo ra nhiều cải cách lớn về mặt chính trị, xã hội và văn hóa. Ngàì đã xóa nạn lãnh chúa khu vực, xóa các tranh chấp truyền thống giữa các tông phái Phật Giáo Tây Tạng, tạo ra một quân đội quốc gia, và xin thiết lập ngoaị giao với nhiều nước khác củả thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đã ra luật chống quan chức tham nhũng, lập hệ thống thuế khóa toàn quốc, thành lập tổ chức cảnh sát quốc gia, xóa bỏ một số cơ chế quyền lực ở các tu viện, tăng cường kiểm tra giới luật các tu sĩ, tạo thêm nhiều viên chức cư sĩ để thế lực xã hội không nằm trong tay giới tăng sĩ. Và năm 1914, ngài củng cố quân lực Tây Tạng bằng việc thiết lập Trung Tâm Huấn Luyện cho quân đội Tây Tạng. Sau khi từ nơi lưu vong ở Ấn Độ về nước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đích thân nắm quyền về đối ngoại, và vẽ ra lá cờ Tây Tạng vẫn còn sử dụng hiện nay. Cũng nhờ kinh nghiệm lưu vong ở Ấn Độ, ngài nêu lên khát vọng cải cách đất nước theo gương thế giới hiện đại, và chính ngài đã thiết lập hệ thống tiền tệ đầu tiên vàò Tây Tạng. Năm 1913, ngài lập trụ sở Bưu Điện đầu tiên ở Tây Tạng và gửi 4 thanh niên Tây Tạng sang Anh học về khoa học. Ngài thiết lập Trung Tâm Y Khoa Tây Tạng ở Lhasa, gần Jokhang. Năm 1923, ngài lập bản doanh cảnh sát ở Lhasa phụ trách về an ninh và quyền lợi cho dân Tây Tạng, và cùng năm thiết lập trường Anh ngữ đầu tiên ở Gyatse. Vài tháng trước khi ngài viên tịch trong năm 1933, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 tiên tri về quốc nạn Tây Tạng sắp bị xâm chiếm, và cảnh báo cả nước về một nghiệp lực bi thảm. Buổi sáng hôm Thứ Năm 25-2-2010, Thủ Tướng Tây Tạng Lưu Vong Samdhong Rinpoche và vị Chủ Tịch Quốc Hội Tây Tạng Penpa Tsering thực hiện buổi lễ tại ngôi chùa Tsuglagkhang ở Dharamsala, Bắc Ấn Độ, để tưởng niệm 100 năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 lưu vong sang Ấn Độ. Ngài Rinpoche nói rằng buổi lễ hôm Thứ Năm là một phần trong nhiều buổi lễ trong các tháng tới để bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính sự lãnh đaọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 trong dòng lịch sử Tây Tạng.
|