Home Đời Sống Tôn Giáo Hai nếp sống Đạo trong một Tôn Giáo

Hai nếp sống Đạo trong một Tôn Giáo PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Quang   
Thứ Bảy, 10 Tháng 4 Năm 2010 08:43

Tuy là còn ở trong bóng tối, nhưng lời rao giảng của Lm Lý đã tỏa ra muôn phương và đã đánh động lương tâm nhân loại!

 A.- Cuộc sống Đạo giữa lòng Dân tộc  của Lm. Nguyễn Văn Lý.

 
Lm. Nguyễn Văn Lý 
Qua câu chuyện trao đổi giữa Lm. Nguyễn Văn Lý và Bà phó Đại sứ Hoà Kỳ tại Toà Giám Mục Huế  vừa qua, chúng ta học được một số điều khác thông thường.

Nhiệm vụ thông thường của một Linh mục 

Như ta thường thấy ba sứ mạng của Linh mục là Tư tế, Vương đế và Sứ ngôn, trong đó nhiệm vụ rao giảng Tin mừng là  nổi bật.  Khi làm nhiệm vụ rao giảng thì  Lm nào cũng ăn mặc áo chùng rất đẹp và đắt tiền, mỗi kỳ phụng vụ được mặc những bộ áo khác nhau và khăn quàng. Còn các Giám mục, các Hồng Y  thì lại khác hơn nhiều ngoài bộ phẩm phục thật đẹp lại còn có nhẫn, có mũ,  có gậy trông thật oai nghiêm trang trọng.  Thường các ngài rao giảng  trong những nhà thờ tráng lệ, với những  nghi lễ thật trang nghiệm. Trong buổi lễ , các ngài trích đọc từng câu từng đoạn từng chương trong Thánh kinh, giảng những điều bí nhiệm, nhiều khi khá xa với cuộc sống hàng ngày của con người khốn khổ. Nhiều khi lại đề cập tới sự sống đời sau mà ít lưu ý  tới những điều đau xót hàng ngày nơi thế gian hiện nay, nhất là tình trạng con người phân hoá và xã hội đầy bất công ở Việt nam hàng mấy thập niên nay.   

Trường hợp ngược đời của Lm Lý

Trong khi được Giám mục bổ nhiệm trong một giáo xứ nhỏ, Lm Lý không chiụ ở mãi chỗ đó, mà còn đi tìm nhiệm sở nhỏ hơn và khó hơn cho là của chính  Chúa Yêsu ủy nhiệm. Do đó mà ta hiểu tại sao không được các hàng giáo phẩm đẹp ý và ủng hộ.   Đáng lẽ, là đại diện của Giáo hội khi rao giảng Tin mừng thì phải theo khuôn phép Hội Thánh, phải rao nơi trang nghiêm trong nhà thờ, phải mặc phẩm phục đàng hoàng, sao một Lm cao sang mà lại ngược đời tìm cách đi vào nhà tù. Lm Lý nói: “ Tôi đi tù như vậy là 5 lần, riêng dưới chế độ này 4 lần. Mỗi lần vừa vào tù, tôi đều quỳ xuống hôn đất mà thầm nói: “  Con xin nhận niệm sở mới : . Nhiệm sở mới này  không phải đức Giám mục bổ nhiệm tôi đến mà là Chúa Yêsu Kitô. Vì thế tôi coi ban Giám thị, cán bộ trại và mọi tù nhân trong trại đều là giáo hữu mà tôi có bổn phận cầu nguyện và rao giảng Tin mừng cho.” 

Đây là trường hợp Lm Lý vượt ra ngoài khuôn phép của Hội Thánh, chỉ vì Lm muốn đan kết hai sứ mạng làm chứng và rao giảng làm một, việc này  đưa tới con đường làm “ nhiệm vụ  Lm trong vai trò công dân  “.

Có lẽ ngài nghĩ, Không như thế này thì làm sao bén được gót Chân Chúa Yêsu? Chuá Yêsu, Thầy mình được sinh ra nơi hang bò, giảng đạo ven đồi trọc và chết trên cây Thập giá  trần truồng!! Nay mình cứ sống sang trọng cạnh nhân dân nghèo khổ và đất nước suy vong mãi được sao? Ý tưởng này đã đẩy Cha Lý làm một chiến sĩ dân chủ, chỉ là để có nhiều cơ may vừa làm chứng vừa rao giảng.

Vì đạo Công giáo mệnh danh là Đạo hòa bình, Lm nghĩ không đi vào lòng Dân tộc thì làm sao mà có môi trường, có cơ hội làm chứng cho con Người bất Nhân và xã hội Bất Công, hai sứ mạng làm chứng và rao giảng không thề tách đôi. Bác ái thì thương hết mọi người kể cả người hành hạ mình, áp bức mình, vì họ không hiểu Sự Thật.  Muốn Công bằng thì phải chống mọi bất công. Chỉ rao giảng ròng mà không thực sự làm chứng làm sao cho nổi bật được tình thần của Đạo Bác ái và Công bằng là sự Thật cần làm chứng. Hai giá trị cao quý Không thể tách đôi , lại nữa khi ra sống ngoài xã hội thì sự sống Công bằng lại đóng vai trò quan trọng hơn. Lm. muốn theo gương Chúa Yêu chia sẻ cuộc đời nghèo khó với những người khốn cùng của dân tộc.  Ngài vui lòng  ăn cơm tù, mặc áo tù, ở phòng biệt giam  và coi mọi người trong đó kể cả người tù và người coi tù đều là đối tượng mình có cơ may rao giảng hơn hết.   Đây mới đúng là vai trò làm chứng thực sự trăm phần trăm.  Có một điều kỳ diệu là nhờ đi vào chỗ bất xứng nhất nhỏ nhất,rồi nhỏ thêm nữa, từ giáo xứ Nguyệt Biều đến nhiều nhà tù, từ những cái  khó khăn ở giáo xứ Nguyệt Biều đến những khổ nhục ở nhiều trại tù kinh hoàng nhất thế giới, Lm Lý đã mở ra một khung Trời mới Đất mới, đường lối này cũng tương tự như đường lối của Mẹ Têrêsa Calcutta là tìm cái phi thường trong những cái thường thường.

 Có làm chứng một cách độc đáo như  thế này thì lời rao giảng mới có tác dụng to lớn và hữu hiệu.  Rao giảng thứ gì đây? Khi còn ở Nguyệt Biều Lm Lý đã  bắt đầu đấu tranh cho  hai vấn đề lớn:


 Một là nêu cao khẩu hiệu “ Tự Do Tôn giáo hay Chết “.Hai là cùng giáo dân dăng hàng rào kẽm gai “ bảo vệ Tài sản của Giáo xứ “.

Đây là bảo vệ Thiên tính mà mỗi con Người được bẩm thụ. Con Người không có Tự do thì trở thành Nô lệ, thành súc vật, không có Tài sản, sản phẩm của mồ hôi nước mắt, nhất là không có ăn thì toi mạng. Không ai từ chối được những nhu yếu này, ai tước đoạt những thứ này thì  chống lại con Người và chống cả Thiên Chúa. CSVN đã tước đoạt hết mọi thứ của cả một Dân tộc.   Đây là tử điểm của CSVN. Nói một cách khác Lm Lý đã nổ pháo lệnh chống con Người Bất Nhân và Xã hội Bất Công trong chế độ độc tài CS.Quả thật Lm Lý đã biết cách tìm cái to trong cái nhỏ,  và cái vinh quang trong cái khổ nhục hay rộng ra là tìm cái phi thường trong những cái thường thường. Ngày nay Lm Lý không còn ở trong Nguyệt Biều nữa, tuy thân xác còn bị giam lỏng trong toà Giám mục Huế,  mà Tâm hồn Lm đã nhập vào trong Tâm khảm của nhiều người khắp cùng thế giới qua sự sống của Chúa Yêsu.Nay CSVN đã hết cách đối phó, vì càng hãm hại thì vai trò làm chứng của Lm càng nổi bật cũng như việc rao giảng của Lm càng lan cùng khắp thế giới. Lm Lý Rao giảng “ sự Thực “ của VN cho các nhà chính Khách Tây phương  cũng như mọi người trên thế giới

Ta hãy nghe Lm rao giảng cho bà Phó Đại sứ về những gì mà Lm muốn chính phủ và Toà Đại sứ Hoa Kỳ giúp đỡ:               

1.- Quý vị cố gắng tập trung giúp UNESCO, Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế biết rõ sự thật về ông Hồ Chí Minh ( Chú thích : Lm từng gọi HCM là tay gian ác, tên lừa bịp siêu thủ )   Đừng úp mở chuyện này  mà kèo dài sự sai lầm rất tai hại cho Dân tộc tôi.   Tôi thấy mình có nhiệm vụ trả lại sự thật nguyên vẹn về ông Hồ cho đồng bào Việt Nam ( Chú thích: Đây cũng là điều mà Cha Nguyễn Hữu Lễ đã làm qua cuốn phim tài liệu : “ Sự thật về HCM “ và cũng là một trong 3 tôn chỉ của bán Nguyệt san ”  Tự do ngôn luận” mà Lm Lý đồng sáng lập: Vạch trần mặt thật HCM )               

2.- Quý vị vận động làm sao để chúng tôi có “ Tự do ngôn luận” . Quý vị cần nói to, nói rõ, nói ngắn giữa liên Hiệp quốc rằng “ Việt Nam chưa có thứ Tự do này “.Đây là điều rất quan trọng . Chúng tôi muốn các tờ báo như Tổ Quốc,  Tự Do Dân Chủ, Tự Do Ngôn Luận được bày bán công khai ( Chú thích: Ban Biên tập báo Tổ Quốc thời gian gần đây ị sách nhiễu và hăm doạ, đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn ).   Nếu chưa được như thế thì ít nhất quý vị hãy nói với nhà nước Việt Nam rằng đừng bắt những ai đọc những tài liệu như vậy.   Chúng tôi thấy có nhiệm vụ trước mắt là làm sao cho người dân được tiếp cận loại thông tin trung thực về Tự do Dân chủ mà  không bị bắt bớ, quấy nhiễu..Quý vị nói to trước diễn đàn quốc tế  là Việt Nam lạc hậu vô cùng về Tự do Ngôn luận, thua thời Các Mác tại Anh cách đây 160 năm, thua thời nhóm Ái Quốc tại Paris cách đây gần 100 năm, thua thời cụ Huỳnh Thúc Kháng tại An Nam cách đây 80 năm. Tất cả họ đều làm báo phê phán chế độ đương thời mà không hề bị bắt.   Nói dài nói nhiều có khi không hữu ích và hiệu quả bằng nói ngắn và nói rõ giữa các diễn đàn toàn cầu: Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam thua cộng đồng quốc tế hàng trăm năm!               

3.- Quý vị cố gắng giúp chúng tôi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội CS năm 2011 cho thật hiệu quả. Đây là một hình thức Dân chủ giả hiệu và áp đặt, hoàn toàn không giống như các nước Dân chủ Tự do.Giúp như thế là quý vị giúp tôi chữa lành khối u sau ót tôi đây này!   Phần khối 8406 của chúng tôi thì cũng sẽ lên kế hoạch tẩy chay nó cách quyết liệt.” Tuy không nói rõ, nhưng Lm đã nhắn gửi chính khách ngoại quốc hãy giúp dân Việt Nam một cách thiết thực tích cực chứ không nên dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền làm cớ làm ăn mà quên lý tưởng tốt đẹp 

Rao giảng về Dũng khí của các chiến sĩ hoà bình dân chủ chống lại bạo quyền


 Lm Lý trình bày phương tiện đấu tranh của các chiến sĩ hoà bình dân chủ cho bà phó Đại sứ:“ Một chiến sĩ hoà bình dân chủ nếu bết cách đấu tranh bất bạo động thì sẽ mạnh gấp nhiều quân đoàn. Cộng sản hiện nay không còn dám cắt lưỡi  các nhà đấu tranh bất bạo động như thời Lm Jersy Popieluszki bên Ba Lan hồi năm 1984 vì CS sợ họ.  Chiến sĩ hoà bình nói, đối phương sợ, viết đối phương cũng sợ, khóc đối phương cũng sợ, cười đối phương cũng sợ, im lặng đối phương cũng sợ, sau cùng chết đối phương càng sợ.   Chỗ khác Lm nói :Vì sau lúc bị tai biến lần 3 ( 15- 11- 2009 ) khi đang trong quá trình cấp cứu, tôi đã tuyên bố  với họ rằng nếu tôi bị tai biến lần thứ tư thì sẽ khước từ cấp cứu và điều trị. Cho nên sang năm, nếu họ lại muốn đưa tôi vào trại giam, tôi sẵn sàng vào, nhưng họ phải biết rằng tôi sẽ khước từ điều trị và cấp cứu nếu bị tai bị tai biến lại. … 

Sang năm, nếu họ đưa tôi lại trại thì tôi thoải mái, sẵn sàng. Như mọi chiến sĩ dân chủ hoà bình, tôi có Tình thương, sự Thật và lẽ Phải nên không sợ.   Nhưng đàng sau lưng tôi là cả Triều Thần Tiên quốc, có Thiên Chúa, có Đức Mẹ, có các Thánh, rồi có hàng triệu các thai nhi bị trục giết mỗi năm mà tôi luôn bênh vực. Các em ủng hộ tôi, chuyển cầu cho tôi, thì đảng CS làm chi tôi được.Lm cho ta biết cái thế mạnh của phe dân chủ và thế yếu của CS trong cuộc đấu tranh, để un đúc niềm tin tất thắng nơi mọi người.

 Lm Lý trình bày về Dũng lựợc của đấu tranh Bất bạo động

Đây là cuộc đấu tranh băng hai thứ vũ khí khác nhau: Đảng CSVN  dùng phương cách hung tàn và cường bạo vùi dập thể xác và làm khiếp đảm tinh thần. Còn chiến sĩ dân chủ thì dùng mọi phượng tiện bất bạo động từ lời ăn, tiếng nói, từng cử chỉ, từng hành động đều toát ra đạo lý làm người để CS không thể dùng  bất cứ thứ gì, ngoại trừ cái bản chất bạo lực của họ.  Lm  Lý trình bày về Đường lối đấu tranh Bất bạo động:“

Trên đấu trường, hai đấu sĩ nhìn nhau các chiến sĩ hoà bình nhìn thẳng đối phương là hàng chục triệu cán bộ, hằng mấy triệu đảng viên với tấm lòng không sợ hãi thì đối phương phải sợ hại họ.Tại sao người chiến sĩ dân chủ không sợ ?  Vì họ không đi tìm gì cả ngoài Tình Thương, sự Thật và lẽ Phải   (   Tình thương là thương yêu cả kẻ thù và lòng Tha thứ . Sự Thật là con Người Bất Nhân và xã hội Bất Công do đảng CSVN độc trị tạo ra. Lẽ Phải là lẽ Công bằng cho tất cả mọi người ).Tình Thương và lẽ Phải này như lửa. Nhà tù với số lượng bao nhiêu và với tường dày bao nhiêu cũng chỉ là giấy, không gói được lửa! Trong trại giam vẫn bùng cháy, ra ngoài lại bùng cháy. Một bạo quyền độc đoán thì phải thua ngọn lửa ấy mà thôi.  Người chiến sĩ hòa bình  phải Vô Úy ( không sợ hãi ) Vô Cầu ( Không xin xỏ ), Vô Thủ ( không cần đề phòng , vì đấu tranh công khai, quang minh chính đại, ai rình nghe cũng được ) , Vô Ngã  ( không tìm cái lợi cho mình ), Vô Biệt ( không phân biệt quốc gia hay cộng sản, da trắng hay da vàng, Công giáo hay Phật giáo,  ai đứng về  lẽ Phải và sự Thật đều là đồng minh của mình.  Tôi chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi biết mình Vô Địch vì nơi tôi không có Hận thù.

Đời tôi đã 64 tuổi, nhưng tôi chưa ghét một người nào cả. Mấy lần bị cán bộ CS bắt giam, tôi đều nói:  Các anh sợ mà bắt giam tôi thôi, nhưng đố các anh ghét tôi được. Tôi có làm chi phương hại xúc phạm hay nguyền rủa các anh đâu mà các anh ghét. Trái lại tôi chỉ đọc kinh cầu nguyện cho các anh.” Ngày xưa Thánh Gandhi cũng dùng phương pháp Bất bạo động để dành lại nền độc lập cho Ấn Độ trong tay Đế quốc Anh. Tuy bị sát hại, nhưng Ngài đã đem lại nền độc lập cho nước nhà . Cũng theo con đường Bất bạo động, nhưng Lm Lý lại chi tiết hóa Bất bạo động thành “ lục Vô”. Thứ vũ khí nhu thuận này của Lm chẳng những là phương thế hữu hiệu cho cuộc đấu tranh , mà còn là phương cách để đoàn kết  toàn dân  nữa. Quả Lm Lý đã mở ra một con đường sống Đạo lý mênh mông! 

Cuộc sống Đạo trong lòng  thế giới  của Hồng Y  Phạm Minh Mẫn


 

 
                              Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn
Nguyễn Văn Lý  là Lm cai quản một giáo xứ nhỏ nhoi, còn Hồng Y Phạm Minh Mẫn  là Tổng Giám Mục của Giáo Tỉnh Sài gòn to lớn nhất Việt Nam.    Hồng Y Phạm Minh Mẫn là vị có phẩm trật cao nhất trong Giáo hội Việt Nam. Tuy thế mà hai vị đều có cùng chung  một sứ mạng như nhau: Đó là Vương đế, Tư  tế và Sứ ngôn.  Ta hãy so sánh đôi điều về  hai vị để có cái nhìn về sứ mạng cao cả  của các ngài 

                Vương đế là sứ mạng làm con Thiên Chúa, làm chủ đời sống mình, không nô lệ cho sự ác sự gian trá, theo văn hoá Đông phương, đó là con người Tư chủ, tự lực tự cường . Về phương diện này ta thấy Lm Lý đang liều mạng sống để làm chủ đời sống mình và đất nước mình, còn Hồng Y Phạm thì là nhân vật hàng đầu của Giáo hội công giáo Việt Nam, nhưng lại sống theo Kiểu Xin – Cho và lấy phương tiện đối thoại và Hòa giải làm hình thức đấu tranh. Chắc các ngài sống quen trong cảnh giàu sang, nên không thể đi theo đám dân nghèo khổ, đang bị  bách hại triền miên, tất buộc phải đi theo người quyền thế., vì thế phải chiều chuộng lớp người này, nếu không thì đâu được yên thân trong ngôi cao chức trọng.Vì thực chất công giáo với Cộng sản là hai đối cực, không lẽ đi theo đường mấy ông Cha “ Công giáo với Dân tộc” nên phải có đường lối riêng, một mặt  để làm yên lòng giáo dân, mặt khác nhắn nhủ hàng giáo dân hãy từ từ, giáo hội đang đi theo con đối thoại  với hoà giải. Nhưng khốn nỗi muốn hoà giải tất phải “ chấp kỳ lưỡng đoan “, nhưng “ đoan CS”  đâu có chấp “ đoan Công giáo”  mà mơ . Cộng sản luôn hành xử theo lối “ Thượng đồng ” nghĩa là  ra lệnh cho mọi người phải nghe, không nghe thì đã có pháp lệnh. Những hành động tàn bạo của CS xưa nay  đã phần nào vô hiệu hóa lời dạy “ Các con đừng sợ “ của Chúa Yêsu trong một số môn đồ.


Là tín hữu công giáo đã già đời mà bây giờ tôi được nghe những lời Linh mục Lý trao đổi với bà Phó Đại sứ Hoa kỳ về Kitô giáo hay đến thế. Tuy không phải bài giảng, nhưng những lời này tôi cảm thấy còn hay hơn bất cứ  bài giảng nào tôi đã nghe trong hàng mấy thập niên. 

Những lời này hay không phải là nhưng lời hoa mỹ, thần bí được trích từ câu nào đoạn nào chỗ nào trong Thánh Kinh, mà là những lời giản đơn, ai cũng hiểu được, vì là những lời toát ra từ con Tim con Người đối với con Người, đây là sức sống toát ra cái tinh hoa của kitô giáo.   Ta thấy Đạo không còn ở trong nhà thờ nữa mà đã được đem vào hết tất cả ngỏ ngách của  Đời sống con Người. Vì có thấy  được Chúa thật sự ở khắp mọi nơi,thì mới nhận ra được chỗ nào có bóng tối có bất công, có tù đày, mất tự do là nơi đó cần đến ánh sáng và tình yêu của Chúa . Có thực sự kết hợp được với Chuá  thì mới hết sợ.  Vậy Sợ là gì?  Sợ xuất phát từ nhiều dạng thức: Khó chịu, buồn phiền, lo lắng, bối rối, căng thẳng, lo sợ,  sợ hãi..  Loại sợ hãi tâm lý này  luôn luôn là sự sợ hãi những gì có thể xẩy ra,  không phải là những gì đang xẩy ra ngay Bây giờ. Chúng ta đang ở Đây và Bây giờ, trong khi đó tinh thần của chúng ta lại  ở mãi Tương lai. Điều này tạo ra một khoảng cách ( giữa Hiện tại và Tương lai ) , tạo ra những mối băn khoăn, lo lắng. Khoảng cách lo lắng này luôn la bạn đồng hành của chúng ta. Thực sự chúng ta chỉ đương đầu được với những gì trong khoảnh khắc Hiện tại mà không thể đối ứng với những gì chỉ là sự trù liệu của tư tưởng mình, nên ta không thể đương đầu được với những gì ở tương lai.  Nếu như ta không chấp nhận thực tại đau xót của nhân dân ngay Đây và Bây giờ để tìm cách sửa đổi, thì ta phải tìm cách lẫn tránh bằng những hình thức vừa được trình bày trên. Nếu chấp nhận thì phải giải quyết bằng những cách tương tự như Lm Nguyễn Văn Lý.  

Sự sợ hãi dường như có nhiều nguyên nhân. Sợ mất mát, sợ thất bại, sợ bị tổn thương, sợ chết, sợ bị hủy diệt, sợ khó khăn. Với bản ngã, sự chết luôn luôn lảng vảng đâu đây. Sự sợ chết thường lui tới mọi khía của đời sống.  Nếu chúng ta cứ bám chặt vào sự trù liệu của tư  tưởng mình thì đó chỉ là một ảo tưởng, một dự phóng trong tương lại.  Nay chúng ta đang bảo vệ quyền sống, bảo vệ sự tự do, mà chúng ta lại sợ đủ điều thì phỏng chúng ta có làm được gì? Vừ đánh giặc vừa run , thì lấy tinh thần đâu mà đấu trí, lấy sức mạnh đâu mà chống cự. Sở dĩ còn Sợ hãi là vì chúng ta chưa thực sự kết hợp được với Chúa, vì Chúa là nguồn ánh Sáng, giúp ta sáng suốt, khỏi nhầm lẫn, và Chúa cũng là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt qua gian nan thử thách.  Chúa đã bảo” Các con đừng sợ “ , nên chỉ khi nào chúng ta thực sự kết hợp với Chúa thì khi đó chúng ta mới giải thoát được khỏi nỗ sơ hãi. Thứ hai Chúa nói: “  Ta là người hiền lành và khiêm nhường”, nếu ta sống theo cách đó thì kẻ Địch dựa vào đâu để bắt bẻ  để dùng bạo lực. Bạo lực  với người khác chỉ là sự yếu đuối được ngụy trang ( như sức mạnh ) . Dũng lực thực sự là ở bên trong, chứ không phải thái độ hung hăng bên ngoài. Ngược lại những người có dáng bề ngoài khiêm nhường mà nội tâm lại trống rổng tất nhiên sinh ra khiếp nhược trước sự dữ. Vì thiếu sức sống nội tâm, nên đâm ra sợ hãi, sự sợ hãi này  làm con người mất nhạy cảm ngay đối với mọi tình huống ở xung quanh, chỉ còn biết xây một số tường rào xung quanh để bảo vệ mình.

Những chuyến mục vụ di dân của Hồng Y cũng không ngoài công việc lo cho được yên thân và đồng thời có chút tiền để sắm cái áo khoác hình thức “Đẹp Đạo tốt Đời “ mà thôi. Việc làm này không ngoài mục đích mong sao không làm phật lòng  nhà cầm quyền để được yên thân cũng như  lấy hình thức để giữ thể diện với giáo dân trong vị trí lãnh đạo.


Chúng ta có ở trong chế độ CS mới biết, nếu không có hùng tâm dũng chí và nhất là  lúc bị bỏ ra ở đâu cũng mưu sinh được, có là sống trong dòng Tiểu đệ như Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền mới tính đến chuyện  đối đầu với lũ quỷ dữ  được!. Lại nữa bao nhiêu những khó khăn  cứ liên tiếp bủa vây chống chất trên đầu các vị lãnh đạo tinh thần,, nhiều khi khó mà tỉnh táo để đối ứng cho hữu hiệu!  Ta biết “ khi ở vị trí càng cao, thì bị gió lay càng  mạnh “, hai nữa “ có cứng mới đứng vững được đầu gió.”.  Đứng đầu gió mà không cứng thì tất bị gió quật ngả. Đây là một thử thách cam go, mà là cũng là lúc rất cần thiết để nhận chân ra thực chất của hàng giáo dân  và cả ngay hàng giáo phẩm nữa.


Trong cuộc đấu tranh này ta biết các ngài rất cô đơn, nếu không kết hợp thật sự với Chuá thì  làm sao có  hùng tâm dũng chí để khỏi sợ, mặt khác xung quanh các ngài đã có hàng triệu giáo dân, nhưng đa số còn “ vâng lời hơn của Lễ “, nên cứ ngũ yên trong áo chùng thâm thì lấy tinh thần  “ Nhân Nghĩa “ đâu mà lướt thắng sư hung tàn của CS. Thật tiếc cộng đồng Vatican II  đã hơn 50 năm rồi , mà hàng giáo dân đâu có được thăng tiến về niềm tin sống động  của Đạo, mà rặc cố sức lấy hình thức để che lấp nội dung.. Có lẽ sự thức tỉnh về vai trò của hàng Giáo dân thì sợ “ Khó Bảo!


Chúng ta nên biết nếu bỏ cách sống xẻ lẻ, để mối liên hệ giữa hàng giáo dân với nhau, giữa các vị trong hàng giáo phẩm với nhau, nhất là mối liên hệ giữa hàng giáo phẩm vối giáo dân được thắt chặt thì mối lo sợ sẽ không còn nữa.

Khi thấy mối liên hệ về mọi phía trong giáo hội không còn khăng khít thì ta nhận ra mối liện hệ hàng Dọc đối với Thiên Chúa và hàng Ngang với Tha nhân  bị lỏng lẻo thì cuộc sống Đạo của chúng ta bị sa sút. Khi đó nỗi lo sợ sẽ ngập tràn, chúng ta còn làm được gì cho :” Đẹp Đạo tốt Đời “ được nữa.


Đây là trường hợp “Lửa Thử vàng “  để nhận  rõ Thực Hư.  Nếu Hư  thì phải tìm cách sống Đạo thực sự: Đó là trau dồi lòng Bác ái bằng cách cùng giúp nhau sống kết hợp với Chúa, đó là con đường hẹp nghèo khó và gian nan, và thực thi lẽ sống Công bằng mọi nơi mọi lúc để cải thiện mối liên hệ với mọi Người trong xã hội, việc này là việc lạc đà chui qua trôn kim, đàng nào cũng khó cả!.

Đây là con đường Làm chứng và Rao giảng được kết hợp làm một: Muốn thực thi lối sống Công bằng thì phải có Lòng bác ái, và khi đã có lòng Bác ái thật sự thì mới ăn  ở công bằng với mọi người được.

Tóm lại muốn đóng vai trò vương đế thì không được làm tôi hai chủ, cuộc sống Làm chứng và Rao giảng không được tách rời, để làm trọn vai trò này trong các chế độ độc tài thì vô cùng gian nan, không thể  sống cao sang được. Ai muốn sống trong cao sang không thể đóng vai trò Vương đế.

                Về Tư tế thì Hồng Y Phạm thường chủ tế các lễ lớn, sang trọng ở các nhà thờ lớn với phẩm phục sang trọng.Ngài thường dâng Thành Lễ trong nhà thờ lớn, chủ tế những cuộc lễ đại trào, nhưng của Lễ quan trong nhất là quốc nạn và quốc nhục thì  đức Hồng Y lại quên dâng! Còn Linh mục Lý đang dâng lễ này hàng giờ hàng phút trong bóng tối.

                Về Sứ ngôn.    Tôi chưa bao giờ được may mắn nghe ngài rao giảng, nhưng qua những lời phát biều trong các chuyến mục vụ di dân, thì chỉ nghe ngài chỉ dạy  về  “ thói đời đối kháng, sự cố cờ vàng… “ đều là những lời rao giảng làm thương tổn người tị nạn chống lại cường quyền áp bức cả một dân tộc!    Nhiều người nghĩ rằng ngài được CSVN sai đi để giải độc cho CS. Không rõ thực hư thế nào, nhưng đây vẫn là sự cố thật đau lòng!

 Tuy là còn ở trong bóng tối, nhưng lời rao giảng của Lm Lý đã tỏa ra muôn phương và đã đánh động lương tâm nhân loại!

  
Tóm lại

Theo thiển ý:

Cuộc sống Linh mục Nguyễn Văn Lý thì  hướng về Nội dung những cái nhỏ và sẵn sàng đương đầu với những cái vô cùng khó khăn của con Người, của Dân tộc, nhờ thế mà  tác dụng của sứ mạng Làm chứng và Rao giảng tỏa lan khắp cùng thế giới. Đây là đường lối của Bà Mẹ Têrêsa Calcutta, của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II…

Còn Hồng Y Phạm Minh Mẫn thì hướng về những cái Hình thức to lớn trên tầm quốc tế với những điều xa xôi với con Người và với Dân tộc, nên sứ mạng  Làm chứng và Rao giảng ngày càng bị co rút lại.

Đây chỉ là những suy tư vụn vặt của một giáo dân, nếu có điều thất kính thì xin được thứ tha.