Home Đời Sống Tôn Giáo Trang sử bi thương phủ trên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Trang sử bi thương phủ trên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: Nhị Long – Nhị Lang sơn   
Thứ Sáu, 28 Tháng 5 Năm 2010 10:54

        Trong suốt mấy tuần qua, những tin tức về Giáo hội Công giáo Việt Nam dồn dập diễn biến, khiến những tín hữu Công giáo, dù vô tư bàng quan đến mấy cũng không khỏi dao động và đặc biệt quan tâm.

 
 Đức TGM Ngô Quang Kiệt và ĐGM Cao Đình Thuyên
          Sự việc khởi đầu khi hàng ngàn giáo dân Hà Nội thắp nến cầu nguyện tại khuôn viên Toà Khâm sứ mà Nhà Cầm quyền cộng sản đã chiếm giữ từ năm 1959. Trải qua các đời Hồng y Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng đã làm dơn nhiều lần, yêu cầu Nhà Cầm quyền trả lại cho Toà Tổng Giám mục Hà Nội để xử dụng cho các sinh hoạt tôn giáo; vì cơ sở này, nguyên thủy là của Toà Giám mục, đã cho Đức Khâm sứ John Dooley mượn xử dụng từ năm 1951.
         Trải qua trên năm thập niên (1959-2010) tức là nửa thế kỉ, Nhà Cầm quyền Cộng sản Hà Nội chiếm Toà Khâm sứ chỉ xử dụng vào những chuyện làm ăn cá thể như mở quán Phở, Câu Lạc Bộ, dạy Thể dục Thẩm Mỹ, nơi giữ xe… và cuối cùng là chuẩn bị bán cho một Công ty tư nhân, lấy tiền chia chác...
         Kể từ tháng 12.2007, những buổi cầu nguyện của giáo dân như đã nói ở trên, tạo một làn sóng Hiệp thông trên khắp Năm Châu thì bọn đầu gấu Cộng sản Hà Nội mang một bộ mặt nhân từ giả hình: Chúng cho đào bới trồng cây tạo vẻ xanh mát cho thủ đô (?).
         Trong bầu khí sôi sục này, Đức Tổng Giám mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt là “cái đinh” mà bọn đầu gấu Bắc Bộ phủ cần phải bứng. Vì thế, ngày 23.9.2008, Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội gởi văn thư cho Hội đồng Giám mục Việt Nam, yêu cầu thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt và các Linh mục liên hệ ra khỏi Hà Nội. Ngày 15.10.2008, Nguyễn Thế Thảo tuyên bố: Không để ông Ngô quang Kiệt giữ chức vụ Tổng Giám mục Hà Nội.
         Để thực hiện ý định này, một mặt, Nhà Cầm quyền Cộng sản bắt đầu giao tiếp, o bế một số Giám mục, trong đó, Đức cha Nguyễn Văn Nhơn đang là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.  Bên cạnh phương án đó, nhóm đầu não Hà Nội ra lệnh cho Đại Sứ quán VN tại Rome (Italia) phải móc nối với Giáo sĩ người Việt đang phục vụ tại các cơ sở đầu não của Vatican: Đức ông Cao Minh Dung (Đặc trách Đông Nam Á sự vụ thuộc Bộ Ngoai giao Vatican) là con bài mà nhóm đầu não Bắc Bộ phủ cần đến.

          Biết được Vatican mong muốn thiết lập bang giao với Việt Nam, Cộng sản Hà Nội đặt điều kiện tiên quyết: Phải thay đổi nhân sự tại Tổng Giáo phận Hà Nội. Sau đây là những mốc điểm thời gian quanh sự kiện Toà Tổng Giám mục Hà Nội:
         - Ngày 22.4.2010: Vatican công bố quyết định bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục phó Hà Nội.
          - Ngày 4.5.2010: Đức cha Nhơn chủ sự lễ chia tay Giáo phận Đà Lạt rất linh đình.
          - Ngày 6.5.2010: Đức cha Nhơn tới Hà Nội nhận nhiệm vụ mới.
          - Ngày 7.5.2010: Thánh lễ nhận nhiệm vụ mới tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội. Không khí nặng nề, oi bức.
          - Ngày 9.5.2010: Đức Tổng Kiệt vô Toà Giám mục Xã Đoài (Vinh) mừng Kim Khánh Linh mục của Đức cha P. Cao Đình Thuyên.
          - Ngày 12.5.2010: Buổi tối, Đức Tổng Kiệt gặp gỡ và từ giã các Linh mục tại Nhà nguyện Toà Giám mục. Sau đó, Ngài ra phi trường Nội Bài đi Hoa Kỳ ngay đêm đó.
         - Ngày 13.5.2010: Vatican công bố quyết định chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Kiệt, đồng thời bổ nhiệm Đức cha Nhơn vào nhiệm vụ Tổng Giám mục Hà Nội. Cùng lúc, công bố bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa Minh làm Giám mục Giáo phận Vinh, thay Đức cha Cao Đình Thuyên, từ chức vì tuổi tác.

       Đại đa số người Việt tị nạn Cộng sản (trừ một số rất nhỏ trở cờ) lúc ra đi với hai bàn tay trắng nhưng vẫn canh cánh bên lòng những băn khoan, những thao thức, những trăn trở… về Quê hương, về Giáo hội (dù là Giáo hội Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo…). Và ba thập niên qua, hàng trăm tỉ Mỹ kim đã được trân trọng chuyển về quê nhà để góp phần xây dựng Nhà thờ, Thánh Thất, Thiền viện, trường học, cô nhi viện… Nhưng sau biến cố Tu viện Bát Nhã và hôm nay đây, sự kiện Toà Tổng Giám mục Hà Nội… khiến hàng triệu tín hữu bất kể Tôn giáo nào cũng lâm vào ngõ cụt hụt hẫng, chao đảo…

          Ai đã từng sống dưới chế độ Cộng sản, chịu lao tù và vẫn kiên vững, dù đã bị “no đòn” mới hiểu thấm thía cái cay độc, cái nham hiểm đê hèn, trăm phương ngàn kế của Cộng sản. Xuyên suốt chiều dài cuộc chiến ba mươi năm máu lửa (1945-1975) rút ra cho chúng ta một bài học: Tập đoàn Cộng sản có hàng ngàn chiêu thức để bịp bợm. Chúng đã đánh lừa được cả Thế giới. Tín điều của Cộng sản là “dùng bạo lực để trấn áp kẻ thù”. Nguyên tắc côn đồ này chúng đã hành xử không khoan nhượng trên sáu thập niên qua (1945-2010).

          Ai cũng biết Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng như Hồng y Quốc Vụ khanh Tarcisio Bertone, Tổng Giám mục  Dominique Mamberti, đặc trách Bộ Ngoại giao Vatican không thể am tường các Giáo hội địa phương mà phải cậy dựa vào những viên chức phụ trách các vấn đề liên hệ.
     Nếu những viên chức này làm việc ngay thẳng, công tâm và hoàn toàn vì lợi ích của Giáo hội thì không có gì đáng quan ngại, nhưng... nếu chỉ vì lợi ích, tham vọng cá nhân và bè phái thì kết quả, dĩ nhiên vô cùng tai hại…
          Điều hiển nhiên, không phải tất cả các Giám mục Việt Nam đều thuần hoá (chữ dùng của Đức cha Nguyễn Quang Tuyến, Giám mục Bắc Ninh) nhưng một số vị đã cao tuổi, muốn yên phận lo cho Giáo phận chờ đến tuổi an dưỡng tuổi già. Hy vọng rằng Đức cha Nguyễn Chí Linh sẽ qui tụ được một số vị Giám mục can đảm trực diện với những xảo quyệt của Nhà Cầm quyền CSVN.

***
 

 
           Đức cha Paul Léon Seitz
          Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến Đức cha Paul Léon Seitz (tên Việt là Kim). Ngài là Linh mục Hội Thừa Sai Paris (MEP) đến truyền giáo tại Việt Nam năm 1937 và thành lập Cô Nhi viện tại Hà Nội. Được bổ nhiệm Giám mục Kontum ngày 15.6.1952.   
          Giáo phận Kontum bị thảm hại nhất vì cuộc chiến, nhất là từ Tết Mậu Thân 1968 đến 1975. Thành phố Kontum đã bị Cộng quân tàn sát nhiều lần.
         Ngày 17.3.1975, Cộng quân chiếm Kontum và Pleiku. Tất cả dân quân cán chính đều bị thanh lọc và trả thù. Đức Cha Seitz rất đau lòng khi phải chứng kiến những đòn thù thâm độc của Cộng sản Bắc Việt.
         Ngày 15.8.1975, Đức cha Paul Seitz Kim cùng với các Linh mục, Nữ tu người Pháp và 2 Bác sĩ (1 Pháp, 1 Mỹ) bị cộng sản trục xuất.
         Quá đau lòng vì phải rời đất nước Việt Nam thân yêu mà Ngài nhận là quê hương thứ hai, sau 38 năm tận tình phục vụ từ các trẻ em cô nhi đến bệnh nhân Phong cùi.

         Về tới Pháp, Ngài nhận thấy giới ký giả báo chí, truyền thanh, truyền hình Âu Mỹ, trước kia chỉ biết cúi đầu ca tụng Cộng sản, mạt sát Việt Nam Cộng Hoà… nay trước những cảnh Cộng sản đàn áp bất nhân, khiến cả một dân tộc quằn quại trong điêu linh tang tóc, thì bọn ký giả kia chỉ biết ngậm miệng nhìn những nỗi thống khổ của người dân Việt Nam. Ngài ám chỉ bọn này là một “lũ chó câm”.
          Năm 1977, Ngài ấn hành 2 cuốn sách do Ngài viết:
                    * NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG THẲNG  (LES HOMMES DEBOUT)
                   * THỜI CHÓ CÂM  (LE TEMPS DES CHIENS MUETS)
                                Do nhà xuất bản Flammarion, Paris 1977. 
     

 
 Bìa cuốn sách Thời Chó Câm
          Cuốn sách Thời Chó Câm, Đức cha Seitz lấy từ những câu nguyền rủa các Tư tế, các nhà Lãnh đạo Israel của Tiên tri Isaia (56:10) trong Thánh kinh Cựu ước:

                        … Quân canh của Dân tôi là một lũ đui mù, ngu xuẩn,
                            Bọn chúng là đàn chó câm, không biết sủa,
                           Chỉ biết nằm xó, mộng mơ, lại thích ngủ,
                           Chúng là đàn chó háu ăn, không hề biết chán,
                          Chúng là những mục tử mà không lo chăn dắt,
                         Mỗi người một ngả, chúng chỉ biết đi tìm lợi riêng…

          Sau này, Linh mục Giáo sư Trần Phúc Long (Chủ biên tác phẩm 25 Giáo phận Công giáo Việt Nam) đã giới thiệu cuốn sách “Thời Chó Câm” của Đức cha Paul Seitz trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số 54, tháng 6.1982 do Dòng Đồng Công phát hành.

         Trong hoàn cảnh bi thương, câm nín của Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, những câu nguyền rủa của Tiên tri Isaia đáng cho chúng ta suy nghĩ, rồi từ đó, rút ra một bài học...