Home Đời Sống Tôn Giáo ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm minh họa Lời Chúa đúng hay sai?

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm minh họa Lời Chúa đúng hay sai? PDF Print E-mail
Tác Giả: Nữ Vương Công Lý   
Thứ Ba, 15 Tháng 6 Năm 2010 10:27

Đây là sự đổ lỗi và đảo chiều rất “điệu nghệ” bằng cách “nói một nửa sự thật” của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm. GHVN gặp khó khăn về mặt hiệp thông, đâu phải vì truyền thông trái chiều? Chưa bao giờ sự hiệp thông trong Giáo hội Việt Nam được truyền thông kêu gọi cách mạnh mẽ như những năm qua và đặc biệt như năm vừa qua.

 
     ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Trên website Tổng Giáo phận Tp.HCM có bài viết “Hội ngộ Linh mục Giáo tỉnh Sài Gòn: Ngày 2” có đoạn tường thuật như sau: “Sau bài Phúc âm, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm minh hoạ Lời Chúa bằng cách cho thấy bối cảnh rất lạ hiện tại. Chính trong Năm Linh mục, cuộc sống linh mục lại bị giới truyền thông tấn công nhiều nhất. Chính trong Năm Thánh 2010 với chủ đề “Giáo Hội mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ”, Giáo Hội Việt Nam lại gặp khó khăn hơn bao giờ hết về mặt hiệp thông, do ảnh hưởng của những những truyền thông trái chiều”.

Nhìn những hiện tượng năm Linh mục vừa kết thúc, vấn đề ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói đến cần được nhìn nhận cách nghiêm túc để tìm ra nguyên nhân.

Ở đây, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã nói đến một thực tế là trong “Năm Linh mục” vừa qua thì linh mục (Tất nhiên trong đó có cả Giám mục) là đối tượng được chú ý nhiều nhất so với trước đó của giới truyền thông.

Được chú ý hơn là điều bình thường, vì năm vừa qua là “Năm Thánh Linh mục”. Nhưng trở thành đối tượng “tấn công” của truyền thông – như lời ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói – là điều rất không bình thường trong Giáo hội, đặc biệt là ở GH Việt Nam.

Tiếc rằng, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã nói ra hiện tượng, nhưng không nói ra nguyên nhân hoặc nói ra nguyên nhân chỉ có nửa vời và không đúng sự thật.

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm nói: “Chính trong Năm Thánh 2010 với chủ đề “Giáo Hội mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ”, Giáo Hội Việt Nam lại gặp khó khăn hơn bao giờ hết về mặt hiệp thông, do ảnh hưởng của những những truyền thông trái chiều”.

 
            Bài viết trên website tgpsaigon.net
Đây là sự đổ lỗi và đảo chiều rất “điệu nghệ” bằng cách “nói một nửa sự thật” của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm. GHVN gặp khó khăn về mặt hiệp thông, đâu phải vì truyền thông trái chiều? Chưa bao giờ sự hiệp thông trong Giáo hội Việt Nam được truyền thông kêu gọi cách mạnh mẽ như những năm qua và đặc biệt như năm vừa qua.

Những sự kiện do nhà cầm quyền CSVN liên tiếp gây ra với Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và ngay cả ở TGPSG của các Giám mục, Hồng Y Giáo tỉnh Sài Gòn như Dòng Nữ Tử Bác Ái, Dòng Phaolo Vĩnh Long, Thủ Thiêm… thì truyền thông đã luôn luôn cổ vũ, kêu gọi sự hiệp thông từ khắp nơi với nạn nhân, với những anh chị em và các địa phương tại đó.

Nhưng, các Giám mục, nhất là các Giám mục Giáo tỉnh Huế và Sài Gòn đã im lặng như tờ. Chắc hẳn sự thật này khó có thể chối cãi.

(Ngay cả trong cuộc Hội ngộ các linh mục ở Giáo tỉnh Sài Gòn này, khi các linh mục đề nghị một bản tuyên bố, yêu cầu HĐGMVN lên tiếng, thậm chí còn gọi là “Hội Đồng GM Im lặng”, thì cũng đã được chính ĐHY G.B Phạm Minh Mẫn cắt ngang, không thèm “đối thoại” như lời ngài vẫn đang luôn kêu gọi).

Những khi đó, người ta chỉ thấy trên báo chí nhà nước, hình ảnh các GM tươi cười nhận hoa, chúc mừng, gặp gỡ… các quan chức nhà nước hoặc nhanh chóng “hiệp thông” với nạn nhân xe hơi ở Mỹ hoặc những nơi xa xôi nào đó. Còn giáo dân trong nước, thậm chí ngay cả các linh mục bị đánh tơi tả, máu me đầm đìa… thì các Giám mục vẫn cứ tảng lờ như không biết.

Người ta tự hỏi: Vì sao, Hồng Y và các GM tại đó đang tâm để các nữ tử Dòng Bác Ái đơn lạnh, lẻ loi cô đơn nằm ngoài đường cả đêm mà các vị vẫn chăn ấm, đệm êm như ngoài kia là “các thế lực thù địch” vậy?

 
Đến khi Thánh Giá bị đập nát tại Đồng Chiêm, giáo dân bị đánh đập tan tác, bị bao vây, cô lập và nhà cầm quyền cộng sản giở đủ mọi trò nhơ bẩn bạo lực với họ, thì không chỉ báo chí công giáo, không chỉ có những tiếng kêu ĐGM Nguyễn Văn Khảm cho là “trái chiều” mà ngay cả báo chí nhà nước cộng sản cũng yêu cầu “Đã đến lúc HĐGMVN cần phải lên tiếng” thì vẫn nhận được từ HĐGM “sự im lặng đáng ngờ”?

Thậm chí sự “đáng ngờ” đó thể hiện rõ ràng ngay cả trên Website được mệnh danh là tiếng nói của HĐGMVN do ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm phụ trách nhưng được thực hiện bởi một số người như “cựu” linh mục Nguyễn Nghị và Khổng Thành Ngọc của tờ “Công giáo và dân tộc” (thuộc cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo TpHCM) mà người dân VN ngày này đã đặt lại cho cái tên khá chính xác hơn là “Công giáo gian tặc”.

Chính tờ “Công giáo gian tặc” này đã đăng bài phỏng vấn xuyên tạc về các sự kiện do nhà cầm quyền CS gây ra cho GH như vụ Khâm sứ. Hẳn ĐGM Nguyễn Văn Khảm chưa quên?

Hẳn vì thế nên tệ hơn nữa, Website WHĐ do ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm phụ trách đã đăng bài biện hộ cho sự im lặng đáng ngờ bằng những bài viết gây phản ứng dữ dội như “HĐGMVN lên tiếng hay không lên tiếng” hoặc “Sự kiện, thông tin và những góc nhìn”.

Ngay cả cá nhân ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm có sự hiệp thông hay không? Câu chuyện sau đây từ quê hương của Ngài đã nói lên phần nào sự thật tinh thần đó.

Sau khi được tấn phong làm GM Phụ tá Sài Gòn, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trở về quê hương (Đàn Giản, Hà Đông) để “vinh quy bái tổ”. Cuộc trở về quê hương của ngài lại đúng dịp giáo dân quê hương ngài nô nức chuẩn bị cho buổi ra tòa của 8 “giáo oan” ở Thái Hà vào ngày mai 27/3/2009 tại Hà Đông.

Tại quê hương ngài, sở dĩ họ hàng của ngài và giáo dân nô nức, vì họ tự hào có hai nhân vật nổi tiếng, một là Tân Giám mục Phụ tá Sài Gòn mà họ đang tưng bừng tổ chức đón tiếp, một người nữa là bà Nguyễn Thị Việt, một nạn nhân trọng vụ án Thái Hà, một chứng nhân Đức Tin và là một mẫu gương anh dũng. Bà đã trở thành biểu tượng, sự mến yêu kính phục và là niềm tự hào của gia đình, họ hàng cũng như mọi giáo dân nơi quê hương về lòng trung trinh của họ với Giáo hội và với Thiên Chúa. Bà Việt được tin Tân GM Phụ tá về quê, cũng bươn bả về thăm quê hương để chúc mừng một người trong họ hàng được vinh thăng. Nếu đúng với vai trò mục tử, thì lẽ ra nên có cuộc viếng thăm họ hàng theo chiều ngược lại mới đúng.

Tuy nhiên, khi mọi người tự hào giới thiệu Bà Việt với ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ngài đã rất lạnh lùng đánh bài… “lờ”, không một lời an ủi, không một lời hỏi thăm… Họ hàng, dân làng như được ngài dội cho một gáo nước lạnh. Và sau đó, ngài chuồn êm, không có bất cứ một lời chia sẻ nào với giáo dân, với TGPHN về biến cố nổi sóng cả năm châu ngày 27/3/2009 đó.

Câu chuyện nhỏ này, chứa đựng một sự thật lớn lao, đau đớn “về mặt hiệp thông” của riêng ĐGM Phụ tá Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm.

Ngay cả việc ngài dùng bục giảng, để nói về Nữ Vương Công Lý với một sự kết tội, một cách nói làm giật mình nhiều người… thì vấn đề ảnh hưởng sự hiệp thông đến đâu, thiết tưởng mọi người đều đã thấy. Cách truyền thông đó của ngài thuộc “trái chiều” hay không?

Vậy những “khó khăn hơn bao giờ hết về mặt hiệp thông” của Giáo hội Việt Nam có phải là “do ảnh hưởng của những những truyền thông trái chiều” hay không?

Phải khẳng định: Nguyên nhân của sự thiếu hiệp thông, khó khăn về mặt hiệp thông trong GHCG có nguồn gốc sâu xa từ sự thỏa hiệp của một nhóm trong HĐGMVN với nhà cầm quyền bạo lực CSVN. Nếu không có nguyên nhân đó, sự hiệp thông hết sức cần thiết trước những vấn nạn của GH mà không ai có thể từ chối đã được thực hiện. Và như vậy thì chẳng có truyền thông nào tạo ra được thông tin để gây khó khăn cho sự hiệp thông của GHCG.

Một thực tế nữa, là chỉ có truyền thông của nhà nước cộng sản VN luôn tìm cách bịa đặt, xuyên tạc và bêu xấu các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã ngoan cường chống bạo quyền và những âm mưu chiếm cướp tài sản Giáo hội, nhục mạ biểu tượng tôn giáo tại các nơi xảy ra sự kiện nói trên. Vậy nhưng là người nắm tiếng nói của HĐGMVN, chưa bao giờ ngài nói nửa lời về  thứ truyền thông đó.

Có phải thứ truyền thông đó được ngài cho “phải chiều”?

Khi ĐGM Nguyễn Văn Khảm nói: “Chính trong Năm Linh mục, cuộc sống linh mục lại bị giới truyền thông tấn công nhiều nhất” là ngài đã nói chưa đủ hoặc ngài đã thay đổi đối tượng. Vì trong Năm Thánh Linh mục, các linh mục bị đánh tơi tả nhất, biểu tượng Thánh Giá của mọi tín hữu Kito, nhất là các linh mục đã bị nhục mạ và đập nát bất nhân nhất, truyền thông nhà nước CSVN đã xuyên tạc về các linh mục nhiều nhất…

Và HĐGMVN, trong đó có ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã im lặng một cách lạnh lùng và khó hiểu nhất.

Và do vậy “Giáo Hội Việt Nam lại gặp khó khăn hơn bao giờ hết về mặt hiệp thông”.

14/6/2010