Home Đời Sống Tôn Giáo Giáo Hoàng sẽ bước đầu cử Đặc Phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam

Giáo Hoàng sẽ bước đầu cử Đặc Phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam PDF Print E-mail
Tác Giả: LM Trần Đức Anh OP dịch   
Chúa Nhật, 27 Tháng 6 Năm 2010 07:06



Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, sau khi hoãn chuyến làm việc vào tháng 4/2010 để làm giá với Vatican nhằm ép việc giải quyết vấn đề Đức Cha Kiệt ra khỏi Hà Nội và đã đạt

kết quả như Nghị quyết Thành ủy Hà Nội đưa ra.

 

Ngày 23-24/6/2010 phái đoàn Việt Nam đã đến Vatican để tiền hành khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Tòa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam.

Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, điều đáng chú ý trong cuộc họp này là: “Hai bên nhất trí Giáo Hoàng sẽ bước đầu cử Đặc Phái viên không thường trú của Vatican về Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giữa Vatican và Việt Nam cũng như quan hệ giữa Vatican và Giáo hội Công giáo Việt Nam”.


Việc cử đại diện của Tòa Thánh cho Việt Nam, chúng tôi đã đề cập đến trong các bài viết trước đây, theo kế hoạch của “dàn đồng ca áo tím” và đạo diễn tại Vatican, Đức ông Cao Minh Dung – Đạo diễn giấu mặt của vở bi hài kịch của GHCGVN hiện nay – sẽ được cử về làm đại diện cho Tòa Thánh.

Theo nguồn tin riêng của Nữ Vương Công Lý, Đức ông Cao Minh Dung đã chuẩn bị cho chức vụ này và việc lập văn phòng đại diện Tòa Thánh cho Việt Nam cách đây khá lâu, ngài đã chọn một người khá thông hiểu nhiều ngoại ngữ để giúp đỡ ngài trong việc điều hành Văn phòng Đại diện. Văn phòng đại diện Tòa Thánh cho Việt Nam bước đầu có thể không đặt ở VN, mà đặt ở một nước láng giềng.

Nếu điều này được thực hiện trọn vẹn, Đức ông Cao Minh Dung sẽ trở thành Đại diện đầu tiên của Toà Thánh Vatican ở Việt Nam, sau đó khi “dàn đồng ca” đã thực hiện xong kế hoạch thôn tính giáo hội theo đường hướng “Phúc âm, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, ngài sẽ trở thành Sứ thần Tòa Thánh với chức vụ Hồng Y Tổng Giám mục là điều trong tầm tay.

Tuy nhiên, điều đó có thực hiện được hay không, chắc hẳn còn nhiều yếu tố khác nữa, nhất là tinh thần của giáo dân Việt Nam có chấp nhận một “Giáo hội Công giáo Quốc doanh” hay không.

Sự kiện Thư thỉnh nguyện với hơn 15.000 chữ ký do Nữ Vương Công Lý phát động đã tác động mạnh mẽ tới Vatican và những hiểu biết của Vatican về VN đã có chiều hướng khác trước.

Cần nhớ rằng, những thông tin trước đây về những vụ việc xảy ra với Giáo hội Việt Nam như Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm… các tài liệu chuyển đến Vatican hầu hết được chính Đại sứ VN tại Roma cung cấp thông qua “con đường ngoại giao” tại Tòa Thánh.

Cũng chính vì vậy, khi Đức Cha Kiệt đến Vatican gặp Đức ông Cao Minh Dung trong một buổi tiếp rất lạnh nhạt đã đề nghị được gặp Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức ông Cao Minh Dung đã chặn lại rằng: “Chắc là để trình bày về các vấn đề như Đồng Chiêm chứ gì? ở đây đã có hồ sơ hết rồi” và Đức Cha Kiệt đã không được gặp Quốc vụ Khanh Tòa Thánh lần đó.

Vì vậy nhìn nhận của Vatican về những vấn đề này là tranh chấp tài sản, đất đai, cũng chính vì vậy mà “sự kiện Ngô Quang Kiệt” đã được giải quyết theo đúng quyết ý của nhà cầm quyền CSVN. Nhưng sau khi có Thư Thỉnh nguyện được gửi đến Đức Giáo Hoàng và các Bộ ở Vatican, nhiều cái nhìn đã có đổi khác và nếu tiếng nói của Sự thật, Công Lý được cổ võ, thì kế hoạch “Quốc doanh hóa GHCG” là điều không dễ dàng.

Ngày 26/6/2010, cả Tòa Thánh và  Thông tấn xã CSVN đều đăng thông cáo chung buổi làm việc, hai bản thông cáo có khác nhau một điều như sau:

Thông cáo của Tòa Thánh: “Ngoài ra phái đoàn Tòa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân“. Trong khi thông cáo của TTXVN đăng như sau: “Phía Vatican cũng đề cập đến giáo lý của Giáo Hội kêu gọi giáo dân phải là công dân tốt và phấn đấu vì lợi ích chung của dân tộc“.

Người ta hiểu rằng: Lâu nay, CSVN vẫn thường đánh đồng và lộn sòng quan niệm “dân tộc” với đảng cộng sản là một, vì vậy ở đây CSVN tiếp tục đưa thông báo “vì lợi ích chung của dân tộc” thì phải được hiểu là “vì lợi ích của đảng CSVN, trong khi Thông cáo chung của Tòa Thánh ghi “dấn thân cho công ích của nhân dân” là điều CSVN không hề ưa.

Mời quý vị xem bản Thông cáo chung của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh:

Như đã thỏa thuận trong khóa họp thứ I của Nhóm Làm việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh, nhóm tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2009, khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh đã diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24-6 năm 2010. Khóa họp được 2 vị đồng chủ tọa là Đức Ông Ettore Balestrero, thứ trưởng ngoại giao Tóa Thánh, trưởng đoàn Tòa Thánh, và Ông Nguyễn Quốc Cường, thứ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn Việt Nam.

Sau khi duyệt qua những tiến bộ đã đạt được từ khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, hai phái đoàn đã đề cập đến những vấn đề quốc tế và những vấn đề liên quan đến quan hệ song phương, và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam nhắc lại đường hướng trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó và yêu cầu đảm bảo thêm những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện. Ngoài ra phái đoàn Tòa Thánh nhắc lại rằng, qua các giáo huấn, Giáo Hội mời gọi các tín hữu trở thành những công dân tốt và dấn thân cho công ích của nhân dân.

Hai phái đoàn đã ghi nhận những phát triển khả quan trong các lãnh vực của đời sống Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt về Năm Thánh. Ngoài ra, cả hai nhắc đến bài diễn văn của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong dịp các Giám Mục Việt Nam về Roma viếng mộ các Thánh Tông Đồ năm ngoái và Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nhân dịp Năm Thánh, và cả hai Phái đoàn đồng ý rằng các giáo huấn này của Đức Thánh Cha sẽ được dùng làm hướng đi cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam trong những năm tới đây.

Về quan hệ song phương, hai Phái đoàn đánh giá cao những phát triển tích cực diễn ra từ sau Khóa họp thứ I của Nhóm làm việc chung, đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi tháng 12 năm 2009. Hai Phái đoàn đã trao đổi sâu rộng về quan hệ ngoại giao song phương. Để đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đã thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.

Hai Phái đoàn quyết định nhóm khóa họp thứ III của Nhóm Làm việc chung tại Việt Nam; ngày nhóm họp sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.

Nhân khóa họp, Phái đoàn Việt Nam đã viếng thăm Đức TGM Mamberti, Ngoại trưởng Tòa Thánh, ĐHY Tổng trưởng Bộ truyền giáo, và Tòa Giám Quản Roma. Đoàn cũng viếng thăm Bệnh Viện Nhi Đồng “Chúa Hài Đồng Giêsu” của Tòa thánh ở Roma (SD 26-6-2010)