Mẹ Teresa PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Dọn Bàn   
Thứ Tư, 15 Tháng 9 Năm 2010 04:40

Hoạt động của Mẹ Teresa có thể được nhìn và phê phán từ nhiều quan điểm khác nhau, trong và ngoài tôn giáo.

Có vài câu hỏi triết lý đáng suy nghĩ về lĩnh vực xã hội, đạo đức, tôi nêu vội ra , nhân đây:

 

Những công trình xã hội (nhà mồ côi, viện phát chuẩn, nhà dưỡng lão) và giáo dục (trường dạy nghề, trường học) và y tế (phòng phát thuốc, bênh viện), dù có những thành công ngoài mặt nổi về xã hội, y tế, giáo dục, chúng có giá trị gì về đạọ đức? Nếu có – đến đâu? cho những ai? có những giới hạn nào? Nghĩa là chúng ta hãy xem mặt trái của tấm huân chương, dĩ nhiên huân chương nào chẳng có mặt trái, nhưng có những mặt trái cho thấy chúng gây tai hại sâu xa hơn những gì mặt phải đã xây dựng được.

Thí dụ về trường hợp bà Teresa, chống ngừa thai, phá thai trong một quốc gia bị nhân mãn nhất thế giới, chống ly dị trong một quốc gia phụ nữ vẫn chưa có được tự do hôn nhân và ngay cả tục tảo hôn còn thịnh hành, có ý nghĩa gì về đạo đức? về xã hội, con người (nhân phẩm hạnh phúc phụ nữ).

(Cuối thế kỷ XX, thừa hưởng kỹ thuật tuyên truyền chính trị của Nazism và Cộng sản, nên quảng cáo thương mại đã thành một nghệ thuật, và siêu nghệ thuật trong sự tạo dựng divas, idols, và - ở đây - thần tượng tôn giáo. Nhất cử nhất động, cái ăn cái nói, cái đi cái đứng, tất cả đều là kết quả của suy tính sâu sắc, đầy khôn ngoan toan tính, xếp đặt thiện nghệ, nhằm đến hiệu lực tối đa trong dư luận, quần chúng. Hoặc gây ảnh hưởng chính trị, bành trướng tôn giáo, cụ thể là thu tiền và tín đồ, trong các tổ chức truyền giáo hải ngoại.

Vì bà Teresa là thần tượng tôn giáo, một thứ diva, idol, icon có cả một guồng máy quốc tế đưa tay tạo dựng. Nên chúng ta có quyền hỏi: Bao nhiêu phần của Teresa là thật, ngay cả các trang nhật ký tôn giáo (trao đổi suốt 50 năm với nhiều người) bao nhiêu phần là kịch – lừa mình và lừa người? Bao nhiêu phần là của Vatican, một tổ chức, lúc ấy, đang muốn có một thần tượng khác, dịu dàng, nữ tính hơn, đã tìm thấy và đặt hy vọng vào người đàn bà nhỏ bé, có dáng khiêm tốn, vẻ đạo hạnh và tư cách bình dị đó?

Trong lịch sử trong lịch sử đạo Kitô, chưa có ai thành thánh gấp gáp nhanh chóng như bà Teresa. Phải chăng vì một thần tượng khác, tạo dở dang, không thành, không chịu nổi thử thách thực tế, đã mất màu, mỗi khi đến đám đông, phải dùng Popemobile, phải che mình sau kính chống đạn, dù đã có an ninh hộ vệ tiền hô hậu ủng, xem không khác mấy phương cách của các nhà độc tài chính trị trong lịch sử cận hiện đại ?)

Suy nghĩ về những câu hỏi đó - sẽ dẫn chúng ta đi đến câu hỏi thực tiễn: Các hoạt động y tế, giáo dục, và xã hội, có nên để cho các cơ quan tôn giáo – đặc biệt là các tổ chức truyền đạo quốc tế – thực hành không? ở Việt Nam?

Câu hỏi cuối là về tôn giáo – nhất là đạo Ki tô: Một tôn giáo đi nhặt nhạnh, gom góp những người bất hạnh về tinh thần lẫn vật chất, cho kẻ đói miếng ăn, cho kẻ không nhà chỗ ngủ, cho trẻ thơ mất cha, thiếu mẹ một bàn tay thương yêu, cho người đau thuốc uống, hay người già cô đơn niềm an ủi, ... tất cả có thể là hậu quả của thiên tai, hoặc chiến tranh, hoặc xã hội còn bán khai, quốc gia còn chậm tiến. Và tất cả những cao đẹp thánh thiện vị tha đó trong thực chất là nhằm vào mục đích tối hậu – truyền đạo, kiếm thêm tín đồ - ngay cả khi trên giường hấp hối.

Những điều đó có ý nghĩa gì? Giá trị đạo đức chân thực ra sao? Giá trị tôn giáo ra sao?

Tôn giáo đó có giá trị gì, những niềm tin của tôn giáo đó đáng giá bao nhiêu? Khi phải rao bán, dụ dỗ, ép buộc và mua chuộc – dù bằng các hình thức vẫn được dễ dãi xem là “đẹp đẽ, cao thượng” đó ?

Có thực đẹp đẽ và cao thượng không?

Cứu rỗi rao bán, tôn giáo chiêu dụ - những phi lý , mâu thuẫn đó - làm giá trị chân thực tự tại của chúng không thể nào không bị ngờ vực, ngay cả với những người đã hy sinh lý trí như Sam Harris phê bình trên đây.

Lê Dọn Bàn
http:// chuyendaudau.blogspot.com