Home Đời Sống Y Học Hành Hạ, Tù Ðầy Và Sức Khỏe

Hành Hạ, Tù Ðầy Và Sức Khỏe PDF Print E-mail
Tác Giả: Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   
Thứ Ba, 29 Tháng 9 Năm 2009 05:11

            Trong hơn một phần tư thế kỷ tiếp tục hành nghề tại hải ngoại, y giới chúng tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc với một lớp người mang những tâm trạng, những rối loạn về sức khỏe rất đáng để ý. Tìm hiểu căn nguyên của các bệnh tình này cũng không mấy khó khăn vì đa số là nạn nhân của20một triền miên hành xác mà đã mấy chục năm qua hậu quả xấu trên sức khỏe của họ dường như vẫn còn. Ðó là những người được mệnh danh là “ Tù Nhân “Cải Tạo”.


 
                             ...Sao mà cứ “ăn cơm mới nói chuyện cũ” hoài vậy.
 
Vâng, đây là câu ta thường nghe một số người nêu ra, khi có ai nhắc tới cuộc chiến ở Việt Nam với các hậu quả của nó. Một trong những hậu quả bi thảm nhất là sự hành hạ các anh chị em quân cán chính MiE1n Nam trong nhiều trại tù đầy. Nếu có ở trong hoàn cảnh của họ thì ta mới hiểu được những đau đớn mọi mặt mà họ đã phải trải qua.

Vả lại, người ta cứ lớn tiếng hô hào khép lại quá khứ mà luôn luôn hậm hực với Sen Ðầm Quốc Tế Mỹ và nghi kỵ trục lợi với Khúc Ruột Ngoài Ngàn Dặm Ngụy; đã 30 năm rồi người ta vẫn linh đình ăn khao chiến thắng trên sự ngao ngán thở dài của dân chúng trong ngoài nước, thì phải chăng “nói vậy mà không làm vậy”.

Và chỉ mới đây thôi, vài tấm bia vô tri bằng đá mang mấy dòng chữ tưởng niệm linh hồn những người cùng máu mủ tử nạn kh i vượt biên tìm tự do và tri ân quốc gia cứu giúp cũng bị người ta tìm cách phá hủy. Thì tưởng rằng cộng sản đã quá vô cảm, chẳng còn một chút tình người.

Cho nên nhắc lại để người ta nhớ cũng là chuyện nên làm. Vì chính những nhân vật chủ trương ra lệnh tù đầy ngụy quân ngụy quyền hồi đó cũng đã lên tiếng nhận có sai lầm chính sách về chuyện cô lập vô nhân đạo này.
 
Sau ngày 30-4-75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng tới phút chót, người th=E 1ng trận miền Bắc đã nghĩ ra một giải pháp có vẻ nhân đạo hơn nhưng thương tích sâu đậm dài lâu hơn. Quân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”.

Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.

Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn m t số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình.
 
“Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” Tạ Tỵ- Đáy Địa Ngục, trang 152.

Sau đây là một số nhân chứng đã trải qua các cuộc hành xác tù đầy, kể lại những hình thức hành hạ nạn nhân. Chúng tôi xin phép các tác giả trích đăng để thế hệ con cháu trong ngoài nước hiểu rõ mà tránh đi vào vết xe cũ. Cũng để cảm ơn vì các ghi chép đã giúp thầy thuốc hiểu rõ nguyên nhân xa gần đưa tới bệnh tật của thân chủ và dễ dàng hơn trong khi điều trị, chăm sóc.

Chứ chẳng phải để tiếp tục nuôi dưỡng những hận thù mà làm chi.
 
Điều kiện sống mất vệ sinh

Vệ sinh trại: chật chội, ngào ngạt hơi người, mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không tắm.=2 0Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đã cạn nước. Để lâu không dùng chuột bọ chết thối đầy đáy giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu vào các dẫy hố đào trên mặt đất…

 “ Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào cũng nhăn nhó , mệt mỏi trông thật thảm hại... Thật đau khổ, lúc nào bụng cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều. Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải mình tôi như vậy mà hàng ch=E 1c người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc gì bất thường thì phải chờ lâu tới ba tuần.”

Tầng Ðầu Địa Ngục- LM Nguyễn Hữu Lễ

Nhà cầu nổi.-

“Buồng trống trơn không có thứ gì ngoài mấy cái ống bẩu bằng luồng, một loại tre to và rỗng ruột. Đây là phương tiện toa-lét để tù nhân trong buồng đại tiểu tiện vào đó....Khi đi đại tiện, người tù phải dùng tới hai ống bẩu, mỗi tay cA 7m một cái. Ống hứng nước tiểu phía trước và ống phân dĩ nhiên là phía sau... Ống phía trước có thể là ống nhỏ, nhưng ống phía sau bắt buộc phải là ống có đường kính to và nhẹ. Yếu tố này rất quan trọng, vì trong lúc “thi hành nghĩa vụ” của bản năng, nói nôm na là “đi cầu”, người tù phải quàng tay ra đằng sau để giữ cái ống bẩu. Nếu ống này nặng quá, người tù không thể giữ ống sát vào mông, tuột tay làm đổ phân tung tóe trong buồng..

Vì đã làm quen với cuộc sống tù quá ư là chật trội, bẩn thỉu và thiếu mọi tiện nghi tối thiểu của con người, nên chúng tôi chẳng ai cảm thấy mùi thối tha hôi hám gì trong cái buồng giam kín như cái thùng sắt này. Buồng giam chỉ có một cửa sổ duy nhất và rất hẹp, khí không thể lùa vào buồng được. Do đó chúng tôi cứ phải thở ra hít vào buồng phổi mình cái hơi nóng của bầu khí trong buồng mà tôi có cảm tưởng nó đã đặc quánh lại thành một thứ chất dẻo, không còn là ở thể khí nữa” .Tầng Ðầu Ðịa Ngục-LM Nguyễn Hữu Lễ.
 
Lao động quá sức.

Tù nhân bị ép buộc phải liên tục Hạ quyết tâm làm những điều mà trại đặt ra như sau:

“Tôi không bao giờ quên rằng tôi là kẻ có tội với Đảng, với Tổ Quốc, v ới nhân dân. Tôi cũng không quên rằng Đảng đã khoan hồng tha tội chết cho tôi, lại tập trung tôi lại, tạo điều kiện cho tôi học tập cải tạo để trở nên người công dân lương thiện. Để đền ơn Đảng, tôi nhất trí:

1-Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.

2-Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.

3-Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn t=E 1i. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.

4-Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.

5- Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” Hà Thúc Sinh ghi lại trong Đại Học Máu trang 100.

 Lao động là thước đo mức độ giác ngộ của tù nhân.Thế là lại được đi lao động để giác ngộ!

Sau đây là các tiêu chuẩn mà tù nhân20phải lao động: Cuốc đất: 150m2/ngày/người; Trồng mì: 5000m2 / 1 ngày/4 người; Khai quang: 300m2/ngày/người; Lấy cây đường kính 30cm, dài 4 thước /hai người một cây, xa 3 cây số; đường kính 10 phân, dài 4 thước hai người năm cây một ngày.
 
Dọa nạt, nhục mạ.

          “ Tao bảo thật với chúng mày ngoài việc lao động như thế có mà ăn cứt, ngày về của chúng mày cũng kéo dài vô tận. Tao đã lên lớp cho chúng mày nhiều lần rồi. Cách mạng không có tình trạng lơ lửng con củ cặc. Một, chúng mày học tập lao động cho tốt để có ngày mà trở về. Hai, bánh xe lịch sử sẽ nghiền n=C 3t chúng mày trong này mất thôi” Đại Học Máu- Hà Thúc Sinh, trang116.

“ Các anh là những người có tội. Chính sách 3 năm Cải Tạo đề ra, nhưng nó không phải là mốc nhất định cho tất cả mọi người! Các anh đừng có giả vờ “ nín thở qua sông” để hết cho ba năm thì về. Tôi nói thẳng cho các anh biết, có thể 3 năm cũng có thể 15 hay 20 năm đó!” Tạ Tỵ - Đáy Địa Ngục trang 439.
 
Bỏ đói khát.

Có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế, kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều v8 1 sự hành xác này.

“ Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lãnh hai chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200 gram và ½ chiếc bánh buổi sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450 gram chất bột với muối, không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy dộc hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300 gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột..” Đáy Địa Ngục-Tạ Tỵ trang 378- 379.

Ăn bất cứ thứ gì là thịt.

“ Nam cầm con rắn dài khoảng 6 tấc, to bằng ngón tay cái, không trắng không đen. Anh tìm sợi dây, buộc đầu con rắn cạp nong treo lên cành cây, rồi dùng lưỡi dao nhỏ cứa xung quanh cổ rắn. Con rắn lắc lư, lắc lư như chiếc que. Tôi không hiểu bằng cách nào Nam lột da con rắn nhanh như vậy. Da rắn vứt xuống suối, dòng nước cuốn đi trong nháy mắt. Nam hạ con rắn xuống mổ ruột, rửa nước suối rối sắt ra từng khúc , bỏ vào lon ghi gô, cho chút bột cà ri mà lúc nào anh cũng mang theo, đổ chút nước, thêm tí muối rồi cho lên bếp lửa. Lát sau, hạ xuống, anh trịnh trọng ngồi trên tảng đá sát dòng suối ăn hết con rắn một cách ngon lành” Tạ Tỵ –Đáy Đ a Ngục, tr 439.

Mỗi bữa hai miệng chén cơm nhỏ gạo mục, cả trăm người chỉ có vài chục con cá ngừ thối nấu với rau, từ xa đã ngửi thấy mùi hôi...Cho ăn để khỏi chết đói, đó là khẩu hiệu của trại.

Có nhiều tù nhân đã nướng sống sít các con sên con ốc rừng mang hàng triệu vi trùng sốt rét hoặc ăn quả sung rừng cho đỡ đói, ăn phải quả độc “ đứt thần kinh, sùi bọt mép, lên kinh phong rồi chết”

“Cái lon nhôm sữa bột guigoz được gọi vắn tắt là cái Gô, là bạn bạn đồng hành thân thiết của tù. Người tù nào cũng kè kè bên mình một cái vừa đựng nước uống ra bãi, vừa dùng để nấu canh tại bãi lao động. Những loại rau cỏ dại ăn được tìm thấy ngay tại hiện trường, lén nhổ bỏ vào gô rồi nhờ nhà bếp nấu. Nấu chín xong để bụi cát lắng xuống phần dưới, ăn phần rau cũng đỡ cái bao tử rỗng một lúc. Hôm nào bắt được con cóc, con nhái thì “ canh có người lái”, tù gọi là Protein; con gì cũng qui vào chất thịt, chất protein bổ dưỡng. Tù có câu:” con gì nhúc nhích là ăn được”; rau gì không chết thì ăn”... Nguyễn Chí Thiệp- Trại Tù Kiên Giam.

“Tiêu chuẩn kỷ luật mỗi tháng còn 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu . Cơm mới bỏ vào miệng chưa kịp nhai cái lưỡi đã đưa cơm vào cổ” Đến bE1a ăn phải kềm hãm cố nhai cho thật kỹ, vừa để cho đỡ buồn, cho qua thời giờ có việc làm. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể bòn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, vì đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó.” Nguyễn Chí Thiệp- Trại Tù Kiên Giam trang 35
 
Thiếu thốn

Chia nhau vài thìa đường: “Anh ta cầm nhanh lấy cái thìa và với một tư thái rất cẩn trọng, anh gom các phần đường đang chia dở và bắt đầu chia lại. Mười người mười phần. Trợ chia thật khéo nhưng cũng thật chậm. Đôi khi tay anh run làm một vài hạt đường rơi xuống miếng giấy dầu, văng dính vào ngón chân anh. Anh vội lấy ngón tay chấm mấy hạt đường ấy và cho lên miệng. Người ta bực mình nhưng người ta không thể giành lại những hạt đường đã dính vào những ngón chân cáu bẩn của kẻ khác.” Mỗi người được ba thìa đường sau ba tháng tù” Hà Thúc Sinh- Đại Học Máu, trang 148.

“Điều quan trọng đối với tôi là cái đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để tìm nhặt những thứ cần thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn thì cái bàn chải đánh răng cũ hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố học” Tầng Ðầu Ðịa Ngục- LM Nguyễn Hữu Lễ.
 
Hành hạ cơ thể.

“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các hình thức vi phạm nguyên tắc mà tù nhân bị “đại ca” ra hình phạt tương xứng theo luật giang hồ tù.

Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải đi vào khuôn phép thì chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng hòn đá bọc trong cái vớ; hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gẫy hết cả hai hàm răng. Trường hợp nặnghơn thì “lấy cấp pha”tức là móc đôi mắt, hoặc “ xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng thì đối phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết. Tầng Ðầu Ðịa Ngục- LM Nguyễn hữu Lễ.

“Tên vệ binh hung ác vừa quật roi mạnh hơn vừa chửi rủa thậm tệ:

-Đ.M. chúng m=C 3y là đồ tư sản, dưỡng xác quen, làm việc chây lười, không cố gắng, không có kỷ luật gì hết!

Chiếc roi lại tiếp tục rít trong không khí, bay tới tấp vào thân xác ba người tù. Đại đức Thích Thiện Cao bị đòn đau quá chỉ biết rú lên những câu quen thuộc “Mô Phật”, rồi nhắm mắt, oằn người lên chịu đựng”. Phạm Quang Giai-Lần cuối bên anh, trang 247”
 
Bắt quỳ để trừng phạt.

“Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chB Ang mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống.” Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...” Đại Học Máu-Hà Thúc Sinh. trang 116.

 “ Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang20thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh” Trại Tù Kiên Giam- Nguyễn Chí Thiệp- tr 473.
 
Bệnh xá- Thuốc men.

“Mặt đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha...” Đại Học Máu Hà Thúc Sinh tr 251.

0A

 “Nói là bệnh xá cho xôm trò chứ nơi đây chỉ là một nhà thường có sạp nằm cho bệnh nhân. Lúc tôi đến đây thì đã có hai mươi trại viên đang trị bệnh tại đây. Người tôi bị tê liệt toàn thân do đó những việc vệ sinh cá nhân tôi không làm được, tôi phải nhờ sự giúp đỡ của hai bệnh nhân nằm hai bên tôi. Hai bệnh nhân này không cùng một trại với tôi.

Một hôm cán bộ bác sĩ đến tận giường tôi đọc lệnh mà nội dung như sau:- Anh Phan Phát Huồn, anh là một tên có nợ máu với nhân dân nhưng đảng và nhà nước ta đã tha tội chết cho anh, anh đau ốm vẫn cho anh nằm ở bệnh xá điều trị, vậy mà anh không biết đi u, vi phạm nội quy của bệnh xá bằng cách quan hệ với người khác trại, vậy ngay từ giờ phút này anh phải ra khỏi bệnh xá.

Nói xong ông ta ra lệnh cho y công buộc dây thừng vào hai chân tôi và kéo tôi như một con chó ra khỏi bệnh xá”.- AK và Thập Giá- Phan Phát Huồn.

“Tại bệnh viện tôi đã nghe nói và chứng kiến những cuộc “căng mùng” ghê rợn. Căng mùng tức là nói đến giải phẫu bệnh nhân. Để tránh ruồi muỗi bu vào lúc giải phẫu, bệnh nhân được đưa vào trong mùng. Vì không có thuốc tê nên người ta cột bệnh nhân vào giường, lại còn có các anh hộ lý đè bệnh nhân xuống để bệnh nhân khỏi vùng vẫy lúc quá đau đớn. Thường thường bác sĩ dùng dao cạo râu để giải phẫu. Bệnh nhân gào thét kêu la thảm thiết, tôi có cảm tưởng là một con lợn đang bị thọc huyết” AK và Thập Giá-LM Phan Phát Huồn.

“Bệnh nhân bị bệnh gì gã cũng cho uống Xuyên tâm liên. Kiết ly, tiêu chẩy: xuyên tâm liên. Sốt rét sốt nóng: xuyên tâm liên. Ho lao, sưng phổi: xuyên tâm liên.Vì thế rất nhiều bệnh nhân chết oan uổng.” Thanh Thương Hoàng-Những Nỗi Đau Đời –trang 51.
 
Chứng kiến sự hành hạ tù nhân khác

“Vừa dứt câu hỏi, tên vệ binh xuất kỳ bất ý dùng chân móc cú đá h=E 1u vào khuỷu đầu gối của Trác, khiến Trác lao chao. Tên cảnh vệ tiếp theo cái lao chao của Trác bằng một cú đập mạnh báng súng AK vào người Trác, khiến người tù Việt quốc không còn đủ sức đứng vững, cả thân xác ông rơi xuống như quả sung rụng. Trác vừa té sóng soài trên hiện trường sám hối thì liền lúc đó tên này tung người lên dùng một đòn hiểm nhẩy lên đứng trên thân xác của Trác. Các đồng đội của Trác ngồi trong vòng tròn đều nhắm mắt mỗi khi nhìn thấy tên cảnh vệ dùng những cú giầy đinh nện mạnh trên mặt, trên người Trác. Máu bắt đầu chan hòa trên hiện trường sám hối” Phạm Quang Giai-Lần Cuối Bên Anh-trang 165

“Tiếng kêu rú rùng rợn vẫn không ngớt phát ra từ nh ững căn phòng xung quanh. Phượng vẫn ngồi như chết cứng. Rồi đột nhiên đèn bật sáng chói, nàng thấy mình đang ở trong một căn phòng toàn những dụng cụ tra tấn….Nàng thấy ghê tởm, rồi tự dưng trong nàng nảy ra một ý định tìm cái chết, trước khi bị tra tấn, nàng đang nghĩ…Chợt cánh cửa sau bật mở. Nàng vội ngồi thu người lại sát tường, mắt ánh lên, thấy hai tên chuyên viên tra tấn xốc nách một người đàn ông, kéo sệt trên nền xi-măng. Mặt người đó tím bầm, hai bên mép ứa máu còn chẩy ra ròng ròng, tóc rối bù bết máu, đầu ngoẹo sang một bên, mình trần trụi bê bết máu, chân tay mềm nhũn ra…” Trần Nhu- Địa Ngục Sình Lầy, trang 163.
 
Cô lập trong hầm đá

“Tên vệ binh hầm hầm đi về phía cửa hầm đá số 5. Hắn tra chiếc chìa khóa vào ổ rồi quay một vòng nghe răng rác. Hắn kéo chiếc cửa sắt nặng nề ra, để lộ một không gian tối om. Mùi hôi thối từ trong phòng xông ra những; đồng thời với tiếng hú ma quái ngân dài lê thê phát ra từ trong long hầm đá, nghe thật ai oán. Tên vệ binh trở lại chỗ Sâm ra lệnh:

-Vũ Sâm! Mày vào hầm đá số 5 để mà tưởng nhớ đến người vợ đẹp của mày.

Sâm lần thần đi thật chậm, tiến vào miệng hầm, rồi cũng thật nhanh, anh lọt hẳn vào bên trong. Vũ Sâm quay ngư i lại nhìn tên vệ binh lần chót trước khi chìm hẳn vào bóng đêm dầy đặc, vu vơ vàtăm tối. Cánh cửa sắt đóng lại, tạo thành tiếng sầm khô khan.” Phạm Quang Giai-Lần Cuối Bên Anh. Trang 43.
 
Ngoài ra còn nhiều cách hành hạ khác như:

Chói cột với tù nhân khác; nhốt trong thùng sắt, trong túi; đầy ải ngoài nắng, nóng, dưới đèn sáng; bịt mắt; chói cột xuống đất; đá đít, bạt tai; giả xử tử; bắt uống những thuốc lạ; dìm dưới nước; làm cho nghẹt thở; cheo lơ lửng trên không; gây tổn thương cho ngọc hành/ cơ quan sinh dục; tạt phẩn, nước tiểu lên mặt; tra tấn bằng điện; châm chọc kim v=C 3o đầu ngón tay, ngón chân; không cho ngủ; bỏ cho muỗi, kiến, đỉa cắn...

Những hành hạ đưa tới bệnh tật triền miên cho người sống sót.
 
Kết luận

Liên Hiệp Quốc coi hành hạ tra tấn là bất cứ hành động nào đưa tới đau đớn về thể xác và tâm thần nạn nhân.

Theo cơ quan Ân Xá Quốc Tế, sự tra tấn vẫn còn được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tra tấn xẩy ra quá thường khiến cho cơ quan này không ước lượng được số nạn nhân mà chỉ20nêu ra một số quốc gia áp dụng sự hành hạ này, vì chiến tranh, đàn áp, tiêu diệt chủng tộc.

Các nhà tâm lý xã hội cho hay hành hạ có mục đích làm xáo trộn, hoặc đúng ra là để phá hủy sự liên tục của cuộc sống con người cho tới một mức độ mà sự hồi phục trở nên tốn kém đôi khi không sao thực hiện được. Mà đa số nạn nhân bị đối sử tàn tệ sau đó lại được định cư ở một quốc gia khác như người tị nạn, nên họ gặp nhiều khó khăn hội nhập vào một nền văn hóa với nếp sống mới, ngôn ngữ mới. Ðó chính là trường hợp các cựu tù nhân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
 
Nạn nhân sống sót của tù đầy tra tấn có những phản ứng cảm xúc khác nhau tùy theo cá tính và căn bản giáo dục: từ giận giữ, phẫn nộ tới cảm thấy nhục nhã; cảm xúc ngay thẳng chính đáng tới sai trái tội lỗi; tự tin quyết đoán tới tủi thẹn, xấu hổ. Chắc chắn là họ khó mà quên được những vết thương mà người có quyền đã để lại trên cơ thể tâm hồn họ. Những ảnh hưởng này sẽ tồn tại rất lâu, có khi suốt đời.  Những hoảng hốt, lo sợ, những trầm buồn, những cơn ác mộng sẽ thường trực đến với họ và có nhiều tác dụng xấu cho đời sống cá nhân cũng như gia đình. Rồi lại còn những suy nhược tim gan tỳ phế vì thiếu ăn, thời tiết khắc nghiệt, lao=2 0động khổ sai nơi rùng sâu nước độc. Nhiều người hiện nay không thi vào quốc tịch mới được vì trí nhớ suy kém, giảm khả năng học ngoại ngữ. Và còn cần sự chăm sóc của giới y tế đồng hương trong nhiều năm còn lại của cuộc đời.
 
Giải thích để họ hiểu tại sao hành hạ đã xẩy ra có hy vọng một phần nào mang họ trở lại cuộc sống bình thường.

Cũng như một hành động, một lời nói “sorry” từ phía chính quyền hiện tại. Như người da trắng đã sorry với nô lệ da đen bị kỳ thị, bóc lột trong thế kỷ trước. Cũng như Giáo hội Công giáo đã nhìn nhận nhiều sai lầm trong quá khứ liên quan tới sự tôn trọng đối với những cá nhân hoặc cộng đồng.
 
 Thế hệ con cháu khi nghe những chuyện đau thương này của cha chú, chắc cũng rùng mình kinh sợ. Kinh nghiệm Holaucost vẫn còn ám ảnh lương tâm loài người sau cả trên nửa thế kỷ. Cũng như thảm cảnh tù đầy “cải tạo” ở Việt Nam vào thập niên 70-80 của thế kỷ vừa qua.
 
Ghi lại để mà tránh tái diễn. Và nhắc nhở người ta đừng quá ảo tưởng với hào quang chiến thắng bọt nước mà quên sự t=C 3n ác mà mình đã áp đặt lên những anh em cùng chung một bọc, Trăm-Con-Trăm-Trứng-Tiên-Rồng.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
 
Re: Hành Hạ, Tù Ðày Và Sức Khỏe
ngày 05-08-2005
viễn xứ
ireland

Hoan hô nhà siêu hòa giải Nguyễn Ý Đức.

Với bản cáo trạng đanh thép này anh đã góp phần to lớn và quyết định vào tiến trình hòa giải và khép lại quá khứ giữa những người Việt trước kia từng ở hai chiến tuyến.

Me-xừ Đức này cần được tặng nô-ben hòa bình mới xứng vì nhờ bài này anh có thể khiến cho con thậm chí cháu nội những cựu chiến binh VNCH dám cầm cuốc đập nát đầu con cháu những cựu chiến binh Cộng sản mà không thấy ghê tay. Đáng khen thay, đồng chí Pol Pot mà c ó sống lại cũng phải bái phục Đức và tôn làm thầy
 
Nguyễn Văn Trường
Seattle,WA,USA

Có lẽ một vài người sẽ cho rằng bài trên chỉ là biạ đặt vì làm sao con người lại có can đảm tàn ác với đồng loại như thế được! Nhưng đấy lại là sự thật phũ phàng!! Thật ra việc hành hạ tù nhân có thể xảy ra ở nhiều nơi, nhiều thời. Ngay cả dưới thời VNCH cũng có thể xảy ra ở vài nơi, vài người. Tuy nhiên đó chỉ là những hành động cuả cá nhân xấu và thường bị truyền thông báo chí làm ầm ĩ, thí dụ vụ "chuồng cọp" ở Phú Quốc (thBc ra tù cải tạo chúng tôi đã mơ ước được đối xử như "chuồng cọp" thì sung sướng lám rồi). Riêng nhà cấm quyền CSVN đã tiến hành nó như là chủ trương. Họ đã gieo rắc, giáo dục lòng căm thù con người cho mọi công dân ngay từ khi còn thơ ấu trên ghế nhà trường XHCN. Các người trông coi nhà tù cải tạo thấy rằng việc hành hạ tù nhân là điều đương nhiên, hợp lý. Họ không hề áy náy. Sau một thời gian lâu dài tiếp xúc với các người tù cải tạo chúng tôi, một số cán bộ quản giáo và bảo vệ đã kín đáo phát biểu:"tôi cứ tưởng các anh là những kẻ tàn ác, ăn gan uống máu người...nhưng bây giờ tôi thấy
các anh cũng là những con người bình thường....".

Những cán bộ cấp dưới đã hành hạ tù nhân chỉ đáng thươ ng hơn là đáng căm thù vì họ "không biết những gì họ đã làm". Đáng trách chăng là các nhà lãnh đạo CS.
 
Lỗ Trí Thâm
France/ Paris

Tôi đọc qua độc lại nhiều lần bài viết của B.S NYĐ và in ra gửi đến bạn huu, con cháu để đừng bao giờ quên: NHỮNG NGƯỜI ĐÃ NẰM XUONG TRONG TỨC TỬI; NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC RA;NHỮNG NGƯỜI CÒN Ở LẠI TRONG TRẠI CẢI TẠO DƯỚI CHẾ ĐỌ BẠO TÀN CSVN.

BS N.Y ĐỨC con thiếu nhắc đến: NHỮNG NGƯỜI TÙ TRONG XÀ-LIM;TRONG NGỤC TỐI; TRONG T HÙNG THIẾT ĐỂ BỊ TRA TẤN ĐẾN ĐIÊN-DẠI ???.

Chính tôi, và cố GS đệ ngũ-đẳng Judo Quoấc-tế PHẠM-LỢI bị nhốt trong khám-tối Chí-Hoà hơn một năm. Ông Phạm Lợi bị trào máu ra miệng bao lần trước khi đuọc thả. Anh Hiển bị điên ; CBVC nhốt vào thùng thiết; rồi đập mạnh quanh thùng... ôi ! sao quên quá-khứ ??? !

QUOC-CỪU VỊ BÁO; ĐẦU TIÊN BẠCH
KỶ-ĐỘ LONG TUYỀN: ĐÁI HUYỆT SOI

Thời gian; đã giết ta mỗi ngày (mạng diệt tuỳ giảm). Nhưng mói hận này ngàn năm ta vẫn mang theo...

HẬN NÀY BIẾT GỬI TRAO AI ?
THÙ NÀY ĐEM XUỐNG TUYỀN ĐÀI CHƯA TAN. (HTLOTRITHAM)
 
LO TRI THÂM
PARIS/ La France

Xin thay mặt những người tù "CẢI-TẠO " xin cảm tạ những lời chân-thành; mà B.S NGUYEN Y ĐỨC đã kể lại qua những lời tường thuật của những nhân-chứng sống; để đọc-giả 4 phương nhận thấy cái DÃ-TÂM của con người CSVN.

Có người có phương-tiện nói lên cho dư-luận nghe; nhưng cũng có người chết trong âm-thầm và lặng-lẽ tại suối-máu, va bị kéo hai chân ngược đi chôn người tù cải-tạo còn hơn con thú. chi'nh mắt tôi đã thấy. Một người khác bị hành-quyết tại Xã Định-Thuỷ; Ấp An-Quới; Mõ-Cày;Tỉnh Bến-tre. Lúc 5 giờ sáng: anh bị đóng cột; trói lại giữa đáy sông nhánh chãy vào bưng-biền, và đuợc chết một cách hoãng-hốt trong lúc nước sông dâng lên ngột-ngạc. Một bí thư C.B đọc tội ác: anh TRÚC chống đối lại học-tập, và trốn ra ngoài. Chúng tôi, bị đem đến để đuợc chúng KHỦNG-HOE1NG TINH-THẦN là nếu anh trốn chạy sẽ là SỐ PHẬN KẾ TIẾP ?

Nếu con người KHONG CO QUA KHU; thì sống vô-ích với TUONG-LAI.

Tôi chỉ dạy cho con, cháu chắc tôi rằng:

Con ơi ! cha dạy một điều
Con theo Việt-cộng; cha liều con ngay.
Lỡ gây ân-oán kiếp này
Luyện gậy đánh CHÓ; có ngày RA TAY.
(LO TRI THÂM)
 
Trên Ðàn Chim Việt
 
Từ Bắc K3 Di Cư tới Tỵ Nạn Chính Trị.
  Bác sĩ Nguyễn Ý-ÐỨC
 
          Nhân dịp kỷ niệm 50 năm di cư từ Bắc vào Nam, lang tôi xin ra ngoài lãnh vực y học, ghi lại vài hàng về biến cố đau buồn này. Ðể khỏi “Lạc Bất Tư Thục”, ham vui mà quên cả quê hương, bản quốc...Một quê hương còn nhiều tai ương.
 
Ðang giờ học Việt Văn  của giáo sư Nguyễn Tường Phượng, thì tôi được nhân viên  phòng Giám Học  kêu xuống  gặp người nhà. Tôi học lớp Ð Tam ban A Trung Học Chu Văn An ở Hà Nội.

          Tới văn phòng, tôi thấy bố tôi đang ngồi nói chuyện với Thầy Hiệu Trưởng Vũ Ngô Xán và Thầy Giám Học Vũ Ðức Thận. Bố tôi quen với hai cụ qua người anh họ tôi là ông Vũ Ngọc Các, chủ nhiệm báo Dân Chủ ở đường Gia Long Hà Nội. Bố cho tôi hay là đã xin phép hai cụ để cho tôi nghỉ học sớm và theo ông về  quê  có việc.

          Hai bố con về nhà tôi trọ để thu xếp đồ đạc rồi ra bến xe đò về tỉnh Hải Dương. Trên đường đi, bố tôi cho hay là phải di cư vào Nam ngay vì Việt Minh sắp tiếp thu Hà Nội và các20tỉnh bên đây Bến Hải. Người quốc gia chỉ có mấy tháng để di cư.

Vào thời gian đó, tình hình chiến sự miền Bắc sôi động ác liệt mạnh mẽ. Ði đâu cũng thấy nói tới sự rút lui của quân đội viễn chinh và quân đội quốc gia. Khi đó, phương tiện truyền tin là đài phát thanh và mấy tờ báo, chứ đâu có internet, truyền hình như ngày nay, nên tin tức rất hiếm hoi, đôi khi chỉ là truyền khẩu.

 Có tin đồn rằng, vì muốn hòa giải với Tây phương, Cộng sản Trung Hoa và Nga Sô Viết đã làm áp lực với đàn em phải ký kết hiệp định Geneve; rằng cộng sản Việt  đòi chia đất nước từ vĩ tuyến 13 nhưng sau đó phải chấp nh=E 1n vĩ tuyến 17; rằng họ muốn quân đội viễn chinh Pháp rút lui trong 90 ngày, nhưng các quốc gia đàn anh quyết định là 300 ngày...để mọi người có thời gian thoát ách cộng sản.

Rất nhiều dân chúng Hà Nội và các tỉnh lỵ miền Bắc hốt hoảng, vội vã sửa soạn thu vén di cư vào Nam. Uỷ Ban Bảo Vệ Bắc Việt đã được thành lập song hành với Ùy Ban Di cư.

Ðường phố ngổn ngang những đồ vật mang ra bán. Những tủ chè, sập gụ, những lư đồng, bình sứ rồi quần áo, gia dụng. Thôi thì đủ thứ. Ai ai cũng cố  bán tống bán tháo để có chút vốn di cư.

Ðây là cuộc di cư vĩ đại của cả triệu đồng bào miền Bắc bỏ mồ mả cha ông chỉ vì không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản ngoại lai.  Họ đã  nghe nói cũng như chứng kiến sự  khắc nghiệt của chính quyền đối với dân chúng ở vùng do chế độ kiểm soát. Những đấu tố, những thủ tiêu không nương tay, những kiểm soát theo dõi đời sống rất khắt khe.

Bố tôi đang làm việc tại tòa Tỉnh Trưởng Hải Dương. Ông cũng chỉ là nhân viên phù động do quen biết chứ không phài là công chức chính ngạch.

Xuất thân con nhà có chút ruộng đất, nên trước chiến tranh, ông chỉ giao du hưởng thụ. Ông nội mua cho bố tôi chức Hội trong làng, nên cũng có một vài vai vế chiếu trên chiếu dưới đối với chốn đình trung và ngoài xã hội.

Theo anh tôi thì ông cụ cũng “phá gia chi tử” lắm. Thời đó làm gì có ngân hàng, chi phiếu, thẻ tín dụng nên đỏ đen hết tiền mặt là văn tự ruộng đất nhà cửa được đưa ra để cầm bán.

Gia đình chúng tôi phải bỏ quê lên tỉnh làm ăn vì không thích hợp với “kháng chiến địa phương”. Ông bác ruột bị thủ tiêu vì giữ chức Cửu trong xã. Anh tôi khi đó mới 12 tuổi không sớm băng đồng trong đêm chạy lên huyện thì cũng bị bắt. Chồng bà cô ruột của tôi bị bắt nhầm, tưởng là bố tôi. Ông cụ đ=C 3 về vùng tề từ mấy ngày trước. Lý do là họ nhà tôi làm chủ một số điền thổ trong tổng và được liệt kê vào hạng “cường hào, ác bá”.
 
Hai bố con về tỉnh để sửa soạn ra đi. Chúng tôi phải xuống Hải Phòng để đi tầu thủy, vì khi đó chương trình di cư đang ở cao điểm nên di tản bằng đường hàng không trở nên rất hiếm hoi.

Những ngày nấn ná sửa soạn, bán nhà cửa đồ đạc, chờ ngày lãnh giấy lên tầu là những ngày rất giao động.

Họ hàng ở dưới quê lên thăm hỏi, chia tay. Nhiều người nỉ non quyến dụ.  Nào là đất nước thanh bình đến nơi rồi, tại sao không ở lại mà hưởng “tự do, hạnh phúc”!  Rằng  chính phủ rất khoan hồng, mọi người đều được tiếp tục làm việc như trước.

Một bà bạn của gia đình có cô con gái rượu thì “cháu ở lại đi, mai mốt đất nước thống nhất thì tha hồ mà vào thăm Sài gòn”.

Ông chú ruột làm phát ngân viên cho Bảo Chính Ðoàn tỉnh được gia đình vợ hai móc nối ở lại: “cứ mang hết tiền quỹ về quê xây dựng sự nghiệp, giúp làng xóm, tha hồ mà sướng”.

Nhưng bố tôi đã nhất quyFt ra đi vì đã phần nào hiểu rõ bản chất của chế độ.  Bà vợ kế ở lại với một đứa con gần hai tuổi và bụng chửa hơn bốn tháng, vì bố mẹ ở dưới quê muốn gắn bó với quê cha đất tổ.

Ngày ngồi trên xe lửa từ Hải Dương xuống Hải Phòng mới thực vất vả và  chứng kiến nhiều bi hài kịch.

Tầu đậu ở nhiều ga dọc theo đường số 5 để lấy thêm khách, mà hầu hết là xuống Phòng để vô Nam bằng tầu biển há mồm. Cán bộ địa phương được tung ra để gây trở ngại cho người di cư. Thôi thì  khóc lóc, níu kéo ở lại, ngăn cản lên tầu. Cũng c3 những chửi mắng “đi liếm chân đế quốc làm Việt gian cho giặc Pháp”.  Chẳng khác gì “tàn dư Mỹ Ngụy” mấy chục năm sau này. Rồi vứt đồ, đánh đập cho bõ ghét.
 
Làm thân rau muống Bắc kỳ di cư ở  vùng đất trù phú trong Nam, người dân miền Bắc đã đóng góp nhiều cho mảnh đất quê hương. Chỉ vỏn vẹn có hai thập niên, mọi người bên này vĩ tuyến 17 đã xây dựng được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam với nền tảng khai phóng, nhân bản; một nền văn học tự do  với nhiều dân tộc tính; một chế độ y tế xã hội phục vụ phúc lợi người dân tương đE1i đầy đủ. Và cũng đã hy sinh nhiều xương máu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng kết quả là chỉ tránh được hiểm họa Ðỏ cho một phần nhỏ của thế giới  với cái giá là một lần nữa lại tỵ nạn  vào phần tư cuối của thế kỷ hai mươi. Khi mà các thế lực quốc tế không còn cần đến mình trong nhu cầu của họ.
 
Từ Bắc Kỳ Di Cư tới tỵ nạn chính trị  thấm thoát mà đã nửa thế kỷ, năm mươi năm, mười lăm ngàn hai trăm năm mươi ngày dài đằng đẵng.
 
Nhìn về quê hương thì vẫn thấy nhiều ngậm ngùi chua sót. Những người vì hòa bình và thống nhất ở lại miền quê thì đời sống không khác gì mấy, so với 50 năm về trước. Có chăng là ngọn đèn điện, chiếc ti vi, chiếc xe gắn máy. Vẫn quần quật giật gấu vá vai lam lũ. Vẫn chân đất với bùn lầy nước lỗ chân trâu. Ngày kiếm được việc làm trị giá 50 xu Mỹ là mừng rồi.
 
Ông chú đã sớm ra người thiên cổ, vì những riếc móc theo địch, hại nước hại dân, tịch thu tài sản. Bà thím già nua, kèm nhèm quệt nước mắt với bầy cháu nội ngoại thò lò mũi xanh thì : “Giá mà ngày đó chú thím và các em theo chân bố cháu!0 Cô em gái lao động Ðông Âu dành dụm được chút tiền mở sạp hàng xén cho qua ngày. Mấy đứa cháu chưa bao giờ biết mặt thì “chúng cháu theo giải phóng vào kiếm các chú thì các chú đã ra đi, không đợi chúng cháu đi với”.
 
Báo chí trong nước phản ảnh đầy rẫy những than phiền của dân chúng cũng như tuyên bố của viên chức chính quyền các cấp về tham nhũng, cửa quyền, bất công, thất nghiệp, tệ đoan xã hội, giáo dục tụt hậu. Ðã có những chương trình, đề nghị, nhưng áp dụng, thực hiện thì như cứ nửa vời, cầm chừng, trồi sụt như thấy tháng của bà nạ dòng sắp vào tuổi mãn kinh.

Khoảng cách giầu nghèo từ nông thôn tới thành thị sao mà quá chênh lệch. Một bữa “chiêu đãi” cá sông Việt Trì bẩy món với rượu ngoại của người giầu quyền thế tốn công quỹ cơ quan cả dăm bẩy trăm Mỹ kim như không.  Trong khi đó thì ngân sách quốc gia dành cho y tế chỉ có năm mỹ kim mỗi năm cho một đầu người. Tư bản Mỹ thực phí phạm, bỏ ra những 2000 tiền đô xanh.

Về cộng đồng tỵ nạn thì tích cực cũng nhiều nhưng tiêu cực cũng không phải là ít.

Trong gần ba mươi năm, hơn một triệu người Việt đã hình thành một khối thiểu số có những sắc thái đặc biệt vừa làm phong phú và vừa thay đổi mB Bt phần nào cấu trúc căn bản của Hiệp Chủng Quốc Mỹ.

Họ đi từ số không, không có một nền tảng có sẵn như người Trung Hoa hoặc di dân từ các quốc gia Âu Châu tới Mỹ từ cả trăm năm trước. Ho vật lộn với nhiều khó khăn để sinh tồn, để thích nghi với nếp sống mới và để tạo dựng một tương lai vững chắc cho thế hệ con cháu. Họ âm thầm làm việc, chịu đựng mọi thử thách, kỳ thị trong những năm đầu. Nếu đa số dân chúng Mỹ không muốn quay lưng trước hoàn cảnh tuyệt vọng của con dân một quốc gia đồng minh với họ trước đây, thì cũng có một thiểu số lạnh nhạt với lớp di dân này.

Khi mới tới, họ đC6ợc phân tán khắp 50 tiểu bang để sự cứu giúp được dễ dàng cũng như tránh sự tụ nhập quá đông người Việt ở một địa phương. Nhưng rồi dần dà, sau khi đã có lông có cánh, họ cũng tìm về với nhau, trong những tụ điểm thích hợp để tương trợ, dìu nhau mà đi lên. Dù sao thì “một giọt máu đào cũng hơn ao nước lã”. Và “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
 
Với bản tính nhẫn nhục, cần cù, thực tế, dễ thích nghi, có nhiều sáng kiến nhỏ, họ đã tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Mỹ quốc. Họ đã tạo dựng nên những cơ sở kinh tế, thương mại vững chắc, củng c và phổ biến văn hóa Việt Nam vào nền đa văn hóa địa phương.

Các thế hệ Việt Nam thứ hai, thứ ba đã mau lẹ tiến tới để thu nhập tinh hoa kiến thức qua nền giáo dục đa diện của nước Mỹ. Họ đã có nhiều đóng góp khoa học, kỹ thuật đáng khen ngợi cũng như cung hiến cho nền hành chánh tiểu bang và liên bang nhiều chuyên gia có khả năng điều hành, lãnh đạo. Sự thành công của thế hệ này đã tạo ra nhiều ngạc nhiên cho con dân bản xứ.

Càng ngạc nhiên hơn khi ta nhìn lại khả năng của nhóm di dân mới. Tới Mỹ không sửa soạn với hai bàn tay trắng. Họ tức tưởi, đánh tháo rời bỏ nơi chôn rau cắt r1n trong vội vàng, hoảng sợ, không kịp suy nghĩ, nói chi đến sửa soạn. Họ không biết là sẽ đi đâu, không biết tương lai sẽ ra sao.

Họ vào nước Mỹ đa số không nói được tiếng Anh, không có một Mỹ kim trong túi. Họ đến từ một văn hóa với nhiều khép kín, ràng buộc vào một nếp sống phóng khoáng, tự do. Họ lạc vào rừng người có cái nhìn khác biệt về chủng tộc, giống tính. Họ chóng mặt trước sự tiến bộ, phồn thịnh của một quốc gia mới chỉ có hơn hai trăm năm lập quốc. Ấy vậy mà họ đã vươn lên, thành công tạo dựng một thế đứng vững chắc trong một quốc gia nhiều chủng tộc .
 
Nhưng tiêu cực thì cũng nên kể ra, để rút kinh nghiệm.Theo nhiều người, cũng còn một số điều tưởng như cần làm, cần thay đổi, thích nghi.

Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng, nếu cộng đồng vững mạnh thì bạn cũng lắng nghe mà đối phương cũng nể vì; và rằng sống trên đất nước  mà quyền tự do, dân chủ được tôn trọng tối đa, chẳng nhẽ lại cứ mãi mãi “ Con đường của ta là duy nhất đúng”. Chúng ta cùng có mục tiêu là tranh đấu để có tự do, dân chủ cho đồng bào ở Việt Nam cơ mà.
 
Trong một bài bình luận, ký giả kỳ cựu Phạm Trần đã có ý kiến “Nhưng trong thời đại bây giờ, chiến thắng cũng có thể đạt được không phải bằng quân sự mà bằng kinh tế, ngoại giao và thông tin nên mặt trận này đòi hỏi người Việt tị nạn phải thay đổi suy tư trong công cuộc đấu tranh với chính quyền Hà Nội... Và sau cùng mỗi cử tri người Việt cũng nên tự hỏi mình: Trong ngót 30 năm qua sống ở nước ngoài, tôi đã làm được gì cho đồng bào tôi, hay tôi chỉ biết co ro ngồi một chỗ để hy vọng viển vông và sợ sệt mông lung”. Việt Báo-29-10-2004.
 
Ngoài ra, mặc dù đã sống trên đất Mỹ gần ba mươi năm, nhưng một số không nhỏ đ9 3ng hương ta vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào dòng chính; chưa tận dụng các quyền lợi mà người công dân Hoa Kỳ được hưởng cũng như chu toàn các bổn phận khi vào quốc tịch. Do đó nhiều người chịu thiệt thòi cũng như chưa đóng góp đúng mức. Một trong những lý do là trở ngại ngôn ngữ, lơ là bổn phận và thiếu hướng dẫn. Ngoài ra, người mình vốn khiêm nhường, chịu đựng, chín bỏ làm mười, nên không có những ra mặt đòi hỏi quyền lợi như công dân Mỹ.
 
...Hầu hết những người theo bố mẹ làm Bắc Kỳ di cư rồi cùng với đồng hương Miền Nam đứng mũi chịu sào đưa gia đình đi tỵ nạn chính trị E1 ngoại quốc đang ở vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Hôm nay ngồi lại với nhau, ôn lại ngày lẽo đẽo lên tầu há mồm vô Nam dọc theo bờ biển chữ S, rồi bồng bế con cái di tản bằng phương tiện tiến bộ hơn, mà thấy nao nao, ướt mắt.

Tương lai như chìm dần…

Thôi đành trông cậy ở thế hệ đến sau, trong và ngoài nước, nhìn rõ thực tại, nhiệt huyết hơn thẳng thắn hơn, công bằng hơn.

Ðể xây dựng một cộng đồng uy tín, một quê hương có tự do, dân chủ cụ thể, thực tế chứ không chỉ trên giấy tờ, văn bản. Dù là tương đối. Vì có còn hơn không.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas – Hoa Kỳ
Tháng Tư, 2004.
 
Hai Thế Hệ, một Tấm Lòng
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
 
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Huống chi chúng mình cũng là người có đôi chút chữ nghĩa Thánh Hiền.

 Nên20có vài hàng tâm sự.
 
Thấm thoát mà đã trên phần tư thế kỷ, từ khi cha mẹ tay bế tay bồng mang bầy con chạy trốn trước nguy cơ trả thù của những người thắng cuộc. Bây giờ, các bậc cha mẹ này đều ở tuổi lục tuần trở lên. Họ đã nghĩ đến trách nhiệm của các con trong nối tiếp công việc gia đình, xã hội.
 
Di tản tới một môi trường hoàn toàn mới lạ, cha mẹ đã phải vất vả cực nhọc lắm để gây dựng lại cho con cái.

Với tuổi đời trung bình từ 35 tới 40, họ phải bắt đầu lại từ số không với rất nhiều khó khăn.

Anh ngữ là trở ngại đầu tiên. Chỉ có một số nhỏ có tiếp xúc với nhân viên các quốc gia đồng minh là nói được chút đỉnh tiếng Anh. Còn hầu hết không nói được ngôn ngữ này. Mà không có ngôn ngữ thì rất khó hội nhập vào quốc gia mới. Có nhiều giai thoại rất vui về sự “đàm thoại bằng tay” này. Một lão bà, đi máy bay, mót tiểu, cứ ôm lấy cô chiêu đãi viên hàng không mà la “Rét Run! Rét Run!”. Cô ta không hiểu mô tê ất giáp gì. Nhưng khi bà cụ chỉ tay xuống bụng dưới , nhăn mặt là cô ta biết ý đưa bà cụ vào cầu tiêu...
 
Kiếm việc là trở ngại kế tiếp. Đa số các bậc làm cha mẹ khi đó là quân cán chính cũ ở M iền Nam, làm việc văn phòng hoặc đánh trận. Nên vào Mỹ là không có một nghề nào có thể xin việc được ngay. Ở xứ này, nghề nào cũng cần giấy phép hành nghề. Ngoại trừ nghề rửa chén, lau nhà. Nên đa số bắt đầu với các công việc tương tự. Để có tiền cấp bách nuôi dưỡng con cái đi học rồi mới nghĩ tới việc học tiếng Anh, học nghề.
 
Rồi thích nghi với nếp sống văn hóa Mỹ quốc.

Văn hóa mình vốn kín đáo, dè dặt, ít nói người Mỹ thì cởi mở, nghĩ sao nói vậy và nói thật nhiều. Họ sẵn sàng tranh luận, phê bình để làm tỏ vấn đề thì ta“ chín bỏ làm mười”, “ai sao tôi vậy”. Nhưng v8 1 nhà thì ấm ức, không vui nếu ý mình bị bác bỏ.

Họ hướng ngoại, quan tâm tới sự việc chung quanh, còn các cụ ta phần nhiều chỉ nhìn về phía mình, làm một mình.... Vì thế trong những giao tiếp, họ thấy mình quá thụ động nên hiểu nhầm là bất hợp tác. Cho nên khoảng cách hiểu nhau lại càng xa ra.
 
Ngay cả với con cái, dân Mỹ cũng có đối xử khác với mình. Họ coi con cái vừa là con vừa là bạn. Đôi bên có sự thảo luận, tìm hiểu để đi đến hành động.

 Còn các bậc làm cha mẹ Việt thì vẫn ôm lấy mớ kinh nghiệm hơi xưa của mình mà không chấp nhận lối suy tư, hành động của con trẻ. Các vị vẫn theo tập tục cũ, có nhiều ra lệnh, cưỡng bách mà không có đối thoại, chia xẻ. Các cụ không hiểu, không đánh giá đúng khả năng của con cháu. Và khi gặp sự đối kháng thì các vị lại hờn dỗi, tủi thân, cho là hết quyền lực với con cái...
 
 Và nhiều vất vả khác nữa để vươn lên.

Nhưng chỉ với những kiên nhẫn, cần cù, chung lưng đấu cật với nhau mà các gia đình tỵ nạn Việt đã tạo ra một thế đứng vững vàng trên đất Mỹ. Họ đã có những cơ sở thương mại tương đối thỏa đáng; đã có những việc làm ở hạng trung, không đến nỗi “ chân lấm tay bC3n”. Con cái họ đã đạt được nhiều thành tích sáng chói tại học đường. Nhiều cháu đã tham dự vào việc tham mưu, điều khiển chính quyền từ trung ương tới địa phương. Và cũng đóng góp nhiều vào sự “dễ thở hơn” cho đồng bào nghèo khó ở quê hương.

Sự thành công của người Việt tỵ nạn đã làm ngạc nhiên không ít cho dân bản xứ. Và đôi khi họ cũng nhìn mình với con mắt ghen tỵ. Tất nhiên vẫn còn ít nhiều kỳ thị mầu da, chủng tộc. Thì Nữ Thần Tự Do còn quay lưng về phía châu Á, hướng về trời tây, đón mừng dân da trắng châu Âu cơ mà.

Sau hơn hai mươi nhăm năm xa xứ, những bậc làm cha mẹ xưa kia bây giờ cũng đã “=2 0mỏi gối, chùn chân”.Tuổi đời chồng chất. Sức khỏe sa sút. Mắt đã bắt đầu mờ. Bước chân đi đã bắt đầu nghiêng ngả. Vì mấy chục năm chiến tranh, tù đầy hành hạ. Cộng với phần tư thế kỷ lập nghiệp từ hai bàn tay trắng..

Họ đã nghĩ tới việc bàn giao trách nhiệm cho các con. Trách nhiệm nối dõi tông đường. Trách nhiệm với cộng đồng mình, với đất tạm dung. Và nhất là trách nhiệm với quê hương xứ sở.

Với gia đình, họ kiêu hãnh nhìn bầy con trưởng thành, thịnh vượng, dâu rể, cháu chắt đoàn tụ. Như vậy là họ yên lòng. Chúng có phận của chúng. Vợ chồng già bây giờ “ An hưởng Tuổi Vàng” với nhau. Mọi sự chắc s an lành cho tới ngày ra đi.
 
Với cộng đồng mình thì còn nhiều điều cần lo.

Làm sao cộng đồng đoàn tụ, nương nhau mà tiến tới, mà hội nhập với dòng chính bản xứ. Tranh đấu cho các quyền lợi y tế xã hội cũng như giáo dục cho nhóm thiểu số mình. Hướng dẫn đồng hương về các quyền lợi cũng như trách nhiệm với đấụt tạm dung. Quyền của người công dân Hiệp Chủng Quốc, tự do ngôn luận, tự do cư trú, tự do tôn giáo...Những thứ mà đồng bào mình rất thiếu ở quê hương.
 
Nhưng mình cũng có nhB Bng trách nhiệm phải làm. Đóng góp xây dựng, bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi Hoa Kỳ, nhiệm vụ bầu cử ( và quyền ứng cử nữa chứ) và các nhiệm vụ khác. Đa số chúng ta đã là người Mỹ gốc Việt rồi mà.
 
 Rồi bảo vệ văn hóa, truyền thống Việt Nam.

 Mỹ quốc là những trộn lẫn của nhiều văn hóa khác nhau. Các sắc dân khác duy trì văn hóa của họ được thì ta cũng có thể làm được. Nếu chúng ta ngồi lại với nhau. Tương nhượng, khoan dung nhau để đi tới mục đích, dù đường lối có thể khác nhau. “ Mọi con đường đều đưa tới cổ thành La Mã”. Hơn nữa, chúng ta còn20có cả “ Bốn Ngàn Năm Văn hiến” hỗ trợ cơ mà.

 Đó là trách nhiệm cộng đồng mà thế hệ đi sau có bổn phận phải gánh vác. Với sự khích lệ, góp ý của thế hệ đi trước và với một chút nền móng mà thế hệ này trao lại.
 
Với quê hương, đất nước thì công việc dường như phức tạp hơn.

Có người nghĩ là nó hơi ở ngoài tầm tay của chúng ta. Chúng ta đã cố gắng. Chúng ta đã xử dụng rất nhiều nhiệt tâm. Mà kết quả dường như khiêm nhường. Và đã có người bỏ cuộc, trông cậy ở giới trẻ. Giới trẻ trong và ngoài nư c.Vì thường thường giới trẻ thực tiễn và cởi mở hơn. Họ có nhiều sáng tạo, hoài bão ước mơ. Họ dám làm, dám thử lửa.

Trong nước, giới trẻ quan tâm tới các nhu cầu canh cải điều hành, phát triển kinh tế, thay đổi giáo dục. Họ đã bắt đầu nhìn ra bên ngoài, để học hỏi, cầu tiến. Như các tiền nhân ta trong phong trào Đông Du thuở trước. Đóng cửa, bế quan tỏa cảng chỉ đưa tới diệt vong, hậu tiến.

Bạn trẻ mình ở nước ngoài thì kiến thức rộng, kỹ thuật cao, sẵn sàng đóng góp tiếp tay với lớp cùng lứa tuổi trong nước. Khi hoàn cảnh thuận tiện. Hy vọng là giữa họ, có một tương quan tốt về tâm tư, ý chí và rất ít tị hiềm,=2 0phe đảng.

 Đất nước là của mọi con dân, dù viễn cư hay tại xứ. Chia nhau công việc mà làm chứ chẳng nên chuyên chính, tập trung cũng như không theo phương thức của ta là chao đảo, tay sai.
 
Trong nước cũng như ngoài nước, lớp người sinh trước, thì lần lượt cũng  hai tay buông xuôi. Cũng trao lại bó đuốc cho lớp đến sau. Hy vọng là những bó đuốc được sửa soạn chu đáo và mang nhiều nhiệt tình, tốt ý.

Một điều mừng là lớp trẻ trong ngoài đều sẵn sàng lãnh đuốc. Nhiều người sốt ruột đợi chờ. Họ đã từng tâm sự: “Chúng cháu chỉ đợi các bC3c, các chú giao cho là chúng cháu sẵn sàng”.

Và nhiều người lạc quan nghĩ là họ sẽ thành công.

Để làm đẹp cho quê hương cũng như cộng đồng.
 
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas- Hoa Kỳ
 
              Người Mỹ gốc Việt: Bộ mặt tích cực nhất từ cuộc chiến Việt nam
             
Bài Tham Luận của Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Của Người Mỹ Gốc Việt
Do Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Trình Bày tại
Cuộc Hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam lần thứ 5
Do Trường Đại Học Kỹ Thuật Texas-Lubbock tổ chức
Ngày 17-20 tháng 3 năm 2005
 
 Năm 1972 đã có những cuộc thảo luận gay go giữa các phía liên hệ trong cuộc chiến Việt nam về hình thức cái bàn sẽ được dùng trong Hoà đàm Ba Lê, một hội nghị đã được triệu tập với  cố gắng chấm dứt một cuộc chiến quá dài và hao tốn cho tất cả mọi phía. Các đề nghị đi từ bàn 2 bên, rồi 4 bên, để rồi kết thúc với cái bàn hình bầu dục.

Lý do của vấn đề là tất cả các phe tham dự đều muốn được nhìn nhận rằng mình là một trong những thành viên chính và quyền lợi của mình phải được bàn tới trong cuộc thương thuyết. Vấn đề nữa được đặt ra ở đây là:  ai thực sự tham chiến với ai?

Phải chăng đây là cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Bắc Việt?  Hay là cuộc chiến của Cộng Hoà miền Nam với Bắc Việt với sự giúp đỡ của người Mỹ? Thêm vào đó, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt nam đóng vai trò gì trong cuộc chiến này?. Tổ chức này có phải là con múa rối của Bắc Việt không? Hay là một lực lượng độc lập?

Lúc bấy giờ, những cố gắng để thỏa mãn các yêu sách về cái bàn xem như buồn cưòi và vô bổ, nhưng nó nói lên sự khó khăn để dung hoà mọi phìa trong cuộc chiến. Cuối cùng, Hiệp ước Paris đã đem lại cho người Mỹ một lối thoát cho cuộc phiêu lưu quân sự tại VN, hiệp ước này cũng đã quyết định số phận của đồng minh Nam Việt nam, và bảo đảm cho sự chiến thắng vô nghĩa của miền Bắc Việt nam.

Nhìn lại quá khứ với một  nhận định bình tĩnh và chín chắn hơn, Hiệp định Ba Lê đánh dấu việc chấm dứt một giai đoạn đau thương và quá nhiều tổn thất cho tất cả mọi phiá  trong một cuộc chiến như một cơn ác mộng .

Bỏ qua một bên những hậu quả tiêu cực, bài tham luận nầy nhắm mục đích nói lên phần tích cực của cuộc chiến Việt Nam. Phần tích cực này đã đem lại  niềm hy vọng và tin tưởng vào sự tự do và lòng nhân đạo. Kết quả tích cực đó chính là sự hiện diện và lớn mạnh của Cộng Ðồng Tị Nạn Việt Nam và sự hội nhập của họ vào các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nhóm người Mỹ Gốc Việt .  
 
              Không có kẻ chiến thắng trong cuộc chiến Việt nam
 
Dù theo bất kỳ phe nào, theo thiển ý của chúng tôi, thì cũng không có kẻ chiến thắng trong cuộc chiến Việt nam:

Nước Mỹ mất hơn 50,000 mạng người, hàng nhiều tỷ mỹ kim, mất đi uy tín từng là m t đồng minh đáng tin cậy, và sự đoàn kết của xã hội Hoa kỳ trong nhiều thập niên.

   Tổ chức gọi là Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, do Bắc Việt lập nên, tuyên bố là kẻ thắng, đã bị thiệt hại hàng trăm ngàn người. Mặt Trận này đã bị buộc phải giải tán hoàn toàn một năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Một số ít các lãnh tụ của Mặt Trận còn được có mặt trong chính quyền CS hiện nay nhưng với những chức vụ không quan trọng, số còn lại, thì biến mất khỏi chính trường.

Bắc Việt, tuyên bố mình cũng là kẻ thắng trận, bị mất hơn một triệu người. Sự chiến thắng vô nghC4a này chỉ đem lại quyền hành và lợi lộc cho một thiểu số trong nội bộ đảng Cộng sản. Các lãnh tụ của họ trở nên giàu có và đầy quyền lực, nhưng đa số 80 triệu dân Việt nam thì sống trong đói nghèo và tương lai vô vọng. Lợi tức trung bình đầu người ở Việt nam là 220 mỹ kim một năm và sự chênh lệch về lợi tức đã lớn còn đang lớn thêm hơn nữa. Thêm vào đó, việc hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ ở Nga và các nuớc Đông Âu, sự thất bại của nền kinh tế ở Việt nam khiến cho Cộng sản Việt nam phải ngã quỵ. Theo một bản báo cáo của LHQ, từ năm 1983 tới năm 1985, Việt nam có một nạn đói, không được báo cáo, làm cho hàng ngàn người chết, nhứt là dân chúng  vùng thôn quê. Điều đó xảy ra vì chính p hủ VN ban hành một số chính sách sai lầm khiến cho cả nước phải bước tới ngưởng cữa của nạn đói. Một trong những chính sách đáng được chú ý nhứt là việc hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Nam. Chính sách đó đã đem đến một thất bại não nế mà kết quả là sự thu hoạch về lúa mùa đã sút giảm một cách thảm hại.

Trong những năm gần đây, đảng Cộng sản Việt nam cho áp dụng một chương trình gọi là “Đổi Mới”. Chương trình nầy đã bắt đầu ở Nga với hy vọng  cải thiện nền kinh tế Việt nam và tăng cường sự bang giao với thế giới tự do. Kết quả là mức sống của dân chúng có tăng lên đôi chút. Tuy nhiên, sự sợ hãi mất quyền lực của chủ nghĩa Công sản đã chiến thắng sự cần thiết của một sự thay đổi từ gốc rễ. Một sự thay đổi cấp thiết để giúp Việt nam cất cánh và tiến tới  một quốc gia tân tiến và giàu có. Vì lý do đó mà Việt nam hiện tại vẫn là một trong 4 quốc gia cộng sản còn lại và cũng là một trong những nước nghèo nhứt trên thế giới.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, Cộng Hoà Nam Việt nam cũng bị mất trên 200.000 nam nữ quân nhân, mất hoàn toàn bộ máy chính quyền, mất tự do, mất nền kinh tế, giáo dục, tài chánh, hệ thống truyền thông, văn hoá và cả tự do tôn giáo. Các yếu tố quan trọng đó trong đời sống của họ đã bị tước đoạt hoặc biến thành bất hợp pháp. Hàng ngàn quân nhân miền Nam, nhân viên chính phủ, các phần tử đối lập với cộng sản và nhiều công dân vô tội bị giam giữ hàng chục năm. Nhiều người trong số đó đã chết trong tù vì bị thiếu ăn, bị tra tấn, hay vì bị thiếu thuốc men.
 
             Bộ mặt tích cực nhất của cuộc chiến Việt nam   
 
Sau cuộc chiến, theo ý chúng tôi, chỉ có một khối người Việt trở thành yếu tố tích cực: đó là những Người Mỹ Gốc Việt (và các cộng đồng người Việt khác t rong thế giới tự do).

Sau khi Saigon thất thủ vào tháng 4 năm 1975, Hoa kỳ đã đưa bàn tay nhân ái, đón nhận hàng ngàn người tị nạn Việt nam như những công dân của quốc gia vĩ đại nầy.

Từ năm 1975, con số người tị nạn Việt nam đã tăng lên một cách nhanh chóng, tăng tới 150% trong hai thập niên 80 và 90. Theo cuộc Kiểm Tra Dân Số năm 2000 thì số người Việt  sinh sống ở Hoa kỳ lên tới 1,122,528 người, sau người Trung Hoa (2,400,000), Phi (1,800,000) và Ấn độ (1,600, 000) và trên người Đại Hàn (1,000.000).

Một cuộc tìm hiểu mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho thấy một con số cao hơn nhiều (2,200,000). Với con số nầy, ng=C 6ời Mỹ gốc Việt đứng vào hàng thứ tư trong số các sắc dân thiểu số tại Hoa kỳ. Hơn nửa dân số này sống  tập trung tại các tiểu bang California, Texas, Louisana và Maryland.
 
                Lòng can đảm: “Tự do hay là chết”
 
Ban đầu, người Mỹ gốc Việt bỏ quê cha đất tổ ra đi sau khi quân đội cộng sản Bắc Việt xâm chiếm hết miền Nam năm 1975. Các phương tiện di tản c7a họ gồm những chiếc ghe chài nhỏ vượt biển hay đi bộ qua những chiến trường đẳm máu ở Cao Mên và Lào vào những năm 1978 tới 1995. Sau đó, một số người khác đến Hoa Kỳ tỵ nạn qua các chương trình của chính phủ Hoa kỳ lập nên, sau khi họ thấy được những thảm cảnh của hàng ngàn người chết trên biển cả hay trong rừng sâu ở Cao Mên, Lào và Thái Lan. 
 
Những người Việt cương quyết đi tìm tự do và để tránh sự đán áp chính trị bằng nhiều đợt.
 
 Trước năm 1975, chỉ có mấy ngàn người Việt nam sinh sống B Hoa kỳ. Phần lớn những người đó là vợ của nhân viên người Mỹ hay quân nhân Mỹ phục vụ ở Việt nam, sinh viên Việt Nam du học hay nhân viên của ngoại giao đoàn.

Ngay trước khi miền Nam sụp đổ, một số người nhờ có sự liên hệ với chính phủ Mỹ dã được phép ra đi. Trong số đó có những quân nhân miền Nam có liên hệ với toà Ðại Sứ Hoa kỳ hay với Tổng hành dinh Quân đội Mỹ ở Saigon. Tổng số người nầy ước luợng độ 150.000, ra đi bằng máy bay.

Sau đó, một đợt người khác  kho ảng 150,000 đã thoát đi bằng thuyền và đã được các lực lượng đồng minh cứu thoát ngoài lãnh hải Việt nam trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới năm 1978.

          Từ năm 1978 tới 1982, một phong trào đàn áp của chính quyền Cộng sản đối với người Việt gốc Hoa, đã gây ra một đợt người tị nạn khác. Đợt nầy gồm có người Việt và ngưòi Việt gốc Hoa. Họ đã ra đi bằng thuyền bè đủ cở. Họ được gọi là “thuyền nhân”.  Họ sẵn sàng đem mạng sống của mình để đổi lấy tự do. Khẩu hiệu của họ là “Tự do hay là chết”. Họ trốn đi với niềm hy vọng tới được bến bờ các quốc gia lân cận, như Phi Luật Tân, Mã Lai, Hong Kong< /SPAN>, Thái Lan hay Tân Gia Ba để sinh tồn, nhưng một số đông đã phải hy sinh. Nhiều người không sống được cho tới khi thấy được bến bờ tự do. Nhiều gia đình đã bị bão táp cuốn trôi, làm mồi cho cá mập hoặc bị hải tặc hảm hiếp và giết chết. Theo các con số ước tính của Cao Ủy Tị Nạn thì con số người chạy trốn bị chết như thế lên tới 700.000 người. 

Một khi tới được đất liền, những người sống sót được đưa tới các trại tị nạn để sống những ngày đầy thiếu thốn và lo âu để chờ được chấp nhận tới định cư ở đệ tam quốc gia. Số người nầy lên tới khoảng 500.000 người
 
          Lòng quảng đại và Tình thương mệt mỏi
 
Cuộc di tản kinh hoàng chưa từng có này đã trở thành một mối lo cho quốc tế. Nhiều quốc gia ở Á châu, giúp đỡ người tị nạn trong khi họ chờ đợi được định cư tại một quốc gia chấp nhận họ, đã bày tỏ sự mệt mỏi trong việc giải quyết cho một số lớn người tị nạn Việt nam. Chánh phủ Hoa Kỳ, Tổ Chức Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia khác đã có những cuộc thảo luận đa phương để đưa ra những chương trình nhân đạo như chương trình “Ra đi trong trật tự” (Orderly Departure), “Lu ật đưa các trẻ Mỹ Lai về Mỹ”(Home Coming Act), chương trình định cư  trẻ em không có cha mẹ (Program for Unaccompagned Children), và Chương trình nhân đạo cho các cựu tù nhân chính trị (HO). Từ đó, người tị nạn có cơ hội định cư ở Hoa kỳ theo diện đoàn tụ gia đình hay tị nạn chính trị. Nhóm sau cùng kể trên gồm có trên 300,000 người được gọi là HO (Humanitarian Operation).

Năm 1988, TT Ronald Reagan đích thân ký sắc lịnh cho phép mọi cựu tù nhân chính trị bị cộng sản bắt giam hay tập trung cải tạo từ 3 năm trở lên ở Việt Nam sẽ đủ điều kiện xin định cư vào Mỹ. Nhóm nầy gồm có quân nhân và công chức Việt nam ở mọi cấp bực, bị  tù đầy sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản. Tùy theo cấp20bực và chức vụ cũ, họ bị bắt cầm tù từ vài ba tháng tới 15 năm. Họ bị  cầm tù trong các trại giam rải rác trong toàn lãnh thổ VN. Họ bị kiểm soát chặt chẽ và thường khi bị tra tấn. Sau mỗi ngày làm lao động cực nhọc, họ còn phải thức đêm để học những bài học “cải tạo” về chủ nghĩa Mác-Lê để gọi là gột rữa những“cặn bã đế quốc”. Theo ước lương từ nhiều cuộc nghiên cứu đứng đắn thì có khoảng 65,000 người bị hạ sát vì lý do chính trị giữa những năm 1975 và 1993. 
 
       Những  góp đóng của Người Mỹ gốc Việt
 
Sự đóng góp của ngưòi Mỹ gốc Việt vào nước Mỹ không phải chỉ gồm có số dân . Giống như những người nhập cư từ trước, người Mỹ gốc Việt không những đã vượt qua được những kinh nghiệm đau thương của kẻ mới lập nghiệp, họ còn vận dụng được nền văn hoá phong phú và sự siêng năng làm việc của họ để thực hiện giấc mơ như mọi người Mỹ khác. Trong thập niên đầu tiên, biết bao nhiêu câu chuyện gây cho nhiều người bản xứ phải chú tâm về những khó khăn mà người Việt tị nạn phải trải qua để vượt qua các khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá. Hôm nay, mặc dù cuộc tranh đấu của người Mỹ gốc Việt để hộ i nhập vào xã hội Hoa kỳ vẫn tiếp tục, câu chuyện về những kinh nghiệm của người Mỹ gốc Việt đang tràn đầy với những thành công .
    
Xin nêu ra một số ít ví dụ:
 
          - Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người phát minh bom tầm nhiệt, giúp cho quân đội Hoa kỳ chiến thắng ở Afghanistan

- Cầu thủ Nguyễn Đạt thủ vai linebacker cho đội banh Dallas Cowboys

 -Khoa học gia Nguyễn ViE1t góp phần vào việc nghiên cứu tăng gia năng lượng cho phi thuyền con thoi Columbia

        - Luật sư Đinh Việt, giữ chức vụ phụ tá bộ trưởng Tư pháp Hoa kỳ trong nội các đầu tiên của Tổng Thống George W. Bush

- Cô Mina Nguyễn được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Giao Tế của Bộ Lao Ðộng

          - Giáo sư Trương Hồng Sơn, một trong những nhà khoa học được kính trọng hàng đầu trong  cơ quan NASA.    
 
Người ta có thể tiếp tục kể thêm, thêm nhiều hơn nữa về những thành tựu của người Mỹ gốc Việt.

Đối với ngưòi Mỹ gốc Việt, làm việc chăm chỉ và thành công là một phương cách để tỏ lòng biết ơn nhân dân Mỹ đã bảo bọc họ như những thành viên thực sự trong gia đình người Mỹ. Người Mỹ gốc Việt đã có những cố gắng để đóng góp về mọi phưong diện  vào xã hội Mỹ. Từ  kinh tế cho tới  giáo dục, từ  văn hóa cho tới nghệ thuật, thể thao, người Mỹ gốc Việt đã ghi dấu chân của mình và đã gây được những ảnh hưởng  tích cực trong mảnh đất Hoa kỳ. Người Mỹ gốc Việt cũng đang góp tích cực trong trận chiến ở Iraq.20Và, còn nhiều người Mỹ gốc Việt trong lực lượng quân sự Hoa kỳ đang bảo vệ tự do tại các tuyến đầu ở Iraq, Afghanistan và tại nhiều nơi khác trên thế giới. Họ cùng hưởng sự vinh quang, phồn thịnh và cùng chia xẻ các gánh nặng và trách nhiệm của Hoa kỳ trên thế giới.
 
Sự thành công của người Mỹ gốc Việt cũng còn đem lại lợi ích cho Việt nam. Người Mỹ gốc Việt mỗi năm đã góp phần từ 5 tới 8 tỷ mỹ kim cho nền kinh tế Việt nam. Trong khi sống một một đời sống thoải mái,, tự do ở Hoa kỳ, người Mỹ gốc Việt vẫn nặng lòng với những người thân còn kẹt lại tai20VN, họ đã gởi về VN qua đường chính thức cho những người thân hơn 3 tỷ mỹ kim mỗi năm qua các cơ sở tài chánh và ngân hàng. Việc đầu tư của người Mỹ gốc Việt còn ít – khoảng 200 triệu mỗi năm – so với khả năng của họ tới 22 tỷ mỹ kim một năm. Lý do của sự chênh lệch đó là các điều kiện nhân quyền ở Việt nam. Phần lớn các nhân quyền căn bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do  lập hội, v.v... vẫn bị từ chối đối với đại đa số người Việt nam. Thêm vào đó, sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các công ty chính phủ và công ty tư nhân làm cho việc đầu tư của tư nhân gần như không thể nào thành công được. Trên tất cả những lý do vừa kể trên, các chính sách bất nhất và thiếu chân thà nh của chính phủ Việt nam dành cho người Mỹ gốc Việt là những trở ngại lớn nhất cho việc người Mỹ gốc Việt không mấy thích thú đầu tư tại Việt nam

Trong quá khứ, chính phủ Cộng sản Việt nam đã gọi người Mỹ gốc Việt với những hỗn  danh như: “ kẻ phản bội ” hay “kẻ tội đồ”. Ngày nay, với sự thành công về kinh tế của họ, người Mỹ gốc Việt đối với chính quyền CSVN, đã trở thành “người yêu nước” hay “nắm ruột ở phương xa”. Dù có được mệnh danh là gì chăng nữa, thì lợi tức hàng năm của 2 triệu người Mỹ gốc Việt cũng tương đương với lợi tức quốc gia hàng năm của Việt nam với dân số 80 triệu người.

Nói đến sự kiện đáng buồn này không phải để đề cao thành quả của người Mỹ gốc Việt, mà chỉ muốn chứng tỏ sự khác biệt giữa một xã hội tư do và một xã hội bị áp bức và các ảnh hưởng của nó đối với đời sống và và khả năng thăng tiến của công dân trong các xã hội đó.

Các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt còn có học vấn cao và có nhiều  kinh nghiệm trong nhiều địa hạt và kỹ nghệ quan trong  Những kiến thức và tài năng  đó nếu đưa về được Việt nam, sẽ  không chỉ giúp Việt nam hội nhập nền kinh tế thế giới mà còn hy vọng đẩy Việt nam tiến tới một đất nước tự do vC3 trù phú.
 
          Bảo tồn lịch sử
 
Năm nay,  trong khi  mừng kỷ niệm 30 năm tự do của 2 triệu người Mỹ gốc Việt cũng như các người Việt tỵ nạn khác, chúng ta cũng nhìn lại 30 năm lịch sử để tạ ơn các cố gắng, những hy sinh và các thành quả của thế hệ thứ nhứt của ngưòi Mỹ gốc Việt. Chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng lịch sử của người Mỹ gốc Việt là lịch sử của lòng can đảm, sự kiên tâm và đầy những thành quả. Chúng ta muốn bảo tồn di sản lịch sử nầy cho các thế hệ trẻ cBa người Mỹ gốc Việt. hôn nay và mai sau.
 
Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt đã thu thập được hơn 200,000 trang tài liệu về người Việt tỵ nạn. Các tài liệu này đã được hội viên của hội và nhiều cá nhân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt gởi tặng. Có hàng chục ngàn trang tài liệu, thư từ, hình ảnh liên quan tới cuộc di tản chính trị của người Việt Nam. Có hàng ngàn trang tài liệu ghi lại các kinh nghiệm của thuyền nhân trốn đi dưới sự kiểm soát của chính phủ Cộng sản Việt nam và việc họ đối phó với các hiểm nguy của biển cả và hải tặc. Cũng có hàng ngàn trang khác nói v cuộc sống trong các trại tù Cộng sản, hàng ngàn trang ghi lại những cố gắng vận động với các nhà lập pháp, hành pháp và các cơ quan khác của chính phủ Hoa Kỳ, cũng như với chính phủ Việt nam với hy vọng đem lại được tự do cho người dân Việt nam bị áp bức. Trong nhiều trường hợp. những cố gắng này vẫn còn đang tiếp tục.

Không giống như nhiều nhóm di dân khác đã có những nguồn gốc ăn sâu trong sự hy sinh của tổ tiên họ trong thời nội chiến Nam – Bắc hay dưới thời chiến tranh dành độc lập của Mỹ,  máu hi sinh của chúng ta đã đổ trên cuộc hành trình chúng ta đển đây. Hơn thế nữa, chúng ta cũng dã phải tranh đấu cho sự hiện diện của chúng ta. Tại Hoa kỳ, có những cố gắn g không ngừng nghỉ để đấu tranh với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để thuyết phục các chánh khách rằng: có rất nhiều  lý do tốt để chấp nhận người Việt  tị nạn vào Mỹ cũng như  lý do khiến họ phải tìm dến đây. Những cố gắng đó đòi hỏi một chiến lược khôn khéo và thật nhiều kiên nhẫn từ cộng đồng người Việt trong suốt 3 thập niên qua.
 
Người ta vẫn nhớ tới rất nhiều tổ chức của người Mỹ gốc Việt trong đó có bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (FVPPA) do bà Khúc Minh Yho7 làm chủ tịch, đã yêu cầu chính phủ Cộng sản Việt Nam trả tự do lại20cho tất cả các tù nhân chính trị và cho phép họ rời khỏi Việt nam. Chính phủ Cộng sản Việt Nam lúc đầu đã lớn tiếng từ chối việc nầy và tuyên bố “không hề có tù nhân chính trị ở Việt nam”. Thông qua các sự tiếp xúc của của thân nhân gia đình các tù nhân  chính trị, tổ chức FVPPA đã ghi nhận được một số các trại tù khắp nước Việt nam và có cả tài liệu về số tù nhân chính trị bị giam giữ trong các trại tù đó. Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đã đến thăm các trại tù này và sau đó xác nhận rằng có hàng chục ngàn tù nhân chính trị ở Việt nam. Chính phủ Cộng sản Việt nam bèn phải thú nhận  hệ thống trại tù của họ và bắt đầu thương thuyết về vấn đE1 tù nhân chính trị ở Việt nam. Các cuộc thảo luận sau đó đã đưa tới quyết định 205 về chương trình nhân đạo (Humanitarian Program) do các nghị sĩ
Edward Kennedy và Robert Dole bảo trợ, đệ trình lên TT Ronald Reagan ngày 5 tháng giêng năm 1987. Có hơn 30 nam nữ nghị sĩ và dân biểu thuộc luỡng đảng trong Quốc hội và cựu Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Robert Funseth, đại diện chính thức của chính phủ Hoa Kỳ trong cuộc điều đình đã đệ trình quyết định 212 vào  tháng 9 năm 1987. Sau cùng thỏa hiệp được ký kết hôm 30 tháng 7 năm 1989 giữa Hoa kỳ và Chính phủ Cộng sản Việt nam. Quyết định  212 trở thành tài liệu căn bản chính thức cho việc trả lại tự do cho tù nhân chính trị Việt nam và đưa họ và gia đình họ qua định cư ở Hoa kỳ.
 
Còn có rất nhiều câu chuyện khác về việc người Mỹ gốc Việt đã tranh đấu để vượt qua các trở lực để giúp họ có được một cuộc sống tích cực với nhiều thành công ở Hoa kỳ. Các câu chuyện đó cần được kể lại để làm món quà tinh thần cho các thế hệ trẻ của người Mỹ Gốc Việt và cho những người Mỹ trẻ khác. Những kho tàng tinh thần đó cần được bảo tồn và truyền bá cho thế hệ mai sau.
 
              Kết luận

Trong tinh thần  cuả những cố gA Fng kể trên, Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt  trân trọng thông báo rằng Trung Tâm Việt Nam của trường Đại học Kỹ thuật Lubbock, Texas, đang tiếp tay với Hội trong viêc thiết lập một thư viện về lịch sử người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi hy vọng rằng bằng thư viện nầy và với sự hỗ trợ của Trung Tâm Việt Nam, những câu chuyện độc đáo, và lịch sử hào hùng của người Mỹ gốc Việt chúng ta sẽ được bảo tồn. Khi được hoàn thành, thư viện này sẽ  không phải chỉ dành cho người Mỹ gốc Việt mà đó là một thư viện ghi chép lại một cách có  hệ thống  về tinh thần yêu chuộng tự do của tất cả người Mỹ nói chung. Do đó, thư viện này sẽ còn dành cho mọi người Mỹ.
 
Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt tha thiết mong mỏi được giữ mối giây liên lạc với tất cả quý vị để được chia xẻ, và để được tường trình tới qúy vị những diễn tiến của dự án thành lập thư viện cho người Mỹ Gốc Việt với hy vọng được sự hợp tác và hỗ trợ từ của tất cả quý vị  trong việc bảo tồn  di sản văn hóa tốt đẹp của chúng ta. Xin chân thành cảm tạ và Xin Chúc Mọi Sự an lành đến tất cả quý vị và gia đình
 
Mọi thư từ liên lạc xin liên hệ đến địa ch9:
Hội Bảo Tồn Di Sản Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt
The Vietnamese American Heritage Foundation
VAHF
Po Box 29534
Austin, Texas, 78755
Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it