Home Đời Sống Y Học Cây “hoàn ngọc” hay “Nhật nguyệt” hay “Cây con khỉ” -

Cây “hoàn ngọc” hay “Nhật nguyệt” hay “Cây con khỉ” - PDF Print E-mail
Tác Giả: 3G McKeno sưu-tầm   
Thứ Bảy, 03 Tháng 10 Năm 2009 17:57

 Từ một hiệu quả điều trị cho bệnh nhân bị bệnh ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay. Khi ăn được những lá tươi xanh,

người bệnh có những chuyển biến bất ngờ: nhiệt độ từ 39 0 C hạ xuống 37 0 C, cn đau dứt hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy được để tiếp chuyện.  

Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy?. Biểu hiện công hiệu của thuốc như sau: Sau khi ăn từ 20 phút đến 1 giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị.

Thực tế ấy làm cho người bệnh rất ngạc nhiên, phấn khởi, nhưng với lòng luyến tiếc bởi vì nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được ngươì bệnh.

Dùng lá cây trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối, nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật là tuyệt vời. Đó là cây “Hoàn Ngọc”, cây thuốc cực kỳ quý giá, một món quà quý của thiên nhiên tặng cho con người.

Xuất sứ của cây này được gọi là cây “Con Khỉ”, vốn dĩ Khỉ ăn chữa khỏi thủng ruột, nhưng sau này đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trẻ chơi nghịch đá vào bừu nhau. Cây thuốc rất đa năng: từ phục hồi trạng thái của cỏ thể khoẻ mạnh đến chữa được các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như vị cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách không rõ căn bệnh, nhưng sau khi ăn diễn biến của bệnh tương tự như một hành động, tự điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu thì điều trị chỗ đó. 
  
Có thể nêu cụ thể tác dụng của cây thuốc như sau:

1) Khôi phục sức khoẻ cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, người suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng khoảng về tinh thần và thể lực.

2) Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hoá.

3) Chấn thương, chảy máu, dập gãy cơ thể, có thể dùng như thuốc uống hoặc thuốc đắp, đặc biệt hiệu nghiệm với chấn thương sọ não.

4) Khi bị nhiều bệnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận.vv

5) Đau dạ dày, chảy máu đường ruột, loét hành tá tràng, trĩ nội.

6) Đau gan, sơ gan cổ chướng.

7) Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái đục.

Đau bên trong không rõ nguyên nhân: u buốt đau nhức, sau khi ăn hoặc uống 150-200 lá là khỏi hẳn, tràn dịch phổi đều hết.

9) Đau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.

10) Phụ nữ đang cho con bú, ăn lá không ảnh hưởng đến tuyến sữa nên có thể dùng cho mẹ và con. Chữa sa dạ con.

11) Đối với bệnh huyết áp cao hay thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả ổn định thần kinh, chữa rối loạn dây thần kinh thực vật.

12) Có thể dùng cho súc vật ăn như: chó Nhật đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngay, gà chọi sau khi chọi cho ăn lá sẽ hồi phục sức khoẻ gấp 3 lần.

Theo tôi dùng chữ “Thần dược” với cây thuốc này cũng không quá. Là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi tại sao ? để chúng ta bàn luận.

Tại sao khi ăn vào thuốc có khả năng điều chỉnh làm cho cơ thể ổn định? Có lẽ nếu chờ phân tích hoá chất gì đã tạo nên những hiệu quả như vậy chúng ta phảii tốn rất nhiêù thời gian và phải có thí nghiệm tốt.

Theo kinh nghiệm nhân dân ta hãy rút ra từ thực tế, ví dụ: suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái rắt đều chữa được rất nhanh chóng. Có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được. Phải chăng theo qui luật bảo toàn, cơ thể có khả năng bảo tồn lấy sức khoẻ nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để kháng lại bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự khắc phục được.

Khi ta dùng lá “Hoàn Ngọc” lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như các loại thuốc khác, nhưng nó còn có tác dụng như châm cứu tức là tự động điều chỉnh cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật, đó là tác dụng tự cân bằng “âm dương”. Vì vậy còn có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì vậy nó mới có khả năng chữa nhiều bệnh một lúc như vậy.

Chính từ lượng suy nghĩ đó chúng tôi đã vận dụng đã chữa được nhiều bệnh và hồi phục sức khoẻ. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp với tính chất cân bằng âm dương và thân nhiệt của từng người.

Về hình thức cây thuốc:

Đây là loại cây lá nhọn, mặt sau lá hơi nhọn, mặt trên màu xanh sẫm, hình lá tương tự cây cỏ hoa. Cây có lá đối xứng, kẽ lá chồi cành, lá màu vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống mạnh, mọc thẳng. Nhân rộng chủ yếu bằng ngắt cành cây trồng xuống đất ẩm. 

Cách dùng và liều lượng:

Người ta dùng lá tươi là chủ yếu; Lá tươi ăn ngay hoặc giã lấy nước đặc uống; Nấu chín lá ăn như canh.

Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá nên vỏ cây hay rễ có thể chế xuất bằng rượu hoặc nấu lâý nước. Lá tươi không có mùi vị gì, dễ ăn. Liều lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào từng ngưòi, thông thường nên ăn từ 1 đến 7 lá - ăn nhiều lần. Không ăn quá 10 lá, nếu quá liều có thể bị phản ứng nhẹ như người bị choáng, nhưng chỉ 15 phút sau thì khỏi.

Các số liệu nêu sau đây là phổ biến, trừ ngoại lệ.

- Đau dạ dày do lở loét viêm tấy: Ǎn 02 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá. Chảy máu đường ruột ăn lá tươi hoặc uống nước lá giã nát, ăn từ 7-10 lá (một đến hai lượt)

- Viêm đại tràng co thắt: Ǎn như trên 100 lá. Kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn từ 1 đến 2 lá.

- Viêm gan, xơ gan cổ chướng: Ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 7 lá, khoảng 150 lá.

- Đau thận, viêm thận đau thường xuyên: Không quá 50 lá, khoảng 30 lá đã dứt cơn đau. Nên ăn mỗi lần 3-7 lá, 3 lần / ngày.

- Lỏng, lỵ, rối loạn tiêu hoá: Ǎn từ 7-10 lá (hai lần là khỏi).

- Mệt mỏi toàn thân: Ǎn từ 3-7 lá, ăn 2 lần.

- Đái rắt, đái ra máu: Ǎn từ 14-21 lá, giã nát, uống nước đặc.

- Chữa bệnh gà rù: 1-3 lá.

- Gà chọi sau khi đấu: 1-3 lá.

- Chó đẻ: 1 lá sau 1 ngày đẻ là sạch.

- Đau mắt đỏ ứ máu: Giã 3 lá đắp vào mắt, sau một đêm sẽ khỏi.

- Làm thuốc lá để tự cứu lấy mình và giúp người khác khi có điều kiện. Đây là những kinh nghiệm bản thân, tôi không muốn phổ biến cho là hồ đồ. Tuy nhiên nếu các bạn thu nhập được những gì đúng thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác sau khi có kinh nghiệm đề nghị nên trao đổi.