Home Đời Sống Y Học Bệnh tiểu đường và cách chữa trị bằng dầu dừa

Bệnh tiểu đường và cách chữa trị bằng dầu dừa PDF Print E-mail
Tác Giả: Kim Tuyến dịch   
Thứ Sáu, 20 Tháng 11 Năm 2009 18:19

Tiểu đường là một bệnh gây nguy cơ lớn cho tim vì máu kém lưu thông và có khuynh hướng phát triển xơ vữa động mạch.

 Từng tế bào trong cơ thể cần sự tiếp tế không ngừng của đường glucose hay acid béo để cung cấp năng lượng cho sự chuyển hóa và nuôi dưỡng các tế bào. Nếu các tế bàokhông có đủ glucose thì sẽ suy yếu đi và chết. Khi tế bào chết, mao quản và mạch máu xuống cấp và xơ vữa động mạch hình thành. Nội tiết tố insulin quan trọng vì nó đem glucose và acid béo trong máu đến các tế bào. Không có insulin, glucose không thể vào trong tế bào được. Tế bào của người bị bệnh tiểu đường không thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho chúng.

Có hai loại tiểu đường. Loại 1 xảy ra khi tuyến tụy không thể cung cấp đủ insulin cho nhu cầu của cơ thể. Loại 2 tuyến tụy có thể cung cấp một lượng insulin bình thường, nhưng các tế bào không đáp ứng với insulin. Điều này gọi là đề kháng insulin.

Trong cả hai loại tiểu đường, các tế bào bị cướp đi các chất dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng nên tế bào suy yếu và chết, mạch máu thoái hóa gây vấn đề cho lưu thông máu. Mạch vành bị thương tổn nên phát triển xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ - hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của bệnh tiểu đường. Tổn thương đến mao quản nuôi dây thần kinh sẽ hủy hoại dây thần kinh. Bệnh đau thần kinh do tiểu đường thường ảnh hưởng đến chân và bàn chân, gây tê và đau nhức, nếu không điều trị, sẽ bị viêm loét và hoại tử. Máu không lưu thông đến mắt đủ để nuôi dưỡng mắt dẫn đến mù lòa; không đủ cho thận, sẽ làm suy thận.
 
Dầu dừa là thức ăn tốt nhất cho ngưởi tiễu đường

Bác sĩ khuyến cáo người tiểu đường chỉ nên ăn ít chất béo, vì chất béođược cho rằng gây béo phì và bệnh tim, cả hai bệnh này có quan hệ với bệnh tiểu đường.  Nhưng dầu dừa lại là một trong những thức ăn tốt nhất cho người tiểu đường.
 
Glucose cũng như acid béo chuỗi dài cần insulin để đi vào trong tế bào. Acid béo chuỗi trung bình (ABctb) trong dầu dừa không cần insulin cũng có thể đi qua màng tế bào cách dễ dàng.
ABctb cũng tự thấm qua thể hạt sợi (mitochrondia) nữa. Mitochrondia là cơ quan sản xuất năng lượng của tế bào, chúng nhận glucose hay acid béo rồi chuyển thành năng lượng mà tế bào cần để thi hành tiến trình chuyển hóa vàduy trì sự sống của tế bào. Mitochrondia có hai màng làm cho glucose và acid béo khó đi vào nếu không có sự trợ giúp đặc biệt của chất chuyên chở gọi là carnitine transferase. ABctb có thể thấm qua màng mitochrondia mà không cần sự trợ giúp của enzyme này.

Vì vậy ABctb cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào dù có insulin hay không. Khi bạn ăn dầu dừa, bạn làm cho tế bào được tăng năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin (tiểu đường loại 1), hay nếu tế bào đề kháng insulin (tiểu đường loại 2), không thành vấn đề. ABctb vẫn có thể nuôi tế bào. Việc này giữ cho mao quản và mạch máu khỏemạnh, sống động, và giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vì vậy dầu dừa làm tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tim mạch cho người bị tiểuđường.

Vài dẫn chứng cụ thề của Bác Sĩ  B.Fife

*Sau khi xuất bản cuốn “The Coconut Oil Micracle” (Dầu Dừa Kỳ Diệu),tôi nhận được điện thoại của ông Bill S. ở California. Ông bị bệnh tiểu đường. Ông gọi để cám ơn tôi đã giới thiệu dầu dừa cho ông. Ôngđọc sách và thử uống dầu dừa. Ông nói rằng vì máu huyết kém lưu thông do tiểu đường, hầu như ông đã không còn cảm giác ở chân nữa. Trongnhiều tháng ông thấy chân ông như đã chết, giọng ông trở nên xúc độnghơn  “Khi tôi bắt đầu uống dầu dừa, tôi thấy sự sống trở lại nơi haichân .” Sự lưu thông máu của ông đã tăng cường tới mức hai chân ôngdần dần trở lại bình thường

*Từ đó tôi nghe nhiều tường trình kể lại kinh nghiệm tương tự như vậy.

Edward kể: “Tôi bị tiểu đường loại 2, đường của tôi ở mức 600. Tôi bịmột vết cắt nhỏ ở bàn chân phải cả mấy tháng nay mà vẫn chưa khỏi. Vợtôi nói đó là vết thương đáng sợ. Sáu năm trước tôi bắt đầu bị têchân, ngón chân cái tê trước, và theo năm tháng, chân càng ngày càngtê nhiều hơn. Khi tôi uống 3-4 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày, trong vòng10 ngày, vết thương khỏi hoàn toàn. Tôi mừng lắm vì bây giờ chân tôicó cảm giác trở lại, ngày càng khá hơn. Sau này ông kể thêm: “Trongvòng 5 tuần, tôi sụt 20 pounds. Tôi muốn giảm cân thêm nữa. Da tôi đẹpra, chưa bao giờ được như vậy. Da chân chai cứng đã làm tôi xấu hổ vì
nó trước đây, nay đã trông khá hơn nhiều rồi.”
 
Qúi bạn  có thể  vào các video dưới đây để biết thêm vể công dụng y lý của dầu dừa  
http://www.youtube.com/watch?v=uxNrOawHiRY&feature=related

 Dẩu dừa tác dụng ra sao?

Rõ ràng dầu dừa tăng cường lưu thông máu. Nó không làm tắc nghẽn,nhưng làm thông mạch máu. Theo như sự hiểu biết của tôi, dầu dừa là thứ duy nhất có thể chữa bệnh đau thần kinh do tiểu đường. Và nó khôngcó hại gì cả vì là sản phẩm tự nhiên. ABctb trong dầu dừa không nhữngcó khả năng nuôi tế bào mà không cần insulin, nó còn giúp tuyến tụy tiết insulin (loại 1), giúp tế bào nhạy cảm với insulin, nên hấp thu glucose (loại 2).

 Acid lauric và capric là acid chính của dầu dừa, giúp tăng cường khảnăng của tuyến tụy để tiết insulin. Tất cả các ABctb trong dầu dừabkích thích sự chuyển hóa, vì vậy tăng cường việc sản xuất insulin vàgiúp hấp thu glucose vào trong tế bào. Đây là một tin tốt cho nhữngngười bị tiểu đường phải lệ thuộc vào việc chích insulin hàng ngày.Dầu dừa có thể giúp bớt lệ thuộc vào thuốc tiểu đường.

Dầu dừa cũng giúp điều hòa lượng đường vì:

-dầu dừa làm chậm việc đưa thức ăn ra khỏi bao tử, để đường được đưavào máu ở tốc độ chậm.
-dầu dừa giúp tế bào h&##7845;p thu glucose.

Nhiều người tiểu đường cho biết rằng khi họ thêm dầu dừa vào thức ăn, lượng đường huyết ở mức ổn định hơn, ngay cả khi họ ăn ngọt nữa.Nếu đường ở mức cao, thay vì uống thêm lượng thuốc, có người đã uống2-3 muỗng canh dầu dừa, và mực đường huyết hạ xuống bình thường trongvòng 30 phút.

Yếu tố chính tham dự vào việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là sựđề kháng insulin. ABctb có thể biến đổi tình trạng này. ABctb giúp duybtrì lượng đường huyết ở mức được kiểm soát.
 
  -Khi glucose không đi vào tế bào được do bị đề khánginsulin, tế bào liền gởi tín hiệu là chúng đang đói.                                                                                                 
 -Đáp lại tín hiệu này, tuyến tụy sẽ bơm thêm insulin (để giúp đưaglucose vào tế bào),  dẫn đến lượng insulin trong máu cao.                                                                                                                                                                                                                     
-Vì glucose không được t&##7871; bào hấp thu, nên ở lại trong máu, do đó đường trong máu tăng.

-Sự gia tăng của insulin và đường cao trong máu dẫn đến Syndrom X,cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác trong đó có bệnh tim.

-Khi ABctb đi vào tế bào, tế bào có chất dinh dưỡng nên không phát tín hiệu “đói”. Tín hiệu cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin bị cắt đứt, và mức insulin ổn định. Sự phức tạp và nguy cơ liên quan tới tiểu đường và đường huyết được giảm đi.

Lời kết

Thức ăn chúng ta ăn được chuyển thành đường glucose, làm tăng lượngđường trong máu.
 Có loại thức ăn này tăng đường nhiều hơn loại kia. Hệ thống đo chỉ số đường trong máu của thực phẩm gọi là glycemic index(số GI).
Thức ăn ngọt và nhiều bột như bánh mì làm bằng bột tẩy trắngvà đường trắng có số GI cao, và vì vậy nhanh chóng tăng đường huyết.
Ngay cả trái cây ngọt như chuối cũng có số GI cao. Người bị tiểu đườngphải biết và giới hạn số lượng thức ăn có chỉ số đường cao.
Dầu dừa có số chỉ số GI rất thấp. Khi thêm dầu dừa vào thức ăn, dầu dừa làm hạchỉ số đường (GI) của thức ăn. Làm hạ GI của những thức ăn nhiều bột hay ngọt nữa. Như vậy thêm dầu dừa vào bữa ăn là cách tối ưu để hạ mứcGI của thực phẩm và giúp đường trong máu của người tiểu đường ổn định.

Dân cư các quần đảo Thái Bình Dương ăn dừa hàng ngày nên không bị tiểuđường. Điều này rất thú vị vì thực phẩm họ ăn có nhiều chất ngọt của trái cây (chuối, dứa) và rau củ nhiều bột, là thức ăn mà người bị tiểu đường cần giới hạn.
Dừa giúp quân bình lượng insulin và đường trongmáu, và phòng ngừa sự đề kháng insulin.

Vì những lý do này, dầu dừa chắc chắn là chất béo tốt nhất cho ngườibị  bệnh tiểu đường, và nên là một phần trong thức ăn của bất cứ người bị tiểu đường nào.
 
Bài đọc thêm
 
Làm sao biết mình bị bệnh tiểu đưởng
 
Một số người bị bệnh tiểu đường có thể có các triệu chứng do mức đường cao trong máu gây ra. Các triệu chứng này thường là khát nước quá độ, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều mà lại sụt cân (vì bao nhiêu năng lượng bị tiểu ra ngoài hết), mờ mắt. Tuy nhiên rất nhiều người dù bị tiểu đường nhưng hầu như không có triệu chứng gì đặc hiệu cả.

Bác sĩ dựa vào thăm khám, và các xét nghiệm. để chẩn đoán bệnh tiểu đường

Trong phần thăm khám (hỏi bệnh), bác sĩ sẽ hỏi xem bệnh nhân có các triệu chứng do mức đường trong máu cao gây ra (như đã kể trên) hay không. Vì di truyền cũng là một yếu tố quan trọng, nên bác sĩ cũng sẽ hỏi xem trong gia đình có ai bị tiểu đường hoặc các bệnh khác cũng thường liên quan đến tiểu đường, như là cao huyết áp, cao mỡ trong máu, mập phì. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem đã có biến chứng gì của bệnh tiểu đường hay chưa.
 Trong giai đoạn ban đầu của bệnh tiểu đường, khám bệnh thường không cho thấy dấu hiệu thể lý của bệnh.

Các xét nghiệm, tương đối đơn giản và không mắc tiền, thường là yếu tố chính yếu trong việc xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm khác có thể giúp phân loại bệnh (loại 1 hay loại 2, hay  cả hai) và độ trầm trọng của bệnh.

Thử mức đường trong máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh.
 Mức đường trong máu dưới 100 mg/dL được coi là bình thường.
Mức đường trong máu ở khoảng từ 100 đến 125 được coi là tiền tiều đường.
 Mức đường trong máu từ 126 mg/dL trở lên, gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường. Chẩn đoán sẽ được khẳng định bằng hai lần thử máu lúc nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đều có mức đường cao từ 126mg/dL trở lên.

Thử mức đường trong máu một cách ngẫu nhiên bất cứ lúc nào trong ngày, không cần để ý xem đã ăn lần chót lúc nào cũng có thể giúp xác định bệnh. Nếu cách thử này cho thấy mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên cộng với các triệu chứng của bệnh, đó cũng là một gợi ý rằng bệnh nhân đã bị tiểu đường.

Trước đây, xác định chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được xác định bằng xét nghiệm cho uống nước đường. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân được cho uống nước đường, sau đó mức đường trong máu được đo mỗi tiếng đồng hồ trong khoảng thời gian vài tiếng.
 Mức đường trong máu từ 200 mg/dL trở lên 2 giờ sau khi uống nước đường gợi ý rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Hiện nay, xét nghiệm này ít khi được thực hiện, trừ trường hợp cần chẩn đoán bệnh tiểu đường do thai nghén.

Ðể xác định bệnh tiểu đường loại 1, bác sĩ có thể thử máu để tìm các kháng thể chống lại các thành phần sản xuất ra insulin của tụy tạng, các kháng thể này được gọi là “islet-cell antibodies” (kháng thể chống lại các cụm tế bào sản sinh ra insulin).
Các xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện ra các kháng thể chống lại glutamic acid decarboxylase, chống lại chính insulin hoặc các thụ thể (receptors) tiếp nhận insulin vào các loại tế bào.
 
Những người bị tiểu đường cũng thường nghe nói đến xét nghiệm thử mức hemoglobin A1c (HbA1c) trong máu. Xét nghiệm này có thể cho biết phần nào mức đường trong máu trong khoảng từ 8 đến 12 tuần trước đó. Bình thường, mức HbA1c dưới 6%. Xét nghiệm này hiện đang được dùng trong việc theo dõi những người đã bị tiểu đường.

 Hồi Tháng Sáu, năm 2009, một Hội Ðồng Chuyên Gia Quốc Tế (International Expert Committee) đã đưa ra một khuyến cáo rằng nên dùng mức HbA1C từ 6.5% (đo hai lần khác nhau) trở lên như là cách chẩn đoán tiểu đường, vì độ tin cậy cũng cao, sự liên hệ chặt chẽ hơn với biến chứng ở võng mạc mắt (retinopathy) và lại tiện lợi cho bệnh nhân vì khỏi phải nhịn đói trước lúc thử máu. Khuyến cáo này đang được một ủy ban của Hiệp Hội Tiểu Ðường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) xem xét để áp dụng. Tuy nhiên, cho đến nay tiêu chuẩn chính thức để chẩn đoán tiểu đường ở Hoa Kỳ vẫn là dùng mức đường trong huyết tương như trình bày trên đây.

 Tóm lại, cách đơn giản, rẻ tiền và chính xác nhất để chẩn đoán tiểu đường là thử mức đường trong máu (một cách chính xác là trong huyết tương-plasma) lúc đã nhịn đói từ 8 đến 12 tiếng đồng hồ. Nếu từ 126 mg/dL trở lên trong hai lần đo, đó là yếu tố xác định ta đã bị bệnh tiểu đường
 Một khi đã được khẳng định bằng xét nghiệm như kể trên là bị tiểu đường, thì dù chưa thấy triệu chứng gì cả, cũng rất cần chữa trị. Vì nếu không, chính bệnh tiểu đường là nguyên nhân thường gặp nhất làm suy thận, và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng khác về thần kinh, mạch máu, có thể làm mù mắt, mất cảm giác, tê chân, tê tay, đẫn đến bị cưa chân , góp phần làm tăng nguy cơ bị nghẹt mạch máu tim gây ra trụy tim, nghẹt mạch máu não gây đột quị, bán thân bất toại, vân vân.

Tùy theo việc chữa trị có hiệu quả hay không, (trong đó việc uống thuốc đều đặn, để giữ mức đường trong mức cần thiết, là điều rất quan trọng), mà (một hay một số trong các) biến chứng sẽ xảy ra sớm hay trễ hay không xảy ra.
                                                (theo BS Nguyễn Trần Hoàng )
 
Chú thích: Chẫn đoán bệnh tiểu đường bằng nước bọt

Các nhà khoa học tại Oregon và Indiana đã triển khai một phương pháp đơn giản xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường loại 2. Phương pháp mới này đã làm tăng độ tin cậy của việc chẩn đoán, điều trị sớm và tăng được tuổi thọ cho bệnh nhân.
Trong 30 năm qua, cùng với dịch bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng lên gấp đôi. Trong quá trình diễn biến của bệnh, các tế bào trở nên kém mẫn cảm với insulin (là loại hoóc-môn đưa glucozo vào các tế bào) khiến cho đường- huyết toàn phần tăng lên.

Khoảng 7% bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 khi phát hiện ra thì đã bị từ 4 đến 7 năm. Những năm này bệnh sẽ làm suy giảm sức khoẻ của bệnh nhân vì lượng đường huyết cao gây ra các thương tổn huyết quản, dẫn đến mù loà, hư hại hệ thần kinh, phổi và những vấn đề khác. Chính dịch bệnh béo phì ở phương Tây đã làm cho nhiều người vừa trưởng thành đã mắc tiểu đường loại 2.
 Nếu không được chẩn đoán để chữa trị thì tuổi thọ của bệnh nhân bị giảm đáng kể, do vậy việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng.

Một trong những bất tiện của việc chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện nay là phải cắm xi-lanh vào mạch để hút lấy máu mang đi xét nghiệm và thao tác này khiến nhiều người sợ hãi. Việc xét nghiệm bằng nước bọt đơn giản và dễ dàng hơn nhiều và thời gian cũng chỉ tương đương việc xét nghiệm máu.

Phương pháp xét nghiệm do Paturi V. Rao và các đồng nghiệp phát minh ra, dựa trên việc nhận dạng chất đánh dấu sinh học trong nước bọt của bệnh nhân. Các nhà khoa học phân tích nước bọt của bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 và của người khoẻ mạnh.
 Họ so sánh những chất đánh dấu sinh học ở protein của hai nhóm ngưởi trên đây.
Cuối cùng họ đã xác định được 65 protein có trong nước bọt người tiểu đường nhiều gấp đôi người khoẻ mạnh.
Các chất đánh dấu sinh học tìm thấy là các protein có chức năng khác nhau.
Đa phần chúng chịu trách nhiệm điều chỉnh sự chuyển hoá và các đáp ứng miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu cũng chứng minh các chất đánh dấu tăng lên theo tiến trình mắc bệnh từ thời chưa hề có một biểu hiện nhỏ nào cho tới khi bệnh nặng nhất.

 Việc phân tích protein nước bọt người để xác định tiểu đường loại 2 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể đầu tiên về các cơ chế có thể xảy ra làm thay đổi nước bọt của người tiểu đường và tính hữu dụng của chúng trong việc phát hiện và điều trị tiểu đường.
 Đặc trưng tiếp theo của các chất đánh dấu này trong các nhóm phụ cũng có thể dùng làm cơ sở cho phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường.
 
 Nguồn: “Coconut Cures” by Dr. Bruce Fife