Home Đời Sống Y Học Các kiểu mồ hôi và sức khỏe

Các kiểu mồ hôi và sức khỏe PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưư tầm   
Thứ Ba, 29 Tháng 6 Năm 2010 17:39

Có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi nằm khắp trên mặt da, tập trung nhiều nhất là ở vùng trán, lòng bàn tay, bàn chân và quanh bụng, lưng.

Mồ hôi gồm 98-99% nước, còn lại là các chất vô cơ và hữu cơ ở dạng hòa tan.

Ra mồ hôi là một cách chống nóng rất hiệu quả. Trong môi trường khô ráo ở nhiệt độ khoảng 29oC, người ta bắt đầu đổ mồ hôi. Người lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức có thể tiết ra mỗi giờ đến 2 lít mồ hôi, khiến quần áo ướt đầm đìa như tắm.

Mồ hôi liên quan chặt chẽ đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể, có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt và thể dịch, bài tiết bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Theo đông y, đây là một thứ “tâm dịch” có quan hệ “đồng nguồn, dị lưu” với máu.

Qua các kiểu mồ hôi, ta có thể đoán bệnh để điều trị sớm:

Không có mồ hôi (vô hãn): Đây là do các tuyến mồ hôi ít hoặc không hoạt động. Chứng vô hãn có thể là hệ quả của bệnh vảy cá, xơ cứng bì, hoặc do dị ứng thuốc (như các thuốc ngăn cản thần kinh giao cảm).

Mồ hôi trộm: Là mồ hôi ra lúc ta ngủ say, khi tỉnh dậy có cảm giác mồ hôi không ra nữa. Đông y cho rằng hiện tượng này là do âm hư, thường gặp trong bệnh lao hạch (với triệu chứng mệt mỏi, ho, ăn kém, đau ngực, kinh nguyệt không đều, sốt về chiều, da xanh, thiếu máu). Độc tố của trực khuẩn lao khiến cho thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức, gây mồ hôi trộm.

Ngoài ra, hiện tượng này còn xuất hiện trong những bệnh nhân sau khi mổ, phụ nữ sau khi phá thai (do mất máu), cơ thể hư suy và công năng thần kinh thực vật nhất thời bị rối loạn. Tuy nhiên, đây là các hiện tượng sinh lý bình thường.

Tự ra mồ hôi: Việc thường xuyên ra mồ hôi (đặc biệt là sau khi vận động) thường là do mỏi mệt, ốm yếu, sợ lạnh, đông y cho là khí hư gây nên. Người đang trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau khi bệnh nặng, thể chất suy nhược cực độ cũng thường tự ra mồ hôi trong trạng thái yên tĩnh.

Mồ hôi ra nhiều: Đây có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh sau: Cường năng tuyến giáp: Tim đập mạnh, ăn nhiều, hưng phấn, dễ cáu giận, mất ngủ, lồi mắt; sốt: sốt cấp tính, sốt rét, sốt cao hôn mê...; hạ đường huyết: chóng mặt, suy nhược, đói lả; bệnh thương hàn: sốt lờ đờ, chán ăn, bụng chướng, lách to, mạch chậm, phát ban; do tác dụng của thuốc: sau khi uống một số thuốc, bệnh nhân bị ra mồ hôi. Sau khi tiếp xúc hoặc uống một số chất độc như lân hữu cơ, chì, thạch tín, cơ thể cũng có thể ra nhiều mồ hôi do trúng độc; công năng thực vật chưa hoàn chỉnh: thường gặp ở tuổi mới lớn

Toát mồ hôi (đại hãn): Là hiện tượng mồ hôi vã ra như tắm. Đại hãn có thể thấy vào mùa hè, do nội nhiệt quá thịnh hoặc do uống quá liều loại thuốc ra mồ hôi. Những trường hợp này cần được bổ sung nước và muối khoáng ngay để tránh mất nước. Nếu bị thoát mồ hôi nặng, mồ hôi vã ra không ngừng (tuyệt hãn - mồ hôi chết) bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và đưa đến bệnh viện.

Mồ hôi lạnh: Có thể thấy ở những bệnh nhân tâm lực suy kiệt cấp tính, nhồi máu cơ tim, ngất xỉu. Khi ra mồ hôi lạnh, người bệnh thường có mạch nhỏ yếu, sắc mặt trắng bệch. Nếu lúc này thần kinh căng thẳng hoặc bị kích thích thì chân tay sẽ lạnh toát.

Mồ hôi trán: Nếu không kèm theo triệu chứng gì thì đây là hiện tượng bình thường; mồ hôi trán vã ra không ngừng ở người bệnh nặng: Bệnh đang tiến triển xấu đi, phải cảnh giác; một bên trán đột nhiên ra mồ hôi: thường do xơ vữa động mạch, hoặc khoang lồng ngực bị phù (do u) kích thích thần kinh giao cảm.

Mồ hôi ngực: Là mồ hôi ra ở hai bên vú, còn ở các bộ phận khác thì ít hoặc không có. Đó là do bệnh nhân lo nghĩ, kinh hãi, khiến tim, lá lách bị ảnh hưởng quá mức, tim không làm chủ được huyết, tỳ. Mồ hôi ngực cũng có thể thấy ở những người chức năng tim, phổi khác thường.

Mồ hôi tay: Thường do tỳ vị hư nhiệt, thể chất hao tổn hoặc do quá căng thẳng.

Mồ hôi ra lệch: Là hiện tượng mồ hôi ra nửa thân bên trái hoặc phải, trên hoặc dưới. Theo đông y đó là do khí huyết hư lệch, kinh lạc bị tắc trệ hoặc thấp đàm gây nên. Hiện tượng này là dấu hiệu báo trước của trúng phong.

Mồ hôi vàng (hoàng hãn): Là mồ hôi ra có màu vàng, thường gặp khi mồ hôi tiết ra nhiều. Cơ thể bệnh nhân lạnh ướt như tắm do thấp tà đã nhập vào bên trong hoặc hàn thấp tích ở mặt ngoài cơ thể. Mồ hôi vàng kèm theo mùi tanh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan.

Mồ hôi hôi (xú hãn): Là mồ hôi có mùi giống như của động vật, màu trắng như sữa, hơi dính, thường ra ở đùi, nách, dưới bầu vú. Mồ hôi có mùi khai, trên da có chất kết dính là triệu chứng của nhiễm độc urca. Trường hợp mùi khó chịu xuất hiện khi mồ hôi ra quá nhiều và khó bay hơi.

Mồ hôi thơm: Mồ hôi có mùi thơm thường thấy ở người bị tiểu đường khi có nhiễm độc aceton.

Một số bệnh về da do thiếu chất

Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ máu. Da sẽ phát triển lành mạnh nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến một số bệnh về da.

Thiếu chất đạm
Do đạm là thành phần chính của các tế bào cũng như các cấu trúc khác của cơ thể, nên sự thiếu chất đạm sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nói chung. Còn nếu thiếu trầm trọng sẽ dễ mắc bệnh Kwashiorkor (thể phù và có rối loạn sắc tố da).

Bệnh Kwashiorkor thường xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và được cho ăn uống theo chế độ của người lớn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể hấp thụ hay tiêu hóa được, nên dẫn tới cơ thể bị thiếu chất đạm.

Triệu chứng bệnh thường là phù nề, ăn không ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được. Đặc biệt da của chúng có sự thay đổi màu, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc. Tuy nhiên, nếu được ăn uống đầy đủ chất và đúng cách thì bệnh sẽ giảm rất nhanh.

Thiếu chất béo
Phần lớn cơ thể mọi người không thiếu chất béo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị thiếu do ăn uống theo chế độ có rất ít chất béo, hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết, chẳng hạn như acid linoleic. Nếu thiếu chất béo thì da sẽ bị khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy mỏng nhỏ.

Thiếu nước
Da chứa khoảng 70% lượng nước trong cơ thể, do đó nước đóng vai trò rất quan trọng để làn da luôn mềm mại. Nước giúp loại bỏ bớt chất độc sinh ra bởi các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp máu lưu thông để nuôi dưỡng da. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ buộc phải sử dụng chất lỏng dự trữ của cơ thể nên da sẽ bị khô. Mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung từ 6 - 8 ly nước.

Thiếu vitamin A
Vitamin A cần thiết để giữ cho tóc, mắt và da được khỏe mạnh. Vitamin A giúp phòng ngừa và loại bỏ các nhiễm trùng trên da, chống lại tình trạng khô và tróc vảy trên da, giúp máu lưu thông tới mặt da, khiến cho da được nuôi dưỡng đầy đủ và có màu sắc hồng hào, tươi mát.
Thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị ngứa, khô, tróc vảy, xù xì như nổi gai ốc vì các tuyến nhờn kém hoạt động.
Vitamin A có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, cà chua, cà rốt, rau có màu xanh thẫm, khoai lang, bí đỏ, đu đủ. Nhu cầu hàng ngày cho người lớn là từ 2.300 - 3.300 đơn vị IU. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều vitamin A quá lại dẫn đến mất khẩu vị, mắt mờ, rụng tóc, da khô, tính tình nóng nảy…

Thiếu vitamin B2
Vitamin B2 có tác dụng tăng cường sức khỏe vì nó giúp các tế bào sử dụng oxy. Nó còn giúp sản sinh năng lượng từ các chất dinh dưỡng, là thành phần chất màu của võng mạc, giúp tạo ta các hormone của tuyến thượng thận.
Thiếu vitamin B2 cơ thể sẽ mệt mỏi, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng đỏ và nứt, da trên mũi nứt, lưỡi viêm sưng, đau và nứt rãnh, mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt, thiếu hồng cầu.
Thiếu vitamin B2 sẽ gây rối loạn ở các tuyến nhờn trên da, làm cho da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở những chỗ da bị gấp nếp. Các chất nhờn vón lại trên lỗ chân lông, khiến da trông rất gồ ghề và xấu xí.
Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong phomát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá. Nhu cầu mỗi ngày cho người trưởng thành là 1,3 - 1,5mg; trẻ em là 1,1mg.

Thiếu vitamin B3
Vitamin B3 là thành phần của hai loại enzyme cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào, giúp tế bào phân hủy chất đạm, chất béo, carbohydrates để tạo ra năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể, giúp giảm cholesterol trong máu, giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Thiếu vitamin B3 có thể đưa tới chứng viêm da. Da bị sưng, tróc vảy, nhất là ở phần da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; viêm miệng và lưỡi sưng đỏ.

Bệnh được chữa bằng các loại thuốc có chứa acid nicotinic hoặc cho người bệnh ăn thực phẩm có nhiều thịt động vật. Niacin có nhiều trong thực phẩm gốc động vật dưới dạng nicotamide và thực vật dưới hình thức nicotinic acid. Cụ thể, vitamin B3 có nhiều trong gan, thận, thịt bò, thịt gà vịt, thịt lợn, sữa. Ngũ cốc, cơm gạo, các loại hạt cũng có chút ít vitamin B3. Nhu cầu hàng ngày cho người trưởng thành là từ 15 - 17mg, trẻ em là 5mg.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này lại làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu tới nhiều và da bị nóng, ngứa da, đường trong máu lên cao, suy tim.

Thiếu vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng để ngăn ngừa vết nhăn trên da. Cùng với chất đạm, vitamin này tạo ra chất collagen đệm cho da không bị xệ và nhăn, tránh cho da khỏi khô, tóc bớt gãy giòn. Vitamin C cũng có tác dụng điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da. Ngoài ra, khi phối hợp với vitamin bioflanoid (vitamin P), vitamin C còn giúp ngăn chặn sự tạo các vết đồi mồi trên da của người lớn tuổi. Vitamin C tăng cường sự bền của vi huyết quản nên giúp tránh bị thâm tím da; tránh chảy máu chân răng.

Vitamin C có nhiều trong rau có màu, súp lơ, rau cải, cà chua, chanh, cam, dâu, khoai tây…

Da của người trung bình có diện tích khoảng 20m2 và nặng khoảng gần 4kg, là bộ phận lớn nhất bao bọc bên ngoài cơ thể. Lớp da ngoài cùng (biểu bì) gồm cả những tế bào đã chết. Tiếp đó là bì với những dây thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi. Hạ bì nằm trong cùng với nhiều tế bào mỡ. Da chứa khoảng 70% nước của cơ thể. Sức khỏe của cơ thể và một số bệnh nội tạng có thể được phản ánh trên da.

Thiếu vitamin D
Vitamin D thực sự cần thiết cho sự tăng trưởng của xương răng, móng tay cũng như sự lành mạnh của da và mắt. Vitamin D có nhiều trong sữa, gan bò, cá hồi, cá ngừ, bơ, mầm ngũ cốc.

Thiếu vitamin E
Vitamin E giúp tế bào tăng trưởng nhanh, giảm hiện tượng lão hóa, tăng cường tuần hoàn khiến vết thương trên da mau lành; giảm tình trạng da khô, rụng tóc và gàu.
Vitamin E có trong sữa, mầm ngũ cốc, măng tây, súp lơ, bơ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, dầu olive, đậu nành, dầu thực vật, các loại hạt.
Tuy nhiên, nếu đang bị bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bổ sung vitamin E.

Thiếu một số chất khoáng

Một số chất khoáng cũng có vai trò quan trọng đối với da. Chẳng hạn, thiếu sắt, đồng, crom, phốt pho, selen, kẽm… cũng làm cho da bị tróc vảy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ bị gãy.

Nhìn da, bắt bệnh
Chắc hẳn vì nguyên nhân khác thường mà làn da có sự thay đổi về màu sắc cũng như xuất hiện các nốt mẩn ngứa… Với những biến đổi thường gặp dưới đây, có thể tham khảo để sớm phát hiện bệnh khi thấy những dấu hiệu lạ trên da.

Da biến sắc
Tự nhiến thấy da có màu vàng nghệ, kết hợp với mẩn ngứa… rất có thể bị bệnh về gan như các loại viêm gan, sỏi mật, giun chui vào ống dẫn mật chính gây tắc mật, làm tăng lượng bilirubine ở máu do không đào thải ra được.
Khi thấy da bị sạm đen và xuất hiện những mảng thâm trên mặt hay quầng quanh mắt, rất có thể là do rối loạn nội tiết mà thường là thượng thận. Hiện tượng mảng thâm này khác với các mảng xuất huyết dưới da có thiếu vitamin C.
Mỗi khi ra nắng trên da thường thấy xuất hiện những nốt mẩn đỏ, dị ứng, có thể do đang uống thuốc trị dị ứng, thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp hay cá loại thiazol, streptomycine, antihistamine… là những thứ dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Da trắng bệch, răng tê, môi, miệng và niêm mạc cũng trắng bệch: Thường là do thiếu máu.

Thay đổi bất thường
Khi thấy có nhiều nốt phát ban, mẩn ngứa, mụn nước lúc ẩn lúc hiện, hết lại mọc trỏe lại trên khuỷu tay, đầu gối, mông, da đầu, mặc hoặc sau lưng. Hiện tượng này có thể là do rối loạn nội tiết.
Nếu khi xuất hiện những đốm màu đỏ tía trên da mà không phải do ngoại thương, như vậy có thể là mắc bệnh ngoài da gây tắc nghẽn huyết quản mà sinh ra. Nếu đúng vậy không sử dụng Aspirine, vitamin E hay các thuốc kháng viêm sẽ gây bệnh nặng thêm.
Khi da ngứa ran, tê tái, phát ban xuất hiện chủ yếu ở đùi, gáy, mặt hoặc toàn thân. Rất có thể là triệu chứng điển hình của virus gây bệnh thủy đậu.

Nguy cơ nghiêm trọng
Xuất hiện mảng sẫm ở cổ hay vùng nách hãy nghĩ đến bệnh đái tháo đường. Không loại trừ bệnh lành tính hoặc đơn giản là bị béo phì, đây thường là một dâu hiệu của đái đường hoặc có khối u ác tính. Ngoài ra, đốm sẫm màu ở chân, vùng bờ màu đỏ, ở giữa có màu vàng, đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường bởi giai đoạn này bệnh có thể đã gây tổn hại đến mắt và thận.

Mảng da sần lên màu, hơi đỏ và gây ngứa thường xuất hiện ở cổ tay, mắt cá chân, vùng dưới thắt lưng, cổ, chân. Vì nguyên nhân không rõ nhưng có thể kiểm tra chức năng gan, đặc biệt là viêm gan C.

Nổi lên miếng da nhạt màu ở vùng lưng đi kèm với các mụn đỏ trên cằm và mũi hay các điểm màu tro dưới da – đó chính là dấu hiệu của một bệnh về gene hiếm gặp gây ra các u lành tính trong não và các cơ quan quan trọng khác.

Da lòng bàn tay trở nên dày hơn cùng với các nếp gấp tím sẫm, đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Nếu chỉ có trong lòng bàn tay, có thể là ung thư phổi. Nếu đi kèm cùng các vết sẫm ở vùng bẹn, nách… có thể do ung thư dạ dày.
Các nốt ruồi đột nhiên to lên, ngứa và sưng đỏ, đau, bên cạnh có các nốt ruồi vệ tinh nhỏ hơn: Tín hiệu của bệnh u ác tính.