Home Gia Đình CSQG Tài Liệu Một thoáng nhớ Người

Một thoáng nhớ Người PDF Print E-mail
Tác Giả: Cựu GS Nguyễn Ngọc Võ   
Thứ Năm, 21 Tháng 7 Năm 2011 15:24

Nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Học Viện CSQG VNCH, cựu GS Nguyễn Ngọc Võ đã ghi lại hình ảnh vị Viện Trưởng đầu tiên: Cố ĐT ĐÀM TRUNG MỘC.

MỘT THOÁNG NHỚ NGƯỜI
Hồi Ký về Thầy
Lời Dẫn Nhập
   Một bậc Trượng Phu, một Chính Nhân Quân Tử “Hòa Nhi bất đồng”. Nhân dịp kỷ-niệm 45 năm, ngày thành lập Học-Viện Cảnh-Sát Quốc- Gia Việt- Nam Cộng-Hòa; chúng tôi thành khẩn kêu gọi quý Cán-bộ và Sinh-viên Sĩ quan Học-viện hãy dùng khỏanh khắc chiêm nghiệm tưởng niệm người Thầy đã khuất.
                                                                          GS Nguyễn Ngọc Võ
    Ngót nữa thế-kỷ đằng đẳng trôi qua, chúng tôi đăng tên gia nhập nghành Cảnh-sát Quốc-gia gồm quý ông: Nguyễn Bá Hàm, Trần Quang Nam, La Văn Chung, Lê Chu Ấn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Phụ v.v..,chúng tôi đã có dịp may “Tiếp diện” một nhân vật được hầu hết mọi giới chức trong nghành thuơng mến và kính trọng. Có phải do ở phẩm-cách cao quý và khí-chất thiên bẩm đã tạo nên một con người có “thế giá” chăng? Với suy niệm giới hạn, chúng tôi xin bày tỏ khái quát nét đặc thù về người đó như sau:
    Một buổi chiều vào khoảng tháng 9/1965, đang khi tham dự khóa Tu-nghiệp tại Trung-tâm Huấn-luyện Trung-cấp, chúng tôi phát hiện một người tản bộ trong công-viên sân trường, người ấy thấy chúng tôi liền dừng bước, ngồi xuống chiếc ghế dài dưới tàng cây trứng cá, giang tay phất về hướng chúng tôi. Dĩ nhiên, chúng tôi đã kịp nhận diện vị Giám-Đốc Trung-Tâm Huấn-Luyện Trung-Cấp – Quận-trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Đàm-Trung-Mộc, người Thầy mà chúng tôi mong được diện kiến.
    Sau hồi thăm hỏi xã-giao xoay quanh, chuyện gia-cảnh, học hành, thời cuộc.v.v... Người lặng thinh giây lát rồi trầm ngâm thở dài ngao ngán: “Thưa quý anh, tôi buồn chán tình huống nầy quá, từ sau cuộc chính-biến 1963, tôi không còn mấy thiết tha hứng thú làm việc, trước đây mười phần, nay chỉ còn ba phần”…
     Lời người vừa dứt, chúng tôi sửng sốt băn khoăn tự hỏi “Người thuộc một gia-đình Phật-tử, xuất thân từ trường Luật Hà Nội, vả lại được lòng tin cậy của các vị Tổng Giám Đốc, Phụ tá Khối và có nhiều chức phận khá cao. Nguyên Chánh Sự Vụ sở Tư Pháp Tổng Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia thời đệ nhất Việt Nam Công Hòa, nguyên Phụ -tá Giám-Đốc đặc trách Tư-pháp Nha Cảnh-sát Công-an Bắc-phần trước Hiệp-Địng Geneve 1954 v.v… Vậy cớ sao Người lại tiêu cực yếm thế hoặc có tâm cảnh chán chường thất ý?
    Từ đó, nghi vấn trên ám ảnh trong thâm tâm, đã thúc đẩy chúng tôi ấp ủ ý định “làm thân”, để hy vọng tìm hiểu thêm bản chất đích thực về Người; mà thời gian gần đây, tính chất nầy đã được bộc-lộ bàng bạc qua cuộc mạn đàm kỳ thú giữa cựu sinh-viên sĩ-quan Lâm Minh Sơn và Người tại trại tù cải-tạo Hà-Tây Bắc-Việt, đăng trên Đặc-san Đa-năng, số kỷ-niệm 40 năm ngày thành-lập Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia với chủ-đề “Một phong cách cao ngạo độc đáo của Thầy Đàm Trung Mộc”.
    Thế là, kể cả trước và ngay khi lời phát biểu trên xuất phát từ tiềm thức, tuyệt nhiên, Người không bao giờ trối bỏ hẳn thế cuộc, không buông trôi phó-thác sự việc theo dòng định-mệnh, Người tự bương trải và nuôi dưỡng hướng đi mới cho tuổi đời còn lại bằng cách vận dụng năng-lực, trí óc với cả tấm lòng hầu tạo dựng đóng góp vào công-trìnhhình thành viên –mãn ngôi trường Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia, đó chính là tâm nguyện sau hết và sở đắc cuối đời của Người. Nơi đây, nhìn lại dòng lịch-sử, Người trông về danh nho Chu-Văn-An thời mạt vận hậu Trần, rũ áo từ quan, mở trường dạy học sau khi dâng biểu “thất trảm sớ” hài tội gian thần không thành . Nơi đây người có thể hội nhập vào môi trường Huấn-luyện để “dung thân” giữa bối cảnh đất nước chao đảo đầy biến động; phù hợp với ước vọng thầm kín: hòa mình sinh họat cùng thế hệ hậu duệ, điển hình Người tự điều động phối hợp với Sở Nhân-viên thiết-lập danh sách khóa sinh Tu-nghiệp Biên Tập Viên từ khắp nơi để về Trung Tâm “tái huấn luyện” cùng chu-toàn các khóa Tu-Nghiệp khác tại Trung Tâm Huấn-luyện Trung-cấp tử 1963 đến 1966 một cách hòan –hảo. Tại Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia kể từ khóa 1 đến khóa 4 (1966-1970). Các Sinh-viên Sĩ-quan đã coi Người “như một người cha, người thầy hơn là một vị chỉ huy” do ở những săn sóc, lưu tâm nơi ăn chốn ở cùnh động-viện về tinh-thần và nhất là để lại trong tâm khảm các Sinh-viên những kỷ-niệm thân thương của tình thầy trò nghĩa cha con…
    Điều đáng lưu ý là vào đầu năm 1963, nền đệ-nhất Việt-nam Cộng-hòa đã ban hành sắc-lệnh Tổng-động viên do tình hình khẩn trương, và song hành, giới-chức quyền Cảnh-sát Quốc-gia cũng đã khởi sự việc cải tổ tòan diện cho phù hợp với biến-chuyển thời-cuộc, đồng thời nhận thức tầm ảnh-hưởng quan trọng trong việc dung nạp thế hệ trẻ có văn-hóa để thăng tiến ngành Cảnh-sát Quốc-gia như các lãnh vực Tư-pháp, Giáo-dục, Quốc-phòng v.v…Theo chỗ chúng tôi được biết ngành Cảnh-sát Quốc-gia thời đó, công việc tuyển-dụng  và Huấn-luyện đều do sở Nhân-viên khối Hành-chành phụ trách với hệ cấp Huấn-luyện; cấp một: Trung-tâm huấn-luyện Sơ-cấp Rạch-dừa tại Vũng-tàu; cấp hai: Trung-tâm Huấn-luyện Trung-cấp tại Sàigòn. Riêng việc tuyển-dụng cũng đã khởi đầu mặc dầu không có tầm vóc quy-mô, dồn dập như sau ngày thành-lập Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia và Khối huấn-luyện, tuy nhiên đã bù đấp phần nào sự khiếm hụt về mặt nhân-sự, vì đầu năm 1963 ngạch Quận-trưởng Cảnh-sát Quốc-gia (tương đương với ngạch Đốc-sự Hành-chánh, công-chức hạng A) không đầy chục vị đảm đương các chức-vụ Gia-dốc, Chánh-sở v.v…Riêng ngạch kiểm-tra, Tổng kiểm-tra (hoặc các vị Tướng Tá biệt-phái) mang đặc điểm biểu-tượng của một ngạch trật có tính cách chính-trị hoặc quân-sự nắm giữ vai trò Tổng Giám-đốc, Phó Tổng Giám-đốc. Ngạch Biên-tập-viên (tương đương với ngạch Tham-sự Hành-chánh, công chức hạng B) với năm bảy chục vị phụ-trách nhiệm-vụ Trưởng ty hoặc Chủ-sự, Trưởng-phòng v.v…đôi khi vì nhu-cầu, ngạch Thẩm Sát Viên (tương đương với ngạch Thư-ký Hành-chánh, công-chức hạng C) có thể thay thế công việc của ngạch Biên-tập viên v.v…
    Theo khái lược ngạch trật và chức-vụ ghi trên do quy-chế công-chức của Bộ Nội-vụ ấn định, Quận-trưởng Cảnh-sát thượng hạng, ngoại hạng Đàm Trung Mộc được nhỉn nhận như một trong những nhân vật mẫn cán, với cấp bậc cao cấp nhất có đầy đủ kế sách, khả năng chuyên biệt, cùng viễn kiến xâu sắc góp phần đẩy mạnh tiến trình Tuyển-dụng va Huấn-luyện đến mốc thành-công.
    Ở thời điểm nầy, các khóa huấn-luyện của ngành Cảnh-sát Quốc-gia quy tụ nhiều yếu-nhân phụ-tráchviệc thuyết-giảng như quý ông: Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến, Cao Xuân Vỹ, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Văn Hay, Trương Công Cừu, Dương Văn Hiếu, Đàm Trung Mộc v.v…
    Tại Trung Tâm Huấn-luyện Trung-cấp, với tư cách Giám-đốc, Người thường xuyên đón tiếp các vị Tổng Giám-Đốc Cảnh-sát Quốc-gia như quý vị Tướng Tá: Trần Thanh Bền, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Ngọc Loan, kể cả Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-Ương cùng toàn ban tham mưu tới dự lễ bế giảng khóa tu-nghiệp Biên Tập Viên vào cuối năm 1965. Liên tục sau đó  ngày 1 tháng 3 năm 1966, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lại chủ-tọa lễ khai-giảng khóa 1 Biên Tập Viên, Thẩm Sát Viên đặt trụ sở tạm thời của Học-Viện Cảnh-sát Quốc-gia tại trại Lê Văn Duyệt tọa lạc bên trong Biệt khu Thủ-đô Sàigòn. Sự hiện diện và mối quan tâm đặc-biệt của cấp chính-quyền trung-ương cùng với sự tham gia bao gồm thành phần ban Giảng-huấn thời danh là một vinh dự chung cho ngành Cảnh-sát Quốc-gia thời đó, và cũng là niềm ky vọng đem lại luồng sinh khí phấn khởi cho thế-hệ trẻ đương thời cũng nói lên công lao vận-động bền bỉ của người qua trung gian trợ giúp nhiệt tình của các vị Tổng Giám-Đốc.
    Nhắc tới dữ kiện trên, chúng tôi liên tưởng ngay tới sự kế tiếp: Đó là ngày ký nghị định hợp thức hóa cơ sở Học viện CSQG, vì người là đương kiêm Viện-trưởng, kiêm phụ tá Khối Huấn Luyện và nơi Người cư ngụ thuộc phạm vi phía trong tường thành Trung Tâm Huấn Luyện Trung-Cấp, nên chúng tôi mục kích hôm đó một buổi sáng thứ 7, Người sửa soạn mũ áo cùng với các viên chức trong ngành sang Phủ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung-ương để dự ký văn kiện thành-lập Học Viện. Buổi trưa cùng ngày, trên nét mặt lộ vẽ hết sức rạng rỡ hân-hoan, Người trở về Tổng-Nha lên tiếng với các viên chức tòng sự tại đây: “Thưa các bạn, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Chủ -Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung-Ương vừa ký Nghị-định thành lập Học-viện CSQG. Kể từ nay ngành CSQG chính thức sẽ có một cơ sở Huấn luyện lớn nhất vùng Đông-Nam-Á, hiện đang khởi công xây cất trên ngọn dồi Tăng Nhơn Phú Thủ Đức, với kinh phí lên tới 500 triệu đồng (ghi chú của người viết: câu nói trên còn được ghi lại trong văn-bản nội-quy Học-viện 1969 do lạm phát phi mã, hậu quả là không đủ tài-chánh xây cất cao ốc 5 tầng cho nhân-viên trú ngụ, sau nầy họ đã ở những dẫy nhà được dựng lên sơ-sài trên bãi đất trống đàn sau những căn nhà dành cho cán-bộ Học-viện).
    Hôm đó là ngày 12 tháng 3 năm 1966, ngày khai sinh ra Học-viện CSQG VNCH, ngày đánh dấu giai đoạn chuyển mình của ngành CSQG nổ lực thực thi kế họach Tuyển-dụng và Huấn-luyện.
    Do diễn biến trọng-đại của “Ngày Học-viện”, để tôn vinh công-ơn của vị Thầy đáng kính, để tiếp tục phát-huy truyền thống của Đại-hội và gìn giữ ý nghĩa tốt đẹp cho việc tổ-chức các Đại-hội tương lai. Chúng tôi thiết nghĩ ngày 12 tháng 3 năm 1966 nên được coi là một ngày kỷ-niệm lịch-sử rất đáng trân trọng của Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia Việt Nam Công-hòa.
    Với phong cách của một Nho-gia, đượm đức tính khí khái và đầy tình người, thể hiện cụ-thể qua các tích truyện ý-nhị của SVSQ Lâm Minh Sơn đăng trên Đặc-san Đa-năng số kỷ-niệm 40 năm thành lập Học-viện CSQG như “Bảo quản cây đèn dầu”, “Câu truyện Danh Mộc của Khổng-tử”, “Dùng sở đoản để khuyên học trò”, “Tại sao Thầy tôi trở về Bộ Nội Vụ đã khiến cho đọc giả bâng khuâng, dạt dào nỗi tiếc thương và hiểu phần nào tâm-sự u-uẩn của Người. Kế đó phong thái nầy cũng phảng phất qua một vài kỷ-niệm riêng tư in đậm trong tâm tư ký ức, tỷ như việc soạn thảo văn bản Nội-quy Học-viện CSQG năm 1969 do Người trao phó, chúng tôi đã lãnh hội một số kiến thức chuyên môn mà cho tới giờ nầy, chúng tôi vẫn trân quý, đôi lần Người nhờ chúng tôi đại-diện Học-viện về họp tại Khối Huấn-luyện (vì lúc nầy Người không cò kiêm-nhiệm Trưởng -khối Huấn-luyện nữa), kèm theo những lời căn dặn ân-cần, chu-đáo, chất chứa niền tin yêu.Lần khác năm 1970, Biên-Tập-Viên khóa 1 Nguyễn Kim Hạc được lệnh trở lại nhiệm-sở sau khi thụ-huấn, tu-nghiệp xong tại Học-viện. Ngày phải rời Học-viện, ông lên văn-phòng nhờ chúng tôi trình với Người xin đặc ân ở lại phục-vụ tại Học-viện. Người vui vẻ chấp nhận ngay, vì điều chúng tôi biết rằng: Người rất quý mến các SVSQ Học-viện và mong mỏi được họ hợp tác qua cơ sở tân lập của Học-viện CSQG tại Thủ-Đức.
    Tóm lại, suy gẩm cách sở thế của Người: Nhà văn Tòan Như, Nhữ Đình Toán đà bình luận chính-xác về cá tính đó như sau: “Người là một trong những cấp chỉ-huy ưu-tú của ngành CSQG, nổi tiếng cả về tài năng và đức-độ. Người lúc nào cũng bình-dị, tận tụy với công vụ, gần gủi với thuộc cấp và nổi tiếng thanh-liêm” Tòan Như tác giả bài “Học-viện Cảnh-sát Quốc-gia, trường đào tạo Sĩ-quan của Lực-luợng CSQG” đăng trên Đặc-san Đa-năng, Phượng-Hoàng và KBC Hải-ngoại.Bước vào thềm Thiên Niên kỷ thứ 3, tên tuổi và hình ảnh Người được gợi nhớ qua những nhân chứng sống, kế đến các cựu SVSQ Học-viện CSQG đã tổ-chức những buổi tưởng-niệm trọng thể tại hai miển Nam và Bắc CA năm 2000 và 2003 để vinh danh một ân-nhân, một bậc sư-phụ tài cao, đức trọng.
THAY PHẦN KẾT:
   Chúng tôi xin được trích dẫn những dòng chữ, ngôn-từ ân-tình gởi người đã khuất:
     “Người được coi là một người Cha, người Thầy nhân-từ và đôn-hậu” SVSQ Khóa 1 Nguyễn Văn Trai tác-giả bài “Thầy Viện-Trưởng của Tôi” đăng trên Đặc-san Phượng-Hoàng Xuân Giáp Thân 2004.
    “Tâm tình độc-đáo của ông đã gieo vào đầu óc tôi và thay dổi cả cuộc đời tôi sau nầy, ông chỉ bảo tôi tận-tình về luận-án Tiến-Sĩ viết về “Vai trò Cảnh-Sát Tư-pháp”, trong một đoản văn khác, tác-giả viết tiếp: “sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi thấy không có tên Đại-tá Đàm Trung Mộc trong đoàn người tỵ nạn, tôi đoán ngay những gì không may sẽ xẩy đến cho số-phận Sĩ-quan khí-phách ngang tàng nầy…. Mắt tôi ngấn lệ thương nhớ và kính phục người anh hung ngành CSQG: Đại Tá ĐÀM TRUNG MỘC” Thẩn-phán Tiến-sĩ Trần An Bài, nguyên Giảng Sư thỉnh giảng, tác giả bài “Nhớ về Học-viện” đăng trên Đặc-san Đa-Năng số kỷ-niệm 40 năm ngày thành lập Học-viện CSQG:
   “Ông là cấp chỉ-huy khả-kính trong ngành, ông cùng với Đại-tá Phạm Văn Liễu,Tổng Giám-đốc CSQG là những người có công trong việc nghiên-cứu thành-lập Học-viện CSQG” Diễn văn khai mạc của Đại-tá Trần Minh Công tại Đại-lễ kỷ niệm 40 năm thành-lập Học-viện – Nam CA ngày 12 tháng 3 năm 2006.
    Mới đây,ông bạn vong niên, tù nhân cải-tạo cùng với Người tiết lộ: “tuy thể xác suy kém, nhưng tinh-thần Người vẫn vững mạnh. Người thường nhắc nhở về quá trình phục-vụ ngành CSQG nhất là Học-viện với niềm tự-hào và đặc-biệt ca ngợi những thành quả của vị Viện-Trưởng kế nhiệm: chiến-hữu niên trưởng Trần Minh Công, người đã dành nhiều tâm-huyết trên bình diện “canh tân hóa” HỌC-VIỆN CẢNH-SÁT QUỐC-GIA VIỆT NAM CỘNG-HÒA.

                                                                   Seattle, Kỷ-niệm “Ngày Học-Viện”
                                                                              12/3/1966   -   12/3/2011
                                                           G.S. Nguyễn Ngọc Võ