Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Lật lại những trang huyết sử sau ngày mất nước để vinh danh khí tiết của người lính VNCH

Lật lại những trang huyết sử sau ngày mất nước để vinh danh khí tiết của người lính VNCH PDF Print E-mail
Tác Giả: Mường Giang   
Thứ Bảy, 02 Tháng 1 Năm 2010 22:31

  Chịu đựng rồi gục ngã, câm nín tới hy sinh, người lính cuối cùng vẫn sống và đang ưỡn ngực đối diện với địch thù.

           Quí Mùi 1283 giặc Mông lại xâm lăng Ðại Việt lần thứ hai. Lúc đầu thế giặc rất mạnh nên Thăng Long thành thất thủ, quân ta phải rút lui chỉ để lại tướng Trần Bình Trọng ngăn giặc tại Thiên Trường. Nhưng vì quân ít thế cô nên Oạng đã bị Thoát Hoan bắt tại bãi Ðà Mặc ở khúc sông Thiên Mặc, nay thuộc làng Mạc Trù Châu, Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Nghe tiếng ông là bậc đại hiền của nước Nam, nên thái tử nhà Nguyên đem danh lợi ra khuyến dụ nhưng Trần Bình Trọng quyết “ Làm quỷ nước Nam, chứ không ham vương đất Bắc ”.

            Cuối đời Trần, Hồ quý Ly cướp ngôi vua để giặc Minh lợi dụng cơ hội trên sang cưỡng chiếm Ðại Việt. Cuộc chiến chống ngoại xâm lại xảy ra nhưng vì thế lực của vua Trùng Quang quá yếu nên phải rút về cố thủ tại Hóa Châu và tạm giải hoà với giặc vào năm 1413. Ðiện tiền thị ngự sử Nguyễn Biểu lãnh trách nhiệm gặp tướng Minh là Trương Phụ để thương thuyết. Trong trại giặc Oạng không quỳ lạy lại còn khẳng khái ăn đầu người, mắng chửi quân xâm lăng khi chúng sỉ nhục Ðại Việt, nên bị giết chết.

            Từ năm 1862 giặc Pháp xâm chiếm nước ta, Bernard đã đem hết toán nghĩa quân của Nguyễn Ðức Huỳnh chôn sống chung trong một nấm mồ tập thể tại Côn Ðảo. Cũng từ đó nơi muôn trùng gió cát, xương trắng hằng hằng, đã làm cho ý thơ hồn Việt được nung nấu trong người chiến sĩ nơi chốn lưu đày. Tất cả đã trở thành những ‘ Thi Ngôn Chí ‘ lưu danh thiên cổ cùng với các tên tuổi Nguyễn Thành, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh và hằng vạn nhà cách mạng đầu thế kỷ XX ôm mộng lấp biển vá trời, giải thoát quê hương khỏi vòng nô lệ. Năm 1930 VN Quốc Dân Ðảng khởi nghĩa chống Pháp nhưng thất bại. Ðảng Trưởng Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí sa cơ lên đoạn đầu đà tại Yên Bái. Riêng Nguyễn Khắc Nhu mở lựu đan tự sát, Ðổ Thị Chuyên nuốt giãi yếm đào chết trong ngục..

             Ðây cũng chỉ là những tiêu biểu của hằng triệu tấm gương liêm sỉ trong dòng sử Việt. 1975-2009 đã ba mươi bốn năm qua, ngoại trừ những kẻ mắn may thoát được trầm kha hệ lụy trong thiên đàng xã nghĩa. Hầu hết những người bị kẹt lại, đố có ai dám vỗ ngực nói là mình đã hết nỗi hãi hùng khi vô tình nhớ lại một thời sống nhục trong địa ngục trần gian đỏ ?. Tất cả chỉ là nói phét, nếu ai đó bảo rằng mình không hề sợ hoặc ta rất anh hùng, coi thường bạo lực, còng tay treo chân nằm lạnh trong cachot hay chẳng sợ chôn sống hoặc bỏ rọ ngâm tôm.. Hãy cùng đọc vài câu thơ trích trong Ngục Trung Nhật Ký mà Hồ nhận là do mình sáng tạo :

“ Ở đời muôn sự đều cay đắng,
cay đắng đâu bằng mất tự do
mỗi lời mỗi việc không tự chủ
Ðể chúng dắt đi tựa trâu bò “

            Hỡi ơi vĩ đại như ‘ bác ‘ khi mất tự do, cũng đã hèn như ai và cũng biến thành bò trâu mặc cho cai tù chúa ngục dẳn dắt hành hạ, thì nói chi đến những người bình thường bị dồn vào cuối nẻo đường tận tuyệt.

            CSVN quá khôn nên không hề tự vạch áo cho địch xem lưng dù trong nội bộ đã chia năm xẽ bảy chỉ chờ dịp ‘ ăn tươi nuốt sống lẩn nhau ‘ để giành quyền. Sau ngày 1-5-1975 vì chia của không đều, nên những kẻ bị vắt chanh bỏ võ mới lên tiếng viết sách tố lãnh tụ tối cao của mình, đã bán đứng đồng chí cho Pháp, VNCH để đổi lấy mạng khi bị cầm tù.

            Ba mươi bốn năm qua nơi tất cả các trại tù từ Sài Gòn tới miền nam đất bắc, đã có ai trong quân công cán cảnh VNCH cũng như các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, văn nghệ sĩ bị nêu đích danh là phản bội đồng đội, ngoại trừ một người duy nhất là Bùi Ðình Thi ? hay chỉ là nghe nói, nghe đồn, nghe ông đi qua bà đứng lại sầm xì hoặc có trên cái loại chữ nghĩa không bị lương tâm đánh thuế. Vậy thì những ai dù có bị ở tù nhưng chưa hề bị thẩm cung, viết tự khai tự bạch hằng giờ hằng tháng, bị khủng bố đến độ phải chết trân hay đại tiểu tiện đầy quần., thì cũng đừng quá miệng luận anh hùng, chê khen chụp mũ.

            Chế độ tù lao của cọng sản quốc tế ở đâu, thời nào dù do Stalin, Putin, Mao, Giang, Kim Nhật Thành, Polpot, Fidel Castro, Hồ Chí Minh, Nông đức Mạnh.. cũng chỉ là một lò, một mục đích : “ lấy đói khiến người thành hèn, dùng hăm dọa trấn áp gây nỗi sợ hãi, tạo ác mộng kinh niên trong tâm khảm người tù, khiến họ phải cúi đầu tuân phục, làm tay sai bán đứng đồng đội “.

            Ở ngoài đời được tự do lại thừa mứa cơm gạo, rượu gái, mà còn không hiếm kẻ giết nhau để tranh ăn, đoạt vợ dành chồng, a vào chụp giựt chức tước, danh xưng, những thứ trên trời dưới biển, chỉ có trong chiêm bao và phường tuồng. Tệ hơn còn lường gạt tiền bạc và niềm tin của người, làm cho lý tưởng quốc gia lần nữa bị ngộ nhận và xuyên tạc. Lịch sử đã minh chứng, chỉ có kẻ anh hùng rơm mới dại tranh hơn thua cùng đám cai tù vô loại, thiếu học, để rồi chết thảm nơi lỗ chăn trâu. Lãnh tụ cọng sản trăm thằng như một, hèn hạ bán đứng đồng đội để tồn tại thành cha già, tổng bí thư, uỷ viền này nọ, ngồi trên ngai vàng ăn xương uống máu đồng bào, hết lớp này tới đợt khác, ngày qua tháng lại, mà có chết ai đâu ?

            Trái lại những người chiến sĩ quốc gia trong cơn cùng khốn vấp phải lỗi nhẹ hay chỉ vì biết nhẫn nhục trước giặc thù để bảo trọng thân xác của me cha sinh thành, hầu còn cơ hội sống mà phục thù rữa hận, lại bị nghe nói, nghe đồn, biếm nhẽ, khinh khi. Rốt cục chúng ta chỉ biết khai thác chúng ta, để cho kẻ thù và bọn nằm vùng lọt sổ, chỉ vì đố kỵ hẹp hòi, thù vặt cá nhân, nghe đồn, nghe nói từ những suy diễn a dua có ác ý, từ những cái miệng quen lép nhép cầu danh, cầu lợi. Ðâu có ai thích vào tù để làm anh hùng hay được tiếng liêm sỉ vì nơi này rẫy đầy ti tiện bẩn thỉu, nó lại không dạy cho ai một bài học cao quý nào, ngoài người tù tự học cho mình những bài học làm người.

            Như vậy hơn ba mươi bốn năm qua, ngoại trừ một vài con chim lạc đàn, một số kẻ bạc phước vùi thây nơi muôn trùng cát bụi, tất cả tù nhân cọng sản còn sống sót, dù có bị đày đọa thể xác nhưng không ai bị tẩy não, nhồi sọ. Họ đều xứng đáng ngẩn mặt sánh vai với bất cứ ai trong cõi đời này vì đã làm xong trách nhiệm và bổn phận của người trai thời loạn.

            Bỗng dưng thấy đau lòng trong nổi mênh mông trống vọng biển dâu, bởi con người sinh ra ai cũng phải chết. Bể khổ vô thường đời nay của người Việt, đã không còn là sự khổ đau vật chất, nghèo đói, tử sinh mà là sự hèn nhục bị Tàu đỏ cướp nước, ách nô lệ cọng sản quốc tế trong mấy chục năm qua. Chim Thục Ðế khóc đau cho nước đền nổi phải khắc khoải sầu đau, năm canh máu chảy. Còn con người thì cứ mãi vô tình đi về trong cõi phù du, mặc cho hồn nước thét khóc trong nổi bể dâu não nùng :

            ‘ bạn bè đến đây càng lúc càng thưa
            người nằm xuống, kẻ đầy qua trại khác
            ai chống lại thì xác thân tan nát
            ai bệnh đau thân xác cũng không còn
            đem sức người đi phá núi dời non
            đem mạng sống để gỡ mìn tháo đạn
            thay trời dẫn nước vào sông đã cạn
            thế trâu kéo cầy phá vỡ ruộng hoang.. ’ ’

            Hai mươi năm chiến cuộc thảm khốc tại miền Nam, nạn nhân lãnh đủ cũng chỉ là dân và lính, là những người tuổi trẻ VN, vì đời, vì người và vì liêm sỉ mà đem mạng cùi ra sa trường làm bao cát, hầm chông, lãnh đạn cối tăng, dao găm mã tấu của giặc bắc. Trong lúc đó tại hậu phương, người lính bị ghét bỏ khinh khi và tàn nhẫn hơn hết là bị đám Việt gian nằm vùng, đâm sau lưng trí mạng. Ðọc lịch sử thêm hận cuộc đời và càng thương biết bao cho quê hương lầm than tủi nhục bởi đám sâu bọ mang lớp người.

            Ngày xưa lính khổ chỉ biết cười khóc riêng mình nhưng khi dân khổ thì lính khóc cho dân trên những đoạn trường máu lệ trong tết Mậu Thân, mùa hè đỏ lửa và những giây phút cuối cùng trong tháng tư đen. Ba mươi bốn năm qua những ngày tao loạn, lính đi tù lính chết, vợ con lính lầm than đen đói, thương phế binh lê lết lầm than, vậy mà chẳng thấy một ai lên tiếng vì lương tâm để cứu giúp những hồn oan vất vưởng.

            Không biết nhà tù tại các nước tây phương và Hoa Kỳ như thế nào nhưng với lương tâm mà viết, thì các nhà tù tại VNCH nhất là quân lao, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt, quân phạm cũng như tù chính trị rất là thoải mái. Như vậy tại sao luôn có những cuộc gây rối trong các trại giam tù binh cọng sản ? một điều không hề có tại VN sau ngày 30-4-1975.

            Qua các tài liệu lịch sử được công bố cùng với những bài viết, sách vở của những quân nhân Quân Cảnh, có trách nhiệm canh giữ tại năm trại tù binh CS ở Pleiku, Qui Nhơn, Biên Hòa,Ðà Nẳng, Cần Thơ thuộc bốn vùng chiến thuật và một tổng trại ở Phú Quốc. Tất cả đặt dưới sự quản trị của Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh.

            Phụ trách những trại trên là các tiểu đoàn 7,8,9 và 14 Quân Cảnh/QLVNCH. Ngoài ra còn thêm một Liên đội Quân khuyển cũng như ngành Quân y làm việc trong các bệnh viện mỗi trại. Số tù binh cọng sản lúc cao điểm đã lên tới 40.000 người. Riêng mỗi trại tại các vùng chiến thuật thường giam giữ trên 5000 tù binh nhưng đông và qui mô nhất vẫn là Trung Tâm Phú Quốc.

            Về những nguyên nhân khiến tù binh thường gây rối vì chúng có chỗ dựa lưng vững như núi của phong trào tranh đấu đòi cải thiện chế độ tù ngục của các linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, Trương bá Cẩn, của tờ Tin Sáng do đám dân cử cong sản Hồ ngọc Nhuận, Ngô công Ðức, Lý Quý Chung chủ trương và Hội Phụ nữ đòi quyền sống của bà Ngô Bá Thành nhưng quan trọng hơn hết vẫn là các loa của đám phản chiến Tây phương và Mỹ.

            Do trên chuyện tranh đấu trong tù qua những đòi hỏi vô lý quá đáng, được kiếm chuyện và xảy ra như cơm bữa, giúp những thành phần trên lấy cớ viết bài đăng báo, tố cáo chính quyền miền Nam vi phạm hiệp ước, nhân quyền, đối xử vô nhân đạo với tù binh. Cũng vì vậy mà phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ theo thỉnh cầu của Tổng Thống Ford, đến Sài Gòn vào ngày 24-2-1975 để duyệt xét chuẩn chi 300 triệu Mỹ kim quân viện cho VNCH.

            Nhưng trời ơi thay vì tới tận chỗ để nhìn tận mắt cảnh điêu tàn lầm than khổ tuyệt của đồng bào trong cuộc chiến do giặc bắc đang gây ra, thì những vị dân cử dân chủ thiên cộng quyền uy lúc đó như Paul Mc Closkey, Bella Abzug, John J Flynt, Donald Flynt.. chỉ ra lệnh cho TT Nguyễn văn Thiệu phải để cho bọn chúng tiếp xúc công khai cho bằng được Chân Tín, Trần hủu Thanh, Huỳnh Liên, Ngô bá Thành,Huỳnh tấn Mẫm.. để lấy bằng chứng về chuồng cọp Côn Ðảo và Chí Hòa.

            Ngày 29-4-1975, tướng Dương văn Minh làm Tổng Thống, linh mục Chân Tín vội vã tới yêu cầu trả tự do tức khắc cho các tù chính trị, nhưng bị sai khéo vào gặp Võ đông Giang tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Tại đây y bị VC giữ cho tới khi Sài Gòn thất thủ mới được thả. Do những bi thảm não nùng trên, nên tù binh cộng sản được lệnh gây bất an thường xuyên, để đạt cho được mục đích VU KHỐNG phía VNCH trước dư luận quốc tế qua cái loa của Tin Sáng, Ðối Diện, Thách Ðố, đài BBC Luân Ðôn.. Thật ra tất cả tù binh Bắc Việt bó buộc phải làm như vậy, để khi được trao đổi thì còn cơ hội thấy lại được gia đình, phục tước và không mất chức mất đảng, mất quyền tem phiếu.
         
            Có là người Quân Cảnh canh giữ tù binh, mới biết được mặt thật và chân dung của bộ đội ‘ bác Hồ ‘.Vì bị nhồi sọ, bưng bít và được trồng người từ khi mới chào đời, nên hầu hết đều hung dữ, bạo tàn, táng tận lương tâm ngay với chính đồng đội của mình, qua những pha thanh toán nội bộ khủng khiếp ngay trong trại giam.

            Chỉ cần một lý do nào đó, những hận thù chồng chất trong đầu óc hiếu sát bị chèn nén, lập tức nổ tung. Những thanh toán đẫm máu tập thể đồng bọn như móc mắt, đóng đinh vào đầu, bịt mắt bỏ bao hoặc tập thể bề cho tới chết. Riêng cán gái tại trại tù binh miền Trung, được mô tả cũng dũng liệt không kém bộ đội trai, nhất là màn nội bộ thanh toán, cũng không thua gì các trận đòn ghen bằng acid hay dùng lưỡi lam phá tan nhan sắc của kẻ đối đầu.

            Cho nên đâu có lạ gì cái chanh chua ghê khiếp của Dương thu Hương, Phan Thúy Thanh hay những cuộc bộ đội miền bắc chém giết tập thể đồng bào vô tội trong Tết mậu thân tại Huế, trên các đại lộ kinh hoàng tại Quãng Trị, Kon Tum, Bình Ðịnh, An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972 và những ngày tháng tư đen 1975 trên khắp mọi nẻo đường đất nước.

            Trưa 30-4-1975 xe tăng cọng sản tràn ngập các nẻo đường Sài Gòn, chỉ có lá cờ xanh xanh đỏ đỏ của mặt trận lung lẳng sau xe, còn tất cả như Lê Ðức Thọ tuyên bố la ‘ợ đảng ta đó ‘.Rồi thì ngụy quân, ngụy quyền và cả nguỵ dân khắp nước được lệnh học tập chứ không đi tù, vì tất cả là anh em nên không có kẻ thắng người bại .

            Ngày xưa Việt cộng phản loạn, tù binh Bắc việt sát nhân, nhờ có luật pháp quốc tế bảo vệ, nhóm của linh mục Chân Tín che chở.. nên sống trong tù thung dung no đủ. VNCH mất, Mỹ cút, quốc tế ngoảnh mặt làm ngơ, nên tù binh và dân chúng miền Nam bị tù sướng ngột thở. Ngày xưa những trại tù cọng sản, xa tận Côn Ðảo, Pleiku.. vẫn không thiếu khách quý ngoại quốc và các phái đoàn liên tôn nhà văn nhà báo, viếng thăm viết báo cáo.
     
            Khi cọng sản làm trùm, những thiên đàng xã nghĩa tại Sở Công An , Chí Hòa, nhà giam Phan Ðăng Lựu Gia Ðịnh, ba bước đã tới nhưng không thấy một bóng ma hiện hình, khiến cho tù nhân trong đoạn trường máu lệ, ăn cơm sát hầm xí, ngủ ngay trên nước tiểu đống phân, khổ cực , đọa đày, chen chúc nằm nghiêng như cá mòi xép trong hộp, chỉ biết lấy nước mắt làm canh nuốt cơm độn, cơm bo bo vì kêu trời trời ngoảnh mặt, kếu đất đất làm ngơ, kêu sư, thầy, trí thức thì ai nấy cũng xụi lơ, lớp chạy theo Mỹ, phần kẹt lại thì chết đứng trước AK mã tấu.Rốt cục thượng vàng hạ cám, làm lính diệt cộng hay nằm vùng phục kích, tỷ phú cùng đinh, văn nhân nghệ sỹ, kéo xe đổ rác, mấy cha mấy thầy, me Mỹ gái điếm... tất cả sau ngày 1-5-1975 đảng vào Sài Gòn, lần lượt sau trước, rủ nhau vào tù.

            Ðừng tưởng cọng sản chiếm được miền Nam rồi không tắm máu cả nước là nhân đạo. Thật ra chúng không dám làm như Khmer đỏ và Polpot vì VN khác Kampuchia. Ðộng mã tấu và súng đạn lúc đó là loạn ngay, không chừng miền bắc cũng nhập cuộc. Bởi thế chúng dùng trò dụ khị từ tướng tới lính, trên quan dưới dân, qua chiêu bài học rồi về. Do đó ai cũng tưởng thiệt, tự mình tự nguyện bó tay vào tù lúc nào không biết.Thế là chúng thẳng tay trả thù tận tuyệt

            Sau này anh em còn sống sót gặp nhau, ai nấy đều cho rằng trong muôn ngàn cái tân khổ chịu đựng, sự bị VC lừa tự nguyện vào tù, mới là nỗi đau lớn nhất, phải khiến người ta chảy nước mắt ròng ròng. Ai thoát cảnh tù cọng sản cũng đều có quyền hãnh diện hay kể lại nỗi khổ trong tù cho mọi người biết nhưng tuyệt đối đừng có lấy đó để nghe nói nghe đồn mà hại người. Chắc chắn trong lao tù cọng sản xưa nay, từ đông sang tây, từ người xuống cỏ, không có một ai thích làm anh hùng nhưng hầu hết những tù nhân VNCH đã tồn tại rực rỡ khi bước ra khỏi cổng thiên đàng. Nhà tan mất nước, muôn dân đồ thán, sắt đá cây cỏ còn biết khóc giùm cho đời tù, vậy thì đừng lấy tù làm thành tích khi thoát ra khỏi nó, mà chỉ cám ơn nó vì nhờ nó ta thuơng nhau hơn, ta hận cọng sản hơn, làm được như vậy mới xóa sạch nhục nhã đã nén gánh trong chốn lao tù.

            Từ đó người miền nam chịu cảnh đổi đời. Tất cả được Hà Nội gọi là nguỵ. Cha sư không theo quốc doanh bị gọi là cha sư ngụy, lính là ngụy quân, công cán cảnh là nguỵ quyền kể luôn dân đen trong suốt cuộc chiến, chẳng hề nhớ tới nước là cái gì, cũng bị gán là ngụy dân. Cũng nhờ cách mạng từ bắc vào nam, từ bưng ra tỉnh giải phóng, nên cả nước được sánh vai tiên nhanh tiến mạnh, vững chắc phấn khởi từ người xuống chó, chết chung một mồ.
           
            Cho đến bây giờ dù giấy không còn gói được lửa, thúng không úp đủ voi, người ta cũng không biết được thật sự đã có bao nhiêu người miền Nam chết khi đã có hòa bình ngưng bắn trong các trại tù khổ sai lao tác khắp nước, tại các khu kinh tế mới rừng thiêng nước độc, nơi công trường tập thể đội đá vá trời cũng như trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do.

            Cũng không ai biết được có bao nhiêu người nhà giàu tự tử chết khi tài sản của mình bị cướp giựt và số vàng bạc châu báu, nhà cửa ruộng vườn, ghe thuyền thùng lều nước mắm, chùa chiền nhà thờ, trường học tu viện.. bị cưỡng chiếm lên tới mức nào, trong đó có biên nhận là 16 tấn vàng tài sản quốc gia, bị tên tiến sĩ Nguyễn văn Hảo cướp dem dâng cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ năm 1975 chở về dấu trong hang núi tại Côn Sơn Hải Dương rồi chia nhau hưởng đủ.

            “ Phố xưa em buộc đôi hàng bím
             nay tóc về đâu, hồn ở đâu “

            Thơ Du tử Lê bổng khiến ngậm ngùi cho đời lính trong cõi đi về. Kiếp lính ngày xưa trên quê hương cũng vẫn là những con chim hồng tung bay lạc nẻo, thì ngày nay trong cõi lưu đày lại càng mù mịt lang thang. Xa quá rồi phải không quê hương, bè bạn ? vậy sao không ngồi xuống đây để cùng nhìn lại cuộc đời rồi khóc cho thân phận nhược tiểu Việt Nam, nay đã tan nát vì tập đoàn ngụy quyền Hà Nội tàn phá và đem bán cho Tàu Ðỏ.

            Hai mươi năm chinh chiến đoạn trường, chúng ta những người lính tính được bao nhiêu ngày sống bên mẹ già em dại hay đã tự dốc ngược đời mình trong lòng men đắng, trên giàn lửa thiêu, lang thang như mây chiều bên trời lẽ bóng. Rồi những ngày dưỡng quân phố thị lạc lõng sang nghèo, mới cảm nhận được cái chát chua tuổi trẻ, thương cho kiếp lính rẻ rúng phận bèo, đời thật là oan khiên định mệnh.

            Chịu đựng rồi gục ngã, câm nín tới hy sinh, người lính cuối cùng vẫn sống và đang ưỡn ngực đối diện với địch thù. Lịch sử dù bị khuất lấp bởi cát bụi thời gian nhưng vẫn không át nổi lao xao tiếng đời tiếng miệng. Ðừng tưởng người ta chưa nói tới là xong chuyện.. Không phải vậy đâu, hưng thịnh và tồn vong chỉ cũng là một khúc quanh lịch sử nhưng những kẻ gian manh, những tên đại nghịch thì muôn đời vẫn bị trời tru đất diệt. Cho nên Hồ tặc và đồng bọn dù có lấy sách che trời, dùng súng bít miệng thì Hồ Chí Minh cũng vẫn là Côn là Thành, là Lã Bất Vi buôn vua bán nước.
          
            Cho nên ngày nay chỉ nghe tới cột đồng Mã Viện, điện Diên Hồng, Ashaut, A Lưới, Bình Giả, Kon Tum, Côn Ðảo hay miền thượng du Bắc Việt. Vậy đã có bao nhiêu người biết tới ? Tuy nhiên cái nổi bì bỏm trong vũng sình lầy ngang tới ngực, trên đầu có muỗi dưới hông đĩa mòng mà lính trải qua năm nao, chắc sau này nhiều người phố thị được hưởng khi bị làm sâu thủy lợi.

            Lịch sử luôn tái diễn không ngừng và bất cứ dấu chân ai cũng đều bước vào lịch sử. Ba mươi bốn năm trước có ai ngờ được ngay trên đất nước Hoa Kỳ, một đồng minh bán đứng VNCH năm 1975, lại cho phép người Việt tị nạn cọng sản xây dựng một Ðài Chiến Sĩ Trận Vong QLVNCH đầu tiên tại hải ngoại, nơi thành phố New Orleans. Lể khánh thành vô cùng trang trọng vào ngày 30-4-1988 với sự tham dự của 300 quan khách Việt-Mỹ, trong đó có hai ông Thị Trưởng Sidney Barthelemy, Gerald Blessey. Ðây là bước khởi đầu của một hành trình dai dẳng , mà người Việt cưu mang và cuối cùng đã đạt thành công, dựng đài vinh danh và nhớ ơn chiến sĩ VNCH tại thành phố Sài Gòn nhỏ vào năm 2003. Rồi thì cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục ngạo nghễ tung bay khắp các nẻo đường hải ngoại, từ vùng giá lạnh cực bắc Michigan, Hoa Thạnh Ðốn, Minnesota, New Orleans, Houston cho tới nhiều thành phố có đông người Việt tị nạn ở hai miền nam bắc tiểu bang Califonia.

            Thời trung cổ, trong khi nhiều nơi trên trái đất, con người còn sống thuở hồng hoang. Trung Hoa,, Aãn Ðộ,Ai Cập, Hy Lạp, La Mã.. là những cái rốn văn minh của nhân loại nhưng đâu có ngờ được tại một miền đất nhỏ Ðại Việt, nơi điện Diên Hồng, vua Trần đã cho mời những bô lão khắp nước về dự đại hội toàn quân, toàn dân chống giặc.

            Ðây không phải là những khoa bảng trí thức, cũng không hề là thượng lưu đại quan, mà là những hạng thứ dân đầu trần chân đất. Họ tới từ đồng rưộng, thắt lưng đeo bầu rượu, tay chống gậy trúc, tóc râu bạc như sương. Chính họ chứ không phải quan quyền đang hiện diện, đã đồng thanh quyết đánh giặc Mông, cứu nước. Lịch sử lại tái diễn nơi quê người, những người lính già sống sót và các thế hệ con em, thề quyết chiến chống xâm lăng.

            Trong cái tận cùng thê thiết của cuộc bể dâu, công hầu khanh tướng, phú quý vinh hoa, bộ còn hay sao trong cơn lốc đời ? và nếu có, thì đó chính là những gì ta có hôm nay đối với non nước. Ðây mới đích thực là liêm sỉ của con người. Hai mươi năm chinh chiến, mười mấy năm tù đầy và giờ nghẹn ngào bỏ quê hương mà trốn giặc. Nghiệt ngã oan khiên như núi chưa thấy đủ hay sao ? Dư luận có thể không đếm xỉa tới những bịa đặt cá nhân nhưng chắc chắn bia đời bia miệng sẽ không tha thứ cho những người có trách nhiệm trước quốc dân trong cơn bão lửa, nay chỉ vì một vài bụi bông cỏ mây làm vướng bấu quần, mà bỏ cuộc.

            ‘ Anh hết thây không phải là hết nhớ
            những căm hờn trong khẩu hiệu vang lên
            những biểu ngữ kêu gào nhau chém giết
            giải khăn sô oan nghiệt quấn đầu thơ
            xương chất thành non, biển hận không bờ
            ngàn xác gục trong thước vuông chủ nghĩa.. ’ ’

            (thơ Xuân Hiến)

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối Chạp 2009

 Mường Giang