Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo - Ðời Trai Nghiệp Lính Trong Cõi Trăm Năm |
Tác Giả: Mường Giang | |||
Thứ Ba, 20 Tháng 4 Năm 2010 09:21 | |||
...tướng Ðảo là tư lệnh SD18BB cũng là Tư Lệnh chiến trường Xuân Lộc vào tháng 4/1975, đã cùng với quân dân Miền Nam, tạo một chiến thắng lừng lẫy trong dòng sử Việt, qua cuộc chiến chống xâm lăng cọng sản.
Buổi sáng khánh thành tượng đài “ Nhớ Ơn Chiến Sĩ VNCH “ tại phố Tiểu Sài Gòn, miền nam California, Hoa Kỳ. Tại đây ,quanh quanh không có mộ chí trùng điệp như trong nghĩa trang Biên Hoà, cũng không hề thấy xác người hay quan tài trên nền cỏ uá nhưng không hẹn mà sao mọi người tham dự hôm đó, đã khóc nức nở xen lẫn tiếng đọc kinh, niệm Phật. Trong cái ánh nắng chói chang và luồng gió nồm nam hiu hiu trầm mặc, giữa khoảng không gian tĩnh lặng buồn buồn này, bỗng dưng từ đâu không biết , xuất hiện mấy cánh chim lạ nổi trôi nghiêng nghiêng trên nền trời xanh thẳm, như muốn tìm một lối về. Nhiều người đã bảo nhau, vong linh của chiến sĩ ta đó. Tin hay không tin cũng được nhưng có một sự thật là sau mấy chục năm biển dâu trầm thống, từ đây hồn linh của những chàng lính VNCH bị VC hèn mọn trả thù, làm xiêu mồ lạc nấm tại quê nhà,nay đã có một chốn đi về và sự nhắc nhớ trân trọng, biết ơn của muôn vạn trái tim Việt Nam hải ngoại. Hỡi ôi, tất cả rồi ra cũng chỉ là một kiếp người VN nhược tiểu, thắng hay thua đều nổi trôi theo dòng định mệnh của vận nước, trong cái bể khổ ngập đầy máu lệ chúng sinh, khó có ai thoát được và không ai biết được họa phúc vô thường. Buồn như vậy, nên Tố Như đã viết :” “ trải qua một cuộc bể dâu, Nói lên cái mông mênh cùng tận của trời đất và sự bé nhỏ tội nghiệp của kiếp người trước thiên nhiên. Cho nên cũng đừng lạ gì hôm qua còn ngựa xe võng lọng nghênh ngang, uy quyến tột đỉnh. Thế rồi chỉ qua đêm sau giấc ngủ, đã biến thành kẻ tội đồ, có khi đầu rơi long lóc giữa chợ. Các bậc chính nhân quân tử xưa nay, thấu hiểu cái sự đời “ được làm vua, thua là giặc”, nên đã chọn cho mình một lối sống khác đời, xem nhẹ lợi danh phù phiếm, dấn thân vào con đường an dân, cưú nước, bởi “ nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử” nên làm trai, làm người phải “ lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Ðây cũng là một quan niệm sống của thanh niên nam nữ VN thời tao loạn, lúc quốc gia nguy biến nhất là trong giai đoạn hiện tại, ngụy quyền Hà Nội đã quyết tâm đem non sông và dân tộc Lạc Hồng dâng bán cho Tàu đỏ. QLVNCH trong giờ thứ 25, khi Dương văn Minh nắm vận nước dùng quyền Tổng Tư Lệnh Quân Ðội và Tổng Thống, để bắt VNCH đầu hàng cọng sản quốc tế. Vì Tổ Quốc, Danh Dự , Trách Nhiệm và tuân theo kỷ luật mà Quân Lực Miền Nam từ Tướng Lãnh xuống tới Nhân dân tự vệ phải buông súng theo lệnh cấp lãnh đạo, trong máu lệ miên trường. Noi theo chí cả hùng anh trong dòng sử Việt, một số tướng lãnh và các chiến sĩ anh hùng như các tướng Phạm văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng.. không để sa cơ vào tay giặc, đã quyên sinh làm rạng danh Người Việt, Nước Việt. Một số không nhỏ may mắn di tản được ra ngoại quốc. Phần lớn QLVNCH còn lại, hiểu thấu những quy luật chính trị trong Sử Việt, đã chấp nhận sống tạm để trả thù. Ba mươi lăm năm qua trong cái thiên đường xã nghĩa đói rách lầm than, dân bình thường còn không đủ cơm ăn áo mặc, người còn hãm hại người để tranh sống thì trong cái địa ngục trần gian, nơi mà : “ kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không hay, kêu ông giám thị.. thì ông giám thị ngủ say..”, khiến ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước những mảnh gương tiết nghĩa chói rang trong chốn ngục tù. Bao năm qua đã không biết bao nhiêu anh hùng bỏ thây trên đất Bắc, số còn lại rốt cục cũng trở lại được nam phương và tiếp tục cuộc sống không nhà không nước khắp chân trời góc bể. Ngoại trừ một số không đáng kể, đếm được trên mười đầu ngón tay, tuy nay vẫn sống nhưng họ bị tập thể xem như đã chết hẳn tại ngục tù cọng sản, vì hèn nhát, ham sống sợ chết, bán đứng đồng đội cho giặc Hồ. Còn tuyệt đại anh hùng QLVNCH xứng đáng để chúng ta vinh danh. Tác giả Hồ sĩ Khuê trong tác phẩm “ Hồ chí Minh, Ngô Ðình Diệm và MTGPMN “ viết :” dân miền Nam đã nói đến tướng tự thất thủ.. Họ sống vì nước chết vì nước như tướng Nguyễn khoa Nam.. Thua thì chấp nhận số phận đầy đoạ như tướng Lê Minh Ðảo, họ không chạy hạy đi đâu (trang 399, dòng 8-12). Nhưng có lẽ thắm thiết và có ý nghĩa nhất là bài thơ “ Những cột trụ chống giữ Phương Nam “ đăng trong KBC 14, của nhà văn Quân Ðội nổi tiếng cũng là Ðại Uý Nhảy Dù/QLVNCH Phan Nhật Nam,một người tù kiệt xuất, đã viết tặng 4 vị Tướng lãnh VNCH bi tù lâu nhất : Mười bảy Năm “.Ðó là các tướng Ðổ kế Giai , Lê văn Thân, Trần Bá Di và Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo. Trong 4 vị trên, tướng Ðảo là tư lệnh SD18BB cũng là Tư Lệnh chiến trường Xuân Lộc vào tháng 4/1975, đã cùng với quân dân Miền Nam, tạo một chiến thắng lừng lẫy trong dòng sử Việt, qua cuộc chiến chống xâm lăng cọng sản. THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ÐẢO VÀ CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC THÁNG 4-1975 Sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết vào tháng 1-1973, cũng là lúc VNCH coi như đã bước vào tử lộ vì bộ đội Hà Nội được Mỹ cho phép công khai ở lại Miền Nam. Ba mươi năm chinh chiến, tất cả gian khổ hiểm nguy đều vượt qua được , không ngờ phút cuối lại bị sụp đổ oan nghiệt trong thời gian ngắn ngủi 55 ngày. Thảm trạng trên chỉ là kết cuộc tất yếu của một quân lực luôn luôn trực diện với thù trong giặc ngoài. Tại chiến trường, lợi dụng cái vô duyên bất xứng của đám bốn bên bốn bè và tai ngơ mắt nhắm của Hoa Kỳ nên Hà Nội ngang nhiên tha hồ chuyển quân, vũ khí qua đường bộ dường biển, để tấn công QLVNCH trên khắp bốn vùng chiến thuật, dành dân, chiếm đất và khủng bố dân lành. Tại hậu phương an bình, người dân thờ ơ đứng bên lề cuộc chiến, coi cái sự ngăn chận chống VC là chuyện của Lính. Tệ hơn là lúc đất nước sắp mất vào tay giặc thù,lại có một ít trí thức miền nam quen hoang tưởng, sống no cơm ấm cật, bị bọn thân cộng VC nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Kiên Giang Hà Huy Hà, Phong Ðạm.. trên các báo đảng Tin Ðiển, Tia Sáng, Thần Chung,Ðối Diện.. dựa vào Luật Uỷ Quyền của Quốc Hội, cho phép TT.Nguyễn văn Thiệu được quyết định cơ mật quốc gia trong thời chiến cũng như sắc lệnh 007/SLU/TT về báo chí, để xuí giục các ký giả xuống đường vào ngày 10-10-1974 tại Sài Gòn, đòi tự do, quyền lợi như các nước Aạu Mỹ tiền tuyến và đang sống hoà bình. Nhưng nhức nhối nhất vẫn là viện trợ Mỹ, lúc đó đang trở thành chiếc thòng lọng, siết cổ VNCH. Trên trường quốc té, bọn nhà báo da trắng bất lương, vô liêm sỉ nhất là báo chí truyền thông Hoa kỳ như Morley Saper, David Halbertan, Water Cronkite.. loan tin bừa bãi, uốn cong ngòi bút, a dua xu thời, thân cộng, kết bè với cái gọi là thành phần thứ ba, hầu hết trốn quân dịch hay thuộc thành phần trí thức mạt vận, phá nát hậu phương miền nam. Trong suốt chiều dài lịch sử Hồng Lạc, chưa bao giờ người Việt phải đau xót về cái thân phận nhược tiểu của dân tộc mình. Tại miền bắc, VC chỉ là một tên đánh thuê cho khối XHCN, trong lúc đó miền nam cũng thảm thê không kém. Chính nghĩa dân tộc đã bi Hoa Kỳ đánh lạc hướng, để có lý do coi VNCH như một thuộc địa. Bởi vậy người Mỹ đã độc đoán , tự mình quyết định vận mệnh của nước khác, theo chính sách chỉ có lợi cho Mỹ mà thôi. Dùng quân viện để hù dọa và trói tay QLVNCH, cuối cùng thì bán đứng cho VC để đổi lấy thị trường Trung Cộng, vừa làm giàu vừa có đồng minh tiêu diệt Liên Xô. Ngày 25/5/1974, Hạ viện Hoa Kỳ bác bỏ ngân sách quân viện VNCH tài khóa 1975 dự định là 1 tỷ, 400 triệu đô la. Số tiền này sau đó được biểu quyết có hiệu lực sau ngày 1/7/1974, chỉ còn 700 triệu đô la,trong số này có 300 triệu trả lương cho người Mỹ đang phục vũ tại VN. Ngoài ra cũng hủy bỏ lời giao kết 1 đổi 1, trong việc thay thế quân trang dụng cho QLVNCH, trong lúc đó gia xăng dầu lại tăng, nên cuối cùng quân viện của miền nam từ 1 tỷ 700 triệu đô, kể từ tháng 7-1974 chỉ còn 300 triệu. Ngày 9-8-1974 Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ Watergate, kéo theo xuống mồ những giao kết với Tổng Thống Thiệu. Ford lên thế chức nhưng không có uy tín vì không phải là tổng thống dân cử, nên cũng đành khoanh tay bất lực trước cái quốc hội do bon dân cử đảng dân chủ thân cộng, tác quái giết chết VNCH. Ngày 18-12-1974, Hà Nội nhận quân viện của Liên Xô, bắt đầu tổng tấn cống chiếm miền nam theo lệnh quan thầy. Cũng từ đó, máu bắt đầu chảy khắp chiến trường, mở màn Phước Long thất thủ ngày 2-1-1975, kế tiếp Ban Mê Thuột ngày 10-3-1975, dẫn tới hai cuộc lui quân của QD2 và QD1 trong những ngày đầu tháng 4/1975, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của Vùng 1 và 2 chiến thuật, mà tỉnh cuối cùng thất thủ là Phan Thiết vào ngày 19-4-1975. Nhưng tất cả các lộ quân của VC đã bị chận đứng và đánh tan tành tại mặt trận Long Khánh và trong thị xã Xuân Lộc, từ ngày 9-4-1975 bởi Sư đoàn 18BB và các đơn vị tăng phái , do Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy. Theo tài liệu từ Chiến Sử QLVNCH của Phạm Phong Dinh , Chiến Tranh VN toàn tập của Nguyễn Ðức Phương , cũng như nhiều sách báo khác, thì Oạng Lê Minh Ðảo sinh năm 1933 tại Sài Gòn, khóa 10 trường VB/QGDL. Trong cuộc đồi binh nghiệp, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như Huấn luyện viên, Trung tâm trưởng hành quân QD4, Tỉnh Trưởng Long An, Chương Thiện, Ðịnh Tường. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, cố vấn trưởng QD2 Vann, đã đề nghi Trung Tướng Ngô Du, chấp thuận cho ông và Ðại Tá Lý tòng Bá giữ chức tư lệnh SD22 và 23 BB nhưng tướng Du chỉ chấp nhận Ðại Tá Bá làm tư lệnh SD23BB thế chuẩn tướng Võ văn Cảnh tuổi tác hơi lón. Riêng SD22BB, Tư lệnh phó lúc đó là Ðại Tá Lê Ðức Ðạt, một sĩ quan kỵ binh trẻ và tài giỏi, nên có thể thay chuẩn tướng Triển tuổi già. Cũng vì vậy tháng 3-1972, Tổng Thống Thiệu đã cử Ðại Tá Ðảo giữ chức Tư lệnh SD18BB, kiêm Tư lệnh khu 31 chiến thuật, thuộc Quân khu 3. Oạng vinh thăng Chuẩn tướng ngày 1-11-1972 và Thiếu Tướng ngày 23-4-1975, được ân thưởng 48 huy chương đủ loại, trong đó có các huy chương cao quý như Bảo quốc huân chương đệ ngũ đẳng, đệ tứ đảng và đệ tam đẳng cùng nhiều huy chương của chính phủ Hoa Kỳ như Silver star, Bronze star.. Hai cái lon Chuẩn và Thiếu tướng được đổi bằng máu tại An Lộc trời long đất lở năm 1972 và Xuân Lộc địa ngục A Tỳ vào những ngày cuối tháng tư đen máu lệ 1975. Sư đoàn 18 BB được thành lập từ tháng 10/1965 tai Xuân Lộc, với danh xưng đầu tiên là SD10BB, do tướng Lữ Lan làm tư lệnh với 3 Trung đoàn bộ binh biệt lập là TrD43, 48 và 52, đều là những đơn vị kỳ cựu thiện chiến của QLVNCH, có trước ngày chia đôi đất nước 1954. Năm 1966, SD10BB đổi danh hiệu là SD18BB và trải qua các cấp tư lệnh như tướng Nguyễn văn Mạnh, Ðổ kế Giai, Lâm Quang Thơ cuối cùng là tướng Lê Minh Ðảo. Trước đây, sư đoàn sở dĩ bị xếp cuối sổ phong trần, không phải vì các vị tư lệnh hay quân nhân các cấp không chịu đánh giặc, mà vì hầu như các đơn vị của sư đoàn luôn bị cắt xén, biệt phái hành quân hết tỉnh này đến vùng khác.. khiến quân sĩ mỏi mệt chán nản, vì vậy lúc nào cũng mang ấn tượng , mình là đơn vị bị trừng giới lưu đầy. TrD52 đang biệt phái SD5BB trong An Lộc. Thế nhưng nhờ biết vận dụng chiến lược và khai thác khả năng chiến đấu của DPQ-NQ diện địa, SD 18BB trừ, đã bình định xong Long Khánh và Phước Tuy. Tháng 6-1972, SD18BB vào An Lộc thay thế SD5BB của Tướng Lê văn Hưng, rút về Bình Dương dưỡng quân. Nhờ vậy Quân Ðoàn 3 đã trả lại các TrD43, 48 và TrD52 cho SD18BB, Trong An Lộc lúc đó , còn có LD5BDQ của Trung Tá Ngô Minh Hồng tăng phái. SD18BB đã cùng LD5BDQ chiếm lại lãnh thổ đã mất, khai thông QL13 như trước. Cũng kể từ đó, những người lính thần nỏ vùng đất đỏ Xuân Lộc, như cá gặp nước, rồng thấy mây, tung hoành khắp khu 31 chiến thuật, từ Bình Long, Dầu Tiếng, Bời Lời, Hố Bò,Tây Ninh, Ðức Huệ, cho tới Ðất Ðỏ, Mây Tào, Võ Xu, Ðịnh Quán, gót chân người lính 18BB, vừa súng, vừa thơ, tay đàn, tay kiếm, ngang dọc một trời, mang lại an bình và niềm vui cho cả vùng chiến thuật. “ Ðêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết, như một vành trăng trắng đất trời chân theo quân rút hồn ta ở nghe nước La Ngà cuồn cuộn trôi..” (Nguyễn Phúc Sông Hương,TrgD48/SD18BB) , Danh hiệu 18 đã được hồi phục, gắn liền cùng tên tuổi những sĩ quan tài danh trẻ tuổi của QLVNCH từ Trung đoàn, tiểu đoàn, thiết giáp, pháo binh.. cũng như tên tuổi Chuẩn tướng tư lệnh Lê Minh Ðảo. Tại mặt trận Xuân Lộc, nhờ tinh thần quyết chiến của quân nhân các cấp, lại được chuẩn bị chu đáo chờ giặc. Tất cả gia đình binh sĩ kể cả bệnh viện đều được di chuyển về Biên Hòa, nên không làm vướng bận tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Về chiến lược, trước khi cuộc chiến xảy ra, quân ta đã chiếm lĩnh những cao điểm do giặc đóng từ trước, đem pháo binh bố trí tại các điểm cao và quan trong, bí mật tránh phản pháo. Trong thành phố Xuân Lộc, chỉ có Ðại Ðội 18 Trinh Sát, TD1 và 3/43 phòng thủ trong các công sự chắc chắn, kiên cố. Còn lại các đơn vị hùng hậu như Thiết Ðoàn 5 của Trung Tá Nô và Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Công thì nằm ở ngoài, nội ngoại đồng loạt tấn cộng địch khi chúng lọt vòng vây, nên đã giữ được phòng tuyến trong những ngày đầu, trước khi Lữ Ðoàn Dù tăng phái. Ngoài ra SD3KQ ở Biên Hoà đã hợp đồng với pháo binh , oanh kích, xạ kích vào các vị trí giặc chính xác như trên xa bàn, khiến VC không biết đâu mà mò. Chiến đoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng vì phải trải dài vị trí chiến đấu từ Túc Trưng về tới Ngã Ba Dầu Giây, lại gặp toàn là đồng bằng và phải đối chọi với một lực lượng gấp 10 lần, nhưng ta đã giữ vững được vị trí từ ngày 10-15/4/1975, nhất là tại Ðồi Móng Ngựa. Cuối Cùng Chiến Ðoàn 52, tuy bị hao hụt quân số nhưng cũng rút được về Biên Hoà. Kết quả sau nhiều ngày tử chiến, từ 8 đến 20-4, SD18BB,Lữ Ðoàn 1Dù của Ðại Tá Nguyễn văn Ðỉnh,, BDQ,LLDB,Pháo Binh,DPQ-NQ, SD3,4KQ.. đã giữ vững được Xuân Lộc-Long Khánh, chận đứng cuộc tiến quân của Bắc Việt từ cao nguyên đổ xuống và miền Trung vào, hơn 8000 bộ đội bỏ xác tại chỗ, 37 chiến xa T54 bị phá huỷ bởi các loại bom CBỤ55 và 4 trái tiểu nguyên tử “ Daisy cutter” nhưng trên hết là dạy cho quân xâm lăng một bài học để đời trong dòng chiến sử Việt. Sau ngày 20-4-1975, Long Khánh không còn là vị trí chiến lược, vì các Lộ quân Bắc Việt không thể đương đầu nổi với các cánh quân tại đây cũng như bức tường thép của Lực Lưọng 3 Xung Kích cuả Chuẩn tướng Trần quang Khôi và Trung Ðoàn 8/SD5BB, nên Lê Duẩn đã ra lịnh tìm đường khác về Sài Gòn. Vì vậy QD3 ra lệnh rút quân về bảo vệ Biên Hòa. Trong những ngày cuối cùng của trận chiến, ta có hai cuộc lui quân thành công, một do TK/Bình Thuận rút bằng bằng đường biển tại bến tàu Kim Hải sáng 19-4-1975. Cuộc rút quân thứ hai của SD18BB và các đơn vị tăng phái Xuân Lộc cũng như TK.Long Khánh do Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy , trên Lien tỉnh lộ 2 , Tân Phong-Bà Rịa vào đêm 20-4-1975. Nhờ có tổ chức, có tư lệnh chiến trường là tướng Lê Minh Ðảo cùng đi bộ với binh sĩ, nên cánh quân của Ðại Tá Hứa Yến Lến,TMT/SD18 đả bảo vệ được nguyên vẹn cơ giới, kể cả hai khẩu đại bác 175 gắn trên xe xích. Cuộc lui quân an toàn ngoài sự thiệt hại nhỏ của cánh quân Dù và TK/LK bị phục kích. Ðại Tá Tỉnh trưởng Phạm văn Phúc bị bắt cầm tù tận ngoài bắc suốt 13 năm. Trong cuộc lui quân, TD2/43 của Thiếu Tá Chế bị Cánh quân Dù bỏ quên trên Núi Thị, nhưng cuối cùng cũng tự hành quân rút về được Long Thành sau ba ngày chiến đấu. Tóm lại cuộc chiến thắng tại Xuân Lộc đã cho thế giới biết rõ là quân dân miền Nam rất muốn chiến đấu để chiến thắng giặc Cộng xâm lăng, nhưng họ đã nhiều lần phải bỏ lỡ cơ hội chiến thắng, bởi đồng minh Hoa Kỳ và chính đồng bào mình tìm đủ mọi cách ngăn cản, phá hoại làm hỏng lý tưởng và cuộc chiến thắng sau cùng. Theo ký giả chiến trường Nguyễn Tuyến làm vệc tại Ðài phát thanh Sài Gòn, người đã nhảy vào thị xã Xuân Lộc đang trong cơn bão lửa, theo sát ÐÐ18 trinh sát, sau đó cùng với cánh quân dù suốt đọan đường lui quân từ Tân Phong về Bà Rịa, đã trực tiếp phỏng vấn Tướng Ðảo khi Oạng ngồi nghĩ tại cánh rừng cao su, viết rằng :” Oạng Tướng rất tự tin, không hề giận dữ hay tỏ vẻ sợ hãi khi điều quân.”. Những ngày cuối tháng 4/1975, Trung Ðoàn 43 vẫn còn nằm tiền đồn tại Trảng Bom, còn các đơn vị khác của Sư Ðoàn 18 đều đóng quanh quẩn gần Long Bình. Chiều 29-4-1975, BTL Sư đoàn 18 mất liên lạc với BTL/QD3 làm xao động các cấp chỉ huy nhưng Thiếu Tướng Ðảo vẫn còn bình tĩnh phối trí các đơn vị dưới quyến, cho tới lúc đó vẫn chưa có ai bỏ ngũ. Trung Ðoàn 43 vẫn giữ Trảng Bom, TrD52 giữ Tam Hiệp và Tân Mai, TrD48 cùng BCH giữ Tổng kho Long Bình và các yếu điểm lân cận trong đêm. Lúc này Tướng Ðảo có trực thăng và đầy đủ phương tiện. Quan lớn quan nhỏ kể cả linh tráng cũng có phương tiện và điều kiện nếu có ý định chạy, vì căn cứ Hải Quân Cát Lái rất gần, đường bộ đường thủy còn thông. Nhưng tất cả không ai có ý định chạy, kể cả những lúc mạng sống mỏng manh trong biển máu An Lộc, Xuân Lộc. 8 giờ tối cùng đêm, Tướng Ðảo nhận điện thoại của Trung Tướng Vĩnh Lộc, lúc đó Q.Tổng TMT/QLVNCH của Tổng Thống Dương văn Minh, với lệnh đem toàn bộ SD18BB,phòng thủ bên này sông Ðồng Nai (mé Sài Gòn) và căn dặn phải giữ vững vị trí trong vòng 3 ngày, để chờ phép lạ đưa chim bồ câu trắng tới ban hòa bình trong biển lửa. Do lệnh trên, Tướng Ðảo đã bố trí Pháo Binh SÐ tại Nghĩa Trang Quân Ðội cho tiện yểm trợ Biên Hòa lẫn Long Bình, đồng thời ngay trong đêm ra lệnh cho Tiểu Ðoàn18 Tiếp Vận cùng các Ðơn Vị Yểm Trợ di chuyển ngay về Biệt Khu Thủ Ðô, để sẵn sàng xuống Vùng 4 Chiến Thuật tiếp tục chiến đấu, nếu Sài Gòn thất thủ. Lúc đó trong thâm tâm Oạng cùng các cấp chỉ huy Sư Ðoàn đều tin tưởng V4CT có các SD7,9,21, Thiết Kỵ, BDQ, Pháo Binh và nhất là các Liên Ðoàn DPQ, các Liên Ðội NQ thiện chiến dũng cảm, nồng nàn yêu nước, giống như các cấp tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai.. thì QLVNCH có thể cố thủ cầm cự vài tháng chờ quân viện. Sáng ngày 30-4-1975, SD18BB chuyển quân nhưng không thể giật sập cầu xa lộ. Gân trưa khi đoàn quân tới Cầu Sơn, thì dài phát thanh qua giọng Nguyễn hữu Hanh kêu gọi QLVNCH, tuân hành lệnh của Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh buông súng đầu hàng VC. Tin trên khiến cho lính tráng khóc lóc, nhiều người đập gãy súng hay bắn điên cuồng vào VC, khiến nhiều kẻ thương vong. Lúc bấy giờ theo Oạng còn 1 Trung Ðội nhưng Tướng Ðảo cho mọi người tan hàng, riêng ông về nhà của Mẹ thay đồ rồi trốn xuống V4, nhưng tại đây đại cuộc đã định khi Dương văn Minh đầu hàng giặc. Các Tướng Nam, Hưng, Hai vì thi hành kỷ luật quân đội đã tự sát làm rạng danh kỷ cương của một quân đội nhân bản, vì tổ quốc, danh dự, trách nhiệm. Oạng trở lại Sài Gòn ngày 9-5-1975, ra trình diện và lãnh án mười bảy năm tù. LÊ MINH ÐẢO, ÐỜI TRAI NGHIỆP LÍNH TRONG CÕI TRĂM NĂM : Giờ cuối cùng bổng tới như trời sập nhưng vẫn còn một số lớn đơn vị Dù, TQLC,BDQ,LLDB. . bất tuân lệnh của Dương văn Minh, chận đánh VC khắp các ngả đường dẫn tới Dinh Ðộc Lập, nơi Tổng Thống và Chính Phủ đang chờ đầu hàng. Theo Nguyễn khắc Ngữ trong “ những ngày cuối cùng của VNCH “ nơi trang 385, ghi lại những cái hèn của đám xôi thịt trước bọn cán binh VC vào ngày 2-5-1975 như sau : ” Minh nói là công dân một nước VN, đất nước được GIẢI PHÓNG, tôi rất vui mừng. Huyền nói tôi vui mừng khi thấy DÂN TỘC được giải phóng. Riêng tên Nguyễn văn Hảo, kẻ đem 18 tấn vàng của Ngân Hàng QGVN dâng cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, nói tôi nghỉ đây là một ngày LICH SỬ, Hảo hiện đang ở Texas Hoa Kỳ..” Sài Gòn đã chết lúc 12 giờ 30, dân chúng hờ hững nhìn chủ mới và những con khỉ người sút chuồng quàng khăn đỏ, tay cầm cờ máu, võ trang súng đạn lượm được của lính quăng khắp đường, cỡi xe Jeep, la ó múa rối khắp thành phố. Ðồng lúc có 125 nhà báo Tây Phương cũng chen lấn đi xem Bộ Ðội Giải Phóng Miền Nam, mà bấy lâu nay họ hết lòng ca tụng , chỉ vì có thành kiến với QLVNCH, nhờ vậy phe ta mới té ngửa ra khi xác nhận tất cả đều là BỘ ÐỘi BẮC VIỆT. Trên tờ Los Angles times, ký giả Norman Pohrets nói Nam VN mất không do bất mãn nội bộ mà là sự xâm lăng của Bắc Việt. Một nữ ký giả Pháp Brigitte Friang mai mỉa rằng trưa 30-4-1975, xe tăng cọng sản vào Sài Gòn, thành phố đã chết, chỉ có lũ con nít và 125 nhà báo. Giặc cướp gọi ta là ngụy thì có chi là lạ nhưng nỗi đau nhức nhối trong đời trai kiếp lính của những thanh niên thời đại, là bị Dương văn Minh cùng đám phản tặc VNCH bán đứng để chúng đổi chút hư danh. Cuối cùng ai cũng trở thành cánh lục bình trôi giạt muôn phương.. cũng may tuyệt đại dân chúng miền Nam sau giấc trầm kha máu lệ, đã nhận diện rõ những bộ mắt khả ái trong chốn tam quân và gọi đích danh Hà Nội mới chính là những tên lính tiền phong đánh thuê cho Nga,Tàu, Xã Hội Chủ Nghĩa. Ba mươi lăm năm qua, người Việt thông thái có biết có không, có đi lính hay suốt đời mang áo cạo đầu trốn lính, đã thi nhau múa bút viết hồi ký và lịch sử chiến tranh VN dựa vào núi tài liệu trong các thư viện mà đa số là của ngoại quốc và VC. Thời chiến VNCH làm gì có nhà văn nhà báo, nhà trí thức viết những dòng khen lính nhưng cái sự Tướng Nguyễn Ngọc Loan can đảm phi thường, đã bắn chết tên Bảy Lốp tại ngã ba vườn Lài. Ðây là một tên VC khát máu và ác ôn nhất trong trận Mậu Thân tại Sài Gòn. Chuyện bắn VC giết hại dân lành trên bị tên ký giả Eddie Adams chụp hình và phóng ảnh khắp thế giới. Thế là báo ta, báo giặc hùa với hệ thống truyền thông thân cộng và đám phản chiến Hoa Kỳ làm lớn chuyện mà vô duyên nhất là hai tên dân biểu đảng dân chủ Mỹ lúc đó là mụ Elizabeth Holtzman và chàng Harold Sawyer nộp đơn kiện giùm Bảy Lốp và đòi Hoa Kỳ trục xuất Tướng Loan năm1976 nhưng vô hiệu. Cũng may trong cái đống sách báo tả pí lù này, tìm mãi chẳng thấy một trang nào viết về VNCH bán Cam Ranh hay đất đai cho Mỹ, cũng chẳng có ai nói các tướng lãnh VNCH bị tù ngoài Bắc, đầu hàng hay làm nhục quân đội vì sợ chết, sợ đói hay hám danh bị dụ dỗ. Những nhà viết sử chỉ mai mỉa cái đám Từ Hải tân thời ngơ ngơ ngáo ngáo, ông ông con con trước Nam Long, Công Trang, Bùi Tín và cái đám bộ đội mén thuộc lữ đoàn thiết giáp 203 Bắc Việt là Bùi văn Tùng, làm mất hết thể thống của con người đã một thời làm trùm cả nước. Máu bắt đầu đổ lại ngay từ đầu tháng 5-1975. Ngoại trừ tướng Nguyễn văn Vỹ bị bệnh nặng, tất cả các tướng lãnh bị kẹt (trừ Dương Văn Minh) đều bị giữ lại để học tập đợt 1 tại Ðại Học Xá Minh Mạng, Chợ Lớn. Có 27 tướng ra trình diện và tướng Lý Tòng Bá bị bắt tại Củ Chi được giam chung tại TTHL Quang Trung. Cũng tại đây còn có đông đảo sĩ quan các cấp. Rồi thì các tướng được đưa ra Bắc bằng máy bay, các cấp còn lại đi tàu thủy, xe lửa nhưng dù đi bằng phương tiện gì, thì cũng gặp nhau tại các tầng địa ngục trần gian ở thượng du Bắc Việt : Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tây, Nam Hà, Thanh Nghệ. Những người quen sống ngoài đời nên chưa biết những gì thật sự có trong nhà tù, nhất là nhà tù cọng sản. Ðây là một xã hội thu hẹp,chung quanh là rào gai mìn bẩy, họng súng và cái tâm địa lang sói của bọn cai tù. Ðây cũng là một trường học để chung quanh lột trần muôn mặt, hoặc tự ta nhưng phần lớn đều do cọng sản gài đặt. May mắn thay trong cái thế giới ti tiện, bẩn thỉu, ngoài một số ít không chịu nổi đã chết vì cúi đầu. Tuyệt đại tù nhân VNCH đã ưỡn ngực bước ra địa ngục, họ không hề bị cải tạo, tẩy não nhưng họ học được trong chốn lao tù sự chịu đựng để coi thương tủi nhục, cay đắng và tình thường đồng đội đồng bào. Ðâu có ai ngu để ở tù trừ khi vạn bất đắc dĩ. Bởi thế tù ngục không bao giờ là nơi để khoe thành tích rồi vu cáo cho kẻ khác là thua mình, là đầu hàng giặc trong khi mình chưa chắc có ở tù hay không. Các vị tướng lãnh VNCH trong đó có tướng Lê Minh Ðảo và gần hết quân công các cấp VNCH đã làm hết nhiệm vụ đời trai, nghiệp lính. Họ là trí thức, sĩ phu, là anh hùng trong lòng dân tộc đáng kính trọng và thương quý, cho nên ta cũng đừng đòi hỏi gì hơn, bởi ho đã làm hết sức mình rồi. Thật thắm thía biết bao qua lời tâm tình của tướng Lê Minh Ðảo tại Nam CA, trong lần hội ngộ đầu tiên với các quân nhân cũ của SD18BB sau cuộc bể dâu. Oạng nói nếu có kiếp sau, chỉ xin được tiếp tục làm người lính VNCH.-/- Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di Tháng Tư Ðen 2010
|