Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Trịnh Công Sơn Và Những Hoạt Động Nằm Vùng (2)

Trịnh Công Sơn Và Những Hoạt Động Nằm Vùng (2) PDF Print E-mail
Tác Giả: Liên Thành   
Thứ Hai, 14 Tháng 2 Năm 2011 09:31

  Hay nói một cách thẳng thắn, theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo, thì Trịnh Công Sơn là điệp viên hai mang 100% và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngọai quốc. Nhưng vấn đề đuợc đặt ra là, mang nào là mang chính ?

Trịnh Công Sơn qua nét bút kangaroo

    Chiếc xe hơi trắng đó là của bà Tuần Chi, tức Đào Thị Yến. Mậu Thân 1968, bà giữ chức vụ Phó chũ tich Ủy Ban nhân Dân Thành Phố Huế. Vài ngày sau, đã cùng một phái đoàn đông đảo trí thức miền Nam và Thượng Tọa Thích Đôn Hậu- mà theo sự theo dõi ghi nhận của CSQG  Thừa Thiên Huế, cũng là người tình của bà, thoát ly ra Bắc.

   Đó là lần đầu tiên mà lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên Huế phát hiện hành động tiếp tay cộng sản của Trịnh Công Sơn.

   Tôi sẽ không như Trịnh Cung hoặc Anh Đặng văn Âu chỉ nói thoáng qua về TCS. Vì “ méo mó nghề nghiệp”, tôi sẽ đi từng chi tiết một. Từ đời tư, gia đinh , tình ái, sức khỏe,  cá tính, tham vọng, đến những công tác tình báo mà TCS cộng tác với chúng tôi, những công việc mà TCS cộng tác với Cộng Sản, những công việc mà TCS cộng tác với Tình báo Ngọai Quốc. Kết quả và ảnh hưởng của những hành động của đương sự, đã gây tác hại như thế nào cho Miền Nam VN.

      Đương nhiên sẽ đụng chạm và gây sóng gió. Và sóng gió không chỉ giới hạn riêng nhân vật TCS. Nhưng chỉ là sóng gió cho những ai trót đem lòng ngưỡng mộ tôn thờ nhân vật này một cách nhẹ dạ mù quáng. Còn những ai có chút bình tâm suy xét, biết yêu lấy quê hương khốn khổ này, thì những thông tin mà tôi đưa ra, sẽ chỉ là những xác tín. Nó rành rành như 2+2 là 4.  Với tất cả lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với người dân Miền Nam và với lịch sử. Những gì tôi viết, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi sẵn sàng đối chất vói bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về vấn đề TCS. Và đặc biệt tôi càng rất muốn đối chất với những ai cho rằng những thông tin mà tôi đưa ra là sai trái về TCS và bất cứ nhân vật nào hoạt động CS có tên trong bài này

   Ngay sau đó, tôi cho lệnh mở hổ sơ TCS, điều tra lý lịch chi tiết, bám sát theo dõi đương sự. Công việc nầy được giao cho toán xâm nhập E-16, mà trưởng toán là anh Nguyễn Bá Sơn.

    Một thời gian sau, nhiều phát hiện cho thấy, TCS từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Duy Nhân, và đặt biệt  với  một cán bộ quan trọng của cơ quan Thành ủy VC. Cán bộ đó là Lê Khắc Cầm, em ruột của giáo sư Lê khắc Phò. Y sống hợp pháp trong thành phố Huế, Trịnh Công Sơn rất thường xuyên liên lạc với y

      Ngoài ra, toán theo dõi cũng phát hiện được một số các cơ sở trong tổ chức trí vận thuộc tổ chức Hoc sinh Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế cũng có liên lạc chặt chẽ vói TCS như:

     Huỳnh Sơn  Trà, SV Y khoa. Đặng văn Sở, Đai học Sư phạm. Lê Thanh Xuân SV Luật khoa. Trần Hoài Đai học sư phạm Việt Hán. Giáo sư Ngô Kha, Đinh Cường, Trần quang Long, Trần Vàng Sao, Bửu Chỉ, và nhiều….nữa….

      Với những dữ kiện, tin tức, của trưởng toán xâm nhập Nguyễn bá Sơn trình lên, tôi quyết định móc nối, ép TCS làm tình báo viên xâm nhập trong tổ chức trí vận và tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng của cơ quan thành ủy VC Huế.

    Công việc nầy không khó. Vì đã nắm rất vững vàng và có đầy đủ bằng cớ là TCS hoạt động CS, nên khi tôi bí mật tiếp xúc với TCS tại nhà an toàn của cơ quan tình báo Thừa thiên Huế, trong khoảng thời gian gần 4 tiếng đồng hồ, TCS, không còn cách nào khác, buộc phải cộng tác.

    Và tôi có tin TCS không? Theo bản tính nghề nghiệp, dĩ nhiên, tôi phải nói chữ không. Ngay sau đó, tôi cài thêm một nhân viên tình báo xâm nhập tiếp cận vói TCS và những bạn bè cơ sở nội thành VC của TCS để có thể theo dõi và phối kiểm một số tin tức mà TCS cung cấp cho chúng tôi, cho đến tận ngày 29 tháng tư 1975.

   Nhân viên này chính là một nhân chứng sống, để có thể xác nhận cho những ai còn thắc mắc rằng có phải TCS là nhân viên tình báo xâm nhập của lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, gài trong tổ chức cơ quan trí vận của thành ủy VC Huế hay không. Chính anh ta là người mà tôi đã giao cho ba giấy chứng nhận để đưa tận tay cho ba người: TCS và 2 người khác, xin tạm dấu tên.

     Đó là ba “Sự vụ lệnh công tác đặt biệt’ do tôi, với tư cách là Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế và là Tổng Thư ký điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, “yêu cầu mọi cơ quan Quân, Dân Chính, giúp đỡ người cầm giấy này đang thi hành phận sự”.

     Sự Vụ Lệnh đặc biệt mà tôi cấp cho Trịnh Công Sơn là một lá bùa hộ mạng cực mạnh, bao bọc cho anh ta trong suốt nhiều năm. Nó đã giúp anh ta trốn quân dịch, khỏi bị bắt trong các cuộc ca hát phản chiến, hoặc biểu tình chống chiến tranh, chống chính phủ VNCH.

   Vậy mà trong nhiều năm qua tại hải ngoại có một vài bài viết nói rằng trong thời gian chiến tranh, TCS phải trốn tránh cực khổ, nhọc nhằn để khỏi bị bắt đi quân dịch. Rõ là họ chỉ viết theo trí tưởng tượng, những hiẻu biết mù mờ, hoặc theo lời kể vu vơ mơ hồ đâu đó.

   Nhân viên giao sự vụ lệnh đặc biệt của tôi cho Trinh Công Sơn hiện đang định cư tại  vùng ngoại ô Washington D.C. Hoa Kỳ. Anh ta là một nhân chứng sống về vụ nầy.

  1- Lý lịch ghi nhận tại cơ quan CSQG Huế

Sinh ngày 28/2/1939

Học lực: Tú tài I, tức lớp 11. Chương trình Pháp.

Tốt nghiệp trường sư phạm Quy Nhơn.

Giáo viên Tiểu học.

Nghiện rượu và thuốc lá nặng.

Sức khỏe trung bình.

Bị bệnh xuất tinh sớm, sau đó đến 1974 hoàn toàn bất lực.

Bản chất: Trầm lặng , kín đáo, khôn ngoan, giỏi che đậy ý nghĩ của mình.

Xem trọng tiền bạc, có tính phản bội , trọng phú khinh bần, sẵn sàng quay lưng với bạn bè hay ân nhân của mình trước kia, nếu như họ sa cơ lỡ vận

Gia đình:

Phụ thân của TCS là một quân nhân phục trong quân đội Pháp, nghành tình báo, phòng 2. Ông bị tử nạn xe hơi do xe của quân đội Pháp gây ra.

    TCS có một người Cậu ruột là Lê văn Tông, một thương gia giàu có tại đường Phan Bội Châu, Huế. Ông nầy có vợ lai Pháp hiện định cư tại Pháp. Ông ta là võ sư Nhu Đạo Judo club Huế. Thật ra TCS không học nhu đạo ngày nào cả. có lẽ Trịnh Cung không biết, nên đã viết TCS có tập nhu đạo. Trịnh Công Hà, em TCS mới học nhu đạo. Hà là người từng gây chấn thương cho Trịnh Công Sơn khi Trinh công Hà dùng một thế võ khóa chặt TSC giữa sàn nhà, trong lúc hai anh em giỡn chơi với nhau.

    TCS là anh đầu trong một gia đình đông con.

Các em trai là:

1- Trịnh Công Hà.

Sĩ Quan Quân Lực VNCH

Cấp bậc cuối cùng : Đại úy

2- Trịnh xuân Tịnh

Trốn quân dịch.

Các em gái:

1- Trịnh vĩnh Thúy

Chồng là giáo sư Ngô Kha.

2- Trịnh vĩnh Tâm.

Chồng là Đại úy QLVNCH Hoàng Tá Thích. Hoàng Tá Thích có anh ruột là Hoàng Xuân Tùy cấp bậc Đại Tá, Chính ủy Sư Đoàn Điện Biên Việt cộng. Sau 1975 làm Thứ trưởng bộ Đại Học.

3- Trịnh thị Hồng Diệu. Không có gì đặt biệt.

4- Trịnh thị vĩnh Ngân. Không có gì đặc biệt.

5- Trinh vĩnh Trinh, em út. Theo ghi nhận, Trịnh vĩnh Trinh cùng mẹ khác cha với những người trên.

     Đã có quá nhiều tranh cải về TCS, quá nhiều câu hỏi được đặt ra: ‘Trịnh Công Sơn bên mô? Bên Ni? Bên tê”.

    Trong chức vụ và trách nhiệm của một Phó trưởng Ty CSĐB và sau đó là Chỉ Huy Truởng BCH/CSQG/Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế trong 9 năm, từ tháng 6/1966 đến đầu năm 1975, và là người đích thân áp lực, móc nối và sau đó điều khiển TCS trong chiến dịch xâm nhập vào các bộ phận trí thức vận, tôn giáo vận. học sinh sinh viên Giải Phóng Thành Phố Huế, qua những phòng trào quần chúng đấu tranh tại đô thị của cộng sản, tôi có thể xác nhận rõ ràng và minh bạch về con người của Trịnh Công Sơn:

- Trịnh công Sơn:  Bên ni. Quốc gia

- Trịnh Công Sơn cũng là: Bên tê. Cộng sản Hà nội

- Trinh Công sơn còn có khả năng là : Bên nớ. Tình báo ngoại quốc

    Hay nói một cách thẳng thắn, theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo, thì Trịnh Công Sơn là điệp viên hai mang 100% và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngọai quốc. Nhưng vấn đề đuợc đặt ra là, mang nào là mang chính ?

I- Trịnh Công Sơn:  Bên ni.

    Có phần đúng, TCS bên ni. Chính tôi đã tổ chức TCS làm tình báo viên cho ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. Mặc dầu trong khoảng thời gian từ 1966 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975 cũng có lúc gián đoạn tạm thời vì anh ta không ở Huế. Nhưng chung chung thì anh ta đã hợp tác với chúng tôi trong khoảng thời gian không phải là ngắn.

     Có người sẽ đặt câu hỏi, cái gì đã làm cho Trinh Công Sơn hợp tác với Liên Thành, hay nói thẳng ra là chấp nhận làm tình báo viên cho CSĐB/ thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên- Huế:

1- vì có máu phiêu lưu ưa mạo hiểm nuốn thành điệp viên?

Câu Trả lời: Không phải.

2- Vì tình cảm cá nhân giữa Liên Thành và Trịnh Công Sơn? Vì hai người quen biết với nhau từ lâu?

Câu trả lời: cũng không phải.

3- Vì tinh thần ái quốc, tinh thần trách nhiệm của người quốc gia, tinh thần trách nhiệm của một người trẻ đối với hiện tình đất nước vào thời điểm đó?

Cậu trả lời: lại càng không phải.

4- Vì quyền lợi bản thân, vì an ninh bản thân?

Câu trả lời: Đúng. Hoàn toàn đúng!

     Khi tổ chức TCS, tôi đã dùng chiến thuật “Cây gậy và củ rà rốt”:

     Tôi đã đưa ra những bằng chứng rành rành hành động tiếp tay của TCS trong việc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, do cơ quan B5 và thành ủy Huế trực tiếp tổ chức. Rồi việc một số cơ sở nội thành VC trong giới trí thức, sinh viên tiếp xúc thường xuyên với TCS, và nhất hạng là việc cán bộ Thành ủy Việt Cộng Huế Lê Khắc Cầm, đã nhiều lần tiếp xúc vói TCS.

     Tôi đã nói với TCS:

    “Với chừng đó sự việc đủ cho tôi có thể  ký lệnh bắt giữ anh, cho thẩm vấn , thiết lập hồ sơ, không đưa ra tòa, mà trong quyền hạn và chức vụ của tôi ,ngoài Chỉ huy Trửởng CSQG, Tổng thư ký điều hành Ủy ban Phượng Hoàng tỉnh, tôi còn giữ chức vụ là tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Tỉnh, tôi có thể đề nghị vì tình hình an ninh, giữ anh hai năm tại Phú Quốc và sau hai năm lại tái xét. Cứ như vậy mỗi đợt 2 năm. Có bao nhiều lần hai năm tại đảo Phú Quốc trong đời người, Anh có chịu nỗi không? “

   Đó là cây gậy mà tôi dùng làm áp lực với TCS.

   Vậy còn củ cà rốt?

     Ngoài những giúp đỡ, phe lờ những việc không tiện nói ra, để gia đình TCS có thể kiếm sống, củ cà rốt rất ngọt là một Sự Vụ lệnh đặt biệt đại khái:

“ Họ và tên…….

Người mang giấy nầy là viên chức Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Yêu cầu các cơ quan Quân, Dân, Chính giúp đỡ, trong khi thừa hành phận sự.

Huế , ngày….

Chỉ Huy Truởng CSQG TT-Huế

Kiêm Tổng Thứ ký Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh.

Thiếu tá Liên Thành. “

     Bề mặt và bề trái của tấm giấy này chỉ để bảo vệ cho TCS trốn lính.

Để đổi lại, TCS cung cấp những tin tức địch mà chúng tôi cần. Tỷ như:

Danh tánh tổ chức, cá nhân các cơ sở nội thành VC trong các tổ chức trí vận, dân vận, tôn giáo vận của Thành ủy VC. Các đường dây các trạm liên lạc nội thành của bọn chúng, kế hoạch hành động của bọn chúng v…v…Tóm lại những gì mà TCS biết được.

      Nhưng những gì áp lực,những gì gượng ép, bắt buộc, thường kết quả không như mình mong muốn. Những gì TCS cung cấp cho chúng tôi chỉ là 1/10  những sự việc mà TSC biết được. Có nhiều việc rất quan trọng mà TCS đã tham gia, biết rõ ràng, tường tận, nhưng y vẫn giữ im lặng, không hề báo cáo. Trong khi đó, thì một đường dây nội tuyến khác của chúng tôi đã phúc trình sự việc lại cho chúng tôi. Xin đơn cử một vài trường hợp sau đây:

1-Tại bờ sông Hương thuộc vùng Gia Hội, đọan đối diện với rạp Ciné Châu Tinh có một bến đò, thường xuyên có một chiếc đò neo tại đó, của một cặp vợ chồng nghèo, bán chè cháo độ nhật trên sông Hương về đêm. Người chồng là cơ sở nội thành của VC, nhưng thật ra lại là người của chúng tôi. Chiếc đò đó chúng tôi đã bỏ tiền ra mua và giao cho cơ sở sử dụng làm trạm liên lạc gặp mặt của cán bộ nội thành VC. Rất nhiều cán bộ, cở sở việt công trong tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng thành phố Huế đến đó để hội họp, như: Bửu Chỉ, Ngô Kha, Trần Hoài, Hoàng thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế…  và ngay cả đương sự là TCS cũng đã đến đó hội họp một đôi lần. Nhưng tuyệt đối không bao giờ TCS cho chúng tôi biết trạm liên lạc này.

2-Cũng như vậy, trạm thứ hai là một quán café gần nhà Thượng Nghị sĩ Trần Điền. Đây cũng là trạm liên lạc hội họp nội thành của bọn chúng. Chính TCS đã đi cùng Ngô Kha đến đây nhiều lần, nhưng đương sự vẫn tuyệt đối không báo cáo lên.

    Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều thư từ, tài liệu VC từ nội thành Huế chuyển vào Saigon do TCS giao cho Nguyễn Hữu Đống chuyển đi. Lợi dụng những chuyến bay quân sự của một số bạn bè Không Quân, nên không bị ai soát hỏi.

II- Trịnh Công Sơn : Bên tê?

    Những ai đã nghĩ rằng TCS là người Cộng Sản, hoạt động cho Cộng Sản điều đó đúng, đúng 100%. Tôi khẳng định như vậy .

    Câu hỏi Trinh Công Sơn:  Bên tê?

    Câu trả lời của tôi: Trịnh Công sơn bên tê. Y hoạt động cho cộng sản.

    Cán bộ điều khiển và chỉ đạo trực tiếp đương sự là: Lê Khắc Cầm.

   Như đã biết trong một buổi họp mặt tại Tuyệt Tinh Cốc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vào thời điểm cao trào tranh đấu Miền trung đang lên cao 1965-1966, trước sự hiện diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, HP Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Đinh Cường, Nữ văn sĩ Túy Hồng, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, những tay SV tranh đấu gộc và cũng là đám cơ sở của Thành Ủy Huế, Trịnh Công Sơn đã hát một ca khúc mới. Bài này chỉ nói lên nỗi bất hạnh của tuổi trẻ bị cuốn vào cơn bảo của cuộc chiến, nhưng hoàn toàn không nói gì đến nguyên nhân của cuộc chiến, di hại của nó, cũng như cách giải quyết vấn đề, như là nhạc của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Phạm Duy vv. Bài hát đó là bài“Vết lăn trầm”:

    “Bài ca dao trên cồn cát, trên ngai vàng quê nhà một thời ngủ yên tuổi xanh….rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình…”

      Đó là bài nhạc phản chiến đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Tác phẩm này được thai nghén trong một cái lò cộng sản nằm vùng, theo ý muốn của cộng sản HN, thì dĩ nhiên nó là con đẻ của CS. Trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với TCS đang cầm súng chiến đấu tất bật, thì TCS không làm gì cả. Chỉ ăn xổi ở thì, đến nỗi chợt thấy hoang vu quanh mình, nên đi làm cộng sản

     Sau nầy TCS viết nhạc nói về cuộc chiến  theo nhu cầu đấu tranh tại đô thị của đám SV, trí thức, hoạt động nằm vùng. Nhu cầu đó là làm tê liệt tinh thần bất khuất truyền thống của người VN, không muốn chiến đấu, bi quan nhu nhược, ỷ lại cầu an. Nhiệm vụ của TCS là chế ra những loại thuốc độc như thế!

     Cũng đã có một vài phúc trình nói rằng, có một vài bài nhạc phản chiến của TCS, nhạc của TCS nhưng lời của Phan Duy Nhân. Phan Duy Nhân là một sinh viên, cán bộ cộng sản. Tôi nhớ không lầm thì y đã bị bắt và giam tại Côn Sơn từ sau Mậu Thân 1968   

III- Trinh Công Sơn: Bên nớ ? tức cơ quan tình báo ngọai quốc

Tôi không muốn trả lời là YES, hay NO.

Không thể trả lời Yes vì chưa có thể công bố lúc này

Nhưng cũng không thể: SAY NO vì:

1- có một số tin tức khá chính xác, cho rằng một số bài nhạc gọi là “Phản Chiến”, TCS đã viết theo đơn đặt hàng của tình báo ngọai quốc. Loại nhạc này được tung ra để tạo thêm chứng cớ là dân Miền Nam không muốn chiến tranh, muốn đầu hàng CS?. Bối cảnh phản chiến như thế, rất thích hợp và xác đáng cho việc “ Đồng minh tháo chạy”.

2- Như Trịnh Cung đã viết:

“ Ngày 30 tháng 4 thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ, đề nghị Sơn là đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ”.

Đỗ Ngọc Yến là ai?

Ông Đỗ Ngọc Yến là nhân viên Tình báo xuất sắc của chính phủ VNCH. Nhiệm sở phục vụ là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo.

     Tình báo ngọai quốc đã phát hiện được những hoạt động của Ông Đỗ Ngọc Yến trong sinh viên hoặc báo chí tại Sài Gòn, như là một cán bộ nội thành VC. Họ đã không biết rằng Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, được gài vào nằm vùng trong tổ chức địch, nên đã móc nối ông Đỗ Ngọc Yến . Là một người trung thành với đất nước, ông Yến trình sự việc nầy lên thượng cấp để xin chỉ thị. Ông đã được Phủ Đặc Ủy Trung Ương chấp thuận để ông làm việc cho tình báo ngọai quốc.

    Tôi bạch hóa trưởng hợp của ông ĐNY, bởi lẽ, chính thể VNCH không còn,  và Ông ĐNY cũng đã yên nghĩ. Nhưng ông còn để lại một nỗi oan sai trên cõi đời phiền muộn này. Và những điều tôi nói ra không còn vi phạm an ninh cá nhân của ông nữa, cho nên tôi phải nói. Mục đích của tôi là chỉ muốn minh oan, hay đúng hơn là trả lại danh dự cho một nhà báo tài ba, yêu nước. Khi tấm hình ông Yến ngồi chung với tên Nguyễn Tấn Dũng Thử tướng chính phủ Cộng sản Việt Nam được tung ra, thì dư luận liền cho Ông Yến là Cộng Sản. Mục đích của việc làm này chắc ai cũng hiểu.

     Tấm hình đó, hơi giống truờng hợp tấm hình của nhiếp ảnh gia Mỹ Adam chụp Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công Cộng sản Bảy Lốp, trong Mậu Thân 1968 tại Sàigon. Tấm hình đó chỉ có thể nói lên được một nửa những gì mà Adam muốn nói. Còn một nửa kia thì cần phải phân tích thật kỹ càng, rồi hãy kết luận về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, cũng chưa muộn .

    Cũng vậy, Đỗ ngọc Yến ngồi chung với Nguyễn Tấn Dũng có thể vì nghiệp dĩ tình báo và mối dây vương vấn của ông ta chưa dứt. Bởi vì ngày xưa ông đã phải vì nhiệm vụ, tuân lệnh thượng cấp, là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, họat động cho tình báo ngọai quốc. Và con tằm lại phải tiếp tục nhả tơ. Đó cũng là chuyện bình thường của một người làm tình báo chuyên nghiệp như ông mà thôi. Còn trái tim ông vẫn để lại VNCH

    Xin trả lại công bằng, công lý và danh dự cho Ông Đỗ Ngọc Yến, một chiến sĩ tình báo xuất sắc của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH 

    Vậy thì, chuyện Đỗ Ngọc Yến đi cùng nhà báo Mỹ đến, đề nghị đón Sơn và gia đình đi Mỹ vào ngày 30/4/1975 theo lệnh của ai?

- Phủ Đặc Ủy Trung uơng tình báo VNCH? Điều này không có

- Tình báo Việt Cộng?

- Tình báo Ngoại Quốc? 

   Chắc quí vị đã biết câu trả lời, là ai đã phái Đỗ Ngọc Yến và nhà báo Mỹ đến đưa TCS và gia đinh đi Mỹ, không cần tôi phải nói ra.