Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Trận Kompong Trach Năm 1972: Ai Đúng, Ai Điêu?

Trận Kompong Trach Năm 1972: Ai Đúng, Ai Điêu? PDF Print E-mail
Tác Giả: Kỵ Binh Ngụy Saigon, Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ   
Thứ Tư, 29 Tháng 2 Năm 2012 10:03

Sau nhiều ngày chờ đợi, như lời hứa hẹn của BDQ Đổ Như Quyên, Trận Kompong Trach năm 1972, tác giả BDQ Đỗ Sơn, dưới cái nhìn của BDQ mới xuất hiện.

Quá trễ vì Ngụy tui đã viết bài Kompong Trach: Ai Thắng Ai Thua, dựa vào bài viết của Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng, Chi Đoàn Trưởng, CD 1/16 TK, đơn vị nằm trong Kompong Trạch. Dù làm biếng Ngụy tui cũng rán phân tích bài viết nầy của BDQ Đỗ Sơn.

Cần nhắc lại trận Kompong Trach có hai hồi:

Hồi thứ nhất là trận chiến mở màn giữa Công Trường 1 CSBVXL và Chiến Đoàn KBTG&BDQ gồm có Liên Đoàn 42 Chiến Thuật BDQ và Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh.


Hồi thứ hai là Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 58 BDQ do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QDIV và QKIV điều động.

Chúng tôi, Thiết Đoàn 2 KB, không hề biết chuyện gì đã xãy ra cho Chiến Đoàn KBTG&BDQ tại Kongpong Trạch. Thẩm quyền chúng tôi là Điền Đông Phương viết Trận Kongpong Trach là viết về cuộc giải vây cho Chiến Đoàn KBTG & BDQ chứ không viết về những gì xãy ra cho Chiến Đoàn KBTG&BDQ. Bài viết của Thiếu Tá Răng là viết về Chiến Đoàn KBTG&BDQ dưới cái nhìn của KBTG. Điền Đông Phương và Thiếu Tá Răng là người trong cuộc. Bây giờ có bài viết: Trận Kompong Trach 1972 của Đổ Sơn (người ngoài cuộc) viết theo lời kể của Trung Tá Trần Kim Đại, LDT Liên Đoàn 42 BDQ, BDQ Đổ Như Quyên, BDQ Đỗ Như Hoè và bài viết của Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất với bút hiệu Linh Cơ.


Bài viết, trước hết, giúp cho Ngụy tui biết rõ, biết chính xác cách tổ chức Biệt Động Quân Quân Đoàn IV & Quân Khu IV và các cấp chỉ huy của BDQ dù chúng tôi hành quân chung với BDQ rất nhiều cũng không biết rõ. Lần cuối cùng là Liên Đoàn 7 BDQ khoảng giữa năm 1973. Cho nên mới có sự nhầm lẫn giữa Liên Đoàn 42 BDQ và Liên Đoàn 7 BDQ. Nhưng đọc xong hết bài viết, Ngụy tui rất thất vọng vì không có một chi tiết nào liên quan trực tiếp đến những hoạt động của Chiến Đoàn KBTG&BDQ cả. Bố trí quân như thế nào? Những hoạt động hành quân tấn công, tảo thanh hay cách phòng thủ như thế nào? (Bài viết của Thiếu Tá Răng phong phú hơn, nhiều chi tiết hơn nhưng phần đông là của KBTG mà thiếu hẵn phần của BDQ).

Ngụy tui xin được phân tích bài viết nầy dưới cái nhìn của một độc giả. Trước hết là tư cách và thẩm quyền chỉ huy. Khi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định tăng phái Thiết Đoàn 12 KB cho LD 42 BDQ thì Trung Tá Năm Ruộng thấy có sự khó khăn trong vấn đề chỉ huy. Bất kỳ ai vói bất kỳ cấp bậc chức vụ nào nếu đã từng biết qua hay đã từng được huấn luyện về Nhị Thức Bộ Binh – Thiết Giáp đều biết rằng: Ai cấp bậc cao (chứ không phải chức vụ cao như Đỗ Sơn nói), người đó chỉ huy. Trường hợp cùng cấp bậc (tính luôn thâm niên cấp bậc) thì tùy theo đăc tính của chiến trường mà Bộ Binh hay Kỵ Binh chỉ huy. Liên Đoàn là 3 râu. Còn Thiết Đoàn sau khi cãi danh từ Trung Đoàn chỉ còn 2 râu. (Thực tế tính về quân số thì chỉ hơn một Tiểu Đoàn Nhảy Dù một chút nhưng nếu tính về quân số hỏa lực tiếp vận… thì phải là 3 râu) Trung Tá Năm Ruộng thích đóng quân ngoài ruộng. Ngụy tui thật không hiễu tại sao? Một Bộ chỉ huy Liên Đoàn lớn cở nào, ban ngành như thế nào mà có thể đóng quân ngoài ruộng. Bàn ghế, phương tiện truyền tin, máy móc, antena thiết lập như thế nào. Ban tham mưu đứng, ngồi nằm để làm việc? Thật không thể hiễu. Đúng ra trên lý thuyết Đại Tá KB Vũ Quốc Gia, Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB, phải có mặt trong chiến đoàn chứ không phải Đại Tá BDQ Phạm Duy Tất để chỉ huy Chiến đoàn KBTG&BDQ. Tại sao? Bởi vì Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB được thiết lập và trang bị để có thể chỉ huy từ 5 Chiến đoàn trở lên. Do đó gọi là Bộ Tư Lệnh LD4KB chứ không gọi là Bộ Chỉ Huy LD4KB. Bộ Chỉ Huy (như Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn BDQ và Lữ Đoàn ND, TQLC) ít phương tiện để có thể chỉ huy hợp đông Liên Binh chủng. Ngụy tui không hiễu là Đại Tá Phạm Duy Tất chỉ huy như thế nào với bộ chỉ huy của BDQ.

Bài viết của BDQ Đỗ Sơn không nhằm mục đích viết lại trận chiến tại Kompong Trach dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Tất. Nhưng mục đích là giải thích, giải độc, giải oan… cho hai vấn đề: một là TD58 BDQ có nhụt chí hay không? và TD 94 BDQ có bị bỏ rơi hay không?


Xin phép bàn một chút về Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất. Hơn 20 năm về trước, khi Ngụy tui đọc Phạm Huấn với “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975″ Ngụy tui không thể nào hiễu được tại sao mà Lữ Đoàn 2 KB tan tành mà không đánh được trận nào ra hồn. Tác giả Phạm Huấn tả rõ là Thiết Giáp bị tiêu diệt vì đạn pháo kich tại Phú Bổn. Thời đó quá ít người viết chiến sử. Pháo kích đối với Thiết giáp là trò đùa. Lính thường nói “cò ỉa miệng chai” Vậy tại sao bị tiêu diệt cả một Lữ Đoàn 2 KB. Tại sao lại gom bi TG trong Phú Bổn để bị tiêu diệt. Bài học căn bản nhập môn cho các Tân Sĩ Quan TG là phải bung rộng để phát huy khả năng hỏa lực và di động tối đa. Ai đã gom bi TG để bị tiêu diệt. Sau nầy khi biết được là do Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy cuộc rút quân của Quân Đoàn II thì Ngụy tui không còn ngạc nhiên nữa. Tướng Tất đã cắt nhỏ TG ra và giao cho từng Đại Đội BDQ chỉ huy. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 KB “Sau Ba Mươi Năm Mới Nói” không có cả một chiến xa để chỉ huy. Nhiệm vụ chỉ đứng phát bản đồ tại Phú Bổn. Khi Đại Tá Đồng hỏi Chuẩn Tướng Tất có lệnh gì cho ông không? Chuẩn Tướng Tất bảo “chờ lệnh tôi” Nhưng tới khi Đại Tá Đồng bị VC bắt sống tại Cũng Sơn thì Đại Tá Đồng cũng chưa hề nhận được một lệnh nào từ Chuẩn Tướng Tất.


Chuẩn Tướng Tất lên Chuẩn Tướng do chiến công hay xin xỏ? Hãy đọc “Những ngày Cuối Cùng Của VNCH” Tác giả Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh QDII và QKII đã khẩn cầu xin Tổng Thống Thiệu thăng cấp cho đàn em là Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng BDQ QDII và QKII. Tổng Thống Thiệu hỏi ý kiến Đại Tướng Viên. Đại Tướng Viên trả lời là Đại Tá Tất chưa có công trạng gì. Đợi lập chiến công hãy thăng cấp. Khi đưa Tổng Thống Thiệu lên máy bay, Tướng Phú năn nĩ một lần nữa và TT Thiệu đồng ý thăng cấp Đại Tá Tất lên Chuẩn Tướng. Như vậy Đại Tá Tất lên Tướng nhờ năn nĩ, và sau đó được Tướng Phú giao cho nhiệm vụ Chỉ huy cuộc rút quân của QDII và Quân Khu II. Kết quả chỉ trong vòng hơn 10 ngày lực lương QDII và QK II biến mất trên bản đồ trận liệt của Bộ Tổng Tham Mưu.


Đặc biệt trong bài viết BDQ Đỗ Sơn hé cho biết quan hệ thân thiết với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và lấy làm tiếc là đã không đến gặp Tướng Trưởng để được kể cho nghe Trận chiến Kompong Trach, để bây giờ đọc bài của Điền Đông Phương không có một tài liệu, một chi tiết nào để phản bác. Thôi đừng buồn nữa BDQ Đỗ Sơn nên đọc lại bút tích của Tướng Trưởng viết về Trận Kompong Trach bằng Anh Ngữ qua tài dịch thuật của thẩm quyền phucat523 tại trang canhthep.com. Hoặc tìm đọc: Trận Chiến Mùa Phục Sinh Năm 1972. Tác giả Ngô Quang Trưởng bằng Anh Ngữ và bản dịch của Kiều Công Cự 2007. Nhưng thôi cũng đừng tiếc làm chi nếu Tướng Trưởng có kể cho nghe thì cũng chỉ kể về chiến lược, về ý định, về quan niệm điều quân, chứ về chiến thuật đánh đấm ra sao thì Tướng Trưởng có biết gì đâu. Nếu có biết chăng là khi Tướng Trưởng đáp trực thăng vào thăm căn cứ Kompong Trach ngay lúc cộng quân pháo kích. Tất cả Bộ chỉ huy từ Đại Tá Tất, đến Đại tá Của đều tử thủ trong hầm chỉ huy kiên cố mà Công Binh đã thiết lập, bỏ Tướng Trưởng lang thang cùng Thiếu Tá Răng vòng quanh căn cứ với một chiếc Thiết xa M113 hạ cầu dốc đóng cửa vuông, để có gì cho Tướng Trưởng vào tránh pháo. Không biết lúc đó Trung Tá Năm Ruộng ở đâu? Tử thủ tại hầm chỉ huy hay là ngoài ruộng mà không nghe nói tới? Cho nên trong lời nói đầu do Ngụy Tui viết (mà BDQ Đỗ Sơn tưởng nhầm thẩm quyền của tôi là Điền Đông Phương viết) “… Kompong Trach… Một nơi đã gây phiền não và bối rối cho Danh Tướng Ngô Quang Trưởng…” Tại sao Ngụy tui cho là Danh Tướng Ngô Quang Trưởng phiền não và bối rối? Tại vì hai giới chức cao cấp của BDQ và TG bết bát quá. Phòng thủ thụ động quá. Lúc nào cũng tử thủ trong hầm. Cho hai Chi đoàn TG bố trí tại Bộ Chỉ Huy Chiến đoàn để bảo vệ hai xếp. Không chịu bung rộng ra để phát huy tối đa hỏa lực và sự di động cúa Thiết Giáp. Tướng Trưởng không nãn lòng sao được. Riêng Ngụy tui vẫn nhớ như in hình ảnh lo âu của Tướng Trưởng khi đáp trực thăng đến Chi Đoàn 3/2 TK của chúng tôi cùng Chuẩn Tướng Nguyễn Huy Ánh, Tư lệnh SD4KQ. Những lời nói như “Cố gắng nghe Anh Điền. Các anh là đơn vị trừ bị cuối cùng của Quân Đoàn IV …” Và hình ảnh Tướng Trưởng đến ngồi nói chuyện cùng những KB CD3/2TK đang nấu cơm, miệng hỏi han ân cần, tay dở nắp nồi xem lính tráng nấu gì và ăn gì, và nhất là khi cùng với TD58 BDQ đến nơi đóng quân của CD3/2 TK. Tướng Trưởng đến chỉ để bắt tay Điền Đông Phương với lời dặn dò “Cố gắng nghe Anh Điền” đủ nói lên tinh chất nghiêm trọng của trận đánh. Đừng nên huênh hoang. Tướng Trưởng đã tính đúng trong kế hoạch chận đứng CT1CSBVXL tại Kompong Trach. Đưa chiến tranh ra ngoài phạm vi lảnh thổ của QDIV nhưng các cấp chỉ huy của Chiến Đoàn KBTG&BDQ quá bết bát để lâm vào tình trạng tiến thoái lưởng nan. Bị bao vây, tiếp tế khó khăn, thất lạc. Không thể rút quân về Hà Tiên dù đoạn đường chỉ hơn 10 cây số.


Đọc bài viết KomPong Trach: Cuộc Giải Vây Thần Kỳ của KB Điền Đông Phương, Tác giả BDQ Đổ Sơn buồn phiền không ít. Buồn vì đã bỏ qua một cơ hội được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng kể cho nghe trận đánh tại Kompong Trach. Để bây giờ ú ớ trước bài viết của KB Điền Đông Phương. Thực tế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng có viết về Trận Kongpong Trach nhưng rất vắn tắt chỉ nói lên tình hình tổng quát của QDIV và QKIV và ý định điều quân là đưa Lữ Đoàn 4 KB và Liên Đoàn 42 Chiến Thuật BDQBP chặn CT1CSBVXL tại Kongpong Trach. Chỉ có thế. Chắc chắn nó không giúp được gì cho BDQ Đỗ Sơn trong việc giải oan giải độc cho các cấp chỉ huy LD42CTBDQBP và LD4KB. Cho nên bắt buộc Đỗ Sơn phải quay về các thẩm quyền trong BCH Chiến Đoàn. Theo như lời Trung Tá Trần Kim Đại kể vào ngày 22 tháng 3 năm 1972, LD42CTBDQBP đã tao ngộ chiến với Trung Đoàn 88 và Trung đoàn 40 Pháo binh thuộc CT1CSBVXL. Quân địch đông và mạnh gấp mấy lần. Đọc tới đây Ngụy tui tưởng rằng hai bên sẽ bị thiệt hại nặng vì tao ngộ chiến. Tại sao? Tại vì lực lượng địch đông và mạnh gấp mấy lần thì bọn VC sẽ chơi cú biển người để nghiền nát LD 42 BDQ. Trung Tá Năm Ruộng sẽ vất vả có thể bỏ của chạy lấy người. Chi Đoàn 1/12TK bị cháy 11 thiết xa M113 mà Trung Tá Năm Ruộng bảo là thiệt hại không đáng kể. Bắt buộc phải có thiệt hại nặng chứ sao lại thiệt hại không đáng kể. Một sai lầm trong bài viết là vào thời điểm nầy tức tháng 3 năm 1972, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai đang là Tư Lệnh Phó QKII. Chuẩn Tướng Hai đã rời Biệt khu 44 Chiến Thuật từ năm 1971 và Đại Tá Hoàng Đức Ninh đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh BK44CT từ 1971 đến 1973 thì BK44CT bị giải tán. Vì Chuẩn Tướng Trần Văn Hai không là Tư lệnh BK44CT thì cái vụ mời Đại Tá Tất vào Kompong Trach để “nâng cao tinh thần” binh sĩ cũng không có luôn. Chỉ là điều đặt chuyện cho thêm hoa lá cành.


Với câu hỏi tại sao phe ta rút quân thì Trung Tá Trần Kim Đại đã giải thích rằng thì là mà tại bị… CT1CSBV đã hết hơi, không thể dứt điểm được Chiến Đoàn KBTG&BDQ nên VC phải “xuống thang” chiến tranh (sic) tức là không thèm tấn công hay pháo kích vào Chiến Đoàn KBTG&BDQ đang phòng thủ thụ động, đang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp tế. Binh sĩ mất tinh thần vì chỉ co cụm cách phòng tuyến VC chưa đầy 50 mét (tiếp tế ngoài 50 mét là coi như mất) mà CT1CSBVXL chỉ “rãi quân dầy đặc và lập một màn pháo để chận đường rút lui của TD12 KB và TD16 KB cùng LD 42 BDQBP để dứt điểm quận Kiên Lương“. Đọc tới đây thì Ngụy tui cười quá xá. VC chuyên công đồn đả viện. Kỳ nầy Trung Tá Năm Ruộng cho VC công đồn (Kiên Lương) mà chận viện (LD42BDQ) Không thèm đánh viện. Trung Tá Trần Kim Đại, ông có máu tiếu lâm. Ngoài đặc tính hạ trại ngoài ruộng bây giờ Trung Tá Đại chỉ huy điều động luôn quân CSBVXL. Theo binh pháp khi đã không dứt điểm được Kompong Trach thì không ai bỏ qua mục tiêu Kompong Trach để kéo quân đi đánh Quân Kiên Lương. Nếu như QDIV không còn quân để tiếp cứu Quân Kiên Lương thì đánh như thế được. Như VC đã từng bỏ qua Long Khánh kéo quân đi đường khác để đánh Biên Hòa vì thời điểm đó QDIII đã không còn quân để ứng chiến. Rãi quân dày đặc để chận đường Chiến Đoàn KBTG&BDQ là bao nhiêu Trung Đoàn? Rồi dùng bao nhiêu Trung Đoàn để tấn công Quân Kiên Lương? Nếu VC đánh như thế thì QDIV sẽ đem một lực lượng của SD9BB đang có mặt tại đó tiếp ứng. Đồng thời Chiến Đoàn KBTG&BDQ sẽ từ Kompong Trach đánh về thì quân CSBVXL sẽ bị hai mặt giáp công. Nhưng điều nầy không có thực, vì nếu quân CT1CSBVXL đánh khu xi măng Hà Tiên tại sao Trung Tướng Trưởng lại điều động chúng tôi, TD2KB, và TD 58 BDQ phát xuất từ Hà Tiên, phá vòng vây của CT1CSBVXL để tiếp cứu Chiến đoàn đang bị bao vây tại Kompong Trach. Tướng Trưởng phải điều động chúng tôi đánh ngay địch quân đang chiếm Quận Kiên Lương và sau đó sẽ điều động rút Chiến Đoàn từ Kompong Trach về tiếp ứng, cùng lúc SD9BB làm thành phần trừ bị thì CT1CSBVXL chạy đâu cho thoát. Nếu Quân của CT1CSBVXL tấn công Quân Kiên Lương thì chúng phải đụng ngay đơn vị chúng tôi chứ. Khi đơn vị chúng tôi mở đường máu để giải vây cho Chiến Đoàn là chúng tôi đã phải đi qua 15 km chốt kiền trùng trùng điệp điệp từ Hà Tiên đến Kompong Trach. Đặc biệt là khoảng 5 km cuối cùng chốt … chốt … chốt…. Một con ruồi cũng khó lọt. Nếu CT1CSBVXL đã không thể dứt điểm Chiến Đoàn thì Chiến Đoàn KBTG &BDQ thoải mái rút về Hà Tiên cớ sao Chiến đoàn nằm im không có một hoạt động nào đáng kể cho tới khi Chi Đoàn 3/2TK là đơn vị đầu tiên bắt tay với TD12KB thì lúc bấy giờ Chiến Đoàn mới bắt đầu rút quân với một đội hình lộn xộn mất trật tự. Người viết Đỗ Sơn viết chiến sử mà như viết một truyện tình đầy hư cấu. Đỗ Sơn viết: “Tướng Trưởng cho TD2KB và TD58BDQ mở vòng vây cho LD42BDQ rút về để giải vây cho Quận Kiên Lương”. Dù là một SQ cấp nhí (như lời người viết Đỗ Sơn tự nhận) nhưng cũng phải biết, phải hiễu những điều hết sức căn bản như tại sao Chiến Đoàn KBTG&BDQ không tự rút quân về mà phải cần TD2KB và TD58 BDQ mở đường máu mới rút quân ra được? Nếu đã không có khả năng tự rút quân thì làm sao mà có thể tiếp ứng và chiếm lại Quận Kiên Lương? Khi CT1CSBV đã rút quân đi đánh Kiên Lương thì áp lực chiến trường dĩ nhiên phải nhẹ, cớ sao Chiến Đoàn không tự rút lui mà nằm im, để cho TD2KB và TD58 BDQ phải thiệt hại rất lớn để mở một con đường máu cho Chiến Đoàn rút lui. Nói tóm lại Đỗ Sơn đã cố ý lập luận loanh quanh lòng vòng để giải thích để giải oan… mà không chịu viết thật là Chiến Đoàn đã không còn khả năng rút quân về nước vì quá thụ động, vì tiếp tế không đầy đủ bị lạc mất, pháo kích liên tục không tải thương, trực thăng bị rớt… và binh sĩ đã mất tinh thần. Đó là hiện thực tình trạng của Chiến Đoàn KBTG&BDQ do Đại Tá Phạm Duy Tất chỉ huy. Trung Tá Năm Ruộng thì cho CT1CSBVXL bỏ Kompong Trach, đi vòng đánh Chi khu Kiên Lương. Trong khi Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất tiết lộ LD42BDQ rút về Hà Tiên thì CT1CSBVXL mới kéo quân tấn công và chiếm nhà máy Xi Măng Hà Tiên. Chúng ta đã thấy rõ Chuẩn Tướng Tất đã viết rất hợp lý với tình hình lúc ấy.
Người viết Đỗ Sơn có vẽ hã hê khi đề cập đến việc Đại Tá Của, Tư Lệnh Phó LD4KB điều động TD9KB vào vườn tiêu bị thiệt hại nặng. Trong bài Kompong Trach: Ai thắng Ai thua, Ngụy tui đã phê bình nặng nề cung cách chỉ huy của Đại Tá Của. Không che dấu sự thật. Không bao che cho cấp chỉ huy. Chúng tôi chỉ muốn nhắc lại một trận đánh năm xưa có vui, có buồn, có nghẹn ngào, có cay đắng, có mất mát thương đau. Theo Đỗ Sơn thì Đại Tá Của chịu trách nhiệm về sự thiệt hại của TD9KB. Một cú lừa ngoạn mục. Trên nguyên tắc, Đại Tá Tất Tư lệnh Chiến Đoàn phải chịu trách nhiệm trước hết. Ý định và quan niệm điều quân đó phải được sự chấp thuận của Đại Tá Tất Chiến Đoàn Trưởng.


Bây giờ Ngụy tui bàn tiếp về việc TD 58 BDQ có nhụt chí hay không?


Theo người viết Đỗ Sơn thì làm gì có chuyện nhụt chí. TD58 sống hùng, sống mạnh, sống hiên ngang, làm gì có chuyện mất tinh thần chiến đấu. Đó là mèo khen mèo dài đuôi. Đỗ Sơn biện luận rằng TD 58 BDQ là một TD BDQ lừng danh, đánh giặc rất cừ khôi. Đó là hậu thân của TD 41 BDQ mang hổn danh là Cọp Ba Đầu Rằn. TD 41 BDQ phải cải danh thành TD 58 BDQ vì nhiều Tiểu Đoàn Trưởng tử trận. Trước giờ Ngụy tui chỉ nghe nói những đơn vị yếu kém mới cải danh, như Sư Đoàn 10 BB quá dỏm phải cải danh thành Sư Đoàn 18 BB chín nút lấy hên. Chứ Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn dữ dằn như thế mà đi cải danh thì không hợp lý, dù rằng cải danh có lý do. Có hai điều cần bàn:


Điều một, theo như BDQ Nguyễn Khắp Nơi viết về Tiểu Đoàn 42 BDQ. Đây mới là Tiểu Đoàn mang danh Cọp Ba Đầu Rằn vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là là Đại úy Nguyễn văn Biết, Sau đó là Đại úy Lưu Trọng Kiệt, một con cọp lừng danh. Và chỉ có mỗi Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt là tử trận trước năm Mậu Thân 1968. Nhắc lại TD42BDQ là Cọp Ba Đầu Rằn chứ không phải TD41 BDQ. TD 42 BDQ Cọp Ba Đầu Rằn không có cải danh gì cả. Vẫn chiến đấu đến ngày cuối cùng vói vị TDT cuối cùng là Thiếu Tá Quách Hồng Quang. Tại sao có sự bất nhất như thế. Ngụy tui không thể hiễu được. Không có một nguyên tắc nào để kết luận rằng hồi xưa Tiểu Đoàn anh hùng thì họ sẽ là anh hùng mãi mãi. Sau trận chiến Kompong Trach bên bàn nhậu chúng tôi thắc mắc là Sư Đoàn Thép VC sao mà ẹ quá vậy. Toàn con nít chả biết đánh đấm gì. Thẩm quyền Điền Đông Phương trả lời rằng Sư Đoàn Thép thời Điện Biên Phủ là ông nội của Sư Đoàn Thép bây giờ. Bây giờ phải cải danh là Sư Đoàn Chuột cho phù hợp. Sắt thép gì cũng banh ta lông thôi.


Điều thứ hai như thẩm quyền chúng tôi Điền Đông Phương đã nói, vào tại thời điểm đó TD58 BDQ nhụt chí vì chiến trường quá nặng độ. Dãy chốt kiền trùng trùng điệp điệp. Đoàn quân quá nhỏ bé. Đã bị thiệt hại nhiều. Không hy vọng mở một con đường máu để vào bắt tay cùng Chiến Đoàn. Và hơn nữa Đại úy Măng, Tiểu Đoàn Trưởng, đã bị thương, đã bị loại khỏi vòng chiến. Đó là những lý do đã làm cho TD 58 BDQ nhụt chí. Nhắc lại trận đánh tại Đồi Charlie khi Trung Tá Nguyễn Đình Bảo Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 ND tử trận, Mê linh, Thiếu Tá Lê văn Mễ, Tiểu Đoàn Phó TD 11 ND đã không thông báo đến từng Đại Đội. Đến khi Đại úy Hùng, Đại Đội Trưởng, hỏi thì Mê Linh cho biết và dặn đừng cho lính biết. Tại sao? Nếu cho lính biết sợ cả TD sẽ không còn tinh thần chiến đấu nữa. Đó là điều hiễn nhiên. Đó là chân lý. Người viết Đỗ Sơn không có mặt tại đó để thấy rõ tinh thần của anh em binh sĩ như thế nào chỉ bám víu vào huyền thoại Cọp Ba Đầu Rằn để khẳng định là TD 58 BDQ không nhụt chí. Nếu thẩm quyền Điền Đông Phương không quyết định đổi chiến thuật cứ diệt từng chốt rồi tiến lên thì sẽ không bao giờ tới đích. Đó là đoạn đường tử thần. Đó là đoạn đường chiến binh đầy máu lửa và chắc chắn TD 58 BDQ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng khi thẩm quyền Điền Đông Phương quyết định chở BDQ trên lưng và cán lên đầu giặc mà đi thì hùng khí đã trở lại chiến trường. Toàn thể chiến sĩ đã nô nức làm một cuộc chạy đua cùng tử thần, để bắt tay cùng TD12KB trong vinh quang chiến thắng. Xin nhắc lại lời của thẩm quyền Điền Đông Phương là CD3/2TK cùng TD58 BDQ là một. Không còn phân biệt giữa BDQ và Thiết Giáp bởi vì chúng tôi đã cùng nhau miệt mài chiến trận đã rất ăn ý cùng nhau giải quyết bài toán Nhị Thức BB & TG lên tuyệt đỉnh. Đi là chiến thắng. Đi là xây vinh quang. Phát huy tuyệt đối tình huynh đệ chi binh không phân biệt màu áo, màu mũ mà chỉ có ngọn cờ duy nhất mà anh em chúng tôi cùng tiến bước. Đó là dưới Quân kỳ của QLVNCH bất diệt.
Bây giờ gần đúng 40 năm sau trận chiến Kompong Trach. Đại úy Kỵ Binh Nghê Thành Thân và Trung úy BDQ Huỳnh Phú Gia đã sống chung một nhà cùng nương tựa nhau vào lúc ngày tàn bóng xế. Nếu không có tình thương và lòng kính trọng thì làm sao mà hai thẩm quyền: Một của TG và một của BDQ đã sống chung chia xớt những vui buồn của quá khứ và hiện tại, để có một tương lai bình an và hạnh phúc. Người viết Đỗ Sơn đừng nên nghĩ rằng khi chúng tôi bảo rằng TD 58 BDQ nhụt chí là chúng tôi coi thường TD 58BDQ. Trái lại chúng tôi vẫn nhớ mãi những ngày tháng hào hùng bốc lửa mà hai đơn vị CD3/2TK và TD58BDQ đã cùng nhau viết nên những trang sử huy hoàng cho đời sau.


Vấn đề thứ hai làm cho BDQ Đỗ Sơn nhức nhối và buồn lòng là Tiểu Đoàn 94 BDQ bị bỏ rơi. Cú nầy quá nặng. Còn đâu mặt mũi của những cấp chỉ huy đáng kính. Một thời hét ra lửa với những danh xưng Mặt Trời, Diều Hâu, hay Đại Bàng. Một tiếng lệnh ra là hàng nghìn người răm rắp tuân theo. Cả một Quân Đoàn II đã phơi thây gần hết trên Liên Tỉnh Lộ 7B trong cuộc rút quân hổn quân hổn quan. Khi VC pháo kích vào Phú Bổn, Tư lệnh chiến trường, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, đã thoải mái ngồi trên trực thăng, bay lên thoát ra khỏi trận địa pháo và cũng là điểm mà cộng quân đã dùng những đại pháo 130 ly, 122 ly… pháo tàn bạo vào điểm mà trực thăng khi bay lên đã làm lộ mục tiêu. Quân và dân đã thây phơi khi vị Tư Lệnh chiến trường đã bỏ mặc đoàn quân rút lui đang oằn oại dưới làn pháo hung tràn của bọn cộng phỉ. Hãy nghe Trung Tá Trần Kim Đại phản đối cái vụ bỏ rơi TD 94 BDQ đó. Trung Tá Đại bảo rằng đó là lệnh tức thì. Tức là không có thời gian chuẩn bị. Nghe được không? Tin được không? Khi chúng tôi TD2KB và TD58 BDQ nhận lệnh Tướng Trưởng mở một con đường máu cho Liên đoàn 42 BDQ của Trung Tá Đại và Lữ Đoàn 4 KB rút lui thì cả BCH từ Đại Tá Tất, Đại Tá Của và Trung Tá Đại không hề hay biết gì sao? Mấy ông Đại Bàng, Mặt Trời nầy bộ tắt máy truyền tin hết sao mà không biết có một đơn vị đang tiến vào Kompong Trach từ phía Nam, đang chiến đấu một mất một còn để mở đường máu cho Chiến đoàn rút lui. Bộ mấy Ông Đại Bàng Mặt Trời nầy nằm bẹp dzí trong cái hầm kiên cố vòng ngoài có 2 Chi Đoàn Thiết Kỵ đang án ngữ bảo vệ cho Quý Mặt Trời ngủ yên? Rất là vô lý. Vô lý cả khi bảo rằng CT1CSBV đã nãn chiến trường bỏ mặt Chiến Đoàn KBTG và BDQ đang nằm ăn hút tại Kongpong Trach, để bôn tập tới mà đánh Kiên Lương. Vô lý cả khi không hề biết rằng có một đơn vị đang mở đường máu để bắt tay cùng Chiến Đoàn KBTG và BDQ. Quý thẩm quyền Mặt Trời, Đại Bàng phải biết từ Trung Tướng Trưởng và cả Phòng 3 của Chiến Đoàn phải nghe tiếng điều động thậm chí cả tiếng xích sắt rền vang của TG để mà lập kế hoạch rút lui. Tiểu Đoàn nào đi với Thiết Đoàn nào. Đội hình ra sao. phối hợp hỏa lực như thế nào. Chứ không phải rút quân bằng một lệnh tức thì để giữ sự bất ngờ. Nhắc chuyện xưa, Tướng Phú chọn Liên Tỉnh lộ 7B để tạo sự bất ngờ. Ai đã từng chỉ huy, dù là chỉ huy một đơn vị nhỏ nhất là Trung đội, cũng phì cười vì ý tưởng ngô nghê đó của một ông Tướng hai sao, Tư Lệnh một Quân Đoàn uy quyền một cỏi. Ông Tướng hai sao đó ổng nghĩ rằng quân cộng sản chắc đui mù câm điếc hay sao mà chúng nó không thấy cả trăm ngàn người cùng chiến cụ nặng nhẹ đang chạy trên Liên Tỉnh Lộ 7B. Bây giờ Chiến Đoàn ở trong, CT1CSBVXL đang bao vây vòng ngoài chắc cũng đui mù câm điếc không thấy không biết rằng Chiến Đoàn đang chuẩn bị chạy. Và theo Trung Tá Đại là Đại Tá Tất ra lệnh chạy mà không cần hỏi han bàn thảo cùng các vị mai bạc trong BCH Chiến Đoàn. Một cú đưa banh tuyệt đẹp. Trung Tá Đại tiết lộ là TD94 BDQ nằm tận cùng phía Bắc Kompong Trach cho nên rút lui sau cùng. Để cho mọi người tin lời, Trung Tá Đại còn cho biết trước khi rời trại lên Thiết giáp rút lui (Trung Tá Năm Ruộng đóng quân trong trại chứ không phải ngoài ruộng như BDQ Đỗ Sơn khoe) còn gặp Đại úy Liêm Tiểu Đoàn Phó TD 94 BDQ ở cổng sau. Như vậy thì ông Tiểu Đoàn Phó làm gì mà lang thang trong trại, mà không ở chổ đóng quân của TD94BDQ? Quá vô lý. Ông TDP đến trại để làm gì? Ông đến trại một mình hay có lính tráng gì không? Tại sao ông không chờ TD94 BDQ đến rồi rút lui theo Tiểu Đoàn mà bỏ mặc Tiểu Đoàn để rút lui cùng Chiến Đoàn? Chỉ với hai lý do là TD94 BDQ ở xa nên rút lui sau cùng và đã gặp Tiểu Đoàn Phó ở trại là đủ giải thích là TD 94 BDQ không bị bỏ rơi. Tài thật! Ngụy tui không biết tác giả Đỗ Sơn cấp bậc cở nào, kiến thức và kinh nghiệm ra làm sao mà viết bài rất là hồn nhiên. Bằng những lý do rất ấm ớ rồi bắt chúng tôi tin thì làm sao mà chúng tôi tin được. Như thế thì Quý Đại Bàng, Quý Mặt Trời BDQ lên Thiết Giáp rút lui bỏ mặc TD94 BDQ chạy bộ một mình không có kế hoạch bảo vệ yểm trợ gì sất cả. Với khoảng cách chưa đầy 15 cây số từ Kompong Trach đến Hà Tiên, Quý Đại Bàng Quý Mặt Trời chỉ mất vài tiếng đồng hồ là thoải mái vào Hà Tiên ăn phở, ăn hủ tíu, ăn cháo lòng cùng dăm ba chai bia lạnh cho bỏ những ngày nằm chịu pháo. TD 94 BDQ chạy bộ, không được yểm trợ bằng Pháo binh và Thiết Giáp, phải vượt qua bao nhiêu chốt kiền nên mãi ngày hôm sau mới ra tới đơn vị chúng tôi là Chi Đoàn 3/2 TK chỉ còn trần xì một Tiểu Đoàn Trưởng và khoảng 10 binh sĩ BDQ. Không bỏ rơi mà thế đấy. Không biết trong khi rút lui Quý Đại Bàng, Quý Mặt Trời có vào tần số của TD94 BDQ hay không? Có biết TD 94 BDQ đang một mình chống trả vùng vẩy giữa bầy lang sói. Có nghe tiếng kêu cứu của TD94BDQ hay không. Có nhỏ một chút nước mắt nào cho TD 94BDQ hay không và trong một thoáng nào đó Tư lệnh Chiến Đoàn có nghĩ rằng cần phải có một hành động nào khả dĩ để cứu đứa con của mình đang tuyệt vọng chiến đấu cô đơn với hoả lực cơ hữu. Khi những con cua TG đang chạy gần tới Hà Tiên thì Đại Tá Tất nghĩ gì? hay chỉ là một cái tặc lưởi, rồi bổ sung quân số, đưa ra Dục Mỹ huấn luyện và Tiểu Đoàn 94 BDQ lại tái xuất giang hồ và mọi người sẽ quên câu chuyện buồn: Tiểu Đoàn 94 BDQ đã bị bỏ rơi và bị tan hàng tại Kompong Trach làm vật cản đường cho Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn cùng 2 Tiểu đoàn BDQ rút lui về Hà Tiên.


Trong câu chuyện kể của Trung Tá Đại, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 42 BDQ: Đại Úy Liêm bị trúng pháo bị thương nặng. Không muốn binh sĩ bận bịu nên rút lựu đạn tự sát. Nếu đúng như thế thì Đại úy Liêm, Tiểu Đoàn phó TD 94 BDQ bị chiến đoàn bỏ rơi, là một anh hùng, là một chiến binh thứ thiệt (chữ của Đỗ Sơn) Nhưng Ngụy tui lại có một thắc mắc cần Trung Tá Năm Ruộng giải thích là tại sao không đưa Đại úy Liêm lên xe Thiết Giáp để tải thương mà lại để ông tự sát? Liên Đoàn 42 BDQ có Bác sĩ. Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh có ít ra là hai Bác sĩ. Thiết giáp có xe để chở thương binh và được bác sĩ cùng y tá săn sóc. Không lẻ Thiết giáp chỉ để chở Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân và những chiến sĩ còn lành lặn. Còn nếu bị thương thì phải tự sát như Đại úy Liêm chăng? Hay là Đại úy Liêm quân số thuộc về TD94BDQ nên không được Liên Đoàn lo lắng và chăm sóc? BDQ Đỗ Sơn viết rất vô lý. Vô lý ở chổ là Đại úy Liêm di chuyển theo Liên Đoàn, bị thương rồi tự sát trong đội hình của Liên Đoàn. Làm sao các binh sĩ TD94BDQ về từ Kompong Trach biết mà kể lại cho Đỗ Sơn nghe. Tác giả Đỗ Sơn phải viết là những binh sĩ BDQ thuộc Liên Đoàn 42 BDQ kể lại thì mới hợp lý, chứ cho Binh sĩ TD 94 BDQ kể lại hình ảnh bi hùng của Đại úy Liêm, một chiến binh thứ thiệt, một chiến sĩ quả cảm thì vô lý quá. Đỗ Sơn chưa đủ bản lảnh để hư cấu như thật thành ra hơi kẹt.

Phần thứ ba là phần huyền thoại, phần hư cấu mà Ngụy tui muốn bàn cùng người viết Đỗ Sơn.

“Theo BĐQ Đỗ Như Quyên, “trên” đã nhất định đòi Công trường 1 CSBVXL phải chiếm cho bằng được Hà Tiên làm hải cảng để được hưởng điều khoản “quân ai đang có mặt ở đâu thì coi như là đất của phe đó” của Hiệp định không hòa bình Paris 1973…”

Và BDQ Đỗ Sơn kết luận “Trận Kompong Trach rất là quan trọng”. Đọc tới đây Ngụy tui tức cười quá. Kompong Trach mở màn vào gần cuối tháng 3 và khi chiến đoàn rút lui “tình cho không biếu không” Kompong Trach cho CT1CSBVXL là khoảng giữa tháng 5 năm 1972. Mà Hiệp định Paris được ký kết và có giá trị thi hành ngày 28 tháng 1 năm 1973. Tức là gần 8 tháng trời. Trong khoảng thời gian đó biết bao là vật đổi sao dời. Thương hải biến vi tang điền. Đả đả, đàm đàm. Họp. Bỏ họp. Đòi TT Thiệu từ chức, đòi quân Mỹ rút quân về nước vô điều kiện. Từ Linebacker I chơi qua Linebacker II. Hà Nội sắp trở về thời đại đồ đá. Sắp sửa treo cờ trắng đầu hàng. Lê Đức Thọ và bè lủ phải quỳ, phải bò, phải trườn tới phòng hội để ký cái hiệp định thổ tả đó mà nói tới chuyện chiếm Hà Tiên để làm hải cảng. Chuyện tiếu lâm. Không biết là BDQ Đổ Như Quyên cho CT1CSBVXL chiếm Hà Tiên làm hải cảng để làm chi? Để bọn CSBVXL tiếp tế vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng cho cán binh của chúng ở QDIV và QKIV chăng? Lại tức cười. Ngụy tui không biết sau khi chiếm được Hà Tiên rồi thì bọn cộng sản BVXL làm sao mà biến Hà Tiên thành hải cảng cho được. Phương tiện, người ngợm ở đâu mà làm. Rồi Ông Tướng Tư Lệnh QDIV&QKIV chắc ngồi giương mắt ếch ra cho bọn CSBVXL xây dựng hải cảng chắc. Giả sử là có cái hải cảng Hà Tiên rồi sao nữa? Hải Quân, Không Quân VNCH chắc án binh bất động để cho tàu bè của Trung cộng hay Bắc Việt ra vô thoải mái như đi chợ hay sao? Thôi thôi xin người viết Đỗ Sơn và BDQ Đổ Như Quyên đừng chọc Ngụy tui cười nữa. Hãy để cho Ngụy tui bàn tiếp về trận Kiên Lương.

Từ Kompong Trach lan man qua trận đánh giải tỏa Chi Khu Kiên Lương. Ngụy tui cứ tưởng được người viết Đỗ Sơn viết thật chi tiết trận Kiên Lương đọc chơi đở buồn. Nào ngờ lại thất vọng. Cũng giống như trận Kompong Trach, trận đánh tại Chi Khu Kiên Lương cũng được viết rất là qua loa sơ măng. Tức là đọc xong cũng chẳng biết được đầu cua tai nheo gì cả. Tức là đọc rồi cũng như chưa đọc gì cả.
Theo như tường thuật của Đỗ Sơn, Trung Tá Năm Ruộng lại chỉ huy trận đánh nầy. Quân số gồm các đơn vị BDQ từ Kompong Trach về. Không nghe nói có TD94 BDQ hay không? Nếu có, thì TD94 BDQ chắc tham chiến với quân số khoảng 10 binh sĩ và vị Tiểu Đoàn Trưởng. Chắc có lẻ vậy nên phải tăng cường thêm TD 86 BDQ do Thiếu Tá Tạ Thành Lộc chỉ huy. Theo trí nhớ của Ngụy tui thì sau Trận Kompong Trach, đơn vị Ngụy tui là Thiết Đoàn 2 KB phải đi tiếp viện cho một đơn vị BDQ mà Ngụy tui không biết tên đang bị lún lầy tại Kompong Trabek. Đơn vị BDQ nầy bị cầm chân tại đây cả tuần lể. Chúng tôi đã yểm trợ thật mạnh mẻ. Cuối cùng dứt điểm được. Chi Đoàn 3/2 TK của chúng tôi đã bắt sống hơn 20 tù binh CSBVXL bẻ gảy ý đồ của VC khóa đít chúng tôi. Thẩm quyền của chúng tôi là Đại úy Kỵ Binh Nghê Thành Thân đã bị thương trong trận đánh nầy và sau đó chúng tôi đã được điều động đi giải tỏa Chi Khu Kiên Lương. Đúng ra là chiếm lại nhà máy xi măng Hà Tiên. Đó cũng là “người” bảo trợ cho đơn vị chúng tôi cho nên chiếm lại là trách nhiệm của Thiết Đoàn 2 KB chúng tôi. Không biết là có cái lệnh bảo toàn nhà máy xi măng Hà Tiên của Tướng Trần Bá Di, Tư Lệnh SD9BB hay không. Nhưng Ngụy tui nhớ rất rõ là Chi Đoàn 3/2TK chúng tôi đã dùng Đại bác SKZ 106 ly bắn ba lần vào cái máy nghiền đá mà máy không bị hề hấn gì. Vì chúng tôi chỉ có đạn chạm nổ mà không có đạn xuyên phá. Sau ba lần tác xạ mà máy nghiền đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, thì mới quyết định đánh bằng hơi ngạt. Chúng tôi cũng không biết Trung Đoàn 101D, CT1CSBVXL tăng cường thêm Trung Đoàn 52D Chủ lực miền đánh chiếm nhà máy xi măng Hà Tiên hay là đơn vị nào của CSBVXL. Nhưng trong trận giải tỏa nầy, đơn vị chúng tôi đụng đám VC địa phương. Khi chúng tôi chuẩn bị chiếm lại khu nhà của công nhân nhà máy xi măng Hà Tiên thì chúng tôi thấy tụi VC cởi áo, chỉ mặc quần đùi tay cầm bản đồ lom khom chạy dưới con kinh, để tam thập lục kế dĩ đào vi thượng về hướng biển phía Đông sát vành đai Chi khu Kiên Lương. VC nón cối không bao giờ cởi quân phục cùng lắm là cởi dép râu để chẩu cho nhanh chứ không chịu sinh Bắc Tử Nam. Kỷ niệm trong trận nầy là lính tráng Ngụy tui vô một phòng toàn là dụng cụ âm nhạc trống đờn amplifier. Chúng nó rất khoái chí thằng trống thằng đờn mà phá. Trống đánh thì kêu nhưng đàn thì không kêu. Ngụy tui phải giải thích đàn phải có điện mới chơi được.

Người viết Đỗ Sơn cứ tưởng vẽ vời ra cho phần nhận định trận đánh Kompong Trach thêm hoa lá cành. Nhưng không ngờ chúng tôi cũng có mặt trong trận đánh giải tỏa Xi Măng Hà Tiên. Để từ từ, khi có dịp anh em chúng tôi sẽ hợp nhau mà viết lại trận đánh nầy để thân tặng cho BDQ Đỗ Sơn.

Tác giả Đỗ Sơn rất hậm hực khi phán rằng thẩm quyền chúng tôi là Đông Phương đã trút nổi nghẹn ngào lên đầu của các đơn vị khác binh chủng. Đó là một nhận định rất sai lầm. Chết cho Tổ Quốc, cho đồng bào không bao giờ là cái chết tức tửi và vô lý. Cho nên không có nỗi nghẹn ngào mà trút. Đó là cái chết của những anh hùng, của những người con yêu của Tổ Quốc, đã hy sinh thân mình cho lý tưởng Quốc gia. Tổ Quốc luôn Ghi Ơn những anh hùng bất tử đó. Những cái chết như những chiến binh TD 94 BDQ mới là những cái chết tức tửi và vô lý. Cho nên dù không cùng binh chủng, nhưng trước mắt hình ảnh 10 chiến binh BDQ sống sót, tả tơi ra tới CD3/2TK chúng tôi. Đó là hình ảnh bi ai. Thẩm quyền Đông Phương chúng tôi đã nghẹn ngào trước hình ảnh tang thương đó. Riêng Ngụy tui đã chửi thề từng tiếng từng tràng liên tu bất tận. Thẩm quyền Đông Phương chúng tôi từng nói: “Không có chiến thắng nào to lớn hơn mạng người chiến sĩ. Khi chiến trường đã được giải tỏa. Đâu có cần phải hy sinh cả một TD 94 BDQ thiện chiến như thế.”


Chiến binh thứ thiệt là chiến binh hào hùng trong chiến đấu. Can trường khi chiến bại và biết hy sinh cho lý tưởng Quốc Gia mà không cần bất cứ một sự báo đền gì cả. Chiến binh thứ thiệt là khi viết lại những trận đánh nên viết trung thực, phải biết chấp nhận lầm lở khi xưa, để được an bình, để được tha thứ khi làm một cuộc ra đi đoàn tụ cùng những chiến hữu đã đền xong nợ nước, đã cùng nhau chiến đấu trong thời chinh chiến điêu linh. Chiến binh thứ thiệt không cần viết hoa hoè hoa sói. Cũng không cần viết loanh quanh để cố gắng tạo hỏa mù cho trận chiến năm xưa.


Chiến sử phải được những chiến binh thứ thiệt viết với lòng trung thực. Quý vị có thể lừa được một người, bịp được hàng trăm người hay hàng chục ngàn người. Nhưng không thể bịp được tất cả mọi người. Chiến binh thứ thiệt phải nhớ nằm lòng như thế.


Viết về những trận đánh năm xưa, không phải để tô hồng chuốc lục hay để thần thánh hóa người lính QLVNCH. Hay để ca tụng một cá nhân, một đơn vi hay một binh chủng nào. Mà chỉ muốn để lại cho đời sau biết rằng, có một thời, những người thanh niên đã hy sinh tuổi trẻ, lên đường chiến đấu bảo vệ quê hương. Họ là ai? Là những Thiên Thần Mũ Đỏ, là những Cọp Biển lừng danh, là nhưng Cọp Đen, Cọp Ba Đầu Rằn lấy Rừng Núi Sình Lầy làm lẻ sống. Họ là những ngườii lính Bộ Binh chân cứng đá mềm. Họ là những Pháo Thủ, những Kỵ Binh lấy da ngựa bọc thây. Họ là những chiến binh áo trắng ôm mộng hải hồ. Họ là những Cánh Chim Trấn Không lấy mây trời làm Lý Tưởng. Họ là những người lính Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bảo vệ thôn làng. Có nhiều người đã đền xong nợ nước, có nhiều người ra thân tàn phế và có nhiều người đang sống âm thầm trong nước hoặc hải ngoại để chờ đợi ngày đi sum hợp cùng các chiến hữu đã cùng chiến đấu trong thời lửa đạn điêu linh


Khi đã không được “đồng minh chấp thuận” cho Bắc Tiến thì cuộc chiến đấu chống cộng sản BVXL là một cuộc chiến từ huề tới thua. Vì quyền lợi của Hoa kỳ và một trật tự thế giới được sắp đặt để có lợi cho Hoa Kỳ thì cuộc chiến tranh VN đã chấm dứt. Quốc gia VNCH đã biến mất trên bản đồ của thế giới. Có người tuyệt vọng như bầu trời sụp đổ, nên họ đã tự sát để bảo toàn khí tiết. Có người chỉ có một nổi buồn vong quốc. Có người như BDQ Đỗ Sơn thì chỉ nghẹn ngào nức nở. Sau 17 năm tù đày, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, một danh tướng Thiết Giáp, QLVNCH, niềm hảnh diện của người lính Kỵ Binh VNCH đã tuyên bố rằng: “Nếu phải làm lại từ đầu thì tôi (Chuẩn Tướng Khôi) cũng sẽ làm như thế. Dù biết rằng làm như thế tôi sẽ mất tất cả trừ DANH DỰ” Tại sao? Bởi vì đó là trách nhiệm, là lý tưởng Quốc Gia của người trai trong thời ly loạn. Đó là con đường đúng đắn và không có gì phải nghẹn ngào, cay đắng hay hổ thẹn khi đã làm hết sức mình. Khi đã tận nhân lực. Chắc chắn sẽ tri thiên mệnh …
Câu chuyện về trận đánh Kompong Trach năm 1972, các thẩm quyền của Liên Đoàn 42 Biệt Động Quân và Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh không ai chịu viết lại. Đến khi thẩm quyền chúng tôi là Đông Phương viết lại thì Thiếu Tá Nguyễn Văn Răng, Chi Đoàn Trưởng, Chi Đoàn 1/16 Thiết Kỵ viết lại với sự cộng tác của Trung Tá Ngô Đức Phương Thiết Đoàn 12 KB. Cùng lúc BDQ Đỗ Như Quyên lên tiếng. Ngụy tui chờ đợi quá lâu nên đã viết Kompong Trach: Ai Thắng Ai Thua để nhận định tổng quát về Trận đánh Kompong Trach và hậu quả của nó. Bây giờ được đọc bài viết của BDQ Đỗ Sơn qua lời thuật của Trung Tá Trần Kim Đại, Liên Đoàn Trưởng LD 42 BDQ và BDQ Đỗ Như Quyên. Ngụy tui rất thất vọng về bài viết nầy. Qua bài viết Trận Kompong Trach 1972, BDQ Đỗ Sơn không diễn tả lại trận đánh mà chỉ muốn giải thích hai vấn đề là TD 58 BDQ tùng thiết cho TD2KB trong trận giải vây cho chiến đoàn KBTG&BDQ đang bị bao vây tại Kompong Trach không hề bị nhụt chí. Dù rằng tác giả Đỗ Sơn và Trung Tá Trần Kim Đại và BDQ Đỗ NHư Quyên không có mặt trong đoàn quân đi giải vây. Và quan trọng là khẳng định TD 94 BDQ không bị bỏ rơi khi chiến đoàn rút lui. Bằng những chúng cớ những lập luận vụng về không làm cho Ngụy tui tin được nên mới có bài viết phân tích những điểm vô lý và những điểm không thể tin được kể trên.
Đây chỉ là những nhận định chủ quan của một độc giả cũng là người đã có mặt và tham chiến trận giải vây thần kỳ tại Kompong Trach năm xưa.

Viết lại trận đánh nầy, thẩm quyền Đông Phương chúng tôi muốn kể lại cho đời sau một trận giải vây tuyệt vời của các chiến binh Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 58 BDQ đã mở một con đường máu để Chiến Đoàn KBTG và BDQ rút về Hà Tiên và cũng để ngậm ngùi cho Tiểu Đoàn 94 BDQ đã bị bỏ rơi tại Kompong Trach khi Chiến Đoàn rút lui an toàn về nước. Những thẩm quyền chỉ huy Chiến Đoàn ngày xưa như Đại Tá Phạm Duy Tất thăng Chuẩn Tướng, Trung Tá Trần Kim Đại thăng Đại Tá, Chỉ Huy Trưởng BDQ QDI, Đại Tá Nguyễn Văn Của thăng chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 4 KB chỉ còn lại nổi ngậm ngùi cho gần 400 chiến binh TD 94 BDQ đã nằm lại Kompong Trach và đã bị các thẩm quyền lảng quên. Xin nhỏ những giọt nước mắt để tưởng nhớ những anh hùng đã Vị Quốc Vong Thân.

Tổ Quốc Ghi Ơn

 

Kỵ Binh Ngụy Saigon, Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ

 

Chú thích:
KBTG&BDQ: Kỵ Binh Thiết Giáp và Biệt Động Quân
LD4KB: Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh
BK44CT: Biệt Khu 44 Chiến Thuật
LD42BDQBP: Liên Đoàn 42 Biệt Động Quân Biên Phòng
TD2KB: Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh
TD58BDQ: Tiểu Đoàn 58 Biệt Động Quân
TD94BDQ: Tiểu Đoàn 94 Biệt Động Quân
QQKIV&QKIV: Quân Đoàn IV và Quân Khu IV
SD9BB: Sư Đoàn 9 Bộ Binh
CD3/2TK: Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ
CT1CSBVXL: Công Trường 1 Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược.

Tham Khảo:
TRẬN KAMPONG TRACH 1972: Tiểu-đoàn 58BĐQ có bị nhụt chí và Tiểu-đoàn 94BĐQ có bị bỏ rơi không? Tác giả Đỗ Sơn