Hoàng Sa và Trường Sa có còn là của Việt Nam? |
Tác Giả: Hà Giang, thông tín viên RFA | |||
Thứ Sáu, 18 Tháng 9 Năm 2009 08:12 | |||
9/17/2010 như việc các bloggers bị bắt vì những bài viết liên quan đến khai thác Bô Xít hay Hoàng Sa Trường Sa, việc Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam cho đăng rồi lại gỡ xuống bài viết “Hải Quân Trung Quốc diễn tập ở biển Đông”, việc blogger Mẹ Nấm bị buộc thôi không được viết blog, thì tin công ty Vinagame ngăn chặn không cho các từ Hoàng Sa Trường Sa được hiển thị trong nội dung chat của các game thủ, theo thông tư 60 của chính phủ, đã khiến người ta đặt vấn đề là không biết đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thì Hoàng Sa và Trường Sa có còn là của Việt Nam nữa hay không. RFA file Lãnh hải Việt Nam Trước hết, người dân nào dám lên tiếng, bằng cách này hay cách khác, để xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này, đã bị bắt bớ, giam cầm và quy cho tội vi phạm an ninh quốc gia, điển hình nhất là đợt đàn áp các bloggers gần đây nhất tại Việt Nam như blogger Người Buôn Gió, nhà báo Đoan Trang, và blogger Mẹ Nấm. Còn LS Cù Huy Hà Vũ thì nhận định: “Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng như anh Bùi Thanh Hiếu thậm chí còn tự mình in những áo phông mà có những dòng chữ bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa cũng như là phản đối bauxite nhằm bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Thì có thể nói lý do chính để cơ quan an ninh bắt giam là họ lấy lý do xâm phạm an ninh quốc gia thì quả là kỳ cục. Vào ngày ngày 4 Tháng Chín, bài viết “Hải Quân Trung Quốc diễn tập tại biển Ðông” được dựa trên hai báo “Hoàn Cầu” và “Phượng Hoàng” của Trung Quốc đã được đăng trên “Báo điện tử đảng Cộng Sản Việt Nam.” Với nội dung nhấn mạnh về “một sứ mệnh... bảo vệ tốt biên cương trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, biển phía Nam tổ quốc (Trung Hoa).” Trước sự phản đối mãnh liệt của cộng đồng dân mạng, bài viết này đã bị âm thầm gỡ xuống sau đó, nhưng không có một lời giải thích nào từ ban biên tập của báo. Đây là sự kiện thứ hai khiến dư luận hoang mang về quan điểm của nhà nước về chủ quyền hai quần đảo này. Tiếp đó, trước áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế, và, theo Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, cũng vì nhà nước không tìm tội gì để truy tố họ, các bloggers bị bắt đã được thả về. Riêng blogger Mẹ Nấm thì một ngày sau khi được thả, đã xác nhận với các cơ quan truyền thông là cô đã bị cấm không được viết blog và cấm xử dụng cái tên Mẹ Nấm. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Gia Minh của đài chúng tôi, cô nói: “Bên cạnh đo, họ yêu cầu em là dừng xử dụng blog Mẹ Nấm. Họ nói là cái âm mưu chính trị đó của nhóm Người Việt Yêu Nước rất là sâu sắc, em không nhận ra đựơc cái điều đó, em lôi kéo, nhưng mà mọi người phải hiểu là ở cái khỏang thời gian mười ngày chín đêm trong tù, nó rất là ghê gớm. thế nên em chấp nhận từ bỏ tất cả để em trở về với gia đình.” Dư luận ngờ rằng, dù được thả về, nhưng hình như ai cũng đã bị ngầm tước đi một phần quyền tự do phát biểu, vì mọi người đều vì lý do này hay lý do khác tuyên bố sẽ tạm ngưng không viết blog một thời gian, hay viết theo góc độ ẩn ý hơn. Giã từ bạn bẻ trên blog Mẹ Nấm, cô viết: “Giá như ở một vị trí khác, tôi, cũng là một người Việt yêu nước, sáng sáng thức dậy, tự nhìn vào gương và lẩm bẩm: “Stop bauxite – No China – Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, thì có lẽ mọi việc hẳn đã khác! Qua sự việc này tôi cay đắng nhận ra rằng “phương cách thể hiện lòng yêu nước còn tùy thuộc vào thể chế.” Sự kiện các blogger bị khủng bố tinh thần và bị cấm đóan không được viết blog về chủ quyền quốc gia trên biển đông đã làm nhiều người phẫn uất. Chủ trương với ý đồ rất nguy hiểm Bản tin này viết: Theo tìm hiểu của SGTT, việc VinaGame đưa vào bộ lọc ngăn chặn những từ ngữ trên là thực hiện thông tư 60 do liên bộ Công an, Văn hoá thông tin và Bưu chính viễn thông ban hành ngày 1.6.2006, trong đó có việc nghiêm cấm dùng một số từ ngữ nhạy cảm về chính trị, thuần phong mỹ tục… trong game. Được biết, trong thông tư 60, không có quy định cụ thể những từ “nhạy cảm”. Một học sinh sau khi chơi game và khám phá ra là khi dùng những từ Hoàng Sa và Trừơng Sa thì nhận được thông báo là “Xin bạn đừng dùng những lời lẽ không phù hợp trong tin tức”. Em đã thử dùng một từ khác là Tam Sa (cái mà Trung Quốc gọi là Hoàng Sa và Trường Sa) thì sử dụng vô tư và không bị coi là dùng lời lẽ không phù hợp, đã viết thư hỏi công ty Vinagame, và sau đó lại thư cho ông Nguyễn Huệ Chi của Beauxit Việt Nam Info để hỏi thêm viết thư như thế thì có vi phạm an ninh quốc gia không, hiện em đang rất lo lắng. Luật sư Cù Huy Hà Vũ bầy tỏ sự kinh ngạc của ông trước tin này, và cho rằng đây là một sự kiện không thể xem nhẹ. Ông nói: “Rất là bất thường, hoàn toàn bất thường và tôi cho rằng đây là sức ép của cơ quan an ninh, một cách rõ ràng, rất là rõ ràng. Bởi vì Hoàng Sa Trường Sa trước hết chúng ta xác định đấy có phải của Việt Nam hay không? Trước hết xác định đấy có phải là của Việt Nam hay không? Vậy thì khi cấm không được dùng Hoàng Sa Trường Sa kể cả trong các trò chơi, cũng như trong các biểu tượng của mình từ các trang viết trên blog hay là những các hành vi khác, thì nếu mà cấm như thế thì coi Hoàng Sa Trường Sa không phải là của Việt Nam à? Chính các cơ quan mà cấm đấy, họ mới là xâm phạm an ninh quốc gia. Trước khi bị xâm phạm một cách cụ thể thì họ đã bán Hoàng Sa Trường Sa cho nước ngoài rồi.” Cảm ơn phát hiện nhạy bén của cháu. Cháu cứ yên tâm, không việc gì đâu. Đối với Nhà nước Việt Nam yêu nước, phát hiện này không những không đáng trách mà còn đáng thưởng. Chúng tôi sẽ chuẩn bị chu đáo và sớm đưa lên trang mạng việc này. Luật Sư Cù Huy Hà Vũ cũng đồng ý rằng cấm không cho trẻ em dùng những chữ Hoàng Sa Trừơng Sa là một hành vi có chủ tâm nguy hiểm. Ông phát biểu: Một thành viên trên diễn đàn X-càfé mỉa mai: “Đề nghị VinaGame bắt đầu dịch các game qua tiếng Trung Quốc luôn cho nhanh! Kể cả nhạc game cũng là nhạc Trung Quốc nữa. Người ta tự hỏ việc cấm trẻ em không được dùng những tên của lãnh hải Việt Nam là sự kiện vô tình hay chủ trương của nhà nước? Nếu vô tình thì liệu game có bị thu hồi không? Còn nếu đây là chủ trương của nhà nước, trong việc “kiên quyết đàn áp tất cả những tiếng nói liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa, và ngay cả trong lĩnh vực chơi game” nữa thì người dân Việt Nam sẽ phản ứng ra sao? Tạm thời chưa có câu trả lời, nhưng một câu hỏi rất rạch ròi đã được đạt ra trong lòng những ai đang quan tâm đến chủ quyền đất nước. Đó là:
|