Anh, người lính miền Nam |
Tác Giả: Huy Phương | |||
Chúa Nhật, 24 Tháng 1 Năm 2010 14:13 | |||
Từ ngày Trung Cộng chiếm cứ Hoàng Sa, phong toả biển Ðông, tỏ thái độ ngạo mạn đối với Việt Nam, bắn giết bắt bớ ngư dân chúng ta ngay trên vùng biển của quê hương, tôi bỗng dưng nhớ đến những người lính Ðịa Phương Quân Quảng Nam trên đảo Hoàng Sa ngày trước đã chiến đấu và sống chết với đảo nhà.Từ ngày chính quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp thanh niên trong nước khi đụng đến chủ quyền Hoàng Sa và xem hai chữ Hoàng Sa như tiếng húy kỵ phải kiêng dè mà truyền thông trong nước không có quyền nói đến, chúng ta không khỏi nghĩ tới người lính Hải Quân VNCH một thời đã dám đương đầu với một thế lực mà ngày nay Hà Nội đang cúi đầu chịu nhục. Trời thì quá cao, đất thì quá rộng, kẻ cầm quyền thì mắt mù tai điếc, chẳng biết xót xa cho nỗi đau của “nhân dân” người được đề cao trên miệng lưỡi thời cướp chính quyền, nhưng thân phận không khác hơn con vật thời chiến thắng. Trong tình nghĩa đồng bào, chúng ta làm sao khỏi xót xa khi nhìn thấy hình ảnh xác những ngư dân bị giết được ướp nước đá đang được đưa về đất liền, hay những người sống đang co ro như những kẻ tội phạm ngồi trên thuyền của mình, trong vùng biển của quê hương trước mũi súng của lính biển Trung Cộng. Người lính miền Nam ngày trước đã bày tỏ thái độ biết bảo vệ tổ quốc, người lính Cộng Sản ngày nay chỉ biết bảo vệ đảng hơn là bảo vệ tổ quốc. Cựu Ðề Ðốc Trần Văn Chơn, nguyên Tư lệnh HQ trong thời điểm trận Hoàng Sa xẩy ra, đã nói rằng “hải quân của chúng ta là hải quân một nước nhỏ, không dự trù phải đánh nhau với hải quân các nước lớn như Trung Cộng chẳng hạn, nhưng khi chúng ngang ngược xâm phạm vùng biển của chúng ta thì bắt buộc chúng ta phải nổ súng.” Ðó phải chắc chắn là một thái độ anh hùng. Qua thất trận, tù đày, mất mát, chia ly và chịu bao nhiêu điều đắng cay của người lính phải buông súng bất đắc dĩ, tôi cho rằng chưa lúc nào hình ảnh người lính miền Nam hiển hách và sáng chói trong lòng dân tộc như hôm nay, dù thời gian ba mươi lăm năm quá dài, tưởng chừng như đã làm lu mờ mọi vết tích, mọi câu chuyện, đôi khi tưởng như thần kỳ của một thời đã qua. Những người chết, hình hài, xương cốt đang bị bỏ quên hoang lạnh trong nghĩa trang, trên vùng núi đồi, sông rạch của quê hương, dưới những hầm chôn tập thể sau ngày thất trận, hay thất lạc trong những vùng đất tù đày khổ nhục. Những người sống mang nỗi hận xót xa trọn đời, lưu lạc xứ người hay lạc loài, lạ lẫm trên quê hương. Những ai đã quên và những ai còn nhớ? Tướng Douglas MacArthur có nói “người lính không chết, người lính chỉ phai nhạt dần” nhưng hôm nay chúng ta có bao nhiêu người lính đã nằm xuống, mà sao hình ảnh họ vẫn còn như hiển hiện trước mắt chúng ta. Trước mệnh nước, bao nhiêu tướng lãnh của chúng ta như người hạm trưởng phải là người rời con tàu cuối cùng, nên đã đành chọn cái chết để rửa mối nhục của kẻ mất thành. Với phong cách như thế, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã chết theo con tàu Nhật Tảo, thân xác ông cùng với thủy thủ đoàn đã chìm sâu xuống biển Ðông, nơi thủy mộ, cho chúng tôi những kẻ đời sau được ngưỡng mộ và mang ơn. Những người lính của chế độ CSVN hôm nay chỉ biết đàn áp những người yêu tổ quốc thay vì bảo vệ tổ quốc, vì bây giờ chống Tàu Cộng là có tội, nói như nhà thơ Trần Mạnh Hào: “Tôi yêu Tổ quốc tôi mà tôi bị bắt.” Cũng nhà thơ này, người đã mang tội chống đảng và ly khai đảng, đã viết những dòng về một người lính miền Nam, một người yêu tổ quốc, “Người Anh Hùng Họ Ngụy” tức là Hạm trưởng Ngụy Văn Thà của chúng ta:
|