Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Tiểu sử
| Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào. Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi. Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc cất ông lên làm Tả Thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình. Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542. Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử". Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ- tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính ... Ông mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công. Tác phẩm văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời. Tiên tri Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công. Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình". Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa. Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh tại". Nhận xét Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở". La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được huyền vi xen vào công việc của tạo hóa). Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu Nghìn năm sau như vẫn một ngày.
Giai thoại Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi. Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung". Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay: "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung". Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi). Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng". Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại: "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng". Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố. Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí vì họ Phùng không có chí làm vua. Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc. | Tượng đài thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm | Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng).Hiện có đền thờ tại xã Lý Học ,Huyện Vĩnh Bảo,Thành phố Hải Phòng).. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương Thân phụ cụ Văn Ðình, thân mẫu Nhữ Thị Thục, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ. Ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ. Sau đây là Tiểu sử của Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, trích trong quyển sách "Công Dư Tiệp Ký" của Vũ Phương Đề, dịch giả Tô Nam Nguyễn đình Diệm. Ông Nguyễn bỉnh Khiêm, Đạo hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am huyện Vĩnh Lại. Tiên tổ ngày xưa tu nhân tích đức đã nhiều (nay không thể khảo cứu được), chỉ biết từ đời cụ Tổ được tập phong Thiếu Bảo Tư Quận Công, mỹ tự là Văn Tĩnh, cụ Bà được phong Chính Phu Nhân Phạm thị Trinh Huệ, nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc, hợp với kiểu đất Cao Biền. Phụ thân được tặng phong Thái Bảo Nghiêm Quận Công, mỹ tự là Văn Định, Đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được sung chức Thái Học Sinh. Thân mẫu họ Nhữ, được phong Từ Thục Phu Nhân, nguyên người ở Ân Tử Hạ, thuộc huyện Tiên Minh, là con gái quan Hộ Bộ Thượng Thư Nhữ văn Lan. Bà vốn là người thông minh, học rộng văn hay, lại tinh cả môn tướng số, ngay thời Hồng Đức mà bà đã tính được rằng : Vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nữa thì sẽ suy đồi. Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu, muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên đã chờ ngót 20 năm trời, khi gặp Ông Văn Định có tướng sinh được quí tử nên bà mới lấy. Nhưng lại gặp một trang thiếu niên trong lúc sang bến đò Hàn thuộc con sông Tuyết giang, thì Bà ngạc nhiên than rằng : Lúc trẻ chẳng gặp, ngày nay tới đây làm gì! Những người theo hầu không hiểu ra sao, cầm roi đánh đuổi thiếu niên ấy đi, rồi sau Bà hỏi lại tánh danh, mới biết người ấy là Mạc Đăng Dung, khiến Bà phải sanh lòng hối hận đến mấy năm trời. Tiên sinh sanh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc sơ sanh, vóc người có vẻ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói. Một hôm, vào buổi sáng sớm, Văn Định đang bế cậu ở trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay lên rằng : "Mặt Trời mọc ở phương Đông." Ông lấy làm lạ ! Rồi năm lên 4, thì Phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu là cậu thuộc lòng đến đó, và thơ quốc âm cậu đã nhớ được đến mấy chục bài. Lại một hôm Bà đi vắng, Ông ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng : "Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung", rồi Ông muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc luôn ngay rằng : " Vén tay Tiên, nhẫn nhẫn rung".Ông thấy cậu mẫn tiệp như vậy thì có ý mừng thầm, đợi khi Bà về thuật lại cho nghe. Bà lấy làm bất mãn nói với Ông rằng : Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao Ông lại dạy con mình như thế ? Ông cả thẹn xin lỗi, nhưng Bà vẫn không nguôi giận, bỏ về ở bên cha mẹ đẻ, cách ít lâu thì mất. Lại có truyền ngôn rằng : Lúc Ông còn để chỏm, cùng với lũ trẻ ra tắm ở bến đò Hàn, khi ấy có chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo của Ông, chú bảo với mọi người rằng, cậu bé nầy có tướng rất quí, chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô, về sau chỉ làm đến Trạng nguyên Tể Tướng mà thôi. Vì thế nên ai cũng đoán chắc rằng, Ông sẽ là bậc tể phụ của quốc gia sau nầy. Như Ông lúc còn niên thiếu, học vấn sở đắc ngay tự gia đình, đến khi lớn tuổi, nghe nói có quan Bảng Nhãn Lương đắc Bằng, nổi tiếng văn chương quán thế, Ông bèn tìm đến để xin nhập học. Lương Công là người làng Hội Trào, thuộc huyện Hoằng Hóa, lúc Ngài phụng mệnh sang sứ nhà Minh, có học được phép Thái Ất Thần Kinh của người cùng họ, tức là dòng dõi của Lương Nhữ Hốt (Ông Hốt trước hàng nhà Minh, được phong tước là Lãng Lăng Vương). Lương Công rất tinh thông về lẽ huyền vi, đem truyền lại cho Ông, đến khi Ngài bị ốm nặng, lại đem con là Lương hữu Khánh ký thác với Ông, Ông săn sóc dạy dỗ chẳng khác con mình, sau nầy ông Khánh cũng được thành đạt. Những năm Quang Thiệu (1516-1526), gặp lúc loạn lạc, Ông về ẩn cư để dạy học trò, lấy Đạo làm vui, chẳng cầu danh tiếng, nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên (tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đăng Dung cũng đều có ý hiếp chế Thiên tử để sai khiến chư hầu, hai bên gây cuộc nội chiến, khiến trong nước chịu cảnh lầm than, lúc ấy Ông có cảm hứng một bài thơ rằng : Thái hòa vũ tru ï bất Ngu Chu, Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù. Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu, Uyên ngư tùng trước vị thùy khu. Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã, Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu Thế sự đáo đầu hưu thuyết trước, Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du . DỊCH : Thái hòa chẳng thấy cảnh Ngu Chu, Hai phái thù hằn chém giết nhau. Nhuộm máu phơi xương đà khắp chốn, Xua chà đuổi sẻ vị ai đâu ? Trùng hưng duỗi ngựa qua sông trước, Hậu hoạn phòng beo tiến cửa sau. Ngán nỗi việc đời thôi phó mặc, Say rồi dạo suối hát vài câu. Sở dĩ có bài thơ trên vì Ông biết rõ nhà Lê sẽ được trung hưng, dẫu rằng ngày nay tạm phải tìm kế an thân, nhưng rồi sau đây tất nhiên sẽ lại khôi phục được nước, mà câu : Beo tiến cửa sau, chỉ là nói kín đó thôi. Quả nhiên về sau, nhà Lê trung hưng, bốn phương trở lại yên tịnh, bấy giờ bạn hữu đều khuyên Ông ra làm quan, đến năm 44 tuổi Ông mới chịu ra ứng thí, khoa hương thi ấy, Ông được đỗ đầu, rồi năm sau, tức là năm thứ 6 đời nhà Mạc (1535), lại ra tỉnh thì được đỗ thứ nhứt, khi vào đình đối, lại đỗ Tấn Sĩ đệ nhứt danh, được bổ chức Đông Các Hiệu Thư, trong thời Thái Tông nhà Mạc, Ông có làm 2 bài thơ " Xuân thiên ngự tửu", đều được hạng ưu, rồi thăng chức Hữu Thị Lang Hình Bộ, sau thời gian ngắn lại thăng chức Tả Thị Lang, kiêm chức Đông Các Đại Học Sĩ. Trong 8 năm ở triều, Ông có dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm gương, bởi vì bổn tâm của Ông chỉ muốn làm trăm họ đều được an vui, những người tàn tật mù lòa cũng cho họ được có nghề ca hát bói toán, nhưng rồi gặp phải con rễ tên là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, vì sợ liên lụy đến mình nên Ông cáo quan xin về trí sĩ. Thế là giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542), Ông mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về làng, dựng Am Bạch Vân ở phía tả chỗ làng Ông ở và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. Khi ấy Ông có bắc 2 chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát, dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân ở bến Tuyết giang, có bia để ghi sự thực. Ngoài ra, Ông còn tu bổ chùa chiền, có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một con thuyền dạo chơi Kim Hải, Úc Hải để xem đánh cá. Còn chỗ danh sơn thắng cảnh, như núi An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào Ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều; mỗi khi thấy chỗ rừng cây chim đổi giọng ca thì Ông hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần Tiên. Nhưng trong thời gian dưỡng lão ở chốn gia hương, tuy rằng không dự quốc chính, thế mà họ Mạc vẫn phải kính trọng như một ông thầy, những việc trọng đại thường sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón lên kinh thành để hỏi, Ông đều ung dung chỉ dẫn, nhờ đó bổ ích rất nhiều. Xong rồi Ông lại trở về am cũ, họ Mạc ân cần giữ lại cũng chẳng được, về sau phải liệt vào hạng nhứt công thần, phong tước là Trình Tuyền Hầu, dần dần thăng đến Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Ông Bà nhị đại cũng được phong ấm, 3 người thê thiếp với 7 người con cũng theo thứ tự phong hàm. Thế rồi đến năm Cảnh Lịch thứ 3 thời nhà Mạc (tức Mạc Phúc Nguyên 1550), Thư Quốc Công , người xã Khoa Hoạch huyện Thanh Oai tên là Nguyễn Thiến, con là Quyện và Mỗi về hàng Quốc triều, Ông có làm một bài thơ gởi cho Thiến có những câu rằng : "Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại, Tri quân xử biến khởi tâm cam." DỊCH : Ta giúp mồ côi vì trọng nghĩa, Ông khi xử biến há cam lòng.Lại có câu rằng : "Khí vận nhất chu ly phục hợp, Trường giang khởi hữu hạn đông nam." DỊCH : Vận chuyển một vòng tan lại hợp, Trường giang đâu có hạn đông nam. Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt, còn Quyện cũng là tướng tài, luôn luôn lập được chiến công. Phúc Nguyên lấy làm lo ngại, hỏi kế nơi Ông thì Ông thưa rằng : Cha Quyện với thần là chỗ bạn thân từ trước, và đã ở trong nhà thần, hiện nay được ra trấn thủ Thiên Trường, ở vào tình thế bán tín bán nghi, nay muốn dùng kế bắt lại, thực chẳng khác chi thò tay vào túi để lấy một vật gì mà thôi. Rồi Ông xin với Mạc Phúc Nguyên trao cho 100 tráng sĩ, sai đi phục sẵn ở bên bắc ngạn. Ông gởi thơ cho Quyện, hẹn sang bên thuyền nâng chén rượu nhạt kể lại tình xưa, rồi nhân lúc đã quá say, phục binh nổi dậy bắt cóc đem về nam ngạn, Ông mới đem ân nghĩa quốc gia để khuyên nhủ. Quyện cảm động khóc nức nở, Ông bèn dẫn về qui thuận họ Mạc, rồi sau trở thành một viên danh tướng, nhờ đó nhà Mạc duy trì thêm được mấy chục năm nữa. Trong thời gian ấy, Đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) đã dấy nghĩa binh , thanh thế vang khắp xa gần, đánh nhau mấy trận ở cửa Thần Phù. Khiêm Vương Mạc Kính Điển đại bại, Thế Tổ thừa cơ tiến binh theo đường Tây Sơn ra đánh Kinh Bắc, khiến cho trong ngoài nơm nớp lo sợ, Ông hiến kế sách hư hư thực thực, họ Mạc theo đó thi hành, bấy giờ trong cõi mới tạm ổn định. Mạc Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585), tức năm Ất Dậu tháng 11 thì Ông lâm bệnh. Mậu Hợp sai sứ đến vấn an và hỏi về quốc sự. Ông chỉ trả lời rằng : "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tuy tiểu khả duyên sổ thế." Nghĩa là : Sau nầy quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng giữ thêm được mấy đời. Quả nhiên, cách 7 năm sau thì họ Mạc mất, rồi các Chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương, rút lui lên giữ Cao Bằng được 70 năm, nghĩa là sau 3, 4 đời thì mới hoàn toàn bị diệt, coi đó thì lời nói của Ông dự đoán chẳng sai chút nào. Nhưng rồi trong tháng ấy, giữa ngày 28 thì Ông tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò suy tôn hiệu là "Tuyết Giang Đại Phu", phần mộ ở trên một cái gò đất trong làng. . . . . . . . . . . Năm Thuận Bình thứ 8 (1556), Lê Trung Tông mất, không có hoàng nam nối ngôi. Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi Trạng nguyên Phùng khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, nên mới phải sai gia nhân ngầm đem lễ vật về tận Hải Dương để hỏi, Ông không trả lời mà chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng : "Vụ nầy lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy các ngươi phải đi tìm giống cũ để mà gieo mạ." Nói xong, Ông lại lên xe ra chùa, sai các chú tiểu quét dọn đốt hương, ngoài ra không hề đá động gì đến chuyện khác, bởi vì Ông đã hơi tỏ cho biết cái thâm ý là : Cứ việc thờ Phật thì được ăn oản. Rồi Trạng Phùng thấy thế vội vàng về báo, Thế Tổ hiểu ngay, bèn đón Anh Tông (Lê duy Bang) về lập, tình thế trong nước mới được ổn định. Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con Chiêu Huân Tĩnh Vương, đương lúc ở trong tình thế nguy ngập vì sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu của người vốn dòng họ Phạm đã được tôn là Thánh mẫu, nguyên quán ở làng Phạm Xá thuộc huyện Tứ Kỳ, với Ông là chỗ đồng hương, nên thường bí mật sai người về làng nhờ Ông chỉ giúp cho con trai bà một đường sống. Sứ giả đặt gói bạc nén ở trước mặt Ông, rồi bái lạy lia lịa. Ông thấy sứ giả năn nỉ mãi, nhưng vẫn không nói gì, rồi đứng phắt lên, tay cầm chiếc gậy, thủng thỉnh ra lối vườn sau, là nơi có hơn 10 tảng đá xanh xếp thành một dãy núi giả (non bộ) quanh co, trước núi lúc ấy có những đàn kiến dương men theo tảng đá leo lên, Ông ngắm nghía chúng một lát rồi mỉm cười đọc một câu :"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân", nghĩa là : Một dãy Hoành sơn có thể dung thân được. Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại với Nguyễn Hoàng. Hoàng bèn xin vào trấn thủ Quảng nam, đến nay hùng cứ cả một vùng đó… Nói về môn sinh của Ông, thực sự không biết bao nhiêu mà kể, nhưng nói riêng về những người có tiếng tăm lừng lẫy thì có : Phùng khắc Khoan, Lương hữu Khánh, Nguyễn Dữ, và Trương Thì Cử, đều đã nhờ ơn truyền thụ số học từng đi đến chỗ uyên thâm, và sau đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng. Nhắc lại khi Phùng khắc Khoan còn theo học Bạch Vân Tiên Sinh, lúc thành tài rồi, bỗng có một đêm Tiên Sinh đến chỗ nhà trọ của Khoan, Tiên Sinh gõ cửa bảo rằng : Gà gáy rồi đấy, sao anh chưa dậy nấu ăn mà còn nằm ỳ ở đó. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hóa, nhưng lại ẩn cư với Ông Nguyễn Dữ, chớ chưa chịu ra làm quan. Trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền Kỳ Mạn Lục, được Ông phủ chính rất nhiều, cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút. Coi đó, ta thấy việc đào tạo nhân tài để giúp cho bổn triều lúc ấy, phần lớn là nhờ ở Tiên Sinh vậy. Còn nói về cá nhân của Tiên Sinh, ta thấy Tiên Sinh là người có lòng khoáng đạt, tư chất cao siêu, xử sự hồn nhiên, không hề có chút cạnh góc, ai hỏi thì nói, không hỏi thì thôi, mà đã nói ra câu gì, thực là bất di bất dịch, dẫu rằng ở nơi thôn dã vui cảnh cúc tùng, hơn 40 năm mà lòng vẫn không quên nước, tấc dạ ưu thời mẫn thế thường thấy chan chứa trong các vần thơ, văn chương viết rất tự nhiên, không cần điêu luyện, giản dị mà rất lưu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời. Riêng về thơ phú quốc ngữ, Tiên sinh soạn cũng rất nhiều, trước đã xếp thành một tập gọi tên là Bạch Vân Thi Tập, tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm, và một thiên Trung Tân Quán Phú , còn thi thì thất lạc hết cả. Nhưng xem đại lược cũng toàn những thể gió mát trăng thanh, dẫu ngàn năm sau vẫn còn có thể tưởng tượng thấy vậy. Thử coi những câu : Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ ? An nhàn ngã thị địa trung Tiên . Nghĩa là : Cao sạch ai làm thiên hạ sĩ ? Thanh nhàn ta cũng địa trung Tiên. Đó là mấy câu Tiên sinh tự thuật chí hướng của mình thì đủ rõ. Nói về gia đình Tiên sinh có 3 thê thiếp. Bà Chánh thất họ Dương hiệu Từ Ý, quê ở Hải Dương, cũng thuộc bổn huyện, nguyên là ái nữ của quan Hình Bộ Tả Thị Lang Dương đắc Nhan. Thứ Phu nhân họ Nguyễn, hiệu là Nhu Tĩnh. Á Phu nhân họ Nguyễn hiệu Vi Tĩnh. Con cái cộng 12 người, 7 trai 5 gái. Con trưởng hiệu là Hàn Giang Cư Sĩ, được tập ấm hàm Trung Trinh Đại Phu, rồi sau làm đến Phó Hiến. Con thứ 2 hiệu là Túy Am Tiên Sinh, phong hàm Triều Liệt Đại Phu, tước Quảng Nghĩa Hầu. Con thứ 3 phong hàm Hiển Cung Đại Phu, tước Xuyên Nghĩa Bá, con thứ 4 là Thuần Phu, phong hàm Hoằng Nghị Đại Phu, tước Quảng Đô Hầu, con thứ 5 là Thuần Đức, tước Bá Thứ Hầu, con thứ 6 là Thuần Chính tước Thắng Nghĩa Hầu. Tất cả mấy người con đều có lập được quân công. Rồi sau Hàn Giang sinh Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tấn, Đạo Tấn sinh Đạo Thông, Đạo Thông sinh Đăng Doanh, Đăng Doanh sinh Thì Đương. Lúc ấy Thì Đương đã 65 tuổi, sinh được 3 người con trai, đều là cháu 8 đời của Tiên Sinh vậy. Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (tức là năm Ất Mão 1735), người trong làng nhớ tới thịnh đức của Tiên sinh, có dựng 2 tòa miếu ngay ở nền nhà của Tiên sinh ngày trước, rồi người hàng Tổng vì nhớ ơn đức cũng đến Xuân Thu hằng năm tế tự Tiên sinh; còn người trong họ là các Ông Nguyễn hữu Lý, vì sợ sau nầy gia phả sẽ bị thất lạc, nên có nhờ ta soạn một bài tựa. Ta đây sinh sản ở đất Hồng Châu, đối với Tiên sinh ngày trước , dẫu là đồng hương, nhưng nay cách đã 190 năm rồi thì còn biết đâu mà nói. . . . . . . . . . Nhưng ta nhận thấy Kỳ Lân, Phượng Hoàng đâu phải là vật thường thấy ở trong vũ trụ, tất nhiên nó phải ra chơi ở vườn nhà Đường và núi nhà Chu thì nó mới là điềm tốt. Còn như Tiên sinh, sẵn có tư chất thông tuệ, thêm vào Đạo học Thánh Hiền, ví thử đắc thời để mà thi thố sở học, chắc sẽ tạo ra cảnh trị bình, thay đổi phong tục phù bạc thành ra lễ nghĩa văn minh. Thế mà trái lại, một người có đức đủ phò tá vương, lại sinh ra giữa thời bá giả, thành ra sở học trở nên vô dụng, thực đáng tiếc thay ! Tuy nhiên, đời dùng thì làm, đời bỏ thì ẩn. Đối với Tiên sinh, dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi. Ta rất hâm mộ Tiên sinh về chỗ đó. Thử coi sinh trưởng trên đất nhà Mạc, khi thử ra làm quan để hành sở học, thì cũng muốn bắt chước Đức Khổng Phu Tử vào yết kiến Công Sơn Phất Nhiễu, rồi khi biết rằng không thể giúp được thì vội bỏ đi, lại muốn theo trí sáng của Trương Lương để hỏi thăm Xích Tùng Tử. Nay đọc những văn chương còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng, rực rỡ như mây năm sắc, sáng sủa như vừng thái dương, mà cái phong vị tắm sông Nghi, hóng mát cầu Vũ Vu của Ông Tăng Điểm ngày trước, và cái phong thú yêu sen, hái lan của tiền nho ngày xưa, hình như ta được nhìn thấy Tiên sinh và Ta được bái kiến ở trong Giáng Trướng. Bởi vì Tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy. Ôi ! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa ? Còn như Tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng tượng như một buổi sớm. Xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu : "An-Nam Lý học hữu Trình Tuyền" , tức là công nhận về môn Lý học của nước An-Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy. Hậu học Ôn Đình Hầu Võ Khâm Lâm cẩn thuật. GHI THÊM CHO RÕ : Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm, trước được phong là Đông Các Đại Học Sĩ, sau được phong tước là : Trình Tuyền Hầu, rồi dần dần thăng lên Lại Bộ Thượng Thư Thái Phó Trình Quốc Công. Cụ mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), thọ 95 tuổi. Cụ Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm, ngoài việc dùng thi ca ngâm vịnh làm thú tiêu khiển, Cụ còn muốn dùng văn chương để giáo hóa người đời, truyền bá những tư tưởng đạo đức, giác ngộ dân chúng, vì trước mắt Cụ, hoàn cảnh đất nước thật điêu tàn, chiến tranh nồi da xáo thịt, chém giết nhau vì quyền lợi riêng tư, không còn biết đạo đức nhơn nghĩa. Cụ đã thực hành chủ trương "Văn dĩ tải Đạo" của Thánh Hiền. Cụ có viết một tập thơ chữ Hán gọi là " BẠCH VÂN AM THI TẬP " . Tập thơ nầy gồm hằng ngàn bài thơ vịnh cảnh, tả tình, hiện đã bị thất lạc gần hết. Vê thơ Nôm, Cụ có viết tập "BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP ", gồm nhiều bài thi Đường luật và Cổ phong, với những chủ đề như sau : - Thú ẩn cư, an nhàn tự tại, - than trách đời nhân tình thế thái, - khuyên răn người đời. Ngoài ra, Cụ Trạng Trình còn lưu truyền lại cho con cháu một quyển SẤM KÝ trường thiên, mà con cháu Cụ sau nầy chép vào cuốn BẠCH VÂN GIA PHẢ BÍ TRUYỀN TẬP, gọi là SẤM TRẠNG TRÌNH. Sau đây xin chép lại vài bài thi tiêu biểu trong cuốn Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập : THÚ THÔN CƯ Một mai một cuốc một cần câu, Thơ thẩn mặc ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao. Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấp, Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao.
THẾ GIAN BIẾN ĐỔI Thế gian biến đổi vũng nên đồi, Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi. Còn tiền còn bạc còn đệ tử, Hết cơm hết gạo hết ông tôi. Xưa nay vẫn trọng người chân thực, Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi. Ở thế mới hay người thế bạc, Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
CỦA NẶNG HƠN NGƯỜI Đời nầy nhân nghĩa tợ vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời. Trước đến tay không nào thiết hỏi, Sau vào gánh nặng lại vui cười. Anh anh chú chú mừng hơ hải, Rượu rượu chè chè thết tả tơi. Người, của, lấy cân ta sẽ nhấc, Mới hay rằng của nặng hơn người. , Sau đây xin trích vài đoạn trong SẤM TRẠNG TRÌNH
CẢM ĐỀ Thanh nhàn vô sự là Tiên, Năm hồ phong nguyệt nổi thuyền buông chơi. Cơ Tạo Hóa, phép đổi dời, Đầu non mây khói tỏa, Mặt nước cánh buồm trôi. Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi, Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh Trời. Tuổi già thua kém bạn, Văn chương gởi lại đời. Dở hay nên tự lòng người cả, Nghiên bút soi hoa chép mấy lời. Bí truyền cho con cháu, Dành hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ Nước Nam từ họ Hồng bàng, Biển dâu cuộc thế, giang san đổi dời. Từ Đinh Lê Lý Trần thuở trước, Đã bao đời ngôi nước đổi thay. Núi sông Thiên định đặt bày, Đồ thơ mấy quyển, xem nay mới rành. . . . Kìa kìa gió thổi lá rung cây, Rung Bắc rung Nam, Đông tới Tây. Tan tác kiến kiều an đất nước, Xác xơ cổ thụ sạch am mây. Lâm giang nổi sóng mù thao cát, Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy. Một ngựa một yên ai sùng bái, Nhắn con nhà Vĩnh Bảo cho hay. Tiền ma bạc quỉ trao tay, Đồ Môn Nghệ Thái dẫy đầy can qua. Giữa năm hai bảy mười ba, Lửa đâu mà đốt Tám Gà trên mây. . . . Cửu cửu Càn Khôn dĩ định, Thanh minh thời tiết hoa tàn. Trực đáo dương đầu mã vĩ, Hồ binh bát vạn nhập Tràng an. Nực cười những kẻ bàng quan, Cờ tan lại muốn toan đường đá xe. . . . Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh, Can qua xứ xứ khởi đao binh. Mã đề dương cước anh hùng tận, Thân Dậu niên lai kiến thái bình. . . . Thần Kinh Thái Ất suy ra, Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn. Ngày thường xem thấy quyển vàng, Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi. Bởi Thái Ất thấy lạ đời, Ấy thuở Sấm Trời vô giá thập phân. Phú quí hồng trần mộng, Bần cùng bạch phát sinh. Hoa thôn đa khuyển phệ, Mục giả dục nhơn canh. Bắc hữu Kim Thành tráng, Nam hữu Ngọc Bích Thành. Phân phân tùng bách khởi, Nhiễu nhiễu xuất đông chinh. Bảo giang Thiên Tử xuất, Bất chiến tự nhiên thành. . . . Cơ Tạo Hoá phép mầu khôn tỏ, Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao. Thấy Sấm từ đây chép vào, Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa. ***___________________________________________________________________ Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa vào bậc nhất chốn kinh kỳ thời bấy giờ. Con gái Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, được phong là Từ thục phu nhân. Bà giỏi văn chương và tài học về Lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận không thể chờ thời. Như Nguyễn Du đã viết sau nầy “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” .Trạng Trình có người em cũng tài giỏi về lý số, người đời gọi là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoang cùng mẹ khác cha. Nguyễn Bỉnh Khiêm huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm,lúc trẻ ông học với Lương Ðắc Bằng được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” từ đó ông tinh thông về Lý học,Tướng số học giỏi, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, ông biết nhà Lê Trung Hưng, nên chờ đúng số mệnh năm 44 tuổi dự thi đỗ Giải Nguyên, đời nhà Mạc (1527-1592), làm việc bên cạnh Tả thị Lang, Ðông Các Ðại Học Sĩ, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua nghe không. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông “Tuyết giang Phu tử “ thơ mang triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách Khởi thức hưng vong thế cổ kim hay Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân Tà dương độc lập đô vô sự Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn nghành lý học, giống như (Trình Y Xuyên,Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa). Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại, tước hiệu Trình quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trinh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không nói gì chỉ bảo người giúp việc ngụ ý : “năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê, lên làm vua. Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết có nhà Lê lại khôi phục được làm bài thơ Non sông nào phải buổi bình thời Thú đánh nhau chi khéo nực cười Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi Ng ựa phi chắc có hồi quay cổ (1) Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2) Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi Hoành sơn nhất đái Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hoá. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông. Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hoá là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hoá. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hoá trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều. Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên đã ngấm ngầm ngăn trở, và vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và thốt lên một câu: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời . Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình đã bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài. Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức, thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau câu : ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại .Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945 . Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, tuy nhiên con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ . Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn. Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra: tạm dịch nghĩa: Ngày nay mạch lộn xuống chân Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu. Biết gì nhữg kẻ sinh sau ? Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ ? Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa. Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh : Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp đìên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo an để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán : Kìa kìa gió thổi lá rung cây Rung Bắc rung Nam rung tới Tây Tan tác kiến kiều an đất nước Xác xơ cổ thụ sạch am cây Lâm giang nổi gió mù thao cát Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy Một ngựa một yên ai sùng bái Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „ Thoát nạn sập nhà Trước lúc mất, Trạng có giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa. Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ: Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách, Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần Nghiã là Cứu người thoát nạn đổ nhà, Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng trạng Trình đã cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền để giúp con cháu cụ Trạng. Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi : Minh Mạng thập tứ Thằng Trứ phá đền Phá đền phải làm đền Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa. Cha con thằng Khả Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau: Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao Làng xóm xôn xao.Bắt đền quan tám Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền Thơ văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…. và những lời sấm ký có giá trị. 1/ ứng nghiệm về sau nhà Lê khôi phục 2/ ứng nghiệm nhà Trịnh giữ nhà Lê Tài liệu tham khảo Việt Nam Sử lược : Trần Trọng Kim Tự Ðiển nhân vật lịch sử : Nguyễn Quyết Thắng Những câu chuyện lịch sử tập 3 : Trần Gia Phụng Thái Ất thần Kinh nhà xuất bàn văn Hoá
|