Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là vị nữ sĩ danh tiếng nhất của Việt Nam thời Lê, tác giả bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm. Đoàn Thị Điểm
Tiểu sử Đoàn Thị Điểm sinh 1705, hiệu Hồng Hà, biệt hiệu Ban Tang. Quê tại làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Do lấy chồng họ Nguyễn nên bà còn có tên là Nguyễn Thị Điểm.
Bà là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi, mẹ bà là người họ vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ) sinh một trai (1703) là Đoàn Doãn Luân và một gái (1705) là Đoàn Thị Điểm. Từ nhỏ anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái lĩnh bá, và được dạy dỗ chu đáo lầu thông Tứ thư, Ngũ kinh như anh trai.
Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ. Năm 6 tuổi đã học rất giỏi. Năm 16 tuổi, có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai Đoàn Luân hành nghề dạy học.
Nhưng ông Luân mất sớm, bà Điểm lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được vời dạy học cho một cung nữ. Thời gian này bà kiêm luôn nghề bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình - gồm 2 cháu nhỏ, mẹ và bà chị dâu goá. Bởi tài năng và sắc đẹp cộng với tính hiếu thuận rất đáng quý, bấy giờ bà được nhiều người cầu hôn nhưng nghĩ đến gia đình đành chối từ tất cả.
Năm 1739 bà lại dẫn gia đình về xã Chương Dương dạy học.
Năm 1743, sau một lời cầu hôn bất ngờ và chân thành, bà nhận lời làm vợ lẽ của ông binh bộ tả thị lang Nguyễn Kiều, theo ông về kinh đô. Ông Nguyễn Kiều sinh năm 1695, đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, nổi tiếng là người hay chữ. Sau đám cưới vài ngày, thì ông Kiều phải đi sứ sang Tàu. Thời gian này Đoàn Thị Điểm còn nghiên cứu thiên văn, bói toán và viết sách...
Năm 1746, ba năm chờ chồng dài đằng đẳng vừa kết thúc, bà lại phải khăn gói, từ biệt mẹ già cháu nhỏ để sang Nghệ An, nơi ông Kiều mới được triều đình bổ nhiệm. Sang Nghệ An buồn bã quá, một phần nhớ người thân lại thêm lạ nước lạ cái, bệnh hoạn xuất hiện rồi ngày càng phát, đến ngày 9 tháng 11 năm 1748 (âm lịch), Đoàn Thị Điểm qua đời, hưởng dương 44 tuổi.
Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.
Sự nghiệp
Đoàn Thị Điểm được xem là đứng đầu trong số các nữ sĩ danh tiếng nhất Việt Nam (sau đó là Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Sương Nguyệt Ánh). Bà làm thơ rất hay, tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn tán thưởng. Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy Ích.
Tác phẩm
Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng thất lạc cũng nhiều, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm Hồng Hà nữ sĩ gồm:
Tục truyền kỳ Còn gọi là Truyền kỳ tân phả, sách viết bằng chữ nho. Trong có 7 truyện: • Vân Cát thần nữ (bà chúa Liễu Hạnh) • Hải khẩu linh từ (nữ thần Chế Thắng) • An ấp liệt nữ (tiểu thiếp Đinh Nho Hàn) • Nghĩa khuyển thập miêu (chó nuôi mèo) • Hoành sơn tiến cục (cờ trên núi Hoành) • Mai huyền (cây mai huyền bí) • Yến anh đối thoại (Yến anh nói chuyện) Hai truyện cuối trong danh sách trên đã bị thất lạc. Sách này là nối tiếp sách Truyền kỳ mạn lục của ông Nguyễn Dữ
Chinh Phụ Ngâm Là bản việt hoá của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng hán văn của ông Đặng Trần Côn sáng tác.
Bản dịch gồm 412 câu theo lối song thất lục bát, trong diễn tả nhiều tâm trạng: hy vọng, buồn bã, giận hờn tựu về một mối đó là nỗi nhớ nhung khắc khoải của một người chinh phụ (vợ có chồng đi lính) đang chờ chồng trở về sum họp.
Đây có lẽ cũng là tâm trạng của bà Điểm trong các năm 1743 – 1746 khi ông Nguyễn Kiểu đi sứ sang Trung Quốc. Tuy là bản dịch, nhưng thậm chí còn được yêu thích hơn bản chính, nên đến nay được xem như là một sáng tác của bà Điểm.
Tác phẩm từng được dịch ra tiếng Pháp bởi những nhà văn trong nhóm Mercure de France, với tên Les Plaintes d’une Chinh phu (1939). Sau này giáo sư Takeuchi dịch ra tiếng Nhật, với tên Seifu Ginkyoku.
Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Hồng Hà nữ sĩ được xem là tác phẩm ưu tú nhất của nền thi văn trung đại Việt Nam.
Giai thoại về những câu đối Đoàn Thị Điểm còn là một nữ sĩ nổi tiếng với nhiều giai thoại về khả năng xuất khẩu tài tình: Đêm trăng, anh trai Đoàn Doãn Luân từ ngoài bờ ao vào thấy Đoàn Thị Điểm đang soi gương bèn đọc: Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm (Soi gương vẽ mày, một chấm hóa thành hai chấm) Đoàn Thị Điểm đáp ngay: Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (Ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng) Thật là khéo, nội dung đúng như bối cảnh, người vẽ lông mày, người ngắm vầng trăng, lại vận được tên cả hai anh em.
"Da trắng vỗ bì bạch" Tương truyền một lần Đoàn Thị Điểm đang tắm còn Trạng Quỳnh đang đợi ngoài cửa và đứng ngoài đập cửa đòi vào. Đoàn Thị Điểm đã ra câu đối "da trắng vỗ bì bạch" và giao hẹn nếu đối được thì đồng ý. Nhưng với câu đối này, Trạng Quỳnh không thể đối lại được. Có người cho rằng nhân vật nữ trong giai thoại trên có thể là Hồ Xuân Hương[cần dẫn nguồn]. Cũng có giả thuyết nói Trạng Quỳnh chỉ là nhân vật hư cấu và các câu chuyện Trạng Quỳnh lấy lại từ điển tích Trung Quốc[cần dẫn nguồn]. Ngày nay, có người đưa ra một số vế đối cho "da trắng vỗ bì bạch" không hoàn chỉnh về luật đối như Rừng sâu mưa lâm thâm( bởi một giáo sư văn học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Trời xanh màu thiên thanh, Giấy đỏ viết chỉ chu,Gái đường thích điếm đàng. Quyển Thế Giới Mới đăng câu Tay tơ sờ tí ti, với giải thích như sau : "Tí" nghĩa chữ Hán là "tay", còn "ti" nghĩa là "sợi tơ". "Tay tơ" là tay người trai trẻ. "Tí ti" còn có nghĩa là chút ít, và còn để chỉ nhũ hoa của người phụ nữ.
Đối đáp với Trạng Nguyễn Đoàn Thị Điểm có lần gặp Trạng Nguyễn và hai người cùng đi tìm đường đến phố Mía (phố chuyên kéo mía làm mật, đường). Trên đường đi, bà đã phải hỏi đường một cô hàng mật. Gần đến nơi, bà ra vế đối: Lên phố Mía, gặp cô hàng mật. Cầm tay kẹo lại, hỏi thăm đường. Trạng Nguyễn không đối lại được đành cúi đầu bái biệt. Tìm về nơi an nghỉ cuối cùng của các nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan
| Lăng mộ nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm. | Hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Được biết nơi an nghỉ cuối cùng của các nữ sĩ là ở quanh Hồ Tây, nơi tôi tìm về Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là cụm 4 phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) thăm mộ của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Mộ bà, nay nằm ngay trên ngã tư khu tập thể 5 tầng của Xí nghiệp bao bì Hà Nội (xưa là nghĩa địa thôn Phú Xá hay còn gọi là Kẻ Xù, xã Phú Thượng). Mộ đã được UBND huyện Từ Liêm và UBND xã Phú Thượng cho xây cất thành lăng.
Di tích khiêm tốn nằm sát mép đường ngã tư bên phải kề với khu nhà tầng cách đê sông Hồng khoảng 500 m và cách Hồ Tây qua đường Lạc Long Quân một quãng đồng khoảng 700-800 m theo đường chim bay. Đến đây ngắm nhìn cảnh lại nghĩ lại cảnh xưa, một bên là bãi dâu sông Hồng xanh ngút ngát, một bên là đồng lúa, nơi đặt mộ bà. Chắc con đê và bãi dâu xanh xưa – nay là bãi mía, đồng hoa - nơi bà đã tiễn đưa người chồng mới cưới chưa đầy một tháng lên đường đi sứ ba năm, rồi đợi chờ, nhớ mong ngày về sum họp, ít nhiều cũng là những dấu ấn sau này đã làm trĩu nặng ngòi bút của bà khi dịch thuật miêu tả cảnh người chinh phụ tiễn biệt chồng ra quan ải dằng dặc một nỗi buồn.
Sau 3 năm trở về vợ chồng sum họp. Chẳng bao lâu ông Kiều lại được vua cử đi coi trấn Nghệ An, bà theo chồng rồi mất ở đó. Ông Nguyễn Kiều đã đưa phần mộ của bà về quê mình để bà yên nghỉ giữa lòng đất quê hương của ông. Nhiều người cho rằng, thời gian ông Kiều đi sứ ba năm chính là thời gian bà dịch khúc ngâm của Đặng Trần Côn.
Trở về Phú Thượng thăm mộ bà, thắp nén tâm hương, đọc lại bản dịch, một lần nữa ta khẳng định tác phẩm dịch và tài năng sáng tạo của bà trong “Chinh phụ ngâm”. Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm từ thập kỷ 70 đến nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học khẳng định sự hiện diện của bà và tài năng văn học của bà trong lịch sử dân tộc.
Mộ bà đặt ở nơi nào cho đến nay không ai tường tận. Trong Xuân đường đàm thoại – một tập tư liệu mới nhất được giới thiệu trên tạp chí văn học số 3-1974, trong đó có ghi lại một chuyện lạ: “Vào một ngày trong dịp tết lập xuân, cuối đông năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1869) trong một bữa tiệc rượu ở vùng Bắc Ninh cũ có một người đến muộn. Hỏi ra mới hay rằng ông ta vừa đi mai táng “Nghệ An tài nữ, hiệu Cổ Nguyệt đường, tự Xuân Hương” về. Người khách đến dự tiệc muộn ấy họ Hứa, tiểu hiệu là Ngô Ban. Theo ông ta nói thì việc mai táng người tài nữ kia là một việc đáng cười mà cũng đáng than. Ông nói chính ông và vài người đầy tớ đã chôn cất “nàng” ở cạnh núi Nguyệt Hằng, phủ Từ Sơn, huyện Đức Giang (thuộc Bắc Ninh cũ)! Câu chuyện ấy khiến mọi người trong bữa tiệc không ai giữ được điềm tĩnh, trừ người khách đến muộn nói trên.
Tiếp xúc với Xuân đường đàm thoại, nhà nghiên cứu văn học Đào Thái Tôn đã thông gia việc tìm hiểu nội dung và bước đầu nghiên cứu các văn bản đã đưa ra một số kết luận trong bài nghiên cứu: Xuân đường đàm thoại – một nhịp nối trong tiến trình dân gian hóa thơ ca Hồ Xuân Hương như sau: - Một tiếng nói khác lạ về tiểu sử Hồ Xuân Hương - Phải chăng Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại là một kỹ nữ?
Qua những nhận xét, phân tích, so sánh thấu lý đạt tình của tác giả, ta có thể cảm nhận nguồn tư liệu trên đây còn nhiều chi tiết mơ hồ về thời gian, vả lại những chuyện xảy ra lại sau buổi sinh thời của nữ sĩ mà ông Tôn gọi là thời kỳ hậu Xuân Hương. Đó là những lời đàm thoại về một Xuân Hương kỹ nữ mà ông Đào Thái Tôn cho là khác lạ với một Xuân Hương tài nữ mà ta yêu mến, ngưỡng mộ.
Ngoài chi tiết trên, báo chí ngày nay còn nhắc lại mấy câu thơ trong bài Long Biên Trúc chí của Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm) theo vua Anh là Triệu Trị năm 1842 ra Hà Nội tiếp sứ nhà Thanh có đến vãn cảnh Hồ Tây, thăm cảnh đền chùa để lại mấy vần thơ do giáo sư Hoàng Xuân Hãn dịch đã giúp định hướng nơi an nghỉ cuối cùng của bà là ở quanh Hồ Tây.
“Tịnh đầu liên hoa khai mãn trì/ Hoa nô triệt khứ cung thần ty/ Mạc hướng Xuân hương phần thượng quá/ Tuyền đài hữu tận thác khiên ty/ Trung phấn tàn ty thổ nhất doanh/ Xuân Hương quy khứ thảo thanh thanh/ U hồn đáo để kim như túy/ Kỷ độ xuân phong suy bất tinh. Dịch thơ: Đầy hồ rực rỡ hoa sen/ Sai người xuống hái đem lên cung đàn/ Chớ trèo qua mộ Xuân Hương/ Suối vàng còn giận, tơ vương lỡ làng/ Sen tàn, phấn rữa, mồ hoang/ Xuân Hương đã mất bên làn cỏ xanh/ U hồn say tít làm thinh/ Gió xuân mấy độ thể tình không hay.
Ưu ái với nữ tài hoa có cuộc đời ngang trái, Miên Thẩm đã làm những vần thơ này, âu cũng là những lời nhắn nhủ cho đời sau. Qua bài thơ, dường như Miên Thẩm đã thấu hiểu nỗi “hận tình” mà bà đã mang theo xuống tận tuyền đài mà vẫn chẳng quên. Nhờ bài thơ đó mà hơn 100 năm sau, những người ngưỡng mộ bà đã đặt câu hỏi: Quanh Hồ Tây mênh mang sóng nước thế này, mọi dấu tích từ ngoài đời đến trong tâm thức, thời gian cùng thiên nhiên đã vô cảm xóa đi mất rồi dựa vào đâu mà tìm kiếm?
Vì lẽ ấy mà tháng 5/1997, ông Vũ Thế Khôi đã đặt ra vấn đề này trên tạp chí Xưa và Nay số 39, tháng 5/2000; nhà văn Tô Hoài tiếp tục đưa một số dự đoán của mình về nơi đặt mộ bà trên tạp chí Xưa và Nay số 75. Tiếp đó năm 2003, ông Lữ Huy Nguyên lại đề xướng về ngôi mộ trong tập Hồ Xuân Hương – Thơ và đời, ông Hồ Sĩ Giàng đề xuất trong tập Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam v.v...
Các bài viết đó đã đặt ra mối quan hệ của việc tìm kiếm ngôi mộ với ý nghĩa to lớn của nó với Thăng Long – Hà Nội trong dịp kỷ niệm Thăng Long 1000 năm tuổi và đưa ra nghi vấn 1 trong 3 địa điểm quanh Hồ Tây, có thể là nơi đặt mộ bà: - Nghĩa địa Lạc Chính (Trúc Bạch). - Nghĩa địa Đồng Tảo (Nghi Tàm). - Gò Thất Tinh (giữa Thụy Khuê và Hồ Khẩu).
Qua lời những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại thì phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Tảo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này, kể từ sau khi dân 3 làng Trúc Lâm, Trúc Yên, Yên Quang cho đắp con đập ngăn nước Hồ Tây để đánh cá vào năm 1620, nay là đường Thanh Niên kề cận ngay với phường Khán Xuân thuở ấy. Một điều nữa cũng cần quan tâm là nghĩa địa Đồng Tảo lại nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m. Trước khi xây khách sạn Thắng Lợi, vùng này còn ngổn ngang mồ mả, nay là những nhà tầng san sát... địa hình cảnh quan rất phù hợp với một chi tiết Miên Thẩm nói đến trong bài thơ: “Đầy hồ rực rỡ hoa sen Sai người xuống hái đem lên cúng đàn”. Nơi cúng đàn phải chăng là chùa Kim Liên, nơi có bà Chúa Tằm?
Nghĩa địa Nghi Tàm có tên tuổi, phường Nghi Tàm lại là nơi có đặt trường thi hương từ thời Lê và là quê hương của Bà Huyện Thanh Quan sau này nên có nhiều khả năng mộ bà sẽ đặt ở đây. Những người làm nghề cua ốc vùng này cũng cho biết ở nghĩa địa Đồng Tảo từ xưa vẫn có một ngôi mộ xây vuông rất to, họ thường lên nghỉ ngơi đánh cờ trên đó. Ngôi mộ này ở rìa ngoài nghĩa địa, nay đã chìm sâu dưới nước.
Đầu năm 2008, một tác giả là Vân Long lại đề xuất việc này trên tạp chí Thăng Long – Hà Nội nghìn năm số 47, trong đó có ý kiến kiến nghị tộc Hồ đặt vấn đề này ra thành vấn đề khoa học và trực tiếp tổ chức cho con cháu dòng tộc tiếp tục làm công việc này để biểu thị tấm lòng tri ân và ngưỡng mộ của con cháu trước vong linh bà nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Còn ngôi mộ của Bà Huyện Thanh Quan thì thật là trớ trêu. Chính làng Nghi Tàm là quê hương chôn rau cắt rốn của bà và cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng mà mộ phần của bà này không còn nữa.
Chồng của bà là ông Lưu Nguyên Ôn người làng Nguyệt Áng, Thanh Trì, Hà Nội. Có thời ông làm quan tri huyện Thanh Quan, Thái Bình nên người ta gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Thực ra họ tên bà là Ngô Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà sinh năm 1805 và mất năm 1848. Sinh thời, bà nổi tiếng hay chữ, kiến thức rộng nên thời kỳ theo chồng vào làm việc ở Huế, bà đã được Vua Minh Mệnh (Minh Mạng) sung vào chức Cung trung giáo tập để dạy công chúa và các cung nhân. Trong thời gian đó bà đã được chứng kiến những cảnh vàng son lộng lẫy của vua chúa và cả mặt trái trong bộ máy triều đình. Do vậy năm 1847, sau khi chồng chết, bà đã từ bỏ chốn vàng son đem 4 con nhỏ về quê cha ở đất Nghi Tàm vui cùng dân làng làm nghề trồng cây, trồng hoa giữa cảnh Hồ Tây mênh mông sóng nước mà ấm áp tình người.
Được biết năm 1848 bà mất. Một bà được đặt sát bờ Hồ Tây nhưng sau này sóng gió Hồ Tây làm sạt lở không còn tăm tích. Bà con dân làng còn cho biết một điều đau xót nữa là đến cả ngôi nhà, mảnh vườn xưa của bà con cháu cũng không còn giữ được ngoài hồn thơ của bà đã được ghi tạc trong ký ức dân gian. Với bà chẳng có đền đài, lăng mộ, nhưng hồn thơ của bà đã tạc vào sóng nước, mây trời, cây cỏ Hồ Tây nay vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” và những giai thoại còn được dân gian lưu truyền kể lại mãi mãi về tình yêu của bà đối với làng xóm và cảnh vật thiên nhiên Hồ Tây
|