Tưởng Nhớ Ông Thoại-Ngọc-Hầu (1762-1829), Một Công Thần Khai Quốc Dưới Triều Nguyễn |
Tác Giả: Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ | |||||||
Thứ Sáu, 01 Tháng 10 Năm 2010 11:26 | |||||||
Được biết, Ông Nguyễn-Văn-Thoại, sanh năm Tân Tỵ 1761 tại huyện Diên Phước, Tỉnh Quảng Nam, ...Ông là công thần của Thánh-Tổ Nguyễn-Phúc-Đảm (1820-1840) tức vua Minh-Mạng, được phong chức Hầu, nên từ đó Ông mang tên Thoại-Ngọc-Hầu. TƯỞNG NHỚ ÔNG THOẠI-NGỌC-HẦU (1762-1829), MỘT CÔNG THẦN KHAI QUỐC DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (Trích dẫn tác phẩm Tìm Hiểu Các Danh Nhân của Nguyễn-Phú Thứ) Để biết tìm hiểu thêm sơ lược tiểu-sử và thân-thế sự-nghiệp Ông Thoại-Ngọc-Hầu, xin trích dẫn như sau : "Thú ăn chơi cũng gọi rằng, Đến Châu-Đốc chúng ta hồi tưởng lại những câu ca-dao dân gian Miền Nam, xin trích dẫn như sau : Bởi vì, Châu-Đốc có những ngọn núi cao nhứt miền Tây, để du khách chuẩn bị có sức leo núi, xin mời du khách nên thưởng thức mắm cá Lốc thái, mắm cá Trèn là đặc-sản có tiếng ngon đáo để, ăn quên thôi. Rồi bắt đầu đi thăm trường trung-học Thủ-Khoa-Nghĩa, Bồ Đề Đạo Tràng ngay trong thị xã, kế đến đi thăm lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu và thắng cảnh núi Sam, chưa đày 6 cây số, khi đến đầu núi này chúng ta sẽ gặp ChùaTây-An cùng lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu ở phía bên trái và Chúa-Xứ Thánh Miếu ở bên mặt. Trước hết, chúng ta thăm viếng và tìm hiểu Chúa Xứ Thánh Miếu, miếu này được kiến trúc theo lối Đông Phương cổ kính, có cổng rất đẹp như sau :
Được biết, miếu Bà được trùng tu lại vào năm 1973, do kiến trúc sư Huỳnh -Kim -Mãng thiết kế, bởi vì theo tài liệu khoảng năm 1825 đã cất miếu bằng tre, mái lợp bằng lá đơn sơ, kế đến khoảng năm 1870 được xây dựng bằng đá miểng, mái lợp ngói. Ngôi Miếu hiện nay hoàn toàn mới, chỉ còn lại vách đá ở sau lưng tượng Bà là cũ. Người ta kể lại rằng: Cách đây khoảng 200 năm, có một toán người gặp tượng Bà trên đỉnh núi Sam, rồi dân làng tìm cách đem về để thờ, nhưng bao nhiêu người khiêng cũng không nổi. Có một người tức giận đập phá tượng Bà, làm gãy cánh tay trái, thì bị Bà trừng phạt hộc máu chết tại chỗ. Mọi người lúc đó hoảng sợ bỏ chạy, một thời gian khá lâu sau, Bà đạp đồng về kêu dân làng đem xuống núi thờ Bà, vì có lòng tín ngưỡng, cả trăm dân làng tụ tập để khiêng tượng Bà, nhưng không cách nào lay chuyển được, trong lúc bối rối, Bà lại đạp đồng cho biết phải chọn 9 cô gái đồng trinh lên khiêng, Bà mới chịu xuống núi. Quả thật vậy, chỉ 9 cô gái đồng trinh lên khiêng Bà dễ dàng, khi khiêng đến nơi làm miếu Bà hiện nay, thì tự nhiên nặng trịch, không sao nhấc nổi nữa. Vì vậy, dân làng nghĩ rằng Bà muốn ở tại nơi đây, nên lập miếu để thờ Bà nhằm ngày 25 tháng 4 âm lịch, từ đó hằng năm dân làng lấy ngày đó làm ngày lễ vía Bà. Dân chúng càng ngày càng tin tưởng vào sự thiêng liêng và đồn rằng ai xúc phạm đến Bà sẽ bị bẻ cổ hoặc cho hộc máu mà chết và có một tin đồn rằng: Hồi đó, không biết thời gian nào có một người ăn trộm trồng chuối ngược vào ăn cắp nữ trang của Bà, Bà bẻ cổ không được? hay là lời đồn phóng đại này nhằm tăng thêm sự linh thiêng của Bà chăng? Bởi vì, các bô lão ở đây, không thấy người nào bị Bà bẻ cổ bao giờ. Còn việc khiêng tượng Bà từ trên đỉnh núi Sam xuống, có người lại nói 50 thanh niên lên khiêng Bà không nổi, nhưng 50 cô gái mới khiêng bà xuống núi được? Không biết hư thực như thế nào? Xin quý bậc cao minh ở đây phân giải đâu là sự thật? Có một truyền thuyết nữa, nói rằng : Trong thời gian Ông Thoại-Ngọc-Hầu đào kinh Vĩnh-Tế, nơi này còn rừng hoang lại có thú dữ thường ăn thịt nhân công và phong thổ khắc-nghiệt làm chết người. Vì vậy, phu nhân Ông là Bà Châu-Thị-Tế ở nhà, đêm đêm vọng bàn hương án cầu Trời khấn Phật, để xin cho công việc đào kinh được hoàn thành, sẽ thành lập một miếu để cúng cô hồn tử sĩ, các nhân công chết vì đào kinh. Sau đó, Ông nghe trên núi có một tượng Bà, nên sai binh lính đi rước tượng Bà vào ngày 25 tháng 4 âm lịch về thờ cho có phần linh thiêng. Đó là, một trong những truyền thuyết trong dân gian, đã trích dẫn không biết đâu là sự thật đúng sai? Tuy nhiên, ngày nay hằng năm vào ngày 25 tháng 4 âm-lịch, dân chúng khắp nơi về để làm lễ vía Bà thật đông, làm nghẹt cả lối đi từ Châu Đốc đến núi Sam, có khi phải lội bộ xuống ruộng mà đi, nói là đi lễ vía Bà, nhưng nhân dịp này du khách đi du lịch để thăm viếng vui chơi luôn. Thông thường, đêm lễ vía Bà, Ban tế-tự người ta làm lễ túc yết và xây chầu được tóm lược như sau : Người điều khiển cuộc lễ này do Ông Cả và Ông Chánh Bái trong làng thực hiện, khởi đầu dâng Heo sống lên Bà, nhưng chỉ tượng trưng bằng cách lấy ít huyết (máu) heo và lấy mao (lông) heo để chung một cái dĩa để cúng nơi chánh điện thờ Bà (mỗi năm nhân dịp vía Bà, ban tế tự thường thay áo mão mới có thêu rồng phụng màu đỏ sặc sở), rồi làm lễ đốt nhang (bái hương), dâng rượu, đọc điếu văn và dâng trà tức 4 lễ. Kế đến, mới làm lễ xây chầu để đoàn hát bộ bắt đầu hát loại tuồng cổ tích nào ban tế-tự đặt. Còn con heo đã bị cắt huyết, cắt lông vừa rồi, làm thịt nó để thết đãi cho những người có chức việc trong lễ vía Bà... Trở lại tượng Bà ở núi Sam, theo tài liệu được biết năm 1938, Ông Louis Mallerer (Maleret?) nhà khảo cổ người Pháp đến thăm viếng miếu Bà, Ông là người đã từng làm việc nhiều ngày trong các viện bảo tàng, cho nên Ông đã quan sát kỹ pho tượng Bà, từ chất liệu cấu tạo, phương pháp tạc tượng cho đến thế ngồi, để rồi Ông phân tách và nghiên cứu bằng những phương pháp so sánh, cuối cùng Ông kết luận rằng : Pho tượng này được trước tác vào thời trung cổ hoặc cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII, mang tánh chất tượng thần XIVA hay VISNU với nét mặt khôi ngô, mái tóc dợn sóng, tư thế thanh thản, thường thấy ở Cao-Miên, Ấn Độ ... Vậy tại sao tượng Bà lại ở trên đỉnh núi Sam? Theo truyền thuyết nói rằng : Có một hoàng-tử Ấn Độ cùng đoàn tùy tùng đã dùng thuyền đi phương Nam để tìm đất lập quốc, cùng lúc ấy lại có một đoàn tăng lữ đạo Bà La Môn mang theo pho tượng để truyền bá đạo, khi đến phương Nam hoàng tử kết duyên cùng nữ chúa Liu Yi và lập nên vương quốc Phù Nam, đồng thời cùng đoàn tăng lữ Bà La Môn đã đặt pho tượng lên hòn Sam mới nhô lên trên mặt biển lúc bấy giờ, để rồi thời gian biến đổi nước biển lui dần, hòn Sam trở thành núi Sam xuất hiện trên đất liền, cho nên pho tượng dân làng tìm thấy ở đỉnh núi Sam là tượng Bà ngày nay tôn thờ ở núi Sam là như thế? Đó là một trong những truyền thuyết, khó ai biết rõ đâu là sự thật này? Rời Chúa Xứ Thánh Miếu, du khách bước qua bên trái đường để thăm chùa Tây An và lăng mộ Ông Thoại-Ngọc-Hầu.
Trong chùa có thờ rất nhiều tượng các vị như : Phật, Tiên, Thánh, Kim Cang, La Hán, Tam Hoàng, Ngũ Đế ...Ngoài ra, còn thấy tượng của hoà-thượng Thích-Bửu-Thọ tức Ông Nguyễn-Thế-Mật, vị sư trụ trì thứ bảy, cũng là người có công trùng tu ngôi chùa Tây-An này rất nhiều. Được biết ngôi chùa này do Ông Tổng-Đốc An-Giang là Ông Doãn-Uẩn thời Thiệu-Trị xây dựng năm 1847 và đặt tên là Tây-An, bởi vì, Ông Doãn-Uẩn lấy chữ đầu của hai huyện Tây Xuyên và An-Xuyên thuộc tỉnh An-Giang ngày xưa ghép lại. Năm 1861 Hòa Thượng Thích Nhất Thừa trùng tu lần thứ nhứt và đến năm 1958, Hoà-Thượng Thích-Thế-Mật tu bổ và xây dựng thêm 3 ngôi tháp lầu. Đặc biệt, ngôi chùa này có Phật Thầy tức Ông Đoàn-Minh-Huyên, pháp danh Pháp Tạng, sanh năm 1807 Đinh Mão, quê quán tại làng Tòng Sơn, thuộc trấn Vĩnh-Thanh ngày xưa, nay thuộc Tỉnh Đồng Tháp về tu, được biết trong thời gian ở đây, Ngài lập nhiều trại ruộng nhằm khai khẩn đất hoang để sản xuất cùng làm căn cứ chiến đấu khi cần. Ngoài ra, Ngài có sai Đức Cố Quản Trần-Văn-Thành đem 4 cây dầu đến làng Long-Kiến (An-Giang) trồng phía trước và phía sau ngôi chùa và đặt tên cho chùa là Tây An Cổ Tự, còn chùa ở núi Sam là Tây An Tự như ngày nay chúng ta đã thấy, cho nên sau này các phật tử gọi là Đức Phật-Thầy Tây-An. Theo bi ky trước mộ ở sau chùa Tây An, Ngài mất ngày 12 tháng 8 năm 1856 Bính Thìn, thọ 50 tuổi. Trước khi mất, Ngài đã biết trước nên có căn dặn các đệ tử sau khi chôn xác, không được đắp nắm mộ, bởi vì ngài là một chí sĩ yêu nước, có tư tưởng chống giặc Pháp, điển hình có đệ tử là : Ông Trần-Văn-Thành tức Cố Quản Thành (*) đã tiếp nối chống giặc ngoại xâm, cho nên sợ giặc Pháp phá nát ngôi mộ của Ngài. Ngày nay, du khách ra phía sau chùa sẽ thấy ngôi mộ Đức Phật Thầy Tân An và bảo tháp các vị trụ trì nằm trong một vuông đất cao có cây vòng rào và cổng vào rất đẹp. (*) Để biết thêm Đức Cố Quản Trần-Văn-Thành hoạt-động ở Châu - Đốc xin trích dẫn như sau : Ông Trần-Văn-Thành làm Chánh Quản Cơ dưới triều vua Thiệu -Trị vàTự Đức. Bởi có công nghiệp lớn với đạo và đời, hơn nữa Ông và con của Ông là Trần -Văn-Nhu và cháu nội là Ông Trần-Quang-Nhơn là những bậc đạo hạnh cao siêu, ân nhuần thiện tín, nên người đời sau kính trọng Ông và thường gọi Ông là Đức Cố-Quản. Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh Miền Đông là : Biên-Hòa, Gia-Định và Định-Tường, triều đình Huế phải ký hòa-ước, các sĩ phu và dân chúng Miền Tây (Nam Kỳ) đứng lên chống giặc Pháp. Kế đến, khi giặc Pháp cưỡng chiếm thành An-Giang, thì Ông Trần-Văn-Thành không hàng giặc, rút quân về Láng Linh, rồi mộ thêm nghĩa sĩ, luyện tập và rèn thương đao ... ra mặt để chống lại. Mặt khác, Ông tìm cách liên lạc với Ông Cố Quản Trương-Công-Định ở Miền Đông, Ông Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp Muời ... để liên kết chống giặc Pháp, nhưng bất thành vì các lực lượng nghĩa sĩ lần lần bị tan rã: Ông Trương-Công-Định tử trận ở Kiến Phước, ngày 20-8-1864, năm 1864 Ông Thủ-Khoa-Huân bị đày 10 năm khổ sai ra đảo Réunion, Ông Thiên Hộ-Dương bị đại bại sau trận tấn công mãnh liệt của Pháp vào tháng 4 năm 1866, Ông Nguyễn-Trung-Trực bị hành hình tại Rạch-Giá vào ngày 27-10-1868. Do vậy, Ông Trần-Văn-Thành dù có tấn công Pháp mấy trận ở Chắc Cà Đao (Long-Xuyên), nhưng lần hồi kém thế, nên Ông phải bắt buộc phân tán nghĩa sĩ quanh vùng Láng Linh ẩn náo trong túp lều tranh với vài đệ tử, ngoài mặt tu hành để chờ thời cơ thuận tiện. Mãi đến năm 1873, Ông vẩn một lòng một dạ chống giặc Pháp, bằng chứng ở Hang-Tra(*) ... không chấp nhận thơ dụ hàng của Pháp do tên Thông mang đến và còn khẳng khái nói rằng : Tôi thề cùng quân sĩ bỏ xác nơi rừng này chớ không thèm ra làm quan cho Tây đâu! Ông hãy mau về nói lại với bọn nó như vậy". Sáng sớm ngày 19 tháng 3 năm 1873, quân Pháp do sự hướng dẫn của Đốc Phủ Trần Bá Lộc kéo đến hành dinh Hưng Trung công phá. Đến trưa có tin đồn kho chứa lương thực bị thất thủ và binh Gia Nghị tổn thất nặng nề. Riêng Ông Trần-Văn-Thành, theo các tín đồ và nghĩa sĩ nói Ông mất tích, còn phía giặc Pháp nói Ông bi giết tại trận tiền cùng với Cai Vàng. Nghĩa sĩ tan vở, chiến khu Bảy Thưa bị quân Pháp phá tan và từ đó không ai thấy Ông Cố Quản Trần-Văn-Thành ở đâu nữa. (*) Được biết trận đánh với Pháp vào ngày 20 tháng hai năm 1873 Quý Dậu, ở địa danh Hang-Tra, thuộc ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), làng Bình Thuận Đông, Tổng An Lương, Quận Châu Phú Hạ, Tỉnh Châu-Đốc nay là ấp Bình Phú, Xã Bình-Hòa (Mặc Cần Dưng), Quận Châu-Thành, Tỉnh An-Giang. Để nhớ công ơn Ông, nơi đây có thành lập một ngôi trường trung-học mang tên Quản Cơ Thành. Sau khi thăm Chùa Tây An xong, du khách đi tiếp tới lần lượt sẽ thấy Lăng Mộ Ông Bà Thoại-Ngọc-Hầu. Đây là một lăng mộ cổ, xây bằng đá ông phải mua từ Biên Hòa về, do chính Ông Thoại-Ngọc-Hầu chỉ huy xây, bởi vì chúng ta nhìn toàn bộ lăng mộ thấy các phần mộ như sau: Bà Trương-Thị-Miệt, vợ thứ của Ông mất năm Tân Tỵ 1821 nằm bên trái phần mộ Ông, còn Bà Châu-Thị-Tế, vợ chánh của Ông mất năm Bính-Tuất 1826 nằm bên phải phần mộ Ông và Ông mất năm Kỷ Sửu 1829 (tức sau 3 năm). Do vậy, Ông đã chọn trước cho mình một phần mộ nằm ở giữa hai bà vợ. Ngoài ra, khoảng trên 80 ngôi mộ nằm xung quanh lăng mộ của Ông Bà Thoại-Ngọc-Hầu có hình khác nhau như: bầu dục, voi phục, trái đào ... là những binh lính hoặc những nhân công đào kinh Vĩnh Tế chết mang về đây chôn để hầu cận Ông.
|