Ỷ Lan (1044–1117) |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm | |||||||||
Thứ Sáu, 22 Tháng 10 Năm 2010 12:17 | |||||||||
Ỷ Lan (Hán tự: 倚蘭, 1044–1117) là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý. Ỷ Lan Tên đầy đủ Lê Thị Yến Thân phụ Lê Công Thiết Thân mẫu Vũ Thị Tình Sinh 7 - 3 - 1044 Xuất thân
Bà được cho là sinh ngày 7 tháng 3 năm 1044, (19 tháng 2 âm lịch năm Giáp Thân, Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất [cần dẫn nguồn]. Một tài liệu khác cho rằng năm sinh của Ỷ Lan không rõ, sử sách chỉ ghi: Bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân Tông. [cần dẫn nguồn] Nguyên quán của Ỷ Lan ở trại trang Thổ Lỗi[2], hương Siêu Loại, nay thuộc xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Yến Loan vốn là một thôn nữ, con gái ông Lê Công Thiết và bà Vũ Thị Tình, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Năm Yến Loan 12 tuổi thì mẹ mất. Hai năm sau Lê Công Thiết lấy một người con gái họ Đồng làm vợ kế. Năm Yến Loan 16 tuổi, cha cũng qua đời, cô được mẹ kế nuôi dạy. Giai thoại Câu chuyện Ỷ Lan vào cung vua Lý đã trở thành một giai thoại nổi tiếng, nhưng có một vài chi tiết nhỏ còn mâu thuẫn. Năm Quý Mão 1063, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Một sáng mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu[3] (tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi, thấy một cô thôn nữ xinh đẹp vẫn điềm nhiên hái dâu bên cạnh gốc lan. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, cho người gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh, cử chỉ đoan trang dịu dàng. Đó chính là cô Yến. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan Cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Lý Thánh Tông phong cô là Ỷ Lan phu nhân, cũng có ý kỷ niệm hình ảnh cô gái đứng tựa bên gốc lan. Nguyên phi, Hoàng thái hậu Ỷ Lan Trong cung Ỷ Lan được học hành. Khác với các cung phi khác, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Bà khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách. Chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Khi sinh người con trai thứ nhất là Càn Đức[4] (Bính Ngọ 1066), bà được phong là Thần phi, sinh người con trai thứ hai là Sùng Hiền hầu, bà được phong là Nguyên phi. Càn Đức được lập làm thái tử. Khi vua Lý Thánh Tông mất (1072), Càn Đức lên nối ngôi, tức là vua Nhân Tông, bà được phong là Linh Nhân Hoàng Thái hậu. Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) vốn là người tài trí, thấy bà đích mẫu (tức bà Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) được tham dự việc triều chính lấy làm buồn lòng và oan ức cho mình nên mới bảo vua rằng: Mẹ già khó nhọc nuôi con để có ngày nay, đến lúc phú quý thì người khác hưởng, ăn ở như thế thì đặt con mẹ già này vào chỗ nào? Nhà vua tuy nhỏ bé nhưng cũng có hiểu biết chút ít rằng, mình không phải là con của Thái hậu Thượng Dương, bèn giam Thái hậu Thượng Dương và 72 người thị nữ ở cung Thượng Dương rồi bức bách bắt đem chôn sống theo vua Thánh Tông.[5] Nhiếp chính Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính. Lần thứ nhất Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh Chiêm Thành, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Ỷ Lan trông coi việc nội trị rất được lòng dân chúng. Trong nước tình hình ổn định vững vàng, nhân dân mang ơn, gọi là bà Quan Âm[6]. Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến Mạt Liên[7] (Tiên Lữ, Hưng Yên ngày nay), Lý Thánh Tông hay tin Ỷ Lan trị nước vững vàng, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, có vai trò không nhỏ của Nguyên phi Ỷ Lan. Lần thứ hai Năm Nhâm Tý 1072, Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, hoàng thái tử Lý Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi (tức hoàng đế Lý Nhân Tông), bà được tôn làm Hoàng thái phi, rồi Hoàng thái hậu. Ban đầu vợ chính của Thánh Tông là Thái hậu Thượng Dương làm nhiếp chính, nhưng sau đó Ỷ Lan đã dựa vào Lý Thường Kiệt giành lại quyền hành và bức hại Thượng Dương. Ỷ Lan cùng Thái úy Lý Thường Kiệt coi việc triều chính, điều hành quốc gia[8]. Hai lần chiến tranh với nhà Tống (1075 và 1077), vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao lại chức Thái sư, cùng Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Là một phụ nữ tài trí, lại được Lý Thường Kiệt ủng hộ nên Hoàng Thái hậu đã có những đóng góp tích cực vào cơ nghiệp nhà Lý. Hoàng Thái hậu Ỷ Lan còn chăm lo đến việc mở mang dân trí, thi cử học hành. Bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như chuộc nô tỳ, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò. Ngô Sĩ Liên có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy". Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý [9], mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam. Ỷ Lan còn được các nhà nghiên cứu văn học xếp vào hàng tác gia văn học thời Lý - Trần. Bà có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay: Sắc thị không, không tức sắc Không thị sắc, sắc tức không Sắc không quân bất quản Phương đắc khế chân không. Sắc là không, không tức sắc
Bà mất ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm 1117, năm Đinh Dậu, Hội Tường Đại Khánh năm thứ 8 đời Lý Nhân Tông, thọ 74 tuổi.[cần dẫn nguồn] Bà được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức. Tại quê hương và nhiều nơi đã xây dựng chùa tháp, đền thờ bà. Cùng với những ngôi đền lớn thờ bà ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, hiện ở Hưng Yên có hai ngôi: Đền Ghềnh, xã Như Quỳnh và chùa Hương Lãng, xã Minh Hải đều thuộc huyện Văn Lâm. Trong văn nghệ dân gian
Con cái • Hoàng thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông) • Sùng Hiền hầu - thân phụ của vua Lý Thần Tông Tham khảo • Đại Việt sử ký toàn thư • Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt - lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, NXB Hà Nội
|