Những cuộc tình "Chơi chạy" của Hồ - Mối hận tình: Nguyễn Thị Minh Khai |
Tác Giả: Tử Ngọc Lệ | ||||
Thứ Tư, 01 Tháng 12 Năm 2010 11:07 | ||||
Chỉ vì mặc cảm, chỉ vì những ghen hận nhỏ nhen, Hồ đã ra tay tuyệt độc ngay cả với đồng chí và cũng là người vợ cũ của mình Mối tình “lớn” thứ nhì của Hô là với một nữ đồng chí trẻ, mới từ VN qua hoạt động tại Hongkong năm 1930. Người nữ dồng chí trẻ đó là Nguyễn Thị Minh Khai (xem phần tiểu sử của Gs Trần Gia Phụng) Những khoảng tối Theo các nhà nghiên cứu về Hồ, thì khoảng thời gian 1935-1939 có thể gọi là “những khoảng tối” trong cuộc đời tranh đấu của Hồ. Và sau khi đảng CS Nga tan rã, kéo theo sự sụp đổ của toàn khối CS Đông Âu, nhà sử học Hoa kỳ Sophia Quinn Judge đã bỏ ra một khoảng thời gian khá dài để xin phép được vào tham khảo trong một số những hồ sơ lưu trữ đã được giải mật của đảng CS Nga. Từ trước, người ta chỉ có một nguồn duy nhất của đảng CSVN. Và theo nguồn này, Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong. Nhưng sử gia Sophia Quinn Judge đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy Minh Khai cũng là vợ của Hồ. Vậy Minh Khai lấy Hồ trước hay lấy Lê Hồng Phong trước ? Hay ba người cùng “sống chung” như kiểu Táo quân “2 ông 1 bà” ? Nhiều phần cho thấy Hồ là người đã “khám phá” ra trước. Năm 1930, khi 20 tuôi, Nguyễn Thị Minh Khai qua Hongkong để “học tập và hoạt động cách mạng”, đã thụ giáo về môn chính trị với Lý Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc, tức HCM), rồi trở thành thư ký của Hồ, trong khi đó Lê Hồng Phong sau khi tốt nghiệp trường võ bị Hoàng Phố (1928) đã qua Nga để theo học trường Không quân số 2 ở Borisoglebsk, rồi tham gia Hồng quân Nga, mãi tới cuối năm 1931 mới về lại hoạt động trên đất Tàu (theo tài liệu chính thức của đảng CSVN vê tiểu sử của Lê Hồng Phong). Cái việc tình cờ là cả hai người cùng bị cảnh sát Anh ở Hongkong bắt trong khoảng thời gian khá gần nhau: Minh Khai bị bắt tháng 4/1931, còn Hồ thì bị bắt tại trận hồi 2 giờ sáng ngày 6/6/1931 trong khi đang gian díu với Lý Sâm, vợ của Hồ Tùng Mậu trong một khách sạn nhỏ ở Hongkong. Chuyện này cả Gs sử học Nguyễn Thế Anh (“Hành trình chính trị của HCM”, Nam Á, Paris 1990, trang 21-22), Denis Duncanson (HCM in Hongkong 1931-1932) và William Duiker (HCM) đều có nhắc tới trong tác phẩm của mình. Hồ có một nhiệt tình, một nhu cầu, một đam mê mãnh liệt, đang tuổi tráng niên, nhiều kinh nghiệm quốc tế, cùng sống cảnh tha hương xa nhà… lại tối ngày cận kề thủ thỉ, “con nai tơ” Minh Khai làm sao thoát nổi? Đó là chưa nói tới cái mặc cảm thù hận chất chứa trong lòng chỉ vì bà nội Hồ là một phụ nữ chửa hoang, bị họ hàng và xóm làng ruồng rẫy! Quá khứ gần cũng có thể cho thấy điều đó: vợ chồng Lâm Đức Thụ - Lý Huệ Quần vừa làm mai cho Hồ cưới Tăng Tuyết Minh hồi tháng 5/1927 thì chỉ vài tháng sau, Hồ đã tán tỉnh, dụ dỗ ngay Lý Huệ Khanh là cô em gái nhỏ của bà mai Lý Huệ Quần! Khi tránh sự truy bắt của Quốc dân đảng Tàu, Hồ bỏ chạy thì điều này rất dễ hiểu. Khi tạm ổn rồi thì nhớ đến vợ, nhưng vì ở quá xa (Nga, Âu châu, Thái) nên chỉ có thể vài năm mới gửi một lá thư là điều cũng hợp lý. Nhưng từ cuối năm 1929, Hồ được đưa về hoạt động tại Hongkong, mà Hongkong với Quảng Châu có bao xa, nếu còn nhớ tới người vợ trẻ mới cưới có vài tháng thì sao Hồ không bỏ chút thời giờ, hoặc nhờ bạn bè liên lạc lại với Tuyết Minh, mà lại đi dụ dỗ Lý Sâm là vợ của Hồ Tùng Mậu? Trước một kẻ “ăn tạp” và đầy kinh nghiệm như Hồ, con nai tơ Minh Khai làm sao thoát? Không những thế, trong cuốn “HCM de l’Indochine au VN” (Gallimard, 1990) D. Hémery dẫn cho biết là trong một lá thư viết năm 1935, Hà Huy Tập (người kế vị Lê Hồng Phong trong chức TBT đảng CSĐD sau khi Phong bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo năm 1940) đã viết về Minh Khai rằng “elle comme femme de Nguyễn Ái Quốc”, và những khám phá mới nhất của sử gia Sophia Quinn Judge trong “The Missing Years”! Trở lại với trường hợp của Hồ. Có phải sau những cuộc lăng nhăng tình ái kém “trong sáng” với Lý Huệ Khanh và Lý Sâm… mà Hồ bị mất điểm? Bị kỷ luật? Bị hạ tầng công tác? Vì theo S. Q. Judge, năm 1935 qua dự đại hội 3 của CS Quốc tế tại Moscou, thì danh sách của đảng CS Đông Dương do Lê Hồng Phong đứng đầu, Minh Khai ở hang thứ 7, trong khi Hồ chỉ đứng ở hàng thứ 13? Khi ở Moscou, Hồ lại có dịp liên hệ với “người cũ” là Vera Vasilieva? Phải chăng sau vụ Lý Sâm ở Hongkong và bây giờ là Vera Vasilieva, Minh Khai đã nhìn lại Hồ dưới một khía cạnh khác? Có thể là Minh Khai đã bắt đầu khinh bỉ Hồ? Mà khi đã khinh bỉ thì không thể tiếp tục sống chung với người mà mình đã khinh bỉ. Lê Hồng Phong xuất hiện Ngược lại với Hồ, Lê Hồng Phong (trước khi ngả theo CS thì Phong vừa là bạn vừa là đồng chí của liệt sĩ Phạm Hồng Thái) có một cuộc sống “đẹp” hơn Hồ rất nhiều. Sau khi qua Tàu theo tiếng gọi Đông Du, Lê Hồng Phong xin vào trường võ bị Hoàng Phố (1924), tốt nghiệp năm 1926, sau đó qua Nga học trường Lý luận quân sự tại Leningrad, rồi năm 1928 vào trường Không quân số 2 ở Borisoglebsk. Rồi học tiếp ở đại học Lao động phương Đông ở Moscou với bí danh Litvinov. Sau đó tham gia Hồng quân Liên Xô với cấp bậc Trung tá. Cuối 1931, với tên Vương Nhật Dân, Phong được cử về công tác tại Tàu. Tới tháng 11/1937, với tên La Anh, Phong về nước hoạt động. Với một thành tích và tương lai như vậy, lại không bị tiếng xấu về những vụ lăng nhăng trai gái, chắc chắn là Phong đã chinh phục được trái tim của cô nữ đồng chí trẻ không mấy khó khăn. Còn ba người có sống với nhau như kiểu Táo quân “2 ông, 1 bà” hay không thì không quan trọng. Chúng tôi chỉ muốn trình bày, qua một số dẫn chứng, chứng minh là Hồ và Minh Khai đã có những liên hệ tình ái vợ chồng, trước khi Minh Khai bỏ Hồ để chính thức thành hôn với Lê Hồng Phong. Cuộc chia tay giữa Hồ và Minh Khai chắc chắn không có ảnh hưởng gì nhiều tới Minh Khai. Nhưng với Hồ, có lẽ không được xuông xẻ như vậy. Vì đây là một mối tình lớn? Chưa chắc.Vì trong khoảng thời gian Hồ gian díu với Minh Khai ở Hongkong (1930-1931), Hồ đã dụ dỗ và dẫn cô em dâu (hay chị dâu họ) là Lý Sâm (vợ Hồ Tùng Mậu) vào Hotel để bị cảnh sát Hongkong bắt tại trận! Nhưng chắc chắn là Hồ đã ghen và hận, phản ứng của những kẻ bị triền miên trong mặc cảm: bà nội chửa hoang, nhà nghèo, học thức thấp…; nhất là ở xã hội VN quá tôn trọng bằng cấp từ chương, rồi mấy chục năm sống ở Pháp, cái lò của từ chương, của bằng cấp và sĩ diện hão. Tất cả những điều trên đã và sẽ theo đuổi, ám ảnh Hồ suốt cuộc đời. Cái gỉa thuyết Hồ vì lem nhem chuyện trai gái nên đã bị hạ tầng công tác không phải là điều tưởng tượng. Sau đại hội 3 của Quốc tế CS ở Moscou, Hồ và Minh Khai cùng vào học ở Viện Thợ thuyền Đông phương. Năm 1937, Lê Hồng Phong được về nước hoạt động. Năm sau, 1938, Minh Khai cũng được về nước.Chẳng lẽ Hồ học tệ đến như vậy sao? Trên căn bản, Hồ đã học dở dang lớp 7 (năm thứ nhì trung học), còn Minh Khai chưa qua khỏi lớp 5 (tiểu học)! Tài liệu chỉ cho biết là «Hồ bị giữ lại Nga cho đến năm 1939”, không chức tước, không hoạt động sôi nổi nào. Trong khi đó, cặp Lê Hồng Phong và Minh Khai đã làm được nhiều việc ở VN (dĩ nhiên là theo quan niệm của CS). Khi Hồ được gửi về hoạt động ở Tàu với tên mới là Hồ Quang vào khoảng giữa năm 1939 (cho đến giờ, Hồ vẫn chưa được về VN hoạt động). Nhưng khi Hồ về tới Hongkong thì những biến cố gì đã liên tiếp xảy ra ở VN? - 22/6/1939 Lê Hồng Phong bị Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị án 6 tháng tù. - 6/2/1940 vừa ra tù chưa bao lâu, Phong bị bắt lần thứ nhì ở Phan Thiết, bị án 5 năm và bị đầy đi Côn Đảo. Chết trong tù ngày 6/9/1942. - Năm 1940 Minh Khai bị Pháp bắt ngay sau phiên họp của Xứ uỷ Nam kỳ về kế hoạch khởi nghĩa. Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bà bị kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng, Hốc Môn ngày 26/6/1941. Chỉ trong năm 1940 đảng CS bị mất hai lãnh đạo cao cấp nhất, một hiện tượng chưa hề thấy xảy ra ở bất kỳ quốc gia CS nào, trừ trường hợp “thanh toán nội bộ”. Suốt trong hai cuộc chiến khốc liệt ở VN kéo dài trong 30 năm (1945-1075), VC chỉ mất có 2 lãnh đạo cấp tướng là Nguyễn Bình và Nguyễn Chí Thanh. Mà trong cả 2 trường hợp, nhiều chỉ dấu cho biết, đều là do “thanh toán nội bộ” (Nguyễn Bình bị tiết lộ đường “ra Bắc” để an ninh Pháp đón đường phục kích, Nguyễn Chí Thanh cũng bị tiết lộ đường “vào Nam” để Mỹ mang B52 đi đón). Mà ai có thể có những tin “tối mật” này để… tiết lộ? Hỏi tức là đã trả lời vậy. Cho đến giờ thì giả thuyết Hồ bị hạ tầng công tác trong giai đoạn 1935-1939, tức là sau đại hội 3 của CS Quốc tế, đã có thêm nhiều chứng cớ nhờ các nhà nghiên cứu (của cả hai phe CS và không CS) đã bỏ công tìm kiếm trong kho tư liệu của CS Nga đã được giải mật. Theo tài liệu của ông Nguyễn Hưng Đạt công bố trên BBC là ông đã tìm ra 19 điểm khác, thậm chí còn đi ngược lại những tuyên truyền của VC Hà Nội về khoảng thời gian “thiếu vắng” khi Hồ bị giữ lại ở Moscou. Để phần nào bênh vực Hồ, ông Nguyễn Hưng Đạt đã tìm ra tài liệu chứng tỏ là Nga đã ra lệnh: “nhiệm vụ của cách mạng VN không phải nhắm lật đổ chính quyền Pháp tại đó, mà đấu tranh ôn hoà. VN phải lập các kho, các bến bí mật để chuyển tiếp tế và vũ khí cho đảng CS Indonesia. Đảng CS đó lớn, có nhiều đảng viên và có ảnh hưởng lớn tại Đông Nam Á. Liên Xô thân Pháp và việc giải phóng Đông Dương chưa phải là vấn đề của CS Quốc tế 3”. Và từ quyết định này, Hồ bị coi là thành phần “dân tộc cực đoan” và “không có tinh thần CS quốc tể”. Và ông Nguyễn Hưng Đạt cũng cho thấy là “những đấu tranh quyết liệt về phương pháp luận và đường lối tiến hành cách mạng VN” dã gây bất đồng tầm trọng giữa một bên là Hồ và một bên khác là Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Kurikhara Hirohirde “Đóng góp của chủ tịch HCM” cho đảng CS Đông Dương “Lựa chọn hướng chiến lược”, Hội nghi Lịch sử Quốc tế từ 2 tới 6/10/2000 tại Saint Peterburg, đại học tổng hợp Saint Peterburg) Và người trực tiếp “cứu” Hồ trong vụ này chính là Vera Vasilieva. Chức vụ lúc đó của bà này là Trưởng phân ban Đông Dương của đại học Lao động Đông phương, kiêm trưởng Văn phòng Đông Dương và Xiêm (Thái Lan), kiêm bộ phận Nghiên cứu các đảng CS Quốc tế. Đây là một chức vụ quan trọng, mà quyết định sẽ chi phối cả Đông Nam Á (Kho trữ liệu Liên bang: tài liệu về các Quốc tế CS 2 và 3). Bị “tứ diện thọ địch”, Hồ phải nín thở qua cầu nhờ cái phao duy nhất Vera Vasilieva. Do đó, việc Hồ phải bám cứng và trả ơn cái phao Vera Vasilieva đã trở thành chuyện bình thường. Và lúc này, dù với một con người thủ đoạn và kinh nghiệm như Hồ, thì Hồ cũng đành thúc thủ mà phải “lơ là” với Minh Khai. Và có lẽ Minh Khai đã thấy rõ cảnh này nên đã dứt khoát ngả về Lê Hồng Phong. Nhờ sự che chở của Vera Vasilieva, Hồ được phục hồi dần dần và giữa năm 1939 đã được trở lại Hongkong dưới một tên mới: Hồ Quang. Và người ta cũng thấy rõ ràng là Hồ chỉ được phép về hoạt động tại VN sau khi Minh Khai bị án tử hình và Lê Hồng Phong bị đày đi Côn Đảo. Chỉ vì mặc cảm, chỉ vì những ghen hận nhỏ nhen, Hồ đã ra tay tuyệt độc ngay cả với đồng chí và cũng là người vợ cũ của mình./. * Source: http://www.hvhnvtd.com/
|