Những Người Làm Lịch Sử Mù Quáng |
Tác Giả: LM. Nguyễn Quốc Hải, PhD. | |||
Thứ Hai, 12 Tháng 4 Năm 2010 10:11 | |||
“Bấy nay, thế giới rất ít người làm lịch sử và có vô số những con người phải chịu khổ vì những hậu qủa của lịch sử!" (Albert Camus)
Nhìn Lại Những Cơn Ác Mộng Dấn bước đi vào thiên kỷ mới, nhân loại mang theo một nỗi niềm buồn vui lẫn lộn, nửa phấn khởi hân hoan, nửa âu lo xao xuyến. Câu hỏi tiên quyết đặt ra trước mắt mọi người "không biết tân thiên kỷ sẽ đưa nhân loại về đâu? Nhân lọai sẽ được ấm no hạnh phúc hay đau khổ lầm than? Muốn biết chuyện mai sau, hãy quay lại nhìn vào qúa khứ, lời cổ nhân dạy: "Ôn Cố, Nhi Tri Tân". Một thoáng lịch đưa ta ngược giòng thời gian nhìn về thế kỷ hai mươi mà chúng ta vừa mới giả từ. Không ai chối cãi được rằng: thế kỷ hai mươi là một thế kỷ của văn minh tiến bộ, thế kỷ của khoa học kỷ thuật, một thế kỷ đưa con người đến khám phá những bí hiểm của không gian và những dấu kín của đại dương. Trước đây, thế giới được coi như chứa đầy bí mật của sức mạnh thiên nhiên, một trái đất được coi như khổng lồ vô cùng vô tận với các nguồn năng lực không bờ bến. Khoảng cách Đông-Tây coi như cách xa nghìn trùng vời vợi, nói theo ngôn từ của Keepler thì văn minh Đông-Tây tực như hai con đường chạy song song, sẽ không bao giờ có thể giao thoa hội ngộ! Thế nhưng từ hừng đông của thế kỷ hai mươi, kỷ nghệ hóa và kỷ thuật đã làm cho không gian thể lý và vũ trụ nhiên giới bé nhỏ lại! Sự phát minh ra máy truyền thanh, truyền hình và đạc biệt là ngành điện ảnh đã làm cho hai phương trời Đông-Tây gần lại gần nhau hơn, người dân trên khắp trái đất có thể hiểu biết và thưởng ngoạn những sắc thái đặc thù của các nền văn hóa khác nhau. Với ngành truyền thông xã hội nhanh chóng chính xác, với các phương tiện chuyên chở dễ dàng mau lẹ mà thế kỷ hai mươi cung ứng, thế giới đã thực sự bé nhỏ lại. Các lục địa không còn là nh ững khoảng cách xa lắc xa lơ nữa, nhưng đã biến thành láng giềng thân cận của nhau. Người ta bất đầu gọi thế giới là "ngôi làng toàn cầu" (Global village). Nhờ những khám phá không gian và tường tận về các qủy đạo không trung, các vệ tinh nhân tạo đã phục phụ cách rất đắc lực nghành truyền thông. Dân dân trên thế giới có thể theo dõi tận mắt trong nháy mắt những gì đang xãy ra từ những nơi thâm sơn cùng cốc, một vùng đất xa lạ nào đó trên qủa địa cầu. Chẳng còn gì dấu kín được con mắt thần của các ống kính viễn vọng nơi các dàn thiên văn vĩ đại, hoặc các kính hiển-vi trang bị nơi các phòng thí nghiệm. ống kính của các loại máy ảnh, máy quay phim đã cho con người thế kỷ thấy hết những gì họ muón thấy. Những sánng chế trong ngành y học đã giảm thiểu các bệnh tật mà trong thời qúa khứ gọi là nan y, như bệnh lao phổi, bệnh cùi, bệnh dịch tả. Khoa hoc kỷ thuật còn đưa ngành y học vượt biên giới bằng cách dùng tia sáng Laser và sức nguyên tử để phụng sự cho sức khỏe của loài người! Với những tiến bộ vượt mức trong các lãnh vực khoa học kỷ thuật cơ khí và đặc biệt là ngành điện toán khiến cho không gian bé nhỏ, cho thời gian rút ngắn lại hơn, con người khắp nơi trên thế giới cảm thấy gần gửi với con người hơn, cảm thông với nhau hơn. Đông-Tây đang hội ngộ, các nền văn hóa đang giao thoa, những cuộc chiến tranh nóng hay lạnh đã chấm dứt! Với từng ấy tiến bộ, đáng lẽ con ngươi hôm nay phải được sung sướng hơn, cuộc sống của loài người được đảm bảo hơn, thế giới an bình hơn, con người với conngười thương yêu nhau hơn! Trái lại, thực tế cho thấy phủ-phàng, tệ hại hơn! Hãy ngược giòng lịch sử làm một cuộc so sánh, chúng ta sẽ thấy chưa bao giò cuộc sống con người bị đe dọa ghê gớm hơn là thế kỷ hiện tại. Trong qúa khứ, con người chịu hai thứ đe dọa: chiến tranh và ngèo đói. Nhưng chiến tranh thời qúa khứ là thừ chiến tranh trong đó con người tự kiềm chế được sức mạnh binh đao trong bàn tay cua mình! Với sự sáng chế ra bom nguyên tử, bom khinh khí và bom vi trùng, súng bắn bàng tia sáng laser, con người không đối diện kẻ thù của mình, con ngưồi không quyết định thắng bại theo tình cảm con người, nhưng những máy móc lạnh lùng vô tình sẽ định đoạt thay cho con người về số phận của nhân loạ. Các quốc gia trên thế giới đang chạy đua nhằm chiếm hữu và tích lũy thật nhiều về số lượng cũng như về sức mạnh những thứ vũ khí giết người lạnh lùng vô nhân đạo. Hơn ba phần tư những sáng kiến khoa học kỷ thuật con người dùng để cung ứng cho chiến tranh giết người hơn là để phụng sự con người. Bên cạnh những điểm sáng của tiến bộ văn minh kỹ thuật, truyền thông, y-học, điện toán mà thế kỷ hai muơi mang lại cho nhân lọai, người ta không thể quên được hình ảnh ghê tởm hãi hùng của hai cuộc thế chiến trong thế kỷ qua!
Cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai đã cướp đi hằng trăm triệu sinh linh, đã xóa bỏ tên tuổi của nhiều quốc gia ra khỏi bản đồ thế giới. Hai cuộc thế chiến cũng đã tàn bạo phá bỏ những giới tuyến, những biên giới trong lãnh vực luân lý đạo đức. Bom đạn đã giết bạn lẫn thù, giết những ngươi mang khí giới lẫn những thường dân vô tội, đặc biệt là các thiếu nhi non nớt cũng bị lôi cuốn vào thù hận giết chóc. Hình ảnh của những em bé mười một, mười hai tuỗi bị cưỡng ép cầm súng giết người, trong lúc các em chưa biết đánh vần hai chữ kẻ thù! Trong chiến tranh cổ điển, có phân chia chiến tuyến, có bạn, có thù. Người chiến sĩ giết thù để bảo vệ những gía trị linh thiêng, những gì thân thương đang bị đe dọa. Trong chiến tranh thời nay, người ta chém giết nhau không hận thù, không nguyên cớ. Giết nhau vì ý hệ, giết nhau vì nhãn hiệu, giết nhau vì bắt buộc phải giết cho những chủ thuyết xa lạ mà con người không hiểu là gì và tại sao! Trong qúa khứ con người chết đói vì thiếu thực phẩm, sự thiếu thốn gây nên do thiên tai, do hạn hán, thời tiết. v.v.v Nhưng con người thời nay chết đói ngay bên kho chứa dư thừa thực phẩm. Thế giới có hằng triệu người thiếu ăn thiếu mặc mỗi ngày, nhưng củng có hằng triệu tấn thực phẩm bị đổ xuống biến mỗi ngày để báo vệ gía cả thị trường của những xứ giầu mạnh nắm quyến sát phạt trên các thị trường quốc tế! Trên bình diên chính trị, điều đáng ghi nhận nổi bật hơn hết là thế kỷ hai mươi là dứt điểm những vàng son của thời đại quân chủ chuyên chế: những ngai vàng đã bị hạ bệ, những vị vua chúa thuộc giòng máu qúi tộc đã bị truất phế, quyền bính trong tay vua chúa quan quyền đã được dành lại. Những cuộc cách mạng đẫm máu của thế kỷ hai mươi đã mở khởi đầu chế độ dân chủ tự do. Người dân có quyền dùng lá phiếu chọn lựa lấy người đại diện cho mình. Quốc gia, dân tộc không còn là của tư riêng cho những giòng họ qúi tộc nữa mà thuộc về toàn dân. Nhưng nếu thế kỷ hai mươi đã hạ bệ những vị vua chúa độc tài, thì cũng đã tạo nên những tên độc tài mới còn tàn bạo, khát máu hơn. Lật đỗ được một ngai vàng, thì đồng thời cũng tạo nên những thứ ngai vàng khác không tên không tuổi, những ngai vàng được sơn mạ bằng màu sắc nhân dân, dưới chiêu bài nhân-dân. Diệt được một giai cấp thống trị chuyên chế, thế kỷ cũng khai sinh ra những thứ giai cấp mới, nấp sau nhãn hiệu của ý hệ và lý tưởng cao đẹp giả dạng, những thế chế chính trị tân thời đội lốt dân chủ có bàn tay, cai trị dân bằng roi sắt được bọc nhung. Nhân dân thế giới chưa thể nào quên được sự phát xuất và hoành hành của hai chủ nghĩa tàn ác vô nhân trong thế kỷ hai mươi: đó là chủ nghĩa quốc xã( 1930-1945) và chủ nghĩa cọng sản( (1917-1980). Trong lúc chủ nghĩa quốc xã đặt nền móng trên lý thuyết chủng tộc xuất chúng nắm vận mạng thế giối, đã thiêu đốt trong lò sát sinh bao triệu hững dân chủng tộc họ mang thù hận đặc biệt là dân Do-Thái, thì chủ thuyết cọng sản đã hủy diệt hằng chục triệu những đồng bào cùng giòng máu, cùng lịch sử, cùng màu da, cùng tiếng nói. Chỉ nguyên cuộc cách mạng Bolsovic dấy lên thôi đã giết hại chừng mười triệu người Nga. Chưa kể những người cầm quyền tại Trung cọng, Việt Nam, Cuba cho cho thủ tiêu đi hằng nghìn, hằng triệu đồng bào ruột thịt của họ, đặc biệt những người không chung một giới tuyến và niềm tin vào đảng phải của họ! Nếu xưa kia trong chế độ quân chủ chuyên chế thường lấy ý trời, mệnh trời và quyền thiên tử để hành sự, thì hai chủ thuyết quốc xã, đặc biệt chủ thuyết cọng sản thường mượn nhân dân làm chiêu bài cho chính sách đàn áp giã man phi nhân của họ. Chủ thuyết cọng sản đề cao nhân dân, lấy dân làm mục tiêu cho công cuộc đầu tranh dành quyền bính, khi cuốp được chính quyền, họ vẫn xử dụng hai vhữ nhân dân trên đầu môi chót lưỡi để biện minh cho mọi hoạt động chính trị của họ. Nhân dân đã trở nên chiếc bình phong trong tân chế độ nầy. Tội nghiệp cho người dân, họ luôn luôn bị-thí mạng cùi làm con dê tế thần cho trò chơi chính trị! Trong lúc hai chữ nhân dân được dựng nên như tấm bình phong của chủ thuyết chính trị phi nhân, thì chủ thuyết tự do khắp nơi trên thế giới cả tự do lẫn cọng sản, chủ-thuyết tự do dân chủ cũng biến thành thứ trò chơi mới, một thứ trò chơi chữ nghĩa.Tư-do, dân chủ đã trở nên một thứ trò chơi chữ rất khoa học, rất kỷ thuật, đến nổi con người ngày nay biến thành nạn nhan của trò chơi chữ nầy mà không cảm nghiệm thấy. Nhân danh tự-do dân chủ, người ta đã làm những tội ác tầy trời. Không những tội phạm đến phẩm gía và nhân vị con người, mà còn xúc phạm đến cả Thượng-Đế nữa! Thời xưa, luân lý,,đạo-đức được kính trọng vì được xây trên căn bản gía trị tuyệt đối là lề luật của Thiên Chúa, lề luật ấy có tính cách thánh thiện, phổ quát và bất biến! Trái lại, ngày nay, luân lý đạo đức được nhìn qua lăng kính của bậc thang gía trị tương đối xây trên ý kiến của đa số quàn chúng. Ngày nay con số trở thành quan trọng, vì con số lượng định mức độ của luân lý đạo đức. Chẳng hạn luật cấm giết người được xây trên giới luật của Thiên Chúa được mặc khải trong Thập-Giới Điều (Mười Đều Răn Của Thiên Chúa, hoặc trong luật tự nhiên có tính cách phổ quát" Thou shall not kill".Ngày nay luật cho phép phá thai, tức là cho người mẹ có quyền giết con. Luật nầy được các chính quyền cho phép, hoặc khích lệ cùng với sự đòi hỏi hoặc áp lực của một nhóm người chủ động, gây rối nào đó! Luân lý đạo đức ngày, vì thế, đánh mất hết gía trị khách quan, phổ quát của nó, vì con người ngày nay dám nhân danh tự do dân chủ để lèo lái pháp luật theo ý hướng tà vạy bất chính của số đông cuồng nhiệt, thiếu nền tảng đạo đức. Từ những tiến bộ của khoa học kỷ thuật, điện toán, đến sự xuất hiên của những cơ chế chính trị phi nhân bản, và trò chơi chữ nghĩa của các chế độ tự do dân chủ, tai hoại to lớn tế kỷ hai mươi phải gánh chịu đó là chứng bệnh mất niềm tin của con ngườithời đại, Nói cách khác, con người cuối thế kỷ hai mươi mang một chứng bệnh nan y, một chứng bệnh được các nhà đạo đức học đặt tên là bệnh"Đánh mất thần linh". Khoa học kỷ thuật đã làm cho con người choáng mắt, trở nên thui chột, nếu không nói là đui mù. Văn minh tiến bộ đã làm cho con người bỏ xa đạo nghĩa để dấn thân vào cuộc hành trình tìm vật chất, và các thứ tiện nghi mà vật chất hứa hn! Qúa vật chất, tất cả đều là vật chất" thâu tóm các biến chứng của căn bệnh "Đấnh mất thần linh". Một khi đánh mất thần linh trong cuộc đời, cuộc sống con người trở nên thiếu thăng bằng, sự thiếu thăng bằng trong cuộc sống gây nên muôn vàn biến chứng khác mà hiện trạng là sự bất an trong tâm hồn, sự xáo trộn trong đời sống gia đình, sự bất ổn trong trật tự xã hội! Cuộc sống bất ổn là ngườn phát sinh mọi tai biến loạn cho cá nhân cũng như cho tập thể! Nhìn lại một thế kỷ hai mươi vói nhiều tai biến khổ đau, người ta băn khoăn tự hõi đâu là nguyên cơ chính của những tai biến nầy? Thật là khó để qui trách cho một cá nhân hay đoàn thể nào đã gây ra nhiều oan trái. Người Á châu chúng ta thường qui tất cả mọi sự là do ông trời. Không ai chối cãi Tạo Hóa cầm cương vụ trụ và lèo lái conthuyền nhân loại. Nhưng Đại thi hào Nguyễn Du, trong Chuyện Kiều cũng nhắc nhở chúng ta rằng: Sư rằng: "Phúc họa đạo Trời" Nguyễn Du là một nhà Nho chính hiệu, cũng như muôn vàn nhà Nho khác, ông tin trời là giềng mối của mọi biến cố trên đời, tuy vậy ông vẫn dành chỗ cho ý chí và quyền tư quyết của con nguời, nơi khác, ông khẳng quyết: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Tuy là số trời, nhưng con người với ý chí và đạo đức cọng với tài năng, một phần nào đó có thể cải được mệnh của trời! Theo văn mạch của triết lý dành phần cho nhân định thắnt thiên, chúng ta hãy nhìn đến môột nhân tố quan trọng, đã đóng một vai trò quyết liệt trong vận mệnh của nhân loại suốt dọc thế kỷ hai mươi. Những Người Làm Lịch Sử Mù Quáng Năm 1957 hàn lâm viện nước Pháp trao giải thưởng văn chương cho nhà văn thời danh Albert Camus. Trong buổi lễ nhận giải thưởng văn chương đó, ông Camus có phát biểu mấy lời ngắn gọn nhưng rất sâu xa đáng ghi vào sử sách, ông nói: “Bấy nay, thế giới rất ít người làm lịch sử và có vô số những con người phải chịu khổ vì những hậu qủa của lịch sử! Những hậu qủa tai hại mà nhân loại phải hứng chịu là do bàn tay của số ít những kẻ làm lịch sử mù quáng" Truy tầm căn nguyên đã gây nên những thảm họa cho nhân lọai trong thế kỷ vừa qua, người ta không ngần ngại chỉ vào những ngườ làm lịch sử mù quáng! Ai là những người làm lịch sử mù quáng? Không nhiều lắm thiểu số những kẻ làm lịch sử mù quáng nầy, chúng ta có thể đếm trên đầu ngón tay! Người Pháp có câu: "Chính tư tưởng cai trị thế giới" (Ces sont des Ideés qui gouvernent le monde). Hai cuộc đại thế chiến, cũng như những cuộc cách mạng, những xung đột gây hấn, những chiến tranh nónh hay lạnh toàn cầu hay cục bộ địa phương xảy ra trong thế kỷ hai mươi được coi như bắt nguồn từ hai luồng tư tưởng lệch lạc do hai triết gia Friedrich Nietzsche và Karl Marx chủ xướng. Một cách cụ thể, hai luồng tư tưởng trên đã nhập thể trong hai thể chế chính trị tàn ác nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Như đã nói qua ở trên, chủ thuyết quốc xã (1930-1945) với chủ trương chỉ có những giòng giống tinh tuyền, hùng mạnh, tài giỏi mới xứng đáng sống và đáng nắm vận mạng của thế giới. Thể chế chính trị nầy được phát sinh tại Đức, và Nhật Bản. Từ niềm xác tín về nhân chủng và xã hội học, họ đã áp dụng vào chiến tranh nhằm tiêu diệt các thiểu số, thống trị các dân tộc nhược tiểu để lên ngôi bá chủ trên chiến trường vả chính trường. Bắt đầu với Friedrich Nietzsche, một triết gia người Áo, với chủ thuyết Siêu-Nhân (Super man), đã thay thế Thiên Chúa của Kitô giáo, Đấng Tạo Hóa của con người bằng hình ảnh siêu nhân, với ý chí thống trị, theo đó, linh hồn của vũ trụ tản mác tan biến trong các cá thể, đặc biệt các cá thể của siên nhân, mà tâm điểm là ý chí thống trị, đè bẹp thế giới. Siêu nhân không còn chịu là tù nhân của không gian và thời gian, nó thách đố và yêu thương số phận của mình trong vũ trụ. Siêu nhân thống trị trên qúa khứ và làm chủ tương lai, mang trong lòng tất cả ước muốn vượt thắng và đè bẹp mọi chướng ngại vật. Luân lý đạo đức của siên nhân là yêu mến những gì là nguy hiểm và anh hùng, nó chuẩn bị để chịu đậng tất cả, nhằm siêu việt trên tất cả, ngay cả chính bản thân. Triết thuyế siêu nhân của Nietzsche không những chỉ làm say mê tầng lớp trẻ trong khuông viên các đại học Âu Châu, những đã vượt hàng rào các đại học ảnh hưởng trên các lãnh vực xã hội, chíng trị và quân sự. Những người mang đầu óc thống trị đã say mê triết lý nầy...Những gì xảy ra trong tương lai... Tư tưỡng siêu nhân đã đẻ ra những quái thai Hittler với Đức Quốc xã, Moussolini với Fatxit Ý và Faxit Nhật. Phong trào quốc xã tại ba nước trên là hợp thành phe trục, gây biết bao giết chóc tang thương cho gia đình nhân loại trong cuộc thế chiến thứ hai. Chúng ta, những người Á châu hẵn chưa quên được những tàn vết hằn mà quân đội phát xít nhật đã để lại trên các quốc gia Trung Hoa, Phi luật tan, Tân Gia ba, Nam Dương quần đảo và Việt Nam.Nếu không có quân đội đồng minh hiệp lực tấn công, thì quốc xã Đức, Ý, Nhật đã vẽ lại bản đồ Âu-Châu, Á châu. Chắc nhiều dân tộc sẽ không còn hiện hữu dưới ánh mặt trời. Nếu không có hai trái bom nguyên tử rơi xuống trên hai thành phố Hiroshima và Nagazaki, thì Nước Nhật, với chủ thuyết Á Châu của người Á-Châu, chắc đã ăn tươi nuốt sống nhiều nước Á châu. Sức mạnh bom nguyên tử và lý tưởng bảo vệ tự do của nhân dân và quân đội Hoa-Kỳ đã chận đứng gót dày xâm lăng của đoàn quân viễn chinh Nhật, và dẹp tan lòng kiêu hãnh của người dân xứ phù tang, tự cho mình là giòng giống con cháu Mặt Trời! Thể chế chính trị gây sóng gió, mang đến sụp đổ chết chót cho bao nhiêu sinh linh khởi nguyên do tư tưởng duy vật biên chứng duy vật của Marx và Engels, Karl Marx (1818-1883) tác gỉa hai cuốn sách thời danh Das Kapital và Communist manifesto, và cọng sự viên của ông tên Friedrich Engels đã cố đem ra thực hành chủ thuyết nhân bản của Feuerbach. Để dặt mục tiêu mong muốn, các ông Marx và Engels đã cho thành lập phong trào kinh tế mệnh danh là chủ nghĩa xã hội, theo chủ thuyết nầy, thì mục tiêu tối thượng của con người là xây trên căn bản nội tại và thuần túy vật chất, làm nên hạnh phúc tối thượng của con người! Và hạnh phúc vật chất chỉ có thể thực hiện được bởi tập thể và nhờ có tập thể! Theo chủ thyết duy vật biện chứng của Marx, thực tại của xã hội con người được chi phới bởi nhu cầu kinh tế cũng gọi lả duy vật lịch sử. Thực tại kinh tế diễn tiến theo định luật biên chứng pháp của Hegel:nghĩa là thực tại phải khước từ chính nó nhằm vươn tới tr0ng thái cao hơn của hữu thể. Áp dụng biện chứng vào thực tế, có nghĩa là cơ cấu xã hội hiện tại cầnphải phá hủy tiêu tan (qua bạo động, cách mạng đẩm máu, nếu cần), bởi vì theo Marx, chỉ có sự phá hủy thực tại hiện hữu nầy, mới hy vọng có thể đạt tới một tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị hoàn hảo hơn. Để thiết lập cơ cấu xã hội mới nầy, tầng lớp thợ thuyền vô sản cần được tổ chức chu đáo, phải liên kết giai tầng thợ thuyền nầy, xúi họ vùng lên đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản. Tầng lớp thợ thuyền lao động là những diễn viên chíng trong tấn bi kịch đấu tranh giai cấp. Theo lời lời tiên đoán của Marx và Engels, cuộc chiến tranh giai cấp sẽ đạt tới thắng lợi tối hậu của giai cấp vô sản, đều đó có nghĩa là chiến thắng tối hậu phổ quát toàn cầu là sự toàn thắng của xã hội chủ nghĩa. Triết thuyết của Nietzsche và Marx đã vươn ra khỏi bức tường của các đại học, lọt vào tay các người lãnh đạo năng đầu óc quốc xã và cọng sản, những người nầy đã đưa lý thuyết vào thực tế, những thực tế phũ phàng đã làm đả lộn cả thế giới, gây tang thuơng máu lửa cho nhân loại trong cả một thế kỷ! Có vô vàn vô số sinh linh đã trở thành nhửng con dê tế thần trong thế kỷ hai mươi bởi một số người làm lịch sử mù quáng. Nhân loại sẽ không bao giờ quên được tên tuổi của những kẻ làm lịch sử mù quáng nầy: Những cuộc giết chóc tàn bạo tại những lò sát sinh tại Đức và các nước Đông Âu đã dính liền với tên của Moussolini, Hittler. Khói lửa và tàn sát kinh hoàng của đại thế chiến thứ hai đã trói tên của Phe Trục Đức-Ý-Nhật cho ngày tàn của lịch sử! Đây là thời điểm nhân loại cần ngược dòng thới gian học lại bài học lịch sử chua cay mà thế kỷ hai mươi để lại. Bằng không con người lại phải chuốc lấy bản án là lặp lại cũng một bài học của lịch sử. Câu hỏi khẩng trương được đặt ra hôm nay: làm sao tránh được hậu qủa của những cơn ác mộng? Làm sao có thể ngăn chận được những kẻ ác tâm làm lịch sử mù quáng? Làm sao sống an bình hạnh phúc? Sống an bình, sống hạnh phúc, phải chăng đó là niềm khát vọng, là nỗi ước mong của gia đình nhân loại? Chú thích của Saigon Echo: Xin kính mời quý độc giả nghe bài thuyết trình rất bi hùng của LM. Nguyễn Quốc Hải tại San Jose năm 1994 về đề tài "Mơ Một Ngày Về", trong đó, linh mục có nhắc đến những người làm lịch sử sai lầm tại Việt Nam.
|