Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản |
Tác Giả: Thụy Khuê | |||||||||
Thứ Hai, 06 Tháng 12 Năm 2010 07:43 | |||||||||
Bất cứ một người có suy nghĩ nào, khi đọc cuốn Hồ Chí minh toàn tập cũng phải hồ nghi về xuất xứ các văn bản in trong tập sách nhiều nghìn trang này. Vậy sự vơ vét liều lĩnh các văn bản khác nhau của những người viết khác nhau vào một toàn tập của một tác giả mà học sinh phải học như kinh điển, là đáng ngại. Vì vậy, vấn đề tái tạo lại các tác giả ký tên Nguyễn Ái Quốc là cốt tử. Bởi nền giáo dục của chúng ta cần được xây dựng trên một nền tảng lành mạnh không ngụy tạo.
Hồ Chí Minh toàn tập, 12 cuốn (nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000), 8410 trang, gồm: - 80 % diễn văn, công văn chính thức, do các bí thư viết, văn phong thay đổi tùy theo sách lược chính trị mỗi thời và bút pháp từng người. - 5% chú thích. - 15% còn lại là văn bản (gần 1000 trang). Khoảng một nửa là bút hiệu Nguyễn Ái Quốc. Nửa kia gồm những bài viết ngắn, đăng trên báo ở Việt Nam, dưới những bút hiệu C.B (tập 7 và tập 8), Trần Lực (tập 9 và 10), và Chiến Sĩ (tập 11). Theo Bùi Tín, C.B là viết tắt của hai chữ Của Bác. Loạt bài này phản ảnh một tư chất: thực tiễn, ngắn gọn, dễ hiểu, không lý thuyết, không lý luận, không khôi hài, có lẽ đó mới đích thực là văn viết của Hồ Chí Minh. Vậy có thể nói, chính bút hiệu Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xác định "tư tưởng Hồ Chí Minh". Bút hiệu được viết dưới hai dạng Nguyễn Ái Quấc, trong thời gian đầu, sau này có lẽ Nguyễn Thế Truyền đổi lại là Nguyễn Ái Quốc. Chúng tôi dùng cả hai cách viết. - Truy nguyên lai lịch bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. - Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc Xin tóm tắt một số dữ kiện chính: Phan Văn Trường sang Pháp cuối 1908, dạy ở trường Sinh ngữ Đông phương và học Luật. 1912, ông lập hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des compatriotes). Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật, rời Sàigòn tháng 5/1911. Đến Paris, thời gian đầu ở nhà trọ (pension de famille) sau đổi sang ở hôtel. Dật học một trường ở khu Montparnasse. Tháng 4/1913, Phan Châu Trinh ở hôtel rue de l'Abbé-de-l'Epée, Paris 5e. Tháng 10/1913, ở khách sạn rue Cujas, Paris 5e. Khoảng 1913-1916, Phan Văn Trường có appartement nhỏ ở rue Bertholet, Paris 5e; ông giữ địa chỉ này, trong thời gian nhập ngũ và bị tù. Ra tù, Phan Văn Trường tiếp tục là phần tử "nguy hiểm", luôn luôn bị theo dõi. Mật thám dò hỏi người concierge (giữ nhà) về mọi hoạt động, giao du của ông. Trong thời gian ở Toulouse, ông đổi nhà 2 lần, đều ở Rue du Taur. Tháng 9/1917, nhân việc ông dịch đơn xin hồi hương cho một người thợ, bộ thuộc địa mở cuộc điều tra. Viên sĩ quan phụ trách tìm cách ép những người lính thợ phải khai rằng chính Phan Văn Trường đã "chủ mưu xúi giục" họ viết đơn xin giải ngũ. Vậy hoạt động của Phan Văn Trường tại đây là gì? - Câu "Vào năm 1915, tuy Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường vẫn giữ vai trò lãnh đạo hội một cách không chính thức, nhưng thực tế thì đã là do chính Nguyễn Ái Quốc." Câu này có chỗ sai, vì năm 1915 Nguyễn Tất Thành chưa sang Paris, và chưa chắc đã có tên Nguyễn Ái Quấc trên báo. Nhưng cũng có thể đúng, nếu thám tử coi Nguyễn Ái Quấc là Nguyễn Thế Truyền hay một người nào khác. - Câu: "Trong suốt thời kỳ chiến tranh (1914-1918), trụ sở Hội này là nơi hẹn của rất nhiều binh lính An Nam và hạ sĩ quan cùng sĩ quan có cấp bực". Câu này, nếu đúng, nó xác định hoạt động và mối liên lạc giữa Phan Văn Trường với binh lính, sĩ quan Việt, từ tháng 7/1915 đến tháng 5/1919, tại Toulouse. Trụ sở hội ở đâu, không thấy nói rõ, có thể là nhà Phan Văn Trường, phố Taur, hoặc một nơi khác. Phan Văn Trường trong hồi ký chỉ viết về việc ông bị theo dõi, bị nghi "oan" vì đã dịch thư xin hồi hương cho một đồng bào, mà không hở chút gì về hoạt động của ông. Lý do dễ hiểu: hồi ký Phan Văn Trường đăng từng kỳ trên báo La Cloche Fêlée, từ 30/11/1925 đến 15/3/1926, chủ đích "vạch trần chính sách thực dân" nên không phải việc gì cũng "công bố" được. 2- Phan Châu Trinh có những thông tin từ những người Việt sang Pháp, đem lại. 3- 1918, Nguyễn An Ninh từ Sàigòn sang (trước khi đi Pháp, Ninh đã ra Hà Nội học hai năm). Ông biết rõ tình hình cả Bắc lẫn Nam. Sau này, ông còn về nước nhiều lần. 4- Nguyễn Thế Truyền sau khi học xong ở Toulouse, cũng về Bắc một năm, từ tháng 8/1920 đến tháng 8/1921, trong thời gian này, ông quan sát và đã thấy hiệu lực của phong trào: tên Nguyễn Ái Quấc được người Việt trong nước thần thánh hoá (ông kể lại trong bài "Một người Bôn-Sê-Víc da vàng"). Khi trở lại Paris, Nguyễn Thế Truyền mở rộng địa bàn tranh đấu trên tờ le Paria của hội Liên hiệp thuộc địa, cùng các nhà văn, nhà báo Châu Phi, Madagascar. Tại trụ sở báo Le Paria, Nguyễn Thế Truyền thu thập thêm thông tin các nơi, qua nhân chứng của bạn đọc ở các thuộc địa gửi về toàn soạn. 2- Sau khi thua trận, người Pháp có mặc cảm tự ti đối với Hồ Chí Minh, mặc cảm này dường như đã thấm vào vô thức của nhiều người, kể cả các nhà nghiên cứu. Vì vậy, dù họ có đặt ra một số nghi vấn về tác giả Nguyễn Ái Quốc (cũng như trường hợp Thu Trang-Gaspard trong cuốn Hồ Chí Minh à Paris), nhưng rồi vẫn mặc nhiên kết luận Nguyễn Ái Quốc là Hồ Chí Minh. Hiện tượng này chứng tỏ có một khuynh hướng cho rằng ai viết thì cũng thế thôi, nhưng nếu lãnh tụ vĩ đại viết thì mới đáng kể. Nhưng đối với người Việt, dưới vấn đề văn bản, còn cả một sự ngụy trang lịch sử không thể bỏ qua. 3- Sự nhầm lẫn của các nhà nghiên cứu, còn đến từ một sự kiện khác: việc sử dụng những báo cáo sai lầm của mật thám. Sự kiện này cần phải nói rõ. Chính quyền thuộc địa dùng nhiều mật thám người Việt, để dễ len lỏi vào môi trường Việt kiều. Những người có bí danh như Jean (theo dõi Nguyễn Tất Thành) hay Désiré (theo dõi Nguyễn Thế Truyền) đều là người Việt. Trong số mật thám có cả các quan: Đốc Phủ Bảy là một trường hợp. Mật thám Nguyễn Như Chuyên là "sinh viên", gần gụi Phan Châu Trinh, thông dịch cho ông, thư từ trao đổi "tâm huyết" trong nhiều năm, được ông coi như đồ đệ. Chuyên cũng mon men đến với Phan Văn Trường. Ông Trường là người cực kỳ thận trọng, đã cảnh cáo nhưng ông Trinh không nghe. Trong hồi ký, ông Trường trách ông Trinh "khinh xuất" là như thế. Chính Nguyễn Như Chuyên đã mạo khai để Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt về tội "phiến loạn", bị đi tù 11 tháng (1914-1915). "Chúng tôi thấy ở Paris có một người An Nam hình như gốc Bắc, tự nhận là Nguyễn Ái Quốc. Hắn giấu kỹ danh tánh thật. Chính hắn đã ký những bản truyền đơn đòi tự trị ở Đông Dương. Hắn ở số 6, villa des Gobelins, nhà luật sư Phan Văn Trường, hắn chuyên về vấn đề chính trị và cả ngày ở thư viện Quốc gia, phố Richelieu, thư viện Sainte-Geneviève, Place du Panthéon, ở văn phòng Hội Nhân Quyền, phố L'Université, hoặc nậm nọa với bọn khả nghi cùng chủng loại. Hắn thư từ với Phan Châu Trinh ở Pons, Phan Văn Trường và Khánh Ký hiện đang ở Mayence. Tình báo cho biết tại nhà số 6 Villa des Gobelins bọn An Nam có khi tụ họp tới 1 giờ sáng, cãi nhau ỏm tỏi đến nỗi láng giềng phải than phiền. (...) Các thám tử của ta theo dõi rất sát tên được gọi là Nguyễn Ái Quốc, một người đã kết thân được với hắn, sớm muộn gì rồi hắn cũng sẽ thổ lộ cho biết danh tánh thật". (Thu Trang- Gaspard, Hồ Chí Minh à Paris, trang 82-83). Thưa ông Bộ trưởng, (...) Trước hết, Nguyễn Ái Quốc, giấu danh tánh thật của y. Y không muốn bị lộ tung tích; y đã đổi tên nhiều lần khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cái tên Nguyễn Ái Quốc hiện nay chỉ đánh lừa được kẻ không biết tiếng An nam; Nguyễn Ái Quốc có nghiã đơn thuần là "Nguyễn yêu nước". Tất cả mọi cố gắng đều dồn vào việc điều tra hộ tịch của Quốc. Những người chỉ điểm An Nam và các thanh tra an ninh đều bắt tay vào việc và trao đổi thường xuyên với Đông Dương. Những thông tin do Cảnh Sát Cuộc (Préfecture de Police) cung cấp chẳng có gì chính xác (...) Trong buổi nói chuyện với ông Thanh Tra Cảnh Sát Trưởng, tôi đã thông báo là ông Toàn quyền Đông dương rất có lý khi nhấn mạnh đến việc cần xác định danh tánh Quốc. Tôi còn nói thêm: "Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình là người An Nam. Có thật thế không? Ai chứng tỏ điều đó? Y nói rằng y không có giấy tờ nào do nhà cầm quyền Đông Dương cung cấp. Y xen vào chính trị, trà trộn vào những nhóm chính trị, phát biểu trong những buổi hội họp cách mạng, và chúng ta không biết rõ đối thủ là ai! (...)" Trong tình trạng hiện nay của ăng-kết, với những thông tin tiếp được từ Đông Dương, tôi nghĩ có thể xác định rằng Nguyễn Ái Quốc chẳng qua là tên Nguyễn Tất Thành, kẻ đã ở An Nam năm 1908, trong khi xẩy ra bạo loạn, và đã ở Anh trước khi đến Pháp. Mà Nguyễn Tất Thành được coi là kẻ phiến động nguy hiểm. Ngay từ ngày 25/7/1919, qua điện tín số 1791, chính phủ Đông Dương đã thông báo rằng một bản thỉnh nguyện có ẩn ý, gửi từ Paris, hôm 18/6, cho nhiều tờ báo ở Thuộc địa, dưới cái tựa "Những thỉnh nguyện của dân tộc An nam". Bản thỉnh nguyện này, trước tên ký, có ghi: Thay mặt nhóm người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc" (...) - Người mà thám tử thấy viết sách, giao thiệp với nhóm xã hội, nhóm vô chính phủ và diễn thuyết liên miên, năm 1920, là Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành mới học tiếng Pháp, là sao diễn thuyết được? Nhất là câu: "Y vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đòi độc lập cho Đông Dương" thì đúng là Nguyễn An Ninh, và chắc là cuốn La France en Indochine. - Lá thư gửi từ Biarritz cho M. Outrey cũng là Nguyễn An Ninh (sẽ phân tích sau). - Xét về cách viết tiếng Pháp, ông thanh tra thấy Nguyễn Ái Quốc là người... Pháp. - Người ở nhà Phan Văn Trường đúng là Nguyễn Tất Thành. Có thể lúc đó Nguyễn An Ninh cũng ở nhà Phan Văn Trường (chúng tôi không tìm được thông tin gì về chỗ ở của Nguyễn An Ninh tại Paris). - Thám tử bị rơi vào bẫy của nhóm Ngũ Long: ba người viết, một người khác nhận là tác giả. - Một mực không tin Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Tất Thành. - Đọc văn, ông đoán đây là người Pháp viết tiếng Pháp. Đặc biệt ông chú ý đến những bài quan trọng: Bài La question des indigènes en Indochine (Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương) do Phan Văn Trường viết. Bài L'Indochine et la Corée; une intéressante comparaison (Đông dương và Triều tiên, một sự so sánh lý thú) và bài Lettre à Monsieur Outrey (Thư gửi ông Outrey), do Nguyễn An Ninh viết. - Ông xác định Phan Văn Trường là người nguy hiểm nhất. - "Tháng 8/1919, Quốc đệ đơn xin vào nhóm Ernest Renan trong hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie), 16 Rue Cadet, nhưng không được." (Brocheux, Ho Chi Minh, trang 110) - Ngày 14/6/1922, Nguyễn Ái Quốc được kết nạp vào hội Tam Điểm. (Thu Trang, Phan Châu Trinh, trang 193). Tháng 8/1919, người ta chưa biết Nguyễn Tất Thành là ai. Tam Điểm từ chối. Tháng 6/1922, (ba năm sau) Tất Thành đã thành danh Nguyễn Ái Quốc. Tam Điểm mời vào. Tam điểm là một hội kín, có truyền thống lâu đời trên thế giới, dựa trên nguyên tắc cao quý "Thân ái (Fraternité) giữa người và người". Nhưng trên thực tế, hội quy tụ những phần tử ưu tú của xã hội, có thể nắm vận mệnh các dân tộc. Người làm chính trị vào hội Tam điểm để được bảo vệ khi gặp bất trắc. Có thể Phan Văn Trường môi giới cho Thành vào hội khi mới tới Paris, vì ông tin tưởng ở tương lai người thanh niên nhiệt tình này, và muốn có một thế lực hậu thuẫn Tất Thành. Nhưng khi Nguyễn Ái Quốc được vào hội rồi, có thể vì không chịu nổi không khí trí thức trưởng giả và bị áp lực của đảng cộng sản, nên ít lâu sau, bỏ hội Tam Điểm. Giới chính khách và trí thức Pháp không dễ thâm nhập, phải là bạn ngồi cùng ghế đại học với họ, hoặc có danh, hoặc có tài. Họ có thể tranh đấu cho cần lao, nhưng họ không làm bạn với những người cần lao, ít học. Một nghịch lý nhưng là sự thật. Vừa đến Paris, làm thợ rửa ảnh, tiếng Pháp mới học, làm sao Nguyễn Tất Thành có thể gặp người này, người kia, trong chính giới của Pháp, nếu không được một trí thức (như Phan Văn Trường) giới thiệu, và được "biết đến" qua các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc? Nhờ những yếu tố này, Tất Thành mới có thể được chấp nhận trong môi trường chính trị cánh tả của Pháp.
II. Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc Việc xác định những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc là của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh, dẫn tới vai trò chủ yếu của Phan Văn Trường, những năm đầu và của Nguyễn Thế Truyền, những năm cuối, trong hoạt động của nhóm Người An Nam yêu nước (1919-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp. Vai trò lãnh đạo thường được nhiều người coi là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chỉ là người thông dịch tư tưởng của Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp. Sự thật có lẽ khác hẳn: Trong thời kỳ đấu tranh ở Pháp, Phan Châu Trinh, dù được dân tộc quý mến, nhưng ông vẫn là nhà nho, tư tưởng của ông đã trở thành lạc hậu, so với những người Tây học. Ông Phan Châu Trinh là người thông minh thiên bẩm, uyên bác và có kinh nghiệm sống, nói chuyện hay, nhưng dường như những ưu điểm trên đây bị sự khinh suất khó mường tượng và sự ngây thơ lạ lùng phá vỡ. Những lời lẽ hạ mình đối với chính quyền thực dân trong Đầu Pháp chính phủ thư, thực vô ích, vì ông không hiểu rõ thâm ý của chính quyền thuộc địa, mà hậu quả còn bị bọn quan lại thâm thù và kết án tử hình nếu hội nhân quyền Pháp không kịp thời can thiệp. Phan Châu Trinh đến Pháp với con trai là Phan Châu Dật, 12 tuổi, để lại nhà vợ và 2 con gái. Chính phủ Pháp trợ cấp mỗi tháng 420 francs. Hai cha con ở một nhà trọ, có vài công chức cao cấp của chính quyền thuộc địa thỉnh thoảng đến thăm. Ông được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, người Việt ở Paris đến thăm và nghe ông nói chuyện, để thoả lòng nhớ nước, Phan Văn Trường viết: "vị nhân sĩ này tượng trưng xã hội An Nam xưa. Ông ra vào văn phòng của bộ Thuộc địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna grata), ông trình bày những quan điểm chính trị, đặc bi Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch." (Hồi ký PVT, trang 72). Sau vụ này, Phan Châu Trinh vẫn còn được trợ cấp, ông sống rất chật vật, phải gửi con vào nội trú tỉnh nhỏ và ông ở khách sạn, ăn cơm rẻ tiền. Mặc dù ở trong tình trạng khốn đốn, Phan Châu Trinh là người bền chí, ông vẫn còn tin vào chính quyền thực dân, ông đến Bộ Thuộc địa thường xuyên, tìm gặp những công chức cao cấp phụ trách vần đề Đông Dương để bày tỏ lòng trung thực của mình. Sau những bài học đắng cay như thế, tưởng Phan Châu Trinh sẽ hết lạc quan, nhưng không, ông vẫn tiếp tục thái độ triết nhân của mình, coi như không có chuyện gì xẩy ra, vẫn đến Bộ thuộc địa, tìm gặp những kẻ đã đày đọa mình, và xin hội kiến Albert Sarraut hết lần này đến lần khác. Phan Văn Trường viết: "Tạm nói mà không hề có ý miệt thị rằng, người này- vẫn bám vào chính quyền thuộc địa, bị đuổi cửa trước thì luồn vào cửa sau- người mà chính quyền thuộc địa hai lần buộc tội âm mưu chống Pháp! Phan Châu Trinh là một người thông minh, một người tử tế, một người bạn tốt; nhưng những đức tính này không đủ để làm nên một người cách mạng" (PVT, trang 73-74-75). So với lời Phan Châu Trinh phê phán Phan Bội Châu, trong bài "Nước Việt Nam mới sau khi liên hiệp với Pháp", thì lời Phan Văn Trường phê phán Phan Châu Trinh, cũng còn là nhẹ. Nhưng đồng thời cũng nói lên sự khác biệt trong chủ trương tranh đấu của Phan Văn Trường với Phan Châu Trinh, đó cũng là sự khác biệt sâu xa giữa những người Nho học và Tây học. Tinh thần Tây học này, lại được xác định một lần nữa trong nhận định của Hoàng Xuân Hãn. Về "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Châu Trinh, Hoàng Xuân Hãn viết: "Lời lẽ trong thư kịch liệt, có thể kích thích sĩ khí, nhưng lại vô tình hay hữu ý ngoa ngoắt bôi nhọ quốc dân và quan lại, dường như để nhử chính quyền tin mình mà nhận lời mình. Kết quả là không những ý mình không toại, mà thực dân đã dùng quan lại để trừ khử ông: ông bị kết án tử hình; rồi may nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, chỉ bị đầy ra Côn Đảo. Giả sử thực dân bấy giờ khôn ngoan hơn, biết thấy lợi xa mà nghe lời ông, thì lập trường của ông trong giai đoạn nầy có lẽ sẽ có lợi cho dân ta trong quá trình tìm giải phóng. Trái lại, sự thất bại của ông đã làm cho người ngày nay, khi đọc lại thư ông, chỉ có cảm tưởng ông ngây thơ về chính trị và cảm thấy tức tối khi ông mạt sát quá đáng đồng bào, mà tâng bốc vượt mức thực dân. Tuy vậy, ta không thể không nhận rằng ông có óc hiện thực, biết quan sát, phân tích và có thái độ can đảm và thẳng thắn." (Hoàng Xuân Hãn, Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8). Khảo sát các tư liệu, chúng ta có thể xác định Phan Văn Trường mới thực sự là thủ lãnh phong trào Việt kiều yêu nước, chính ông đã xây dựng nền móng, rồi cùng với Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh hình thành đường lối chính trị và tư tưởng chống Pháp: - Liên kết với các nhà văn và nhà chính trị phái tả, và các báo L'Humanité (Nhân loại) và Le Populaire (Người bình dân) của đảng Xã Hội; La vie ouvrière (Đời sống thợ thuyền), La revue communiste (Tạp chí Cộng sản), Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, Le libertaire (Người tự do tuyệt đối) của nhóm anarchiste... - Từ 1922 trở đi, nhóm Ngũ long, nhất là Nguyễn Thế Truyền, đã sử dụng Hội Liên Hiệp thuộc địa và báo Le Paria (Người cùng khổ) của đảng Cộng sản, làm bàn đạp để kết giao với các nhà hoạt động cách mạng trên các thuộc địa Châu Phi, Madagascar, tạo thành phong trào chống thuộc địa toàn cầu. - Tác phẩm Le procès de la colonisation francaise (Bản án chế độ thực dân Pháp) là thành quả của sự hợp tác này. Và cũng từ cuối năm 1923, khi mọi người đã rời khỏi Paris, một mình Nguyễn Thế Truyền đứng mũi chịu sào (với sự giúp sức của chú ruột Nguyễn Thế Phu, em ruột Nguyễn Thế Song, người cùng làng Nguyễn Thế Thạch, và các đồng chí và môn đệ như Nguyễn Văn Luận, Tạ Thu Thâu...) đã mở rộng cuộc đấu tranh, không những về phía Châu Phi, Madagascar, mà còn viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc trên báo Inprekorr của Nga, ấn bản tiếng Pháp. Tham vọng "toàn cầu hoá" cuộc tranh đấu chống thực dân là của Nguyễn Thế Truyền. "Vào thời kỳ này [thập niên 1920] ở Pháp, bản tuyên ngôn của Các Mác và Ăng ghen được phổ biến rộng rãi, in ra sách nhỏ rẻ tiền. Nó không chứa đựng điều gì làm choáng váng đầu óc của tầng lớp thanh niên trí thức An Nam", nhưng "chương trình quá độ sơ thảo trong bản tuyên ngôn có thể làm cho thanh niên suy nghĩ" (Ngô Văn, trang 63-63). Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường như sau: "Tôi ở chung với cụ Phan Văn Trường được hơn tuần thì cụ về xứ [tháng 2/1930, sau khi Phan Văn Trường ra tù lần thứ nhì, ba năm trước khi ông mất]. Trong thời gian đó, ngày nào tôi cũng quấn quýt theo bên cụ, mà nghe cụ kể những mẩu chuyện thăng trầm của đời tranh đấu mình. Cụ rất vui tính, cười hề hề, dầu cho chuyện bi đát, cụ cũng tìm thấy vài nét ngộ nghĩnh để mà trào lộng. Cụ là một bực học giả uyên thâm, các sách hay của Đông phương lẫn Tây phương cụ đều đọc cả. Cụ nói: "Tôi đọc được nhiều là nhờ nghèo. Mùa lạnh ở nhà rét quá chịu không nổi, mà mình không đủ tiền mua than củi để sưởi. Đành vào thơ viện từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Gián đoạn bằng hai lượt đi ăn. Vào thơ viện, phải im phăng phắc, thì đọc sách là việc bắt buộc. Triết học, kinh tế học, xã hội học, tôn giáo... sách nào căn bản, cụ đều có nghiên cứu kỹ. Luận án thi tiến sĩ luật của cụ bàn về chủ nghiã Bôn-sê-vích ở Nga [Hồ Hữu Tường ghi nhầm có lẽ đây là luận văn cử nhân, còn luận án tiến sĩ của Phan Văn Trường về Luật Gia Long] đem áp dụng vừa được cuộc cách mạng. Nhưng mà trong thâm tâm, cụ chê tất cả các triết gia Tây phương, ngay cả Marx nữa: Bọn nó vì tự cao ám thị mà chẳng chịu ngó đến văn hóa Đông phương, thành chui rút vào tháp ngà, không có một cái nhìn thống quản. Riêng có anh chàng Schopenhauer khiêm tốn, đọc sách Phật, nên tác phẩm của y đọc dễ chịu hơn". (Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, trang 20). Đọc bản Thỉnh nguyện của người An Nam, trên báo L'Humamité, độc giả Pháp phải chú ý vì giá trị độc đáo của văn bản: Lời lẽ nhũn nhặn mà kiêu kỳ: tự xưng nước mình là Đế Quốc (L'Empire d'Annam), ngụ ý coi kẻ xâm lăng là tiểu quốc. Xin Pháp trả tự do và dân chủ cho dân mình, nhưng lại bảo họ phải làm điều đó vì bổn phận của họ đối với dân tộc họ và đối với nhân loại, nếu họ không làm thì ô nhục cho quốc thể của họ. Bút pháp Phan Văn Trường có lý lẽ của một luật sư, có kiến thức của một học giả, có sự xử dụng chữ nghiã của một văn tài. Văn bản đã được gửi về Việt nam qua nhiều ngả. Nhờ vậy, mà người Việt lấy lại niềm tự hào dân tộc. Bản Thỉnh nguyện của người An Nam trở thành bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của người Việt. Quả bom Phan Văn Trường đã ném trúng đích: lần đầu tiên một kẻ indigène dám lên tiếng ngạo nghễ đòi tự do dân chủ. Tại sao chúng ta có thể xác định La question des indigènes en Indochine (Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương), là do Phan Văn Trường viết? - Coi những yêu cầu trong bản Thỉnh nguyện tám điểm năm 1919 là của chính mình. Thuật lại lập luận của đối phương cho rằng các yêu sách của mình, đã gây chấn động trong giới thực dân. Đây là hiện tượng sự thực toát ra từ vô thức của ngòi bút: chỉ Phan Văn Trường mới viết như vậy, những người khác không thể và không dám nhận bản Thỉnh nguyện là của mình vì không do họ viết ra. - Nhắc đến bản Thỉnh nguyện năm 1912, đòi trả tự do cho các sĩ phu bị tù Côn đảo, đăng trong Bulletin officiel de la Ligue des droits de l'homme ngày 31/10/1912. Văn bản này do Phan Văn Trường viết dùm Phan Châu Trinh. Ngoài Phan Văn Trường, không mấy ai biết và nhớ đến việc này. - Biết đích xác việc một sĩ quan cao cấp trong quân đội được lệnh tịch thu các bản Thỉnh nguyện 1919 trong tay lính thợ Việt nam. Chỉ có Phan Văn Trường, cựu quân nhân, có đường dây trong quân đội mới dám cam đoan biết đích xác việc này. - 5000 năm trước, Hoàng Đế đã áp dụng chính sách phân phối ruộng đất. - 2205 năm trước Công Nguyên, nhà Hạ đã đặt ra chế độ cưỡng bức lao động. - 551 năm trước Công Nguyên: Khổng Tử đã khởi xướng thuyết Đại đồng và nguyên tắc: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Phan Văn Trường sẽ ghi câu này dưới tên báo La Cloche fêlée (từ số 52) thay thế câu Organe de propagande démocratique (Cơ quan truyền bá dân chủ) của Nguyễn An Ninh, để chứng minh rằng dân chủ phát xuất từ phương Đông. Năm 1921, khi Phan Văn Trường viết bài báo này, chủ nghiã cộng sản mới bắt đầu phát triển ở châu Âu, và được một phần trí thức ngưỡng mộ, ông đưa ra ý kiến: nên phát triển chủ nghiã cộng sản ở Á Châu (để đuổi thực dân), nhưng vẫn ngụ ý cao kỳ: những nguyên tắc mà chủ nghiã cộng sản ở phương Tây của các anh đưa ra, phương Đông chúng tôi đã áp dụng từ bốn, năm ngàn năm nay rồi! Chúng tôi hiện đang mắc vào hiểm hoạ thực dân, hãy đợi khi nào chúng tôi đuổi được bọn thực dân, chúng tôi sẽ giúp các anh "tự giải phóng". Đó là cái ý thâm trầm sâu sắc của Phan Văn Trường trong bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương.
Việc xác định những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc là của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh, dẫn tới vai trò chủ yếu của Phan Văn Trường, những năm đầu và của Nguyễn Thế Truyền, những năm cuối, trong hoạt động của nhóm Người An Nam yêu nước (1919-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của những ngòi bút chống thực dân trên đất Pháp. 4. Bút pháp Nguyễn Thế Truyền, qua hai bài trên cùng tờ Le Paria, ra ngày 1/12/1922 Trong ngày 1/12/1922, Trên báo Le Paria có hai bài, một bài ký tên Nguyễn Thế Truyền, một bài ký tên Nguyễn Ái Quốc. Khảo sát hai văn bản này, chúng ta có thể xác định Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc là một. Nguyên văn bài Un Bolchevick jaune (Một người Bôn-sơ-vich da vàng) ký tên Nguyễn Thế Truyền, in trên Le Paria ngày 1/12/1922, như sau: "Nguyễn Ái Quốc có phải là một "kẻ đầy tham vọng, không nhân cách và không đại diện cho ai", như ý kiến của La Dépêche (Điện văn) rất coloniale (thực dân) kia. Những lời phỉ báng như thế, hiển nhiên phản ảnh sự nghiêng mình (hommage) của cái thấp hèn trước cái cao cả. Vì thế, đáng được trả lời. Tham vọng? Hẳn thế, Nguyễn Ái Quốc đầy tham vọng. Nhưng tham vọng gì? Tham vọng giải phóng anh em rơi vào vòng nô lệ, bị bọn "diều hâu thực dân" bóc lột dã man. Có tham vọng nào cao quý hơn? Kẻ viết bài giấu tên trên báo La Dépêche Coloniale kia, vì ngươi không biết đến nhân cách của Nguyễn Ái Quốc, nên ta cho ngươi biết. Trong xứ, Nguyễn Ái Quốc sống hạnh phúc bên cạnh người thân. Khi còn rất trẻ, một hôm thấy Pháp chặt đầu đồng bào. Quốc không hiểu tại sao. Phẫn uất, Quốc ra đi, xa lánh bất công, để có thể kêu gào: "Công lý!" ở nơi khác. (...) Hôm nay, anh cương cường tranh đấu cùng những người anh em châu Phi, châu Âu. Với nghề khiêm tốn "sửa ảnh", vất vả để kiếm sống, nhưng anh trong sạch hơn bao nhiêu quan chức, quá quan cách, ở các Thuộc địa, kia. Ồ! Không! Quốc không hề như họ. Chẳng tiền hô hậu ủng, không diêm dúa mề đai, không cồng kềnh "ấn trát", nhưng anh mang nguyện ước của đồng bào, kỳ vọng của Dân tộc bị áp bức. Năm ngoái, trở lại Đông Dương, tôi được nghe những lời cảm động về anh, bí mật truyền miệng mọi người. Một cụ bà kể: tôi có hai đứa cháu bị Pháp bắt đi đầy (vì tư tưởng); cụ hỏi tôi: "Cậu ơi, Cậu có biết Nguyễn Ái Quốc không?" - Một em bé dễ thương nhớ lại người cha, nhân sĩ nổi tiếng, bị tình nghi vì tư tưởng, một ngày kia bị cảnh sát Tây lôi đi như con chó; trong đầu đầy hình ảnh anh hùng huyền thoại, đứa nhỏ hỏi tôi: "Nguyễn Ái Quốc có phải là người bằng xương, bằng thịt không?" - Này, người của La Dépêche Coloniale, ngươi không hiểu gì hết, ngươi đang phỉ báng một chân lý lớn lao, một sự hy sinh cao cả, hãy câm đi!" Nguyễn Thế Truyền. - Là người chống Pháp không khoan nhượng, Nguyễn Thế Truyền mạnh tay (tát tổng đốc Vi Văn Định), mạnh bút, luôn luôn đánh thẳng vào thực dân vói lời lẽ quyết liệt: Bài này tát kẻ viết bài trên báo La Dépêche Coloniale, hèn, giấu tên (có thể là người Việt), không hiểu thế nào là sự hy sinh cao cả cho một chân lý. - Bài báo còn cho thấy văn phong sắc, gọn, của Nguyễn Thế Truyền, sự kiêu kỳ, lối chơi chữ của ông và xác định một thông tin: khi Nguyễn Thế Truyền về nước, giữa năm 1920, cái tên Nguyễn Ái Quốc đã được mọi người truyền tụng. - Lối viết của Nguyễn Thế Truyền khác Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh: Câu ngắn, rất ngắn, giọng khiêu khích, châm biếm và hay chơi chữ. D'un coup de poing - sinon scientifiquement envoyé, du moins formidablement placé - Siki déplaca proprement Carpentier de son piédestal pour grimper dessus lui-même. Le championnat de la boxe a changé de mains, mais la gloire sportive nationale n'a pas souffert, puisque Siki, enfant du Sénégal, est parconséquent, fils de France, donc Français. Malgré cela, il arrive que chaque fois que Carpentier triomphe, c'est naturellement par son adresse et par sa science. Mais toutes les fois qu'il est battu, c'est toujours par la force brutale d'un Dempsey ou la mauvaise jambe d'un Siki. C'est pourquoi, au match de Buffalo, on a voulu déclarer - on a même fait déjà la déclaration - que Siki, bienque gagnant, était vaincu "quand même". Một cú đấm -nếu không được gọi là khoa học, thì ít ra thì cũng trúng boong- Siki rành rành hạ bệ Carpentier và leo lên thế chỗ. Giải vô địch đánh bốc đã đổi chủ, nhưng hào quang thể tháo quốc gia không hề hấn gì, vì Siki, đứa con Sénégal, tức, con Pháp, vậy, là người Pháp. Ấy thế mà mỗi khi Carpentier thắng thì tất nhiên là nhờ tài trí và phương pháp khoa học của anh. Còn lần nào thua thì y như rằng là vì một tên Dempsey nào đó, đánh ác hay một tên Siki nào đó, đá hiểm. Vì vậy, trong trận đấu Buffalo, người ta những muốn tuyên bố - người ta đã tuyên bố rồi - rằng Siki dù thắng, "vưỡn" bại!" (trích bài A propos de Siki (Về vụ Siki), ký tên Nguyễn Ái Quốc. Rất khó xác định những lời này của Nguyễn Tất Thành, vì một người mới học tiếng Pháp vài năm mà viết được như thế thì quả là phép lạ, nhất là tính cách hóm hỉnh, cũng không hề tìm thấy trong các văn bản sau này của Hồ Chí Minh. Nguyễn An Ninh có hai lối viết, một lối viết tranh luận, đôi khi cũng sát phạt không kém gì Nguyễn Thế Truyền, một lối viết hoà nhã, gần với văn phong Phan Văn Trường. Bài Lettre à Monsieur Outrey (Thư gửi ông Outrey) đăng trên Le populaire ngày 14/10/1919, là lối văn tranh luận, với những chi tiết nói lên sự đụng độ kịch liệt giữa Outrey và Nguyễn An Ninh: Sự việc có thể đã phát xuất từ bài L'Indochine et la Corée; une intéressante comparaison (Đông dương và Triều tiên) in trên Le populaire 4/9/1919. Trong bài này Nguyễn An Ninh so sánh sự bảo hộ Triều tiên của Nhật bản và sự bảo hộ Đông dương của Pháp. Ông buộc tội Pháp đã đầu độc người da vàng bằng những lời hứa hão và dùng bọn bồi bút để ca tụng chính quyền thuộc địa. Ernest Outrey, từng làm Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1914, đắc cử dân biểu, đại diện cho thực dân ở Sàigòn tại quốc hội Pháp. Ngày 18/9/1919, tại Hạ viện, Outrey đánh thẳng vào "bè lũ" Nguyễn Ái Quấc và đồng bọn An Nam yêu nước. Được tin, Nguyễn An Ninh đang nghỉ ở Biarritz viết lá thư ngỏ cho Outrey, gửi đăng trên báo Le Populaire, phản pháo mãnh liệt, đồng thời xác định mình là Nguyễn Ái Quốc, ông viết: "Ông đã nói đi nói lại [ở hạ viện] rằng tôi bị truy nã ở Đông Dương vì âm mưu chống Pháp. Vậy hãy nói cho biết, lúc nào, toà án nào, âm mưu gì?" Outrey và Nguyễn An Ninh cùng ở Nam Kỳ nên biết rõ hành tung của nhau: Outrey biết rõ gốc gác và hành động của Nguyễn An Ninh. Nguyễn An Ninh cũng biết rõ âm mưu của Outrey ở Nam Kỳ. Nhưng tới năm 1919, Nguyễn An Ninh chưa hề bị bắt, vì vậy Ninh mới thách Outrey tìm ra chứng cớ ông bị bắt năm nào, ở đâu? Về phần Outrey, khi đọc văn, y đoán chắc Nguyễn Ái Quấc là Nguyễn An Ninh, nên trong lời buộc tội ở hạ viện, Outrey đã mô tả Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn An Ninh. Cuối cùng Nguyễn An Ninh cũng đã "đáp lễ" Outrey tới nơi tới chốn. Trong bài La France et L'Indochine, Nguyễn An Ninh viết: "Trong những năm gần đây, mặc dù thực dân hết sức tìm cách giam hãm người An Nam, nhưng dưới lực đẩy của phong trào thanh niên Tây du, một vài người đã có thể đến Pháp, quan sát đời sống hàng ngày và tìm hiểu bí quyết về sức mạnh vật chất của Âu Châu. Họ mang về nước tư tưởng dân chủ, tinh thần phê phán của Châu Âu; hơi thở Tây phương đã làm sống lại niềm tin và nghị lực của họ. Họ đã nhận tận tay người Pháp bản án chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Thực dân không thể ngăn cấm người An nam biết tiếng Pháp đọc Montesquieu, Rousseau, Voltaire. Và, cùng một lúc, tinh thần phê phán Tây phương, giúp thanh niên An nam, mang trong tâm hồn giống nòi họ, giải thoát triết học Khổng Tử và Mạnh Tử khỏi lớp bụi dầy của đạo lý Khổng Mạnh suy đồi. Đã có một số xu hướng nổi lên và xác định, tìm cách cổ động quần chúng bỏ khát vọng phục thù bằng bạo lực và dấn thân vào con đường tranh đấu mới: Đòi hỏi những tự do căn bản để bảo tồn phẩm giá con người, đòi hỏi những cải cách, trùng hợp tinh thần dân chủ của dân tộc An nam với tư tưởng Tây Phương. Họ không còn chấp nhận, như quần chúng đã phải chấp nhận, như kẻ bại trận trên chiến trường đã phải chấp nhận, cái luật chiến tranh, cái đắc ý thô bạo của kẻ thắng và cái nhục nhã của người thua. Họ cũng không còn chiến đấu bí mật với lòng yêu nước thuần tuý nữa mà họ tranh đấu công khai, nhân danh nguyên tắc nhân quyền 1789. Và bọn thực dân không còn dám dựa trên cớ "chủ quyền nước Pháp bị đe doạ" để bắt họ đi đày hoặc xử tử. Như thế, chính sách người bóc lột người ở Đông Dương đã được báo trước sự phá sản không thể tránh khỏi. Hoặc là, biện pháp đán áp, điên cuồng vì thất bại, vẫn cố chấp, mặc kệ dấu hiệu báo trước những biến cố sắp tới, vẫn tiếp tục đè nặng trên con mồi đang vùng vẫy; như thế thảm họa chung sẽ xẩy ra: nước Pháp mất hết thanh danh và lợi ích -"sứ mệnh giáo hoá" của châu Âu sẽ lộ bộ mặt thật của nó- và nước An Nam, sau những kinh hoàng, thống khổ, sẽ được tự do hơn để hoàn tất sứ mệnh của mình. Hoặc là, nước cộng hoà Pháp đến Đông Dương để thay thế bè lũ thực dân; như thế, không những, thanh danh và lợi ích của Pháp sẽ được bảo toàn, mà Pháp còn được hưởng sự tri ân của một dân tộc sẽ ủng hộ uy danh của họ ở châu Á. Cách đây khoảng 15 năm, để trả lời tiếng kêu của những người bị họ đán áp, những kẻ thực dân, đã viết trên báo của họ như sau: "Nước Pháp không đến đây với (đoản) Kiếm và Luật (pháp). Chỉ có Kiếm". Hình như rằng, sau sáu mươi năm bị đô hộ và chịu ảnh hưởng Pháp, ngày nay, đất Nam kỳ đã được công bố là đất Pháp, người An nam có quyền đòi hỏi nước Pháp phải mang sang Đông Dương, không những Luật, mà cả thanh Kiếm để bảo vệ Luật. Sự hoà hợp giữa lý tưởng cộng hoà Pháp và tư tưởng dân chủ của một xã hội xây dựng trên nền móng tư tưởng Khổng Mạnh, không vượt trên sự tiến hoá tự nhiên, như thực dân vẫn muốn cho người ta tưởng. Phong trào giải phóng ở Á châu không đi theo những quy luật chi phối sự tiến hoá chậm rãi từ xã hội dã man lên xã hội Âu châu tân tiến. Phải là thực dân trong nghĩa ngu xuẩn nhất mới có có thể tin được "nghiã vụ giáo hoá" của những người Âu châu sang "thuộc địa hoá" Đông Dương. Ở Ấn Độ, sự tuyên ngôn về "nghiã vụ giáo hoá" Tây phương gợi trong lòng một Tagore ý thức giáo hoá Đông phương. Ở Trung hoa, giới thanh niên đã đi học ở Âu châu, đặt câu hỏi trên báo chí như một thách đố với châu Âu: "Bạn có thể nói cho chúng tôi biết, nước bạn đã có văn minh chưa? (...) Về chính sách thực dân mà nước Pháp áp dụng ở Đông Dương, chúng tôi nhận thấy: 1- Rằng, ở Đông Dương, nước Pháp chẳng những không áp dụng những nguyên tắc lớn mà họ đã tuyên thệ, mà còn tiêu diệt tư tưởng dân chủ của xã hội An Nam. 2- Rằng, nước Pháp, thừa nhận tự do và quyền công dân Pháp cho những người, hôm qua, vẫn còn là nô lệ, nhưng lại áp đặt chế độ nô lệ ở Đông Dương cho một dân tộc tự do, đã có một nền văn minh, từ khi cư dân sống trên đất Pháp vẫn còn ăn lông ở lỗ (vivait dans des cités lacustres)". (Trích La France et L'Indochine, đăng trên Europe, số 31, ra ngày 15/7/1925) Theo Đặng Hữu Thụ, cuốn "La France en Indochine" tháng 4/1925, in 2000 bản tại nhà A et F Debeaufauve Tournefort Paris. Nguyễn An Ninh trao cho Nguyễn Thế Truyền 150 bản. Nguyễn Thế Truyền nhờ các thủy thủ Việt nam đem về phổ biến trong nước. Ngoài ra, sách cũng được gửi tặng một số dân biểu, nghị sĩ Pháp, hội Nhân quyền và báo chí viết về thuộc địa. Khi đáp tàu về nước ngày 28/5/1925 cùng Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh mang theo một số cuốn. Nhưng Bộ thuộc địa biết, đánh điện về Phủ toàn quyền, và sách đã bị tịch thu khi tàu cập bến. (ĐHT, trang 64). Một cuốn sách, mang tên Đông dương (1923-1924) được dịch và đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, phải chăng, đây chính là tác phẩm La France en Indochine mà Nguyễn An Ninh đã cho in năm 1925? "Bản án chế độ thực dân Pháp" có thể được coi là một sáng tác tập thể, mà Nguyễn Thế Truyền làm "chủ biên" và viết lời giới thiệu. Cuốn sách in năm 1925, sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga hai năm. 1946, in lại lần đầu ở Hà Nội. Thời điểm tung hoành mạnh mẽ nhất là khoảng 1921-1922, khi cả ba người đều có mặt ở Paris: bút hiệu Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên nhiều tờ báo một lúc. Mùa thu 1922, Nguyễn An Ninh về Sàigòn. Cuối năm 1923, Phan Văn Trường về nước. Còn lại Nguyễn Thế Truyền, một mình, ký cả tên Nguyễn Ái Quốc và tên thật Nguyễn Thế Truyền. III- Kết luận Georges Pompidou, tổng thống Pháp, lúc còn sống có lần khuyên một môn sinh: muốn làm chính trị, phải biết lịch sử. Ông có thể nói: Làm người phải biết lịch sử. Bởi lịch sử một dân tộc, được xây dựng bằng lịch sử của mỗi con người. Và lịch sử nhân loại xây trên nền lịch sử mỗi dân tộc. Nếu lịch sử nhỏ của mỗi cá nhân bị xoá bỏ, bị bôi nhọ, hay bị man trá đi, thì, lịch sử dân tộc ấy sẽ như thế nào? Lịch sử của một người gồm thâu tất cả những hành động thể xác và tinh thần của người ấy trong đời. Nếu ta thấy lịch sử của chính mình bị đánh tráo cho người khác, thì phản ứng của ta ra sao? Vậy sống, không chỉ là tồn tại, mà còn là hình thành và bảo vệ lịch sử của chính mình và của người khác. Vì thế, cần phải biết rõ hành trình sống của dân tộc mình, biết rõ công việc những người đi trước đã làm, tìm hiểu những thành công và thất bại của họ, để rút kinh nghiệm cho tương lai. Vì thế, không thể để cho lớp trẻ học mãi những điều mạo nhận: Bất cứ một người có suy nghĩ nào, khi đọc cuốn Hồ Chí minh toàn tập cũng phải hồ nghi về xuất xứ các văn bản in trong tập sách nhiều nghìn trang này. Vậy sự vơ vét liều lĩnh các văn bản khác nhau của những người viết khác nhau vào trong một toàn tập của một tác giả mà học sinh phải học như kinh điển, là không thể chấp nhận được. Bởi giáo dục quần chúng với những "toàn tập" ngụy tạo như thế có khác gì tiêu diệt giáo dục ngay từ đầu. Cho nên, vấn đề tái tạo lại các tác giả, đối với dân tộc Việt nam, là cốt tử. Bởi nền giáo dục của chúng ta cần được xây dựng trên một nền tảng lành mạnh không ngụy tạo. Dạy cho học sinh sự ngụy tạo lịch sử từ lúc mới đến trường, có khác nào dạy trẻ nói dối từ bé? Dường như thanh niên ngày nay vẫn còn loay hoay với những khẩu hiệu vô nghiã: nhờ ơn bác, nhờ ơn đảng, vì họ được đào tạo trong một môi trường ngụy tạo lịch sử. Nói như George Orwel: Khi sự ngụy tạo được lập đi lập lại không ngừng, nó sẽ trở thành sự thực vĩnh viễn. Hãy còn kịp, nếu chúng ta muốn viết lại lịch sử của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường... và bao nhiêu người khác đã hy sinh cuộc đời cho hai chữ tự do, dân chủ. Hãy còn kịp để nói lại với thanh niên ngày nay rằng tên tuổi những nhà cách mạng đích thực ấy sẽ không bị chôn vùi hoặc bức tử mãi mãi, mà bổn phận của tuổi trẻ là phải tìm tòi, để viết lại lịch sử, một lịch sử không ngụy tạo. Việc nghiên cứu văn bản Nguyễn Ái Quốc, để xác định ai là tác giả, cũng nằm trong chiều hướng đó: Tái tạo sự thật lịch sử để góp phần xây dựng một nền giáo dục chân chính. Chú thích: Phan Văn Trường: Tâm địa thực dân, Vấn đề dân bản xứ (L'Humanité 2/8/1919), Những kẻ bại trận ở Đông dương (La vie ouvrière số 101, ngày 8/4/1921), Quyền của những người lính (La vie ouvrière số 105, ngày 7/5/1921), Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương (La revue communiste, số 15, tháng 5/1921), Vụ âm mưu ở Đông Dương (17/8/1921)... Nguyễn An Ninh: Đông dương và Triều tiên (Le populaire, 4/9/1919), Thư gửi ông Outrey (Le populaire, 14/10/1919), Phong trào cách mạng ở Ấn Độ (La revue communiste, số 18-19 tháng 8-9/1921). La civilisation supérieure (Nền văn minh thượng đẳng) (Le Libertaire, 23/9/1921), Tội ác của chủ nghiã thực dân (La vie ouvrière, số 126, ngày 30/9/1921), Sự quái đản của công cuộc khai hoá (Le Libertaire, ngày 30/9 và 7/10/1921). Aimez la France qui vous protège (Hãy yêu Pháp, nước bảo hộ bạn) (Le Libertaire, ngày 14/10/1921).... Nguyễn Thế Truyền: Zoologie (Thú vật học) (Le Paria số 2, ngày 1/5/1922) Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa (L'humanité ngày 25/5/1922), Paris (L'humanité, 30 -31/5/1922), Lời than của bà Trưng Trắc (L'humanité, 24/6/1922), Les cilivisateurs (Những kẻ đi khai hoá) (Le Paria số 4, ngày 1/7/1922), La haine des races (Hận thù chủng tộc) (Le paria số 4, ngày 1/7/1922) 1/7/1922, Lettre ouverte à M. Albert Sarraut (Thư ngỏ gửi ông Albert Sarraut), (Le journal du peuple, 25/7/1922), Khai hoá giết người (Le paria số 5, 1/8/1922), La femme annamite et la dominatinon française (Phụ nữ An nam và sự đô hộ của Pháp) (Le Paria số 5 ngày 1/8/1922), Nhân đạo thực dân (Le paria, số 6-7 (tháng 9 và 10/1922), Le martyre d'Amdouni et Ben Belkhir (Amdouni và Ben Belkhir chịu nhục hình) (Le Paria, số 8, 11/1922), A propos de Siki (Về vụ Siki) (Le Paria, số 9, 12/1922), Indigène à la mode (Le Paria số 10, 15/1/1922)....
|