Home Phiếm Các Tác Giả Thuốc Lá, Tình Xa

Thuốc Lá, Tình Xa PDF Print E-mail
Tác Giả: Tây Độc   
Thứ Hai, 13 Tháng 6 Năm 2011 15:38

Với tôi, sống trên đất Mỹ thật là ... phiền. Đủ thứ chuyện để mà phiền; từ chuyện vợ con, hàng xóm, việc làm, bills biếc ...

 Mà chẳng cần đặt chân lên đất Mỹ mới có chuyện để phiền; Ngay trên trời, khi chiếc máy bay đưa gia đình tôi sang đây, vào đến không phận Mỹ thì đã có chuyện phiền rồi. Đó là cái bảng "No Smoking" cứ đỏ đèn hoài. Tôi dù dốt tiếng anh cũng hiểu là người ta cấm hút thuốc lá. Nên, dù thèm hút thuốc tôi cũng không dám "liều một đám". Lơ mơ nó phạt cho thì chết. Đó là chuyện phiền đầu tiên trong đời ... người di tản buồn cuả tôị

Gia đình tôi sống trong một căn nhà nhỏ, thuộc loại townhouse, ở một nơi có đủ bốn mùa. Căn nhà này do vợ chồng đứa em trai tôi và cũng là người bảo trợ cho gia đình tôi mướn hộ ... Những ngày đầu tiên, vợ con tôi không than phiền về việc hút thuốc trong nhà cuả tôi.

Có lẽ vì chưa quen ai, nên chưa bị nhiễm cái "tính tây". Vợ tôi, một người đàn bà rất mực Việt Nam, nên chiều chồng hết mực. Tôi hút thuốc ở phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ. Mỗi nơi đó, tôi chỉ cần để một cái gạt tàn là xong chuyện. Được mấy tháng sau, tôi có việc làm. Vợ tôi càng chiều tôi nhiều hơn nữạ Ôi, những ngày hạnh phúc tuyệt vời đó tưởng rằng kéo dài mãi. Ai ngờ nó đã chấm hết một cách lãng xẹt, không báo trước. Một hôm, con tôi bỏ nhẹ tôi rằng:

- Bố ơi, mẹ nói bố đừng hút thuốc trong nhà nữạ

Ở Việt nam mình, cà phê thuốc lá là dấu chỉ cuả đàn ông con trai. Ông nào, cậu nào không hút thuốc thì coi như hỏng một nửa cuộc đờị Nếu không biết uống cà phê nữa thì cuộc đời coi như đi đứt; Tóm lại, vì điếu thuốc là đầu câu chuyện nên người hút thuốc bao giờ cũng quen nhiều người hơn là người không hút thuốc. Bởi thế, thanh niên hút thuốc thì có nhiều bạn gái, các ông có vợ con thì gặp nhiều bạn hiền trong việc làm ăn. Qua đây mới được mấy tháng, nhưng tôi thấy những ông nhà giầu lại thường không hút thuốc. Tại sao thế ? Mãi sau này tôi mới biết là mấy ông ấy sợ chết sớm hơn ... số. Đó là chuyện sau này.

Lúc đó, vì mới qua tôi nên tôi rất thương vợ, thương con nên tôi nói với con :

- No problem, từ nay bố sẽ ra ngoài hiên hút thuốc.

Từ đó, tôi đành phải mang cái thú hút thuốc cuả tôi ra ngoài hiên nhà vậy. Cũng chẳng khó khăn gì. Chỉ cần đi đâu thì mang cái tráp theo là được rồị Cũng may là lúc đó trời mới vào thu, nên trời cũng man mát. Không đến nổi phải chùm mền hút thuốc. Tôi nghĩ: như thế này cũng còn sướng chán, không nên vòi vĩnh quá mà đứt giây thì khổ. Nhưng đời đâu có thương người hiền. Nên, một lần nữa, đời đẩy đưa tôi đến chỗ ngặt. Một hôm, nhân ngày lễ nghỉ. Buồn quá, tôi mời một số bạn ... hút thuốc tới nhà tôi để lai rai. Ấy, lai rai mãi, nói chuyện mãi thì phải lấy hứng chứ. Và, theo ý vợ tôi, tôi bèn mời các ông thần lửa ra ngoài hiên hóng gió, nhả thợ Chuyện sẽ tốt đẹp biết bao, nếu không có ông Smith quê mùa ở nhà bên cạnh khiếu nại ngay tại chỗ. Ông Smith quê muà này suốt đời không biết hút thuốc, nói tiếng Anh rất giỏị Ông ta đã về hưu, và thích ngồi ghế xíxh đu trươc hiên nhà để nhìn nhân gian qua lại cho vui vào mỗi chiều. Mỗi lần gặp ông, tôi chào ông với câu "hello, how are you to daỷ". Và, ông trả lời tôi: "Finẹ Thank you". Đấy, thân thiện thế, mà hôm ấy ông đã làm tôi buồn lòng không ít. Phải, tôi thật buồn khi ông nói với tôi:

- Các anh làm ơn đừng hút thuốc rồi nhả khói sang đây nữa. Tôi không chịu được mùi thuốc.

Cái ông già thật là vớ vẩn, có ai định hướng được khói thuốc bay theo chiều nào cơ chứ. Tôi có muốn khói thuốc bay về phía đó đâu, mà ông đổ oan cho tôị Ông ngồi bên đó, tôi ở bên đây, cách nhau cái giậu bằng sắt, thì làm sao "nước giếng phạm nước sông" được. Ông chỉ dược cái nói đùạ Nghĩ vậy thôi, chứ tôi mới qua, đâu có đủ tiếng anh để nói những lời văn hoa ấỵ Thế cho nên, một lần nữa tôi phải nhượng bộ ông, với câu:

- No problem.

Tôi có cái tính tốt là giữ lời hứa. Cho nên, từ đó về sau tôi không thèm hút thuốc ngoài hiên nhà để nghe ông Smith hàng xóm than phiền nữa. Tôi chỉ hút thuốc ở hãng, trong những giờ nghỉ giải lao thôi. Số tôi thuộc loại vất vả sớm trưạ Ngay từ khi 5 tuổi, tôi đã phải đi học trong khi mấy đưá bằng tuổi tôi còn bú sữa mẹ Khi còn là thanh niên, tôi đã phải đi làm mặc dù lúc đó tôi ... chưa có vợ Cho nên bây giờ, cái thú hút thuốc bị hạn chế như vậy nhưng tôi không thấy buồn cho thân phận. Tôi thưởng thức từng điếu thuốc rất tận tình. Để khi về nhà, tôi đình chỉ hẳn việc hút thuốc, dù rằng ở ngoài hiên nhà.

Vợ tôi rất thích nhìn tôi những khi tôi ... không hút thuốc. Thỉnh thoảng, vợ tôi khen tôi đẹp trai hơn ngày mới đến Mỹ. Tôi thì cho rằng chuyện đẹp trai và hút thuốc không ăn nhập gì nhau sốt cả. Tuy nhiên, được người đẹp khen thì cũng không nên từ chốị

Tôi an phận như thế, được mấy tháng thì hãng tôi ra lệnh cấm hút thuốc. Cấm mọi người hút thuốc, dù ở trong chỗ đậu xe cuả hãng. Mấy ông chủ bự còn phải tuân theo lệnh, huống chi tôi chỉ là tép con. Chắc cái số hút thuốc cuả tôi đã đến hồi mạt, cho nên những sự việc như thế mới liên tiếp xẩy ra ? Tôi nói với vợ tôi về lệnh cấm hút thuốc cuả hãng, vợ tôi nói: Tại cái số nó vậy anh ạ, chẳng nên buồn mà chi ! Vợ tôi cũng cho là cái số hút thuốc cuả tôi đã hết, thì chắc là đúng rồị

Hai tháng sau đó, vợ chồng người em trai tôi về Việt Nam để thăm gia đình. Khi trở lại Mỹ, chẳng hiểu tại sao nó lại biếu tôi cái gạt tàn thuốc làm bằng tre trông rất đẹp. Có lẽ phải đặt trước mới có, chứ không phải loại thường. Mỗi lần nhìn nó, tôi ngậm ngùi: "Xưa rồi Diễm ơi."