Home Tin Tức Thể Thao Những Bông Hồng Trên Sân Cỏ

Những Bông Hồng Trên Sân Cỏ PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Nguyên Vũ / Nguyễn Quý Đại   
Thứ Hai, 25 Tháng 7 Năm 2011 08:23

FIFA Women's World Cup chính thức ra đời năm 1991, trải qua 20 năm tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia của những nước hội viên FIFA, ( Liên đoàn bóng tròn thế giới).

Phụ trách chương trình, Lê Nguyên Vũ (LNV) giới thiệu với thinh giả về người trả lời phỏng vấn Nguyễn Quý Đại (NQĐ) từ quốc gia tổ chức Womens World Cup 2011.

LNV: Thưa anh Đại, anh hiện đang ở thành phố nào? Xin anh chào các bạn bằng một câu tiếng Đức cho tụi em nghe thử, thưa anh.
 NQĐ: Kính chào anh Vũ  và thính giả của đài Chân Trời Mới
Tôi ở München tiểu bang Bayern tiếng anh gọi là Munich- Bavaria, thành phố từng tổ chức thế vận Hội 1972, và các trận đấu World Cup 2006. Bây giờ là buổi sáng tại Đức chào các bạn: Guten Morgen cũng có thể chào Guten Tag hay Grüss Gott .
 
 LNV: Dịch ra tiếng Việt là nghĩa gì thưa anh?
NQĐ: nghiã chào buổi sáng, chào một ngày tốt lành, hay chào Chúa bởi vì tiểu bang nầy đa số người dân theo Thiên Chúa Giáo)
 
LNV: Vâng, để mở đầu cho câu chuyện hôm nay, xin anh cho biết một chút về lịch sử bóng đá nữ thưa anh.
NQĐ: FIFA Women's World Cup chính thức ra đời năm 1991, trải qua 20 năm tổ chức bốn năm một lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia của những nước hội viên FIFA, ( Liên đoàn bóng tròn thế giới).
1/ Lần đầu tiên năm 1991 tại China
*Đội Mỹ vô địch / Norway  hạng nhì/ Sweden hạng 3/ Đức hạng 4
2/ Lần thứ hai năm 1995 tại Sweden
*Đội Norway vô địch/ Đức nhì / Mỹ 3/ china 4
3/ Lần thứ Ba năm 1999 tại Mỹ
*Đội Mỹ chủ nhà vô địch/ China nhì / Brazil 3/ Norway 4
4/ Lần thứ tư năm 2003 cũng tại Mỹ
*Đội Đức vô địch/ Sweden  nhì/ Mỹ 3/ Canada 4.
5/ Lần thứ năm 2007 china
*Đội Đức vô địch/ Brazil nhì/  Mỹ 3 / Norway 4
6/ Lần thứ sáu năm 2011 tại Đức
*Đội Nhật vô địch/ Mỹ nhì/  Sweden 3/ Pháp 4
Năm 2015 sẽ tổ chức tại Canada
Vòng chung kết World Cup nữ 2011 có 16 đội tuyển: Đức, Mỹ,  Úc, Bắc Hàn,  Nhật, Pháp, Na Uy, Anh, Thụy Điển, New Zealand, Canada, Mexico, Guinea, Nigeria, Brazil và Colombia.
 
LNV: Bây giờ, xin anh nói về giải vô địch bóng nữ đã xảy ra ở Đức. Nước chủ nhà đã chuẩn bị cho giải này ra sao thưa anh?
NQĐ: Với kinh nghiệm CHLB Đức tổ chức World Cup 2006, Họ chuẩn bị kỹ càng cho giải bóng đá nữ thế giới 2011. Thành phố Berlin có sân vận động Olympic với 75.000 chổ ngồi là nơi khai mạc giải vô địch ngày 26/6 và sau đó các trận đấu khác sẽ diễn ra trên 9 sân vận động khắp nước Ðức. 90.000 vé đã được bán hết.
 Lễ hai mạc tại Berlin đội tuyển Đức và Canada mở đầu trận đấu rất sôi nổi có nữ thủ tướng Đức bà Angela Merkel, Tổng thống Đức Christian Wulff và chủ tịch FIFA ông Sepp Blatter là những vị khách danh dự và hơn 70.000 khán giả có mặt tại sân Olympic. Các trận đấu được truyền hình ZDF, ARD trực tiếp phát hình để khán giả xa gần có thể thưởng thức trận đấu của những bông hồng trên sân cỏ, trên 17 triệu khán giả Đức đã xem các trận đấu.
 
LNV: xin anh cho biết hơn 70 ngàn khán giả tham dự là người Đức hay họ đến từ quốc gia?
NQĐ: thưa anh khán giả tham dự có thể nói là quốc tế, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, mùa hè ở đây có nắng ấm du khách đến Châu Âu du lịch và xem lễ khai mạc. Các nước láng giềng của Đức phương tiện đi lại dễ sau hiệp ước mở cửa biên giới, không còn như thời ngăn cách Đông Tây hơn 20 năm trước, nên những trận banh hay đều có nhiều Fans của các nước đến tham dự.
 
LNV: Nhìn chung những đội tham dự và các trận đấu. Nó có điều gì đáng nói, đáng nhớ so với những lần tổ chức trước không anh?
NQĐ: Thưa anh những trận nữ thi đấu trước đây, tôi không xem nhiều như những trận của Nam giới, phần lớn các fans của ngành bóng tròn người ta ít quan tâm tới các trận đá của phái nữ. Họ chỉ xem vài trận của đội chủ nhà Đức qua truyền hình. Trận chung kết giữa Mỹ và Nhật ở Frankfurt ngày 17/7 theo các báo tường thuật hơn 450.000 du khách đã đến thành phố nầy. Trong sân hơn 45 ngàn người, trên khán đài có phái đoàn Mỹ gồm: Đại sứ Mỹ Philip D. Murphy, cựu TT Bill Clinton cùng bà Hillary Clinton và ái nữ Chelsea Clinton cũng đến tham dự.
 
LNV: Có những câu chuyện bên lề vui / buồn nào anh muốn kể cho các bạn nghe không?
NQĐ: Đội chiến thắng vui mừng hảnh diện ôm chiếc cúp trên tay, đội thua không tránh khỏi những giọt nước mắt lăn tròn trên má hồng. Women's World Cup - 2011 kéo dài ba tuần lễ. Rất tiếc đội Đức từng tự hào sẽ đoạt chiếc cúp vô địch lần thứ 3 tại sân nhà, nhưng bị thua không vào được chung kết làm cho không khí không còn hào hứng như lúc vừa ra quân. Nhìn chung Women`s World cup diễn ra trong im lặng, không hấp dẫn ồn ào như Nam giới, các Fans cắm cờ trên xe, bóp còi thổi kèn để cổ động, mỗi khi banh vào lưới có tiếng kèn thổi inh ỏi dù nưả đêm, các quán bia đông người đến uống để bình luận vui chơi, nhưng không có cá độ hay bán độ như ở Việt Nam.
 
LNV: Sau những đội trận có đội thua đội thắng các fans ủng hộ các đội có xảy ra bạo động như các trận đấu banh hình bầu dục như ở Mỹ đập phá xe….
NQĐ: Thường có vấn để tranh cãi nhau sau những những đấu, như đội nữ Mỹ đá hay nhưng kém may banh gặp khung thành, không lọt lưới…đội nữ Nhật may nắm hơn…nhưng không xảy ra bạo động. Ngoại trừ các Fans từ Anh Quốc đến thường có thể xảy ra, nhưng cảnh sát Đức làm việc rất kinh nghiệm ngăn ngừa bạo động, thời gian phỏng vấn có hạn mời khán giả (độc giả) có thể vào trang lưu trữ của đài VOA tiếng nói Hoa và BBC London đã phỏng vấn tôi về World cup 2006 tại Đức và các sinh hoạt tại Munich
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldcup/story/2006/06/060629_munchenquydai.shtml
http://www.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2006-06-26-voa15-81418632.html
 
LNV: Có lẽ điều đáng ghi nhận nhất là sự kiện Nhật Bản, một quốc gia Á Châu lần đầu tiên đã đoạt giải vô địch. Anh bình luận sao về sự kiện này thưa anh?
NQĐ. Thưa anh nghề tay trái tôi là viết văn, việc bình luận các trận đấu dành cho các nhà chuyên môn phân tích. Đội tuyển Nhật nhỏ con nhưng có tinh thần quyết tâm tranh tài và khả năng đồng đội cao để đạt được chức vô địch lần đầu tiên trong làng đá bóng của phái đẹp Á Châu. Chiến thắng làm cho người Nhật tự hào hơn có thể phục hồi lại tinh thần sau thiên tai tàn phá quê hương họ do sóng thần, động đất, và phóng xạ hạt nhân gây ra từ tháng 3 vừa qua.  Đội Nhật đoạt cúp vô thế giới lần đầu tiên, sau khi hạ đội cầu Mỹ với tỷ số 3-1 trong cuộc đá phạt. Đội nữ Nhật chiến thắng nhờ may mắn, họ đem lại nụ cười và niềm vui vơi bớt khổ đau và nước mắt vì thiên tai trong thời gian qua.
 
LNV: Thưa anh, theo dự đoán của anh thì tương lai của ngành bóng đá nữ sẽ ra sao?
NQĐ: Thưa anh việc gì xảy ra ngày mai cũng khó có thể tiên đoán được. Ở Âu Châu nói chung đời sống Tây Phuơng Nam Nữ bình quyền, phái nữ còn được tôn trọng hơn,  “liễu yếu đào tơ” nhưng hơn 20 năm qua phái Nữ đã ra sân cỏ để thi tháo tài năng trong những trận đấu hấp dẫn không thua gì Nam giới chúng ta. Nhìn chung nghề đá banh phái Nữ chưa phát triển mạnh, phải chờ một thời gian lâu hơn, hy vọng phái nữ có thể theo sau phái Nam chúng ta. Tiền thưởng cho World Cup 2010 ở South Africa (32 đội tham dự) hơn 420 triệu USD, đội vô địch Tây Ban Nha nhận 30 triệu USD. Trong khi tiền thưởng World Cup nữ 2011 (16 đội tham dự) khoảng tốn 6 triệu USD, đội Nhật vô địch nhận khoảng 1 triệu USD. Chủ tịch FIFA ông Blatter hứa sẽ tăng thêm tiền thưởng. Hướng về Việt Nam tôi hy vọng đội tuyển nữ Việt Nam, nhà nước phải giúp đỡ hơn, để có cơ hội phát triển vươn lên thứ hạng cao hơn nữa, để có tên trong bản thi đấu tại Olympic London 2012, và tinh thần thể thao phải tôn trọng không được mua bán độ, đồng tiền sẽ làm mất đi danh dự và niềm tin với cầu thủ.
 
LNV:  Câu hỏi cuối thưa anh nếu so số tiền thưởng như vậy Nam Nữ chưa bình quyền?
NQĐ: Đời sống sinh hoạt xã hội Nam Nữ bình quyền, nhưng không thể so sánh tiền nhiều ít để bình quyền. Giải túc cầu Nam lần đầu tiên năm 1930, và chỉ bị gián đoạn hai lần vào các năm 1942 và 1946 do chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thể thức thi đấu hiện nay có 32 đội banh xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết được tổ chức 4 năm một lần. Vòng loại, được tổ chức trong khoảng thời gian 3 năm trước chọn các đội đủ tiêu chuẩn vào vòng chung kết cùng quốc gia tổ chức. Theo tài liệu World Cup thu hút nhiều người xem nhất thế giới, trên 700 triệu người theo dõi trận chung kết World Cup 2010.
Túc cầu thế giới trải qua 19 lần được tổ chức, đã có 8 quốc gia lãnh chức vô địch: Brasil là đội duy nhất tham dự đủ 19 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải.  Đội Ý 4 lần vô địch, CHLB Đức 3 lần vô địch. Các đội vô địch một lần là: Uruguay, Argentina, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. World cup Nam được nhiều người hâm mộ, tiền quảng cáo, người mua Ticket nhiều. Số tiền thu vào nhiều thì tiền thưởng nhiều hơn. Mong các đôi nữ tiến xa hơn hiện nay. Kính chúc thính giả bình an và may mắn
LNV chào tạm biệt thính  giả  …
                                                                          
Munich hè 2011
Phỏng vấn Radio Chân Trời Mới chương trình „Thế Kỷ Của Chúng Ta“